Lướt sóng cổ phiếu hữu duyên để có lời lãi tốt, hạnh phúc, vui vẻ, an lạc, bình yên, yêu thương

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ThayHieuDichLyVN, 09/05/2023.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3199 người đang online, trong đó có 106 thành viên. 00:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 124470 lượt đọc và 996 bài trả lời
  1. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Vâng đúng ạ, nhìn chỉ số VNINDEX bây giờ đúng là bị che mắt, bị lừa vì các trụ VIC, VHM, VCB ảnh hưởng nhiều quá, trong khi nhiều cổ phiếu tăng mạnh, tăng tốt rất nhiều
    Bin7723sky123 thích bài này.
  2. nhanleminh

    nhanleminh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/10/2021
    Đã được thích:
    386
    Copy câu của cụ @hoangketcau :” Một phút anh ngẩn ngơ”
    Chúc mừng ae còn hàng!!!
    :D:D:)):)):x:x:">:">
  3. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Chuyên gia Dragon Capital: “Những lúc thị trường giảm mà các bạn sợ thì nhắm mắt lại mua"
    Huyền Châm
    08:41 19/05/2023
    "Nhà đầu tư không nên rời bỏ thị trường mà nên ở vị thế tích lũy, những lúc thị trường giảm là cơ hội tốt để mua vào", ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc khối Chứng khoán, Dragon Capital nói.

    [​IMG]

    Ông Lê Anh Tuấn chia sẻ tại Investor Day Quý 2/2023
    Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc khối Chứng khoán, Dragon Capital đưa ra nhận định trong Investor Day Quý 2/2023 chiều ngày 18/5.

    Đề cập về tình hình kinh tế vĩ mô, ông Tuấn cho rằng, nhiều nhà đầu tư trong nước, do trong tình trạng “ở trong chăn thấy nhiều rận” nên cảm giác nhiều thứ xấu. Với góc nhìn lạc quan, ông Tuấn chia sẻ vị thế thị trường Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài.

    Cụ thể, tăng trưởng tiềm năng của Việt Nam, từ 2023 tới 2027 thậm chí tới 2035, Việt Nam được WB nhận định tăng trưởng gần gấp đôi so với các nước mới nổi. So với Indonesia - đối thủ được nhiều nhà đầu tư quan tâm thì chúng ta tăng trưởng hơn 20-30%. Tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á cao hơn tương đối nhiều.

    Năm 2010, kinh tế Việt Nam xếp thứ 85 trên thế giới, tới 2022 xếp thứ 36, 2030-2035 dự kiến vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đây là điều đáng quan tâm.

    Về xuất nhập khẩu, nếu cộng lại chia cho GDP, Việt Nam chỉ xếp sau Hong Kong và Singapore, cho thấy độ mở và xâm nhập vào thế giới của nền kinh tế là tốt. Chuyên gia đánh giá, vị thế Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới không phải tầm thường.

    Tuy nhiên, vị thế và thị trường sẽ không quan trọng nếu không có sự ổn định. Tỷ giá năm 2022 biến động lớn, thậm chí có lúc lên 25.000 đồng, nhưng so sánh với các nước trong khu vực chúng ta có mức ổn định tốt hơn.

    Về lạm phát, chuyên gia cho rằng, chúng ta đã quá lo về lạm phát. Từ đợt lạm phát 2011- 2012, Việt Nam kiểm soát lạm phát tốt, bình quân 3,1%.

    Vấn đề hiện tại là gì? Ông Tuấn chỉ ra, thu thuế từ bất động sản tháng 11-12/2022 tới tháng 1-2/2023 giảm 85%, cho thấy hoạt động bất động sản gần như không có. Phát hành trái phiếu gần như đóng băng. Dẫn tới, nhận định kinh tế trong nước có vấn đề. Xuất khẩu cũng giảm, kéo theo PMI giảm tốc, thậm chí sắp tới có thể giảm thấp hơn.

    Tất cả minh chứng cho yếu tố cung tiền, vốn là yếu tố quan trọng với thị trường chứng khoán. Cung tiền ở mức thấp nhất trong khoảng 20 năm qua. Điều này dẫn tới GDP quý 1/2023 thấp nhất trong vòng hơn 10 năm qua. Lợi nhuận tăng trưởng cho 2022 đầu năm kỳ vọng 25% nhưng cuối năm âm 1%.

    “Giai đoạn cuối 2021 đầu 2022, thị trường chứng khoán trong nước có sự đồng đều với thị trường Mỹ, nhưng tới tháng 9 có sự phân hóa. Ngoài những rủi ro liên quan tới vụ việc Vạn Thịnh Phát thì liên quan tới yếu tố quan trọng là cung tiền. Chính vì điều này xảy ra, định giá thị trường gần như thấp nhất lịch sử”, ông Tuấn nêu.

    "Gần như rất khó xảy ra việc thị trường giảm 15-30%"

    Các vấn đề nêu trên được xử lý chưa? Theo chuyên gia, muốn xử lý một vấn đề phải có nền tảng tương đối ổn định. May mắn lạm phát trong nước ở mức tương đối thấp. Chính phủ đang đặt kiểm soát lạm phát lên hàng đầu. Ông Tuấn cho rằng điều đó đúng. Tỷ giá hiện ổn định. Tháng 11 năm ngoái NHTW gần như đảm bảo thanh khoản cho hệ thống.

    Từ tháng 3 trở đi có chính sách hỗ trợ thị trường trái phiếu, bất động sản. Nhưng chuyên gia đánh giá, thúc đẩy tăng trưởng không thể lên liền, phải mất 6-9 tháng mới có sự chuyển hóa từ thúc đẩy qua số liệu.

    “Nhưng kết quả thấy rằng, lãi suất cho vay thế chấp bất động sản giảm từ 13-14% về 11-12%. Tôi đánh giá vẫn ở mức cao, chưa kích thích đầu tư bất động sản. Nhưng là dấu hiệu cho thấy chính sách bắt đầu có tác dụng. Lãi suất liên ngân hàng xuống 2-3%, từ mức 6-7%”, ông Tuấn đề cập.

    Theo vị này, khi một chính sách tiền tệ nới lỏng đang trên chu kỳ chuyển từ rất thắt chặt sang nới tương đối lỏng, định giá tốt hạn chế xu thế giảm.

    “Các bạn giờ kỳ vọng thị trường giảm 15-20-30% hay không? Tôi khẳng định, chuyện này gần như rất khó xảy ra”, ông Tuấn nói.

    Điểm chưa đẹp hiện nay, theo chuyên gia đó là tăng trưởng lợi nhuận. Tăng trưởng lợi nhuận 2023 Dragon Capital dự đoán khoảng 5%, sai số 0,5%. Có nghĩa nới lỏng tiền tệ chưa có tăng trưởng.

    “Muốn có xu hướng thị trường mạnh thì 2 vấn đề này phải đi chung với nhau nhưng nhà đầu tư không nên rời bỏ thị trường, nên có vị thế tích lũy. Những cú giảm của thị trường sẽ là cơ hội mua”, chuyên gia nhìn nhận.

    Ông Tuấn đề cập, chu kỳ thị trường thường gắn với 5 vấn đề gồm lãi suất, tỷ giá, thanh khoản, phá sản, kỳ vọng lợi nhuận. Hiện thị trường đang chuyển hóa từ đáy qua phục hồi. Bởi chưa có kỳ vọng lợi nhuận rõ nét nên VN-Index chưa qua giai đoạn phục hồi hoàn toàn.

    “Năm 2023 nhà đầu tư không nên kỳ vọng mức tăng trưởng 30-50% lợi nhuận. Nhà đầu tư nào đạt được mức này là thiên tài. Tuy nhiên định giá rẻ nên hạn chế rủi ro nhiều cho thị trường. Năm nay, những lúc thị trường giảm mà các bạn sợ thì nhắm mắt lại mua. Đây là đoạn tích lũy cho pha tăng trưởng vào năm 2024”, chuyên gia Dragon Capital chia sẻ.
    --- Gộp bài viết, 19/05/2023, Bài cũ: 19/05/2023 ---
    [​IMG]
    gallant10 đã loan bài này
  4. hoangmaick

    hoangmaick Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2021
    Đã được thích:
    7.465
    Hôm qua DIG sàn, tui nhắm mắt mua đó thầy. Lúc đó chưa sợ đâu, hôm nay DIG nhào về 19 tui mới sợ, nhưng vẫn ko bán. May quá ko bị mất hàng.
    gallant10, ThayHieuDichLyVNsky123 thích bài này.
  5. hoangketcau

    hoangketcau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    61.807
    thị trường sắp tới sẽ có rất nhiều bất ngờ nhé
  6. Tomahawk_G9

    Tomahawk_G9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2023
    Đã được thích:
    64.592
    Sẽ có nhiều cổ tăng điên cuồng như DBC
    ThayHieuDichLyVN thích bài này.
  7. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Vâng ạ, mình chơi DIG đúng là cần phải có thần kinh thép đó ạ.
    --- Gộp bài viết, 19/05/2023, Bài cũ: 19/05/2023 ---
    Vâng ạ, thấy văn phong này thì đúng nhiều người nói nick @Tomahawk_G9 chính là @VangChin rồi ạ. Quả thật mình đầu thai nick khác nhanh gọn lẹ thật.
    gallant10hoangmaick thích bài này.
  8. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Ngân hàng tiếp tục "cuộc đua" tăng vốn điều lệ
    Người đưa tin | Khoảng 2 tiếng

    [​IMG]

    Ngoài nhóm ngân hàng tư nhân, 4 "ông lớn" ngân hàng cũng muốn tăng vốn điều lệ mạnh trong năm nay. Tuy nhiên, vị trí "quán quân" lại gọi tên khác.

    Tăng vốn điều lệ là một trong những câu chuyện nóng mỗi mùa Đại hội đồng cổ đông của các ngân hàng. Tính đến cuối quý I/2023, vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng đạt 876.993 tỷ đồng.

    Trong đó, vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước chiếm hơn 50%, đạt 190.433 tỷ đồng, còn khối ngân hàng thương mại cổ phần có tổng vốn điều lệ đạt 469.409 tỷ đồng.

    Kế hoạch tăng vốn của nhóm Big 4

    Trong nhóm các ngân hàng quốc doanh, BIDV là ngân hàng có vốn lớn nhất, với vốn điều lệ hiện đạt 50.585 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn Nhà nước là 40.967 tỷ đồng, chiếm 80,99% vốn điều lệ.

    Trong năm 2023, BIDV đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 61.557 tỷ đồng theo 2 đợt phát hành. Cụ thể, đợt 1, ngân hàng sẽ phát hành gần 642 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tỉ lệ 12,69% số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm 31/12/2022; vốn điều lệ sẽ tăng thêm hơn 6.419 tỷ đồng.

    Đợt 2, BIDV phát hành riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng hơn 455 triệu cổ phiếu (dự kiến 9% vốn điều lệ tại ngày 31/12/2022), vốn điều lệ theo phương án này sẽ tăng thêm 4.552 tỷ đồng.

    Theo sau BIDV là VietinBank với vốn điều lệ hiện là 48.057 tỷ đồng, trong đó cổ đông là Nhà nước nắm giữ 64,46% Trước đó, Đại hội đồng cổ đông năm 2022 của VietinBank đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ hơn 48.000 tỷ đồng lên 53.700 tỷ đồng nhưng chưa được hoàn tất. Nguồn thực hiện từ lợi nhuận còn lại năm 2020.

    Còn trong năm 2023, VietinBank có kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2016.

    Nếu tại thời điểm phát hành, vốn điều lệ VietinBank vẫn đang ở mức 48.058 tỷ đồng, ngân hàng dự kiến tỉ lệ chia cổ tức tương đương với 25,66%. Vốn điều lệ sẽ tăng lên 60.387 tỷ đồng.

    Trường hợp tại thời điểm phát hành, ngân hàng đã hoàn tất việc tăng vốn lên 53.700 tỷ đồng, Vietinbank sẽ chia cổ tức là tỉ lệ 22,96%. Vốn điều lệ sau khi phát hành thành công là 66.030 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Đứng thứ 3 trong nhóm Big 4 là Vietcombank với vốn điều lệ hiện tại 47.325 tỷ đồng, nhà nước nắm giữ 74,8% vốn điều lệ.

    Tại Đại hội cổ đông thường niên 2023 vừa qua, Chủ tịch Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết, ngân hàng này đang triển khai 3 nội dung tăng vốn gồm tăng vốn từ nguồn lợi nhuận năm 2020 và lợi nhuận còn lại của năm 2019 với tỉ lệ phát hành 18,1% đã được Chính phủ thông qua.

    Ngày 19/4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã thông qua phương án tăng vốn của Vietcombank. Theo đó, chỉ trong vòng khoảng 1 tháng nữa, Vietcombank sẽ hoàn thành việc tăng vốn.

    Agribank hiện đang có số vốn điều lệ khiêm tốn nhất nhóm này với 34.446 tỷ đồng. Tuy nhiên, vào ngày 25/4 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng này.

    Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ thừa uỷ quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội về bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giai đoạn 2021-2023 thêm 17.100 tỷ đồng.

    Vốn bổ sung cho Agribank sẽ lấy từ dự toán chi ngân sách trung ương 2023 đã được Quốc hội phê duyệt, trên 6.750 tỷ đồng. Phần còn lại gần 10.350 tỷ đồng bố trí từ ngân sách Nhà nước và thực hiện chuyển cấp trong 2024.

    VPBank dẫn đầu quy mô vốn lớn nhất hệ thống

    Đối với nhóm ngân hàng thương mại tư nhân, VPBank đang là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất hệ thống với hơn 67.000 tỷ đồng.

    Không dừng lại ở đó, trong năm nay, VPBank dự kiến bán 30,2 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến thu về 302,2 tỷ đồng. Tỉ lệ phát hành dự kiến là 0,45%.

    Về phát hành cổ phiếu tăng vốn, VPBank sẽ bán 1,19 tỷ cổ phiếu cho Sumitomo Mitsui Banking Corporation với giá 30.159 đồng/cổ phiếu, theo thỏa thuận vừa ký kết hôm 27/3. Số tiền thu về là 35.904 tỷ đồng.

    Sau các đợt phát hành, vốn điều lệ VPBank sẽ tăng lên gần 80.000 tỷ đồng, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu dù các ngân hàng khác cũng có kế hoạch tăng vốn.

    [​IMG]

    Ngân hàng đứng thứ 2 về vốn điều lệ trong khối ngân hàng tư nhân là MB với 37.983 tỷ đồng. Trong năm nay, MB cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 53.683 tỷ đồng bằng phương án chia cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu.

    Các ngân hàng khác cũng đồng loạt có kế hoạch tăng vốn trong năm nay. Theo đó, LPB muốn tăng vốn điều lệ lên 28.676 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu.

    TPBank tăng vốn điều lệ lên 22.016 tỷ đồng, tương đương tăng 39% thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu.

    Ngoài ra, SHB tăng lên 36.600 tỷ đồng; HDBank tăng lên 29.300 tỷ đồng; VIB tăng lên 25.368 tỷ đồng; SeABank tăng lên 20.403 tỷ đồng; Bac A Bank tăng lên 9.000 tỷ đồng…

    Việc tăng vốn điều lệ là cần thiết, qua đó sẽ giúp các ngân hàng củng cố tiềm lực tài chính, gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh khi tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn đang dần bị siết lại.

    Vốn điều lệ cao sẽ là “bộ đệm” giúp cho các ngân hàng thương mại có thêm nguồn lực để chống chọi với những khó khăn, thách thức, đặc biệt trong môi trường kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, áp lực tăng vốn đè nặng lên các ngân hàng.

    Việc tăng vốn còn tạo cơ sở, điều kiện để các ngân hàng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
    gallant10, hyvong2018, sky1231 người khác thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  9. DaNangNiemTinVaHiVong

    DaNangNiemTinVaHiVong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/01/2023
    Đã được thích:
    283
    Vpb thì cứ test lại vùng hỗ trợ thì nó sẽ lại có 1 nhịp hồi khá tốt, hi vọng lần này cũng thế.
    Em chưa tham gia mã B nào, vì đang dồn lực lượng ở CK & Thép.
    Sang tuần theo dõi Vpb cùng bác chủ & 1 mã Bank khác em yêu thích!
    ThayHieuDichLyVNsky123 thích bài này.
  10. ThayHieuDichLyVN

    ThayHieuDichLyVN Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/07/2020
    Đã được thích:
    50.622
    Vâng ạ, xin phép hỏi bank khác mà mình yêu thích là bank gì vậy ạ.
    Taitho87 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này