Lượng Oil gấp 4 lần Nga được mỹ cho phép bơm ra thế giới - Oil về 60 ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xuanxanhluc, 18/06/2022.

3088 người đang online, trong đó có 45 thành viên. 03:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 18751 lượt đọc và 94 bài trả lời
  1. Bewadobi

    Bewadobi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/10/2011
    Đã được thích:
    1.606
    Thằng Vene trữ lượng gấp 4 Nga. OK chấp nhận.
    Nhưng năng lực khai thác của nó kém hơn nhiều.
    Và chắc chắn bố Mỹ cũng ko phải cho nó muốn hút nhiêu hút. Hút có chừng có mực.
    Có khi Mỹ nó ở giữa làm trung tâm phân phối chứ chưa chắc dầu từ Vene chở trực tiếp tới châu Âu nữa.
    ---
    Dầu nhiều hơn Nga thì thiếu cha gì : UAE, Ả Rập Saudi, Iran, Iraq, Kuwait, Canada, Venezuela.
    Dầu đâu có thiếu, thiếu là thiếu cái năng lực khai thác.
    Mạnh công nghệ như Mỹ, mà khai thác 1 thùng dầu còn tốn 70$
    Trữ lượng dầu nhiều. OK công nhận. Nhưng dầu đó là dầu gì ? Dầu Thô hay Dầu đá phiến ? Chi phí khai thác bao nhiêu ?
    super_man007 thích bài này.
  2. vvaa83

    vvaa83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2020
    Đã được thích:
    58.345
    Tây nó làm việc có trình tự các cụ à, trước hết là trả nợ, hạ nhiệt bằng tâm lý đã, chưa kể ông TQ và EU lại dịch dọt bùng lại , chưa sx ồ ạt lại ngay để giá dầu bật lại 120 ngay tuần sau. Ngoài Vene thì Iran cũng đang được bật đèn nháy vàng :)) , sau bước trả nợ sẽ là bước được bán nhưng sản lượng có sự điều tiết ! Nhưng khả năng cao đến cuối năm giá dầu neo giá quanh 80 là hợp lý !
    tiger2021, chieuxuaBewadobi thích bài này.
  3. Bewadobi

    Bewadobi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/10/2011
    Đã được thích:
    1.606
    Vâng cụ. Ông Mỹ sẽ mua giá rẻ và đem bán giá cao cho châu Âu =))
    Khi nào Nga vs Uka ngừng bắn , và Mỹ xóa bớt cấm vận Nga thì em nghĩ mới về được 80 ổn định.
    vvaa83 thích bài này.
  4. Ongeo

    Ongeo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2014
    Đã được thích:
    11.167
  5. xuanxanhluc

    xuanxanhluc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    18.632
    Thế là bác Biden sẽ công bố dỡ bỏ thuế Trung Quốc, đúng là để đạp lạm phát giảm bác quyết chỉ đạo Đạp oil và đưa hàng giá rẻ TQ cho dân Mỹ có khi FED lại phải giảm LS và bơm tiền khi EU đang đối mặt với đợt covid mới

    Biden deciding on China tariffs, says he will speak with Xi soon

    Reuters | Jun 18, 2022 10:10AM ET

    View all comments (10)

    [​IMG]
    REHOBOTH BEACH, Delaware (Reuters) - President Joe Biden said on Saturday he was in the process of making up his mind on easing U.S. tariffs on China and planned to speak with Chinese President Xi Jinping soon

    https://m.investing.com/news/econom...riffs-says-he-will-speak-with-xi-soon-2838540

    --- Gộp bài viết, 18/06/2022, Bài cũ: 18/06/2022 ---


    NÀY NÓ CHỈ CẦN PHONG TỎA THÌ OIL VỀ 30 - 40 TRONG TÍCH TẮC
    Số ca nhập viện vì COVID-19 ở châu Âu tăng trở lại do biến thể phụ của Omicron
    Thứ Bảy, 18/06/2022 19:53

    Hai biến thể phụ của Omicron là BA.4 và BA.5 khiến số ca nhiễm mới tăng tại Bồ Đào Nha, Anh, Pháp và Đức.

    https://baotintuc.vn/the-gioi/so-ca...ien-the-phu-cua-omicron-20220618150537383.htm
    Last edited: 18/06/2022
    vvaa83tobefriend thích bài này.
  6. xuanxanhluc

    xuanxanhluc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    18.632
    Các cty oil mỹ sẽ vì lợi ích đất nước để bơm mạnh oil

    Các công ty dầu đá phiến Mỹ trước sức ép: Bơm thêm dầu hay chấp nhận bị đánh thuế

    07:00 | 19/06/2022
    Chia sẻ
    Hưởng lợi từ giá dầu cao ngất ngưỡng, các nhà sản xuất năng lượng của Mỹ đang chi hàng tỷ USD lợi nhuận cho các cổ đông, đồng thời xây dựng quỹ dự trữ tiền mặt khổng lồ. Dù họ ăn nên làm ra trên Phố Wall, chiến lược này lại đang khiến các nhà lập pháp và cử tri giận dữ vì chi phí nhiên liệu quá cao.

    Đó là ước tính của Reuters về sản lượng dầu thô có thể tăng thêm nếu các tập đoàn dầu mỏ tại nền kinh tế lớn nhất thế giới rót một nửa các khoản chi cổ tức hiện nay vào những dự án khai thác mới.

    Theo một công ty con của FactSet, lợi nhuận của các tập đoàn dầu đá phiến lớn nhất - chiếm hơn 60% sản lượng dầu thô của Mỹ, có thể tăng từ 37 tỷ USD hồi năm 2021 lên 90 tỷ USD trong năm nay. Ước tính này chỉ bao gồm 32 công ty đang niêm yết.

    Giới chức ở Washington đang kêu gọi Tổng thống Joe Biden áp thuế mạnh tay lên các công ty dầu khí. Gần đây, một nhóm hơn 30 nhà lập pháp đã thúc giục Quốc hội bỏ phiếu một dự luật đánh thuế mới lên các công ty này.

    Cuối tuần trước, ông Biden đã lên tiếng chỉ trích các công ty dầu mỏ Mỹ, cáo buộc rằng họ đang cố tình ngừng khoan thêm giếng dầu để thổi giá “vàng đen” và cổ phiếu. Ông nhấn mạnh: “Họ đang mua lại cổ phiếu của chính mình, hành động đó đáng bị đánh thuế…”

    Thậm chí, ông chủ Nhà Trắng còn nêu đích danh ExxonMobil vì gặt hái lợi nhuận khổng lồ giữa lúc giá xăng dầu tăng nóng. “Năm nay, Exxon kiếm được nhiều tiền hơn cả Chúa. Exxon, bắt đầu đầu tư và đóng thuế đi”, Tổng thống Mỹ kêu gọi.

    Bơm thêm dầu, không phải bơm giá
    Theo những người ủng hộ việc áp thuế, các công ty dầu mỏ Mỹ đang sản xuất một cách “khiêm tốn” để duy trì giá dầu và lợi nhuận ở mức cao. Hãng tư vấn năng lượng Wood Mackenzie ước tính, các công ty này đã chi trả khoảng 9,51 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong quý I năm nay.

    Nếu họ chi một nửa số đó cho việc khoan cắt, thì Mỹ sẽ có thêm khoảng 660 giếng dầu mới. Dữ liệu từ hãng công nghệ năng lượng Enverus cho thấy chi phí trung bình cho mỗi giếng dầu vào năm ngoái là 7,14 triệu USD

    https://vietnambiz.vn/cac-cong-ty-d...y-chap-nhan-bi-danh-thue-2022618223417312.htm
    langthangtata, bnw2006vvaa83 thích bài này.
  7. tiger2021

    tiger2021 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    02/05/2021
    Đã được thích:
    1.252
    Hy vọng giá dầu về 100 USD trong thời gian sớm nnất
    xuanxanhlucvvaa83 thích bài này.
  8. giadat

    giadat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2015
    Đã được thích:
    193
    Giá dầu sẽ vượt 150 USD/thùng?

    Giá dầu WTI ngày 17/6 là 110 USD/thùng, còn dầu Brent là 113,1 USD/thùng, hạ nhiệt so với ngày trước đó nhưng cao hơn đáy giữa tháng 5 khoảng 10%.

    [​IMG]
    Diễn biến giá dầu Brent. Nguồn: Trading Economics

    Mới đây, một báo cáo ngân hàng Mỹ Bank of America cho rằng giá dầu Brent có thể vượt 150 USD/thùng nếu xuất khẩu dầu thô của Nga giảm.

    Marko Kolanovic, Giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu của J.P.Morgan cũng dự báo giá dầu sẽ tăng cao hơn trong tương lai. “Giá dầu hoàn toàn có khả năng tăng cao trong tương lai trước những bất ổn tại châu Âu. Do đó, ngưỡng 150 USD/thùng sẽ không phải điều gì quá bất ngờ”, ông Marko chia sẻ trong chuyên mục “Fast Money” của CNBC. “Nhưng đây có thể là một giai đoạn tăng giá không bền vững, và cuối cùng, giá dầu sẽ dần hạ nhiệt”, ông Marko nói thêm.

    Chuyên gia Matt Smith, trưởng bộ phận phân tích dầu tại thị trường Mỹ của công ty Kpler, cũng nhận định “giá dầu ở mức ba con số” sẽ tiếp diễn trong thời gian tới.

    Trang CNN mới đây đề cập đến 3 yếu tố khiến giá dầu sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.

    Châu Âu cấm nhập khẩu dầu Nga

    Ngày 30/5, Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất việc cấm vận một phần dầu Nga. "Ủy ban châu Âu giờ đây có thể hoàn thiện lệnh cấm 90% nhập khẩu dầu Nga trước năm 2023 và đây là bước tiến quan trọng. Chúng tôi sẽ sớm quay lại vấn đề với 10% dầu còn lại", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói.

    Theo ước tính của hãng tin Bloomberg, lệnh cấm vận dầu Nga của EU có thể khiến Moscow mất tới 10 tỷ USD doanh thu xuất khẩu mỗi năm. Khi châu Âu cấm dầu Nga, nước này sẽ phải bán sản phẩm giá rẻ cho châu Á. Hiện tại, giá dầu thô urals của Nga bán cho khách châu Á có giá thấp hơn khoảng 34 USD/thùng so với giá dầu Brent tương lai tại thị trường London, Anh.

    Chuyên gia Smith cho biết hiện tại, các nước châu Âu vẫn được tiếp tục mua dầu từ Nga, nhưng bắt đầu phải tìm kiếm các nguồn cung khác. Nhập khẩu dầu thô từ Angola vào châu Âu đã tăng gấp 3 lần kể từ khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra. Con số từ Brazil và Iraq cũng tăng lần lượt 50% và 40%.

    Nhà phân tích Roslan Khasawneh thuộc công ty dữ liệu năng lượng Vortexa nhận định việc châu Âu mua dầu từ những nước cách xa về mặt địa lý sẽ khiến giá dầu ở mức cao vì chi phí vận chuyển tăng.

    CNN nhận đinh các nước có thể áp dụng một số biện pháp để hạ nhiệt giá dầu nhưng giải pháp hữu hiệu nhất là tăng nguồn cung lại bất khả thi.

    [​IMG]
    Nhiều yếu tố khiến giá dầu vẫn ở mức cao. Ảnh: Chevron El Segundo

    Không đủ nguồn cung thay thế

    Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năm 2021, Nga chiếm 14% tổng nguồn cung dầu toàn thế giới. Chiến tranh và các biện pháp trừng phạt của phương Tây khiến sản lượng dầu của Moscow mất gần 1 triệu thùng/ngày trong tháng 4. Trong nửa năm sau của 2022, sự sụt giảm có thể lên đến 3 triệu thùng/ngày.

    Mới đây OPEC+ cam kết bơm thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8, tăng 200.000 thùng so với kế hoạch trước đó.

    IEA dự báo rằng sản lượng toàn cầu, không bao gồm Nga, sẽ tăng thêm 3 triệu thùng/ngày từ nay đến hết năm và có thể bù đắp lại lượng mất đi do ảnh hưởng của chiến tranh và lệnh trừng phạt.

    Ông Smith thì cho rằng dự báo của IEA khó thành hiện thực. Theo nhà phân tích này, OPEC+ đang vất vả để có được sản lượng đề ra. Các thành viên sản xuất dầu lớn như Saudi Arabia hay Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất cũng ghi nhận mức xuất khẩu dầu trong tháng 5 thấp hơn tháng 4.

    Còn theo chuyên gia Giovanni Staunovo đến từ UBS, nhiều thành viên OPEC+ đã hoạt động hết công suất nên việc tăng sản lượng thực tế chỉ có thể bằng một nửa so với mục tiêu.

    Nhu cầu dầu cao

    Dịch Covid-19 tại Trung Quốc ảnh hưởng đến tiêu thụ dầu. Khi các biện pháp phong tỏa, hạn chế được nới lỏng, nhu cầu ở quốc gia nhập khẩu nhiều mặt hàng này nhất thế giới, tăng lên có thể đẩy giá dầu lên cao.

    Nhu cầu dầu của Mỹ cũng tăng dù giá cao. Một thống kê cho thấy, trong tuần giữa tháng 5, nhu cầu xăng tại các trạm bán lẻ của Mỹ chỉ giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giảm này được ghi nhận trong bối cảnh giá bán lẻ xăng bình quân ở Mỹ tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2021, và ở mức 4,6 USD/gallon vào cuối tháng 5.
  9. SGABE

    SGABE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2016
    Đã được thích:
    1.620
    Bác đừng nói ông ấy nhiều làm gì. Tôi cũng biết ông ấy trên F này lâu rồi. Bác ấy giựt tit là top 1 diễn đàn, hàng trăm người xem. Mai bác ấy múc full 1 bụng P bây giờ.
    Thotuti thích bài này.
  10. giadat

    giadat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2015
    Đã được thích:
    193
    Đòn năng lượng của Nga đánh vào điểm yếu của châu Âu
    • Quốc Đạt
    • 1 giờ trước
    Động thái siết xuất khẩu khí đốt tự nhiên vào tuần này của Nga có nguy cơ giáng đòn mạnh vào một trong những điểm yếu của các nhà lãnh đạo châu Âu: Chiếc hòm bỏ phiếu.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Nga đã siết dòng khí đốt khi lãnh đạo ba nước có nền kinh tế lớn nhất châu Âu - gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Italy Mario Draghi - đến thăm Kyiv hôm 16/6. Ảnh: Bloomberg.

    Những nền kinh tế lớn khác của châu Âu sẽ tổ chức bầu cử tại thời điểm gần mùa đông tiếp theo. Đây sẽ là lúc sự thiếu vắng khí đốt Nga trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết trong các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh của châu Âu.

    Đức, nước phụ thuộc vào khí đốt Nga nhiều hơn Pháp, sẽ trải qua đợt thử thách đầu tiên vào tháng 10, khi bang Hạ Saxony có cuộc bầu cử cấp khu vực. Italy, một nước khác cũng nhập khẩu nhiều khí đốt Nga, dự kiến có bầu cử quốc gia vào giữa năm sau.

    Châu Âu cố xoa dịu cử tri
    Sức ép mà Nga đang đặt ra đối với giá nhiên liệu châu Âu từ trước đã buộc chính phủ các nước tại đây phải tăng chi để giảm gánh nặng cho người tiêu dùng.

    Italy tung biện pháp cắt giảm thuế để giảm chi phí năng lượng cho những hộ gia đình thu nhập thấp và một số doanh nghiệp. Rome cũng cắt thuế nhiên liệu để giảm giá cả ở trạm xăng cho người tiêu dùng. Các biện pháp này sẽ sớm hết hiệu lực nhưng Rome đang cân nhắc việc gia hạn.

    Ông Macron đã cố xoa dịu cử tri với gói chi tiêu chính phủ trị giá 28 tỷ USD để áp mức giá trần cho khí đốt và điện, cũng như để trợ cấp cho xăng.

    Tuy nhiên, động thái ấy vẫn không thể ngăn chặn sự trỗi dậy của chính trị gia cực tả Jean-Luc Melenchon, người đã đoàn kết các đảng cánh tả thành liên minh thống nhất trong cuộc đua vào Quốc hội Pháp.


    Nga đã siết dòng khí đốt khi lãnh đạo Pháp, Italy và Đức - ba nước có nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu - đến thăm Kyiv hôm 16/6. Ảnh: Reuters.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nga đã siết dòng khí đốt khi lãnh đạo Pháp, Italy và Đức - ba nước có nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu - đến thăm Kyiv hôm 16/6. Ảnh: Reuters.

    Ông Melenchon còn kêu gọi cần can thiệp về lâu dài vào thị trường, trong khi ông Macron e ngại chính sách này vì lo sợ một làn sóng biểu tình mới, theo các quan chức.

    “Chúng ta đang chứng kiến sự gián đoạn sâu rộng xảy ra đối với mô hình kinh tế châu Âu. Điều này sẽ để lại hậu quả với tình hình chính trị - xã hội của khu vực”, ông Simone Tagliapietra, nghiên cứu viên cấp cao tại viện chính sách Bruegel tại Brussels.

    “Đức và các nước khác xây dựng sức mạnh kinh tế của họ qua lợi thế cạnh tranh nhờ có được nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga”, ông Tagliapietra nói. “Họ sẽ phải suy nghĩ lại mô hình kinh doanh trong khi điều này rất thách thức”.

    Châu Âu có đủ khí đốt tự nhiên để vượt qua mùa hè, thời điểm nhu cầu còn ở mức rất thấp. Từ khi Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine, các nước EU đã đua nhau nạp đầy các cơ sở trữ khí đốt và đến nay, những cơ sở này đã đầy khoảng một nửa.

    Tuy nhiên, hệ quả kinh tế vẫn đã xuất hiện. Lạm phát leo thang và bóng ma khủng hoảng kinh tế đã làm giảm đi niềm tin của người tiêu dùng. Lạm phát ở các nước dùng đồng tiên chung của khối EU đã tăng đến mức cao kỷ lục 8,1% vào tháng 5.


    Giá nhiên liệu tăng cao từng là một trong những nguyên nhân làm bùng nổ phong trào biểu tình "áo khoác vàng" tại Pháp. Ảnh: AFP.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Giá nhiên liệu tăng cao từng là một trong những nguyên nhân làm bùng nổ phong trào biểu tình "áo khoác vàng" tại Pháp. Ảnh: AFP.

    Ông Macron biết rõ hậu quả
    Tổng thống Macron không còn xa lạ với hậu quả của giá nhiên liệu tăng cao.

    Chính giá nhiên liệu đã làm bùng nổ chuỗi biểu tình “áo khoác vàng” tại Pháp để rồi đến cuối năm 2018, phong trào này biến tướng thành các cuộc bạo loạn hoành hành dọc Đại lộ Champs-Elysees, để lại các cửa hiệu tan tành và những chiếc xe cháy sém.

    Phong trào biểu tình lan khắp châu Âu và thống trị các cuộc tranh luận chính trị ở nhiều nước trong nhiều tháng.

    “Người dân đã bị kéo căng tới cùng cực”, Anthony Badou-Bonsou, một kỹ sư dự án thất nghiệp 38 tuổi sống tại ngoại ô Paris có dự định bầu cho các ứng viên của ông Melenchon, nói. “Tới một lúc nào đó, giới hạn sẽ bị phá vỡ và các cuộc biểu tình quy mô lớn sẽ lại bùng nổ”.

    Pháp không phải nước duy nhất bỏ ra nhiều tiền để giảm tác động từ khủng hoảng năng lượng. Hy Lạp đang chi hơn 3% sản lượng kinh tế hàng năm để che chắn các hộ gia đình và doanh nghiệp trước giá nhiên liệu tăng, theo tính toán của viện Bruegel dựa trên dữ liệu chính phủ.


    Chiến sự Ukraine vẫn tiếp diễn mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi giá nhiên liệu đang ngày một tăng. Ảnh: Anadolu Agency.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chiến sự Ukraine vẫn tiếp diễn mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi giá nhiên liệu đang ngày một tăng. Ảnh: Anadolu Agency.

    Tương tự, Tây Ban Nha và Italy chi hơn 2%, trong khi Pháp và Đức chi hơn 1%.

    “Việc chi tiêu như vậy không thể kéo dài mãi nhưng không có lối đi nào dễ dàng để thoát khỏi tình thế này”, ông Tagliapietra nói. “Châu Âu sẽ không bao giờ trở lại mối quan hệ năng lượng như trước với Nga và tác động từ việc này sẽ còn tồn tại trong thời gian rất dài”.

    Những tác động đầu tiên nhiều khả năng sẽ xuất hiện vào ngày 19/6. Bất chấp khoản chi tiêu ông Macron bỏ ra để kiềm chế giá nhiên liệu, nhiều người cho rằng các động thái ấy chưa đủ xa.

    Hãng thăm dò Harris Interactive dự đoán đảng của ông Macron cùng đồng minh sẽ mất ghế ở Quốc hội, đe dọa tới thế đa số của họ.

    “Việc giảm được một vài xu ở trạm xăng sẽ không thể khiến mọi chuyện tốt đẹp hơn”, Remy Antille, một giám đốc doanh nghiệp làm việc tại Paris từng bỏ phiếu cho ứng viên của ông Melenchon trong

Chia sẻ trang này