Lưu lại.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Khavienthanh, 16/02/2023.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2286 người đang online, trong đó có 77 thành viên. 02:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 136067 lượt đọc và 917 bài trả lời
  1. Khavienthanh

    Khavienthanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    69.376
    51. Tạm gọi là đáy.
    Đáy còn lệ thuộc vào hiện trạng sức khỏe của nền kinh tế hiện tại cập nhật nhe bạn, biểu hiện rất nhiều nhưng nổi bật và cần nhất, quan trọng nhất đó là CPI và lãi suất ngân hàng. Nhưng với tình trạng chính sách và nền kinh tế Vĩ mô, vi mô hiện nay không xấu lắm thì có thể vẫn quanh quẩn trên dưới 500 là đáy dài hạn. Biểu hiện này rất khó nhận ra vì đi từ trên đỉnh xuống phải qua và phá nhiều mốc hổ trợ, tạo vài phiên bull thoát hàng, và sau đó thị trường bước vào giảm dần đều nhẹ bào mòn tài khoản bạn, giới hạn của sự kiên nhẫn người cầm cổ phiếu đã hết, tác động thêm của shortsell và đạp thị trường chủ động bằng trụ hay cổ phiếu dẫn dắt thị trường của nhà tạo lập lớn, sẽ xảy ra vài phiên chỉ số giảm mạnh cụ thể như từ 10 điểm trở lên Vni giảm, thanh khoản cổ phiếu giá sàn bùng nổ và được mua hết, từ đó Vni tiếp cận vùng gần 500, vào vùng này chưa hẳn là quay đầu đi tìm đỉnh mới nha bạn, cần phải tích lũy thêm thời gian và sàn lọc thị trường nhiều nhà đầu từ non gan lần cuối bán, đến khi giá cổ phiếu không còn khả năng xuống sâu thêm nữa mà đi ngang thì có thể cho là đáy.

    52. Cạn cầu trong giao dịch chứng khoán:
    Cạn cầu giá Ce => Báo hiệu TT sắp quay đầu giảm điểm. Cạn cầu giá đang trung bình giữa đáy và đỉnh đã từng có thì đó là điều chỉnh để đi tiếp, cạn cầu giá đã quá cao so với đáy thì báo hiệu gần đỉnh hay đỉnh. Đây là hiện tượng trong TT Uptrend.
    Cạn cầu giá tham chiếu chốt chặn => TT sẽ có hiện tượng sập sàn cho dù là đang ở khung giá nào.
    Cạn cầu giá Fl => Báo hiệu TT sẽ còn giảm tiếp theo. Cạn cầu ở khung giá cao hay quá cao TT sẽ còn giảm tiếp và đảo chiều Downtrend, Cạn cầu ở khung giá thấp thì vẫn chưa tìm ra đáy.

    Cạn cung:
    Cạn cung giá Fl => Báo hiệu TT tương lai gần sẽ tăng trong quá trình Uptrend. Cạn cung giá quá thấp so với đỉnh báo hiệu TT sẽ đảo chiều Uptrend.
    Cạn cung giá tham chiếu => TT đang thăm dò do chưa xác định được rõ ràng cho dù là ở khung giá nào, hành động của phiên tiếp theo giá tăng hay giảm với thanh khoản cao mới nhìn ra được hướng nào TT sẽ đi tiếp theo.
    Cạn cung giá Ce => Báo hiệu TT sẽ còn tăng tiếp cho dù là ở khung giá nào, khung giá thấp Uptrend vẫn còn, khung giá cao hay quá cao phiên liền kề nếu thanh khoản bùng nổ và dư cung giá gần Ce và Ce chắc chắn là phân phối đỉnh, và hiện tượng sẽ không còn cạn cung cho những phiên tiếp theo.

    Trên chỉ là lý thuyết để làm nền tham khảo, còn thực tế diễn biến TT thì quá nhanh quá nguy hiểm, biến đổi đôi khi trở mặt ngay và luôn, ta nên tư duy cho mình cảm giác tốt và xử lý tình huống cho hài lòng với bản thân nhe nhe bạn, có được không?

    53. Dấu hiệu nào để biết đâu là dấu chân của khối Ngoại khi TT đang giao dịch: Chỉ có nhìn vào cột mua bán của khối Ngoại.
    Dấu chân Nội đội lốt Ngoại : Ta không bao giờ biết, chỉ có các Cty Ck mới biết thôi.
    Dấu hiệu nào để biết Quỹ lớn nhỏ mua bán : Lệnh đã khớp lớn, rất lớn.
    Dấu hiệu nào để biết dấu chân của tay to, cá mập: Đó là từng bước giá thể hiện cho thấy khối lượng mua hay bán khủng.
    Tuy nhiên họ sẽ làm ngược lại những gì họ cho chúng ta thấy.

    Khi muốn mua thật họ sẽ mua nhiều lệnh nhỏ từ từ. Cũng tương đồng khối lượng bán khá lớn chặn phía trên làm ta phải bán giá thấp hơn giá của họ, hay còn gọi là đè hàng. Và đến khi nếu có lòi ra giá mua sàn ta sẽ thấy khối lượng chờ mua này rất lớn.

    Khi muốn bán họ sẽ kê lệnh mua từng bước giá rất khủng, ta muốn mua buột phải mua giá cao hơn họ, cũng đương nhiên khối lượng đang chờ bán là của họ, và sẽ biến hóa tăng dần cho đến gần giá Ce, nhưng không bao giờ mua hay mua nhanh hết cục Ce, vì giá Ce kia là của họ đang bán, bên mua mua hết cục Ce này còn ra thêm cục Ce khác, đó là phong cách của họ.

    Còn nhỏ lẻ mới thường hay hiểu lầm, nhìn thấy khối lượng chờ mua khủng cứ ngỡ là Cp đó đang mạnh rồi tranh mua, ngược lại cũng thế. Đương nhiên quá trình diễn này sẽ xảy ra nhiều phiên liền kề nhau như thế, đến khi họ đạt được mục đích mua bán sẽ không còn hiện tượng trên, và giá sẽ chắc chắn biến động trái chiều trước đó cùng thanh khoản các phiên trước đã cao.
  2. Khavienthanh

    Khavienthanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    69.376
    54. Nhận biết những cách nhà cái ra hàng.

    - Thông thường muốn bán được giá tốt sau khi đã gom được hàng giá thấp trước đó, cũng như tầm soát được khối lượng ngày đó có thể bán ra, ngoài họ, họ thường đặt bán giá xanh mục tiêu ẩn từ bước thứ G4 trên bảng điện trước, sau đó từ từ kê lệnh theo từng bước giá bên mua, cao trào khối lượng kê lệnh sẽ dần tăng lên nhiều hơn theo diễn biến của Vni xanh mạnh hơn, TT tiền vào nhiều hơn, nhiều mã Cp tăng xanh hơn.
    Nhỏ lẻ muốn mua buột phải mua cao hơn giá ảo luôn thay đổi ẩn hiện mà họ đang diễn nhìn thấy được trên bảng điện. Cụ thể như trong tích tắc lệnh của họ thay đổi ra phía sau lệnh người khác. Trịnh Văn Quyết ngày đó thường xuyên chơi chiu này.

    - Ngoài ra chiu ra hàng giá sàn cũng là của họ : Là tạo hiểu lầm như TT vào bắt đáy sau khi Cp đó đã tăng Ce rất nhiều phiên giờ đang điều chỉnh.
    Trường hợp này với Cp có khối lượng niêm yết ít, có lịch sử làm giá đẹp của hàng đầu cơ, hàng lõm, cùng với thông tin tốt xấu lõm luôn.
    Sau quá trình dài gom gần hết Cp trôi nỗi rồi đánh lên Ce nhiều phiên với thanh khoản thấp, gây tâm lý hiểu lầm hàng sẽ ngon, tiềm ẩn thông tin tốt gì đó. Họ chưa bán ra mà cứ luôn đặt khối lượng cần mua giá Ce rất khủng, đến khi nắm được khối lượng đeo bám theo lớn, họ sẽ đổi lệnh mua ra phía sau ( Cũng như đặt mua ảo ATO rất lớn ) và sau đó bán bung cái cục Ce => Phân phối đỉnh.

    Nhưng nếu khối lượng đeo bám mua theo không có họ sẽ tự làm và ra hàng giá sàn. Là sao?
    Họ tự mua và bán giá Ce bằng tay trái và tay phải tạo thanh khoản giá Ce, hầu như là khối lượng của họ, song sau đó cho Cp đó sàn luôn, sàn vài phiên mất thanh khoản.
    Sau vài phiên đạp giá sàn họ lại từ từ mua giá sàn hàng của họ với lệnh tương đối lớn tạo tâm lý bắt đáy, cách này nhỏ lẻ dể lầm tưởng và dể mắc bẫy nhiều hơn cách đu Ce.

    Vì sao họ làm vậy? Ví dụ cụ thể như lúc này là IBC cho dễ hiểu:
    Họ giải chấp gần 15tr Cp IBC, tính ra có thể họ còn bị lỗ với giá đó, sau đó chính họ bán hàng người khác tay trái và chính họ mua tay phải với giá 2.26, rồi đánh lên thành 4.39 tăng 9 phiên Ce gần 100%. Bây giờ có đạp Fl vài phiên họ vẫn còn có lời so với giá gốc mua 2.26.
    Rồi đây sau vài phiên nằm đo Fl bạn sẽ thấy có lực lượng chim mồi vào bắt đáy, TT ào ào bám theo => Đó chính là họ ra hàng giá sàn.
    Tuy nhiên chứng khoán chỉ là ta đoán mò, chỉ có người trong cuộc là các Cty Ck mới biết đúng hay sai, cũng như có thể có đội lái này đi đội lái kia tới để làm tiếp hay oánh nhau nếu như Cp đó tương lai thay máu hay có gì đó khá hơn để hồi sinh lại.

    Còn tiếp.
    Last edited: 16/02/2023
    QCK đã loan bài này
  3. Khavienthanh

    Khavienthanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    69.376
    Chúng ta sai những gì?

    "So với những người thất bại, thì những người thành công thật sự đã thất bại nhiều lần hơn, chỉ đơn giản là họ đã cố gắng nhiều lần hơn và kinh nghiệm hơn."
    Mượn câu trên để động viên và chia sẻ sâu sắc đến bạn trong hoàn cảnh TT hiện nay. Đây là tâm sự của mình cách đây gần 20 năm trước, bộc bạch nói lên đây chỉ cầu mong xin bạn hiểu rằng đó là lời tâm sự chứ không phải là chảnh hay chỉ dạy ai, vì mình không có tư cách đó. Chỉ mong sao bạn sẽ trở thành người luôn hạnh phúc sau này, lấy lại những gì đã mất và còn có thêm nhiều hơn nữa.

    Chúng ta sai ngay từ đầu : Đó là đến với TT chứng khoán, sai khi nghe nói đến TTCK là nơi kiếm tiền nhanh nhất, chứ nếu như bạn nghe mất tiền nhanh nhất thì đã không vào từ đầu, nghĩa là cuộc chơi này người ta dấu đi nổi khổ bản thân, để nói với bạn những điều thổi phòng quá quyến rủ, vào TT rồi từ đó bạn triền miên sống trong lo âu, buồn sợ, nỗi khổ niềm đau không nói với ai được ngoài đời nhiều hơn là niềm vui và hạnh phúc. Bạn sẽ thay đổi tính tình, lạnh nhạt ít nói với gia đình và người thân, bạn bè và các mối giao tiếp xã hội khác, bạn sẽ cáu gắt và tự kỷ hơn, dể nóng giận và tự ái hơn, buồn nhiều hơn, bạn sẽ không còn sức để làm được gì, học gì...Không phải bạn muốn bản thân mình vậy, nhưng đồng tiền đi liền khúc ruột mà, cho nên trong đầu bạn chỉ còn là lo lắng, run sợ, mai liệu cp của mình có lên được không? Hay là sẽ mất bao nhiêu nữa, TT đâu là đáy, khi nào lên, có nên cắt không, tài khoản đã âm bao nhiêu tiền rồi, cầu trời cho nó đừng callmargin, tức quá biết vậy lúc đó cắt cho rồi, sao họ ác vậy? sao không nhanh tay mua cp kia đang lên, sao ta dại thế đi mua cp này.

    Thậm chí có người còn : làm sao trả vốn lại cho cha mẹ đây, trả cho ông đó bà kia, khi nào đến hạn đóng lãi, phải bán căn nhà đó của mình sao? làm sao dụ được bà xã lấy cái sổ tk ra đây....Hàng trăm suy nghĩ trong lòng và trong đầu bạn như thế, và có thêm một suy nghĩ cuối cùng là cầu trời con lấy lại được hết vốn con sẽ nghỉ, con sẽ không chơi ck nữa. Bạn chưa lo cho mình xong thì còn sức đâu quan tâm đến người thân, gia đình, mà chỉ mong người khác lo lại cho mình, hiểu mình, có không? Người khác không trách bạn là may mắn lăm rồi, chỉ còn lại mình bạn tuyệt vọng trong đau đớn không ai hiểu...Người cứ ngơ ngơ ngáo ngáo.

    Và khi ta thắng và có tiền, có lãi trên TTCK : Ta rất xem cuộc đời này là màu hồng, ta tự hào ta tài giỏi, ta hơn người, mạng và số ta tốt thế, sao kiếm tiền dể như thế mà ta không đến với nó trước kia, ta kiêu căng và sống trên mây, ta hay xem thường kẻ vô dụng khác, ta có quyền chảnh, ta khoe khoan mới trúng ck vài tỷ...Rồi ta vung tay quá trán, ta ăn xài tiền không biết đếm, ta mua xe, mua nhà, ta mơ mộng sẽ mua biệt thự kia, ta ăn chơi vì ta nghĩ ừ thôi lần sau ta lại kiếm được nữa trên TTCK dể mà, đây là lãi mà, vốn ta vẫn còn....Và lần sau đó bạn sẽ lấy hết lãi và vốn, và huy động thêm vốn mới nữa để chơi, với suy nghĩ lần này ta thành kẻ rất giàu để thằng đó, con đó lé mắt chơi vì nó chảnh thấy ghét...hàng tá suy nghĩ đó trong bạn, để rồi có một ngày bạn lại trở thành kẻ đau đớn nhất như nói ở trên.

    Và tất cả hai điều trên theo thời gian bạn sẽ sửa được, hoàn thiện cho mình được sau khi muốn chết mà không dám đi chết, sau khi bạn rơi nhanh trạng thái, gạt nước mắt ta làm lại từ đầu, đừng nản làm lại, chốt trong đầu phần mất đó xem như của đi thay người, thay cái mạng ta đang còn là may mắn rồi, còn biết bao người còn nghèo khổ hơn ta mà sao họ vẫn sống được và sống hạnh phúc. Bỏ hết tiền mất đã qua đi bạn, sống bằng tâm trạng mới.

    Từ đó ta suy nghĩ ta sai những điểm nào? Tại sao có người thắng? họ hơn ta điểm gì? Tiền hay tuổi đời hay kinh nghiệm, hay kiến thức...Ai cũng như ta cả, chẳng qua họ đứng lên từ thất bại.
    nguyenhao83c1, Ube989, HN844 người khác thích bài này.
  4. Khavienthanh

    Khavienthanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    69.376
    1. Không thắng được bản thân.

    - Đây là mấu chốt lớn nhất, ta không từ bỏ bất cứ cơ hội nào khi thấy TT xanh, sợ là bỏ sót cơ hội kiếm tiền, sợ là lở nhịp sóng, sợ là TT còn lên cao nữa mà ta không mua, bên trong thì bảng điện quá hấp dẫn, tiền vô ào ào, bên ngoài thì F319 hay media đưa toàn tin tốt, chuyên gia xuất hiện và nói tốt ầm ầm, nhận định của các công ty ck khuyên bạn mua vào, quỹ này quỹ kia vào cuộc, chính sách của chính phủ sắp đưa ra, cpi, lãi suất thấp, kinh tế đang quá tốt.... Mà bạn quên rằng giá cp đã quá cao, VNI cũng vậy.
    Lời bình : Tiền trong bảng điện vô nhiều thì tương ứng tiền đi ra nhiều, khi muốn bán một món hàng chẳng ai nói món hàng đó là xấu cả, mà người ta phải quảng cáo và nói đẹp về chúng, phóng đại lên, bán rồi người ta có quay lại mua cao hơn giá họ bán không? Người ta sẽ chờ, nếu không chờ được thì người ta sẽ làm bằng cách nói xấu về chúng, làm cho bạn chán và bán bỏ nó đi.

    - Ta không dám cắt lỗ ngay từ khi giá mới bắt đầu xuống vì ta sẽ mất tiền, ta thản nhiên khi thấy mới có lỗ tí thôi cắt làm chi, mai TT sẽ lên lại mà, nghe người kia nói TT còn lên nữa, cp đó ăn bằng lần thôi kệ ta chờ mai tính, đến khi TT xuống nhiều hơn ta hoàn toàn mất phương hướng, vào F319, hay đi đâu cũng là tin xấu, TT đáy còn xa lắm, bảng điện thì đỏ dã man, ta rối lên và bán còn hơn là mất nhiều hơn nữa.
    Lời bình : Chẳng ai dẫn đường bạn đi buôn cả, khi muốn mua hàng giá thấp họ thường chê món hàng đó xấu, bạn không bán họ sẽ làm cho bạn bán, đó là họ mang hàng của họ chạy ngang mặt bạn và hô to lên tôi bán đây không là mất hết giá trị. Hàng trong bảng điện bán nhiều thì tương ứng hàng được mua nhiều, chỉ là giá thấp.

    Kết luận : Không nên tham khi TT đã lên cao hay quá cao như 640 chẳng hạn, bởi vì bây giờ không giống như năm 2006, vì lúc đó lượng niêm yết trên sàn ít, khối lượng niêm yết của từng công ty không nhiều, chưa chia tách như phát hành thêm...
    Tiền vào nhiều, quá nhiều từ mọi nơi, mọi thành phần và nước ngoài.

    TT bây giờ đậm chất cờ bạc và lừa lọc lẫn nhau bằng mọi cách từ giao dịch trên bảng điện, từ thông tin, từ F319, từ media...v.v và từ chính công ty đang niêm yết như không minh bạch thông tin, dấu tin tốt và tin xấu chỉ đưa ra khi đã có lợi cho họ về mua bán, xào chẻ mông má báo cáo.
    Cho nên nhìn lại một năm TT chỉ có 2 đến 3 con sóng dài, sóng lăn tăng thì nhiều hơn nhưng hãy bỏ nó đi bạn, nếu bạn mua vùng đáy như bây giờ chẳng hạn, bạn yên tâm cho dài hạn rồi bán đi khi TT vào đỉnh như 610 hay cao hơn còn tùy thời điểm, có điều khi TT quá tham thì ta nên sợ. Nếu có dùng margin 1 : 1 thì lợi nhuận của bạn tầm 100% giá vốn hay ít hơn là 50% so với vốn, bán rồi bạn chờ và chờ có thể là vài tháng, rồi cuối cùng một ngày nó cũng sẽ có giá như ý cho bạn mua lại, và thế là vòng mới lại bắt đầu, được không bạn? Bạn tính đi, và nhìn lại mình đi, xem cách nào lãi hơn so với cách quanh năm bạn ôm cp rồi người ta chờ lời mà bạn chờ huề vốn. Bởi vì nhà cái họ làm như thế, sao ta không giống họ chứ?
    Ube989, HN84, W_Melanie4 người khác thích bài này.
  5. Khavienthanh

    Khavienthanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    69.376
    2. Sức khỏe - Tâm bình - Thanh thản.

    Chế ngự thân ta được những điều này bạn sẽ ngộ ra và sáng lên, tuy chưa phải là mấu chốt trong diễn biến bảng điện nhưng rất quan trọng trong thành bại được mất sau này khi hết một năm ta nhìn lại.
    Đời con người tuổi trẻ không dài lắm đâu, cho nên ta cần tránh bớt đi khổ đau, mà khổ đau này do ta tự chuốt lấy chứ không ai tác động và hành hạ ta cả, dù bạn có nhiều tiền đi chăng nữa nhưng rồi lấy nó ra để đi trị bệnh thì ý nghĩa của nó nằm ở đâu.

    Khi ta bị mất tiền ta rất đau khổ, ăn không ngon, ngủ không yên, đêm nằm lệ rơi lăn tăng mãi trong lòng, ước gì ta đừng biết đến chứng khoán, nhưng ta lại không thể từ bỏ nó được, mà lại bỏ đi những thói quen hàng ngày như tập thể dục, tập yoga, chơi thể thao... cơ thể ta suy kiệt, mệt mỏi xuống cân, thần sắc yếu đuối, ý chí và tinh thần xuống cấp, Đàn ông thì giải sầu bằng khói thuốc lá hay bia rượu, phụ nữ có lẻ là ngồi một góc mong đừng ai nhìn thấy mình, hay giam mình trong phòng tối để lên mạng, lên F319 tìm một tia hy vọng nào đó, mong là ông xã hay cha mẹ người thân đừng hỏi thăm lý do tới tấp, thì hỏi làm sao mà sáng mai đủ tinh thần tỉnh táo và nhạy bén để đưa ra một quyết định hợp lý, hay sai này nối tiếp sai kia.

    Khi ta được tiền ta lại ăn chơi, ta bày ra đủ thứ trò như rửa xe ô tô mới tậu, tân gia nhà mới mua...lê thê trên những bàn tiệc nhà hàng quán nhậu đầy bia rượu, gái gú, chơi bời tăng hai tăng ba vui sướng thâu đêm ngày này qua ngày nọ, bét nhè ra...quay đầu là bờ đi bạn ơi, sống trên mây như thế thì làm sao sáng mai tịnh tâm, sức khỏe tốt để sáng suốt, ngược lại cương và sân si ghê lắm...mày bán hả tao mua, chơi thì chơi sợ gì.
    Chị em có lẻ khôn hơn nhiều, họ thường hưởng thụ thông minh lắm như đi spa làm đẹp, mua sắm thứ cần thiết cho bản thân, gia đình và sức khỏe...

    Cần lắm là tâm ta phải bình, phải tịnh, là để ta có thời gian kịp suy nghĩ tính toán, phỏng đoán và hiểu hướng đi của TT, khi TT lên và cp lên muốn mua ta kịp chọn lựa hàng trong vô số hàng đang hấp dẫn, ta chọn giá mua và kiên nhẫn hay dứt khoát thay vì bị lôi cuốn theo giá ce, ít nhiều gì cũng có chùng lại giá hay gần cuối phiên chiều mới có xu hướng tốt hơn hay xấu hơn cho 3 ngày sau, tương đồng với bán cp ta đang có ta có thể lựa được giá bán tốt hơn là gần hay ce. Ngược lại TT xuống ta cũng kịp bình tâm là TT hay cp đó điều chỉnh trong xu thế tăng hay là xuống luôn, ít ra tránh được tác động run sợ để rồi nhắm mắt bán theo giá FL, bởi vì sẽ có mua lên lại hay bull xanh của phiên kế tiếp ( Dĩ nhiên những trường hợp cá biệt bán không ai mua khi đã lên quá cao như ITQ, VIX, KSH... thì ta dứt khoát đặt bán trước từ chiều hôm nay cho ngày mai. ) và mua trong TT xuống cũng vậy.

    Và thanh thản, mình rất tâm đắc và chọn hướng đi này, bởi vì khi TT lên và cp của ta lên khỏi nói ta cũng thanh thản vui sướng mà, mua hay bán ta chọn cho mình cách thanh thản nhất, đừng tiếc chi đôi chút mà giới hạn giá trị vui sống của chính ta, bán xong dù cp đó có lên tiếp ta đừng tức, chọn cp khác hay có thể chờ nó điều chỉnh rồi mua lại phiên điều chỉnh đó nếu cảm thấy thấy còn lên dài, tránh mua lại ngay phiên sau vì bạn đã loạn nhịp hướng đi và mất lợi thế T. Cũng thế mua xong cp đó lại xuống, điều này ngoài ý muốn nhưng cũng không vì thế mà hành hạ bản thân mất sáng suốt, mà cần biết phải làm gì tiếp theo đó là kiên nhẫn chờ đợi, hay sau này còn chiêu bình quân giá xuống, lấy đó làm cp gốc cho chơi T0 T1, hay là đánh xuống, thay vì mượn hàng bán trước mua trả lại sau luật không cho phép thì ta mang tư tưởng là oánh xuống chứ không phải là cắt lỗ, ta bán cp của chính ta rồi ta mua lai sau bằng KL đó, cp đó mà giá thấp hơn ta sẽ dư ra được một số tiền mặt.

    Khắc phục : Vi nhân nan vi nhân nan.
    Ba điều trên nói thì dể lắm, nhưng làm không hề đơn giản tí nào, thôi thì hướng thiện cho bản thân cố gắng làm được thì ta làm, được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, cần thời gian cho bạn thay đổi tư duy nữa. Cơ thể và suy nghĩ mỗi người khác nhau, sức chịu đựng và cách chịu đựng cũng khác nhau, tùy bạn có phương pháp riêng cho mình, miễn sao sức khỏe ta không ốm đau bệnh tật hay hao mòn là quý rồi.
    Bởi vậy khi mua ta thường mua trước 50% tiền thôi, đến khi cp về TK rồi bạn rất dể để xử lý là mua thêm bình quân giá lên hay mua bình quân giá xuống, hay không may bất trắc bán phần cp cũ ra liền chờ cơ hội kế tiếp, và bán cũng vậy, đừng bao giờ enter một lúc 100% tài khoản, nên chia làm đôi để sau này không hối tiếc lắm vì bán xong mà nó vẫn lên, bán xong giá sàn mà nó hồi lại.
    Làm thế thì chẳng có lý do gì mà bạn không thanh than cho hai hướng TT lên và xuống cả. Nhìn dài hạn đi bạn, TT xuống như hiện nay thì giá đã hấp dẫn để mua, mua xong rồi chắc chắn là nó sẽ lên lại mà, đừng quan tâm T3 làm gì khó lắm, lâu lâu một chút, và bán xong vùng gần đỉnh ta đừng tiếc khi nó còn lên, vì ta có lời rồi mà, trước sau gì TT cũng về đáy lại như hôm nay, dù vài tháng ta cũng chờ, còn hơn là hôm nay cũng chờ trong huề vốn.

    Xin cảm ơn bạn và chúc sức khỏe đến bạn cùng gia đình. ( Mình đôi khi cũng thức gần trắng đêm, nhưng sáng dậy muộn vẫn chạy bộ và tập yoga đầy đủ nhe bạn, xin bạn đừng mắng mình nhé, mình không ngủ được không phải vì chứng khoán, mà vì là trăng trở lòng người... tự nhận khuyết điểm là sẽ sửa.)
  6. Khavienthanh

    Khavienthanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    69.376
    3. Thiếu tự tin - quá tin người khác - không khai thác hết khả năng bản thân.

    Điều này thật sự là đòi hỏi quá sức với những nhà đầu tư mới, hay nđt nữ vốn bận bịu chuyện gia đình, nhưng nếu như thời gian qua đi bạn vượt qua được giới hạn này bạn sẽ am hiểu TT hơn, thành công hơn với TT. Vấn đề là mình muốn chia sẻ với nđt mới, chứ không dám đắc tội với thành viên cũ đâu bạn nhé, mong được thông cảm.

    TTCK là TT tâm lý, bây giờ TTVN trở thành là cờ bạc đúng nghĩa hợp pháp, vì thế thường là lừa gạt nhau, hù nhau, triệt nhau bằng nhiều chiêu trò để lâu dài lấy tiền của nhau, mà ngay chính các doanh nghiệp đang niêm yết cũng không có được sự đàng hoàng và minh bạch, bắt tay với các đội nhiều tiền thao túng hay làm giá là điều bình thường miễn sao có lợi cho họ. ( Cái này mới khó biết nè.)
    Có rất nhiều cách để cờ bạc trên TT như mua giá thấp bán giá cao trong đó có cả chơi T0, T1, T2, bán giá cao mua giá thấp ( bán khống_ cái này chưa hợp pháp ), mua giá thấp để đầu tư lâu dài lấy cổ tức, chia thưởng, thâu tóm doanh nghiệp và cũng không ngoại trừ là rửa tiền...v.v rất nhiều.
    Luôn có hai phe đánh nhau cho đến chết là bên cầm tiền và cầm cổ phiếu, bên trong hai phe đó là vô số bang phái thành phần như ndt nhỏ lẻ, nđt lớn hay còn gọi là tay to hay cá mập, nđt nn, các quỹ trong và ngoài nước, chính thành viên hđqt của doanh nghiệp nữa, và biến ảo các thành phần hợp tác lại gọi là đội láy, nhà cái...quá nhiều, cuối cùng chính ctck cũng là một nđt mà được gọi là tự doanh.

    Tôi hỏi bạn chính ctck ngoài môi giới lấy phí ra họ còn tham gia chơi cả chứng khoán nữa, thì làm sao có được sự công tâm để đưa ra nhận định TT hàng ngày, mà chúng ta lại thường hay thích nghe họ nói và tin để làm theo, lời nhận định đó chỉ là của một cá nhân nào đó trong phòng phân tích đưa ra chứ không phải là người đứng đầu của ctck đó nói nhe bạn, cái này bạn phải hiểu, cho nên đúng sai gì với họ không quan trọng, quan trọng là chúng ta càng mua bán nhiều càng có lợi cho họ lấy phí môi giới, hơn nữa nguy hiểm nhất là họ có thể biết được trên TT có bao nhiêu tài khoản to nhỏ, biết được từng tài khoản đang cầm tiền hay cầm cổ phiếu, đang margin bao nhiêu, hết tiền mặt chưa hay là mới nộp tiền vô nhiều hay ít. Từ đó những nhận định hàng ngày của họ làm sao có lợi được cho bạn đó mới là chuyện lạ, thường thì vùng gần đáy khuyên bạn bán, vùng gần đỉnh khuyên bạn mua bằng những lời TA FA gì đó rất thuyết phục.

    Tôi hỏi bạn các chuyên gia bằng tên tuổi nổi tiếng hay lên media và xuất hiện đúng lúc cần thiết, bình thường không xuất hiện, cứ ngay vùng đáy và vùng đỉnh là có ngay, chỉ cần một nhà báo nào đó đến phỏng vấn là họ sẽ trả lời, mà để có nhà báo thì có tiền là làm được nhe bạn. Hơn nữa các chuyên gia đó có chơi chứng khoán không? Có trong chăn mới biết chăn có rận chưa? có ăn dầm nằm dề với bảng điện không? thì làm sao mà thấu hiểu TT theo từng phút từng phiên, ấy thế mà chúng ta lại hay đi nghe họ và bị họ làm ảnh hưởng suy nghĩ cho lâu dài. ( Cụ thể là chém gió năm nay VNI lên 700, VNI xuống 400...v.v. ví dụ như thế )

    Tôi hỏi bạn chim lợn và bìm bịp trên F họ thường hay đi làm từ thiện sao? họ có nhiều thời gian và làm mấy cái chuyện không liên quan đến mình làm chi, họ PR hay bìm bịp một cổ phiếu nào đó là ý họ muốn cổ phiếu đó lên, mà họ đợi cổ phiếu đó lên sau khi họ bìm bịp để mua hay là mua trước đó? Và chim lợn là ý họ muốn cổ phiếu đó xuống, chẳng lẻ đợi cổ phiếu đó xuống rồi họ mới bán, tương tự vậy khi bìm bịp với VNI là biết tiền họ đã hết hay gần hết cần cầu cứu bên ngoài hay lôi kéo người khác mua lên, và ngược lại chim lợn e rằng vừa bán cổ phiếu hay là cắt lỗ ngay đáy rất sợ TT tăng lại, tiền teo tóp không còn nhiều mong sao mua được giá thấp hơn.

    Ngoài ra còn có những yếu tố bất ngờ như tin đồn tốt hay xấu, những chính sách của chính phủ, những biến cố chính trị trong và ngoài nước...vô số, chúng ta cần phải chấp nhận và song hành cùng nó. Nghĩa là TT thì phải có lên và xuống, không lên mãi và không xuống mãi, chúng ta nên nương theo TT chứ đừng dối lòng vội vã bắt TT theo ý ta, đó là bảng điện xanh quá đẹp hay đỏ quá ghê sợ để bị nó lôi cuốn mù quán vào trong đó, 1 năm phải biết chấp nhận TT có lúc xuống để ta có khoảng nghỉ và chờ, chứ quanh năm cứ ôm cổ phiếu thì căng lắm, muốn nhanh chỉ còn có cách đó thôi nhe bạn, còn hơn người ta chờ có lời để chốt còn ta thì chờ cho cổ phiếu của ta huề.

    Hiểu được những điều trên thay vì cứ lên F, cứ lên media tìm tin tốt để tìm hy vọng cho TT lên, cổ phiếu mình lên, đi mua bán và đầu tư theo người khác, theo bầy đàn xúi giục và lôi kéo của họ, đi tin người khác mà người khác toàn cho mình những điều ngược lại họ làm, thì ta nên tin chính ta, đừng tin ai cả, kể cả người viết bài này. Ta rất cần tham khảo và hiểu tất cả, hiểu họ có ý muốn gì, như thế có thể ta làm ngược lại số đông họ, hay khai thác hết bản thân ta là thời gian đó ta đi tìm cho mình một danh mục đầu tư theo niềm tin và số tiền của mình có, ta tra cứu đáy và đỉnh 2 năm gần đây của một cổ phiếu để ta biết và mua bán, trước sau gì cổ phiếu đó cũng lên và cũng xuống, ( Không nói đến doanh nghiệp xấu, làm ăn thua lỗ ) hay VNI cũng vậy lên rồi xuống, muốn xuống họ làm cho xuống, muốn lên họ làm cho lên, còn hơn là cứ bị bảng điện và F319 hù dọa và lôi kéo. Ta không làm chủ được ta thì e rằng trước sau gì cũng thất bại.

    VNI xuống trong bối cảnh kinh tế tốt là tại sao? xuống đến đâu. VNI xuống trong bối cách kinh tế xấu nên làm gì? Và ngược lại lên có là mãi mãi không? Giới hạn lòng tham của ta nên biết dừng tại đâu.
    Lời thì dể lắm rồi, không nên tham quá mà cố gắng đi cho hết đoạn đường thế nào bạn cũng sập bẫy thôi, họ giăng ra nhiều lắm, khi lỗ ta nên biết phán xét bán xong mua lại thấp hơn được bao nhiêu? có ngay đáy chưa? hay là mua xanh lại vào phiên bull, và còn cách bình quân giá, oánh T0, T1 lúc TT lên, tại sao không cắt phiên xuống đầu tiên khi còn lỗ ít, và nghiêm trọng hơn là chơi cả margin trên vùng cổ phiếu hay VNI đã quá cao, bối rối không xử lý cho phiên đầu tiên TT xuống.

    Khai thác hết khả năng bản thân ta như thế, ta nên tin ta đừng để chim lợn hay bìm bịp làm ảnh hưởng đến, có thất bại té đau ta đứng lên làm lại, xem như bài học đắt giá, bài học kinh nghiệm để tránh không lập lại, còn hơn ta cứ mãi chạy theo những điều lừa dối trên TT, mà bản thân họ còn chưa biết đến TT sẽ như thế nào. Chỉ có những thế lực lớn rất nhiều tiền họ mới biết được TT hay cổ phiếu đó sẽ lên hay xuống vì chính họ làm ra mà, mà thế lực đó thì họ lên F để làm gì cơ chứ, nghe chửi nhau sao? Xin cảm ơn và chúc thành công luôn đến với bạn, và xin lỗi nhiều nếu vô tình có làm phật ý đến ai.
    Ube989, W_Melanie, 2TDN5 người khác thích bài này.
  7. Khavienthanh

    Khavienthanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    69.376
    4. Chưa chịu bỏ thói quen.

    Với những người chưa hề bị mất tiền trên TTCK thì có lẻ họ là thiên tài bẩm sinh được học và đào tạo chuyên sâu, hay được ai đó cao nhân dìu dắt, rất hiếm chứ không phải là không có, phần còn lại chúng ta phải tự thân vận động thì phải trải qua bao đau khổ, sóng gió mới trở thành được là người tổng thể hiện tại có lãi trên TTCK này, từ đó bạn sẽ là người có kinh nghiệm và thành đạt, mong bạn sẽ như thế nếu như bạn hiểu được bản thân mình và xét xem đã vượt qua được cảnh giới thói quen này chưa nhé.

    Với người mới tham gia TT hay đã lâu rồi cũng vậy, đó là lúc nào tâm ( Không phải mắt ) cũng nhìn vào tài khoản của mình đang bị âm bao nhiêu tiền, cổ phiếu của mình sao chưa có lên mà của người ta lên, điều này là đương nhiên phải không bạn, có khùng không mà sao lại bảo thế. Vâng thưa bạn, bạn cứ nhìn vào đó bạn có được gì, có tự thêm được bao nhiêu tiền khi bạn cứ nhìn như thế, vui hay buồn khi cứ kiểm tra đã mất bao nhiêu phần trăm rồi, tinh thần bạn có tốt hơn không hay là niềm đau chôn dấu không nói được cùng ai? TTCK là thị trường tâm lý và năng động, phải làm và hiểu biết nó bạn mới tìm được thành quả xứng đáng.

    Một lần lở sa chân đem lại tạm thời mất tiền mà bạn cứ lo lắng, tự mình làm khó và khổ cho mình khi nhìn vào như thế thì lấy đâu ra cái suy đoán, cái thông thái, bắt mạch TT cho tốt đây, bạn không lo cho bạn mà cứ để ám ảnh còn lỗ bao nhiêu, đau khổ không thoát ra được suy nghĩ này, cầu viện tinh thần TT lo cho bạn tài khoản tăng tiền lên, trong khi đó bạn chẳng biết phải làm gì, ...v.v. Có khắt khe quá cho bạn và cho tôi khi nói đến điều thầm kín này? Không đâu bạn, khi bạn chưa hiểu bạn, chưa biết cách khai thác hết khả năng bạn, khi nào bạn quay gót từ bỏ chứng khoán ra đi mãi mãi đó mới là cái mất tiền thật sự. Còn vốn, còn tiền, còn tinh thần, còn sức khỏe thì nó là còn tất cả tiền đã mất chẳng qua chưa thèm lấy ngay thôi bạn nhé.

    Thay vào đó sáng ra bạn lấy tư tưởng tài khoản mình mất bao nhiêu tiền, bao giờ mới gở lại được đây mệt mỏi lắm, hãy dùng tâm đó, đôi mắt đó nhìn tổng quát hơn đi bạn, đừng cứ mãi nhìn chầm chầm vào cổ phiếu của mình mà bối rối, mà hãy nhìn thêm những cổ phiếu khác, những cổ phiếu có tác động lớn đến TT như các trụ, các cổ phiếu có dòng tiền vào mạnh và thanh khoản cao, cổ phiếu có đội lái, cổ phiếu có NN mua hay bán nhiều, dòng nào đã tăng nhiều rồi đến dòng nào...v.v nhiều lắm, như thế để bạn hiểu TT sẽ lên hay xuống sau đó để mà hành xử theo nó, làm theo ý nó, chứ đừng bắt nó phải theo ý mình. Từ đó bạn mới sáng ra và quyết định tốt hơn, làm tốt hơn là ta nên chờ rồi sẽ đến lúc ta có thành quả cho cổ phiếu của ta, hay ta cơ cấu lại, cắt từ ban đầu TT mới xuống hay mua từ lúc TT nhem nhóm lên, còn tiền để tự xử lý tiếp cho ta, hay là nhắm mắt đưa chân cho TT tính, callmargin định đoạt... Ta phải thanh thoát và đúng nhịp hay kiên định lập trường khi đã có suy nghĩ của riêng mình.

    Làm không sai với TT thì rồi thành quả tự nhiên sẽ đến trong tài khoản của bạn, nhìn TT để làm và làm theo nó, chứ không phải nhìn tài khoản bạn mất bao nhiêu tiền để làm, bạn mất phương hướng, xoắn lên, rung lên, lo sợ lên, tưởng tượng quá xấu hay hưng phấn phóng đại lên... thì sai lầm này sẽ nối tiếp với sai lầm khác, đau khổ tinh thần này sẽ kéo theo đau khổ tinh thần thêm, bị ảnh hưởng của người này một lần bạn sẽ tìm người khác tốt hơn để bị họ làm cho ảnh hưởng ( Chim lợn hay bìm bịp và chuyên gia, nhận định của các ctck...) Thì bạn nên thanh tâm, thanh thoát, kiềm chế và kiểm soát tốt, vạch ra kế hoạch với TT, té đau thì không té chổ đó nữa, đi lại bằng đôi chân đau của mình, một ngày nào đó tự nó sẽ hết đau, tự mình đi trên chân của mình bằng cả sự can đảm và chấp nhận, tinh thần bạn không tốt thì sẽ chẳng làm được gì chứ nói chi đến thành quả sẽ có.

    Vậy nhé bạn, đừng nhìn vào tài khoản đang âm của mình suốt như thế mà hành hạ bản thân thêm nữa, bạn không sáng lên được đâu. Phải nhìn nhưng không lo không sợ mà hãy làm cho tốt, cùng lắm là 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm sau nó sẽ tự nhiên đầy, vì sao thế? Vì bạn mua nó lúc nào, mất bao lâu nó xuống và bao lâu nó lên? Năm qua có 2 sóng lớn phải không bạn? trong hai sóng đó mất bao nhiêu tháng? Và năm nay chắc là cũng vậy thôi, khi ta chưa từ bỏ cuộc chơi là ta chưa thua gì cả, chỉ sợ ta ta thua chính ta lúc này, như thế còn ghê gớm hơn nhà tạo lập TT lớn làm cho ta thua. TT thì luôn luôn có mắt, chưa bao giờ TT bỏ rơi cổ phiếu của bạn đâu, vì bạn lúc đó cũng không bỏ rơi cổ phiếu đó nên bạn mới dám mua nó đúng không nào?

    Xin cảm ơn bạn và xin chúc sức khỏe bạn cùng gia đình, tương lai bạn sẽ là những ông chủ thật sự, chí ít ra đó là ông chủ của chính bản thân bạn, người ta chỉ hơn bạn cái là nhiều tiền, chứ chưa chắc hơn bạn về ý chí, bạn nhé, có được không?

    Còn tiếp...
  8. Khavienthanh

    Khavienthanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    69.376
    Lịch sử chứng khoán Việt Nam – Các giai đoạn và cột mốc ấn tượng.
    Hiện nay, chứng khoán là một kênh đầu tư phổ biến giúp các nhà đầu tư có được một khoản thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, trước khi đạt đến sự ổn định này, thị trường chứng khoán cũng đã trải qua những khoảng thời gian thăng trầm sóng gió chẳng khác nào cuộc đời của Thúy Kiều. Những giai đoạn và dấu mốc đáng nhớ từng bước được lập nên. Cùng với đó là nhiều bài học xương máu được đúc kết. Ngay sau đây hãy cùng " DNSE " bước qua 20 năm lịch sử chứng khoán Việt Nam nhé.

    Lịch sử chứng khoán Việt Nam vào kỳ sơ khai 1996 – 2000
    1996 là năm đánh dấu cho sự thai nghén ra đời của lịch sử chứng khoán Việt Nam. Mở đầu là sự thành lập của Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước Việt Nam – ngày 28/11/1996. Tuy nhiên cái thai này nằm trong bụng mẹ có vẻ hơi lâu. Đến hẳn 2 năm sau, ngày 11/7/1998, dựa vào Nghị định số 48/CP của Chính phủ, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh. Cùng lúc này, Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh cũng được thành lập.

    Thành lập vậy thôi nhưng còn nhiều yếu tố khiến các hoạt động vận hành chưa thể thực hiện trơn tru. Đến hai năm sau đó, phiên giao dịch đầu tiên của thị trường mới được được diễn ra vào ngày 28/07/2000. Hai mã cổ phiếu được giao dịch là REE (thuộc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh) và SAM (thuộc Công ty Cổ phần SAM Holdings). Ở thời điểm đó, mỗi tuần sẽ diễn ra 2 phiên giao dịch.

    Đây cũng là dấu mốc đầu tiên mở màn cho những biến chuyển tiếp theo của thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Lịch sử chứng khoán Việt Nam với những thăng trầm đáng nhớ giai đoạn 2001 – 2009
    Ở giai đoạn này, lịch sử chứng khoán Việt Nam chứng kiến những dấu mốc ấn tượng. Đây cũng là khoảng thời gian đánh dấu bước chuyển mình ngoạn mục của thị trường chứng khoán. Song song với đó, giai đoạn đen tối nhất của thị trường cũng tới. Có nhiều người phất lên vì chứng khoán, cũng có những người táng gia bại sản vì chứng khoán.

    Từ năm 2001 – 2005, thị trường không có nhiều biến chuyển. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp còn trong giai đoạn làm quen. Lúc này, vốn hóa thị trường thường chỉ chiếm khoảng 1% GDP. Tuy nhiên, vào năm 2005, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) được thành lập. Cùng với đó là sự ra đời của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HSX) vào ngày 8/3/2005. Thị trường chứng khoán bắt đầu được mở rộng với 2 sở giao dịch. Quy mô và chất lượng phát triển nhanh chóng cùng lúc.

    Sau đó, đến năm 2006, một bước nhảy vọt được tạo ra với những sự kiện quan trọng. Cụ thể, tháng 1/2006, Vinamilk lên khiến giá trị vốn hóa của của HOSE tăng gấp đôi trong ngày. Cũng trong năm này, 74 doanh nghiệp mới niêm yết trên sàn HOSE. Điều này giúp cho giá trị vốn hóa thị trường tăng từ 7.400 tỷ đồng lên 148.000 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index cũng lên mức 752 điểm, tăng 144% chỉ sau một năm.

    Đến năm 2007, thời gian giao dịch được mở rộng hơn. Cụ thể, khoảng thời gian này sẽ kéo dài từ 8h30 – 11h, thay vì từ 9h – 11h như trước. Sự điều chỉnh này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư.

    Ngày 12/3/2007, chỉ số VN-Index đạt đỉnh lịch sử khi kết phiên ở 1.170,67 điểm. Con số này cao hơn khoảng 3,9 lần so với thời điểm đầu năm 2006. Vào năm 2006, vốn hóa thị trường chứng khoán chỉ chiếm khoảng 22% GDP. Thế nhưng chỉ sau 1 năm, vào năm 2007, con số này là 40%. Làn sóng IPO của doanh nghiệp nhà nước là tác động chủ yếu khiến VN-Index đạt đỉnh vào năm này. Điển hình trong đó là IPO của Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ, Vietcombank, Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam,…

    Có điều thời hoàng kim không thể kéo dài mãi. Đỉnh cao là khởi đầu cho sự thoái trào. Sau năm 2007, 2008 là thời điểm đen tối nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, VN-Index khép lại năm 2008 với mức giảm 66%, rơi xuống 316 điểm. Giá trị vốn hóa trên HOSE cũng đồng thời “bốc hơi” 195.000 tỷ đồng.

    Khép lại giai đoạn này, ngày 24/6/2009, sàn Upcom được đi vào vận hành.

    Những bước đổi mới đột phá hậu khủng hoảng từ năm 2010 – nay
    Sau khoảng thời gian trầm lắng trồi sụt, giai đoạn này đã chứng kiến nhiều sự đổi mới. Phần lớn trong số đó nhằm thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư.

    Ngày 6/2/2012, chỉ số VN30 lần đầu tiên được ra mắt. VN30 là 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn được niêm yết trên sàn HOSE. Kế tiếp, khoảng thời gian thanh toán rút ngắn từ T+4 xuống còn T+3. Hiểu đơn giản là sau 3 ngày nhà đầu tư sẽ hoàn toàn sở hữu được chứng khoán đã mua. Đồng thời, sau 3 ngày nhà đầu tư có thể nhận lại tiền bán chứng khoán. Khoảng thời gian này được rút ngắn 1 ngày so với trước. Đến năm 2016, khoảng thời gian này được rút ngắn thêm một lần nữa chỉ còn 2 ngày.

    Ngoài ra, vào 22/07/2013, thời gian giao dịch trên sàn HOSE được kéo dài tới 15h hằng ngày. Sau đó khoảng 7 ngày, ngày 29/7/2013, thời gian giao dịch trên HSX cũng được kéo dài tương tự. Thị trường chứng khoán đồng thời được bổ sung các loại lệnh mới như: lệnh thị trường, ATC…

    Năm 2017, hình thức chứng khoán mới là chứng khoán phái sinh được ra đời. Một loạt thay đổi trong thời gian trước cũng tạo ra những thay đổi tích cực. Trong năm này, lịch sử chứng khoán Việt Nam chứng kiến hàng loạt con số liên tục “lập đỉnh”. VN-Index tăng 48% lên 984 điểm. Vốn hóa thị trường tăng hơn 70%, tỷ lệ trên GDP lần đầu vượt 50%. Tổng giá trị danh mục nhà đầu tư nước ngoài hơn 31 tỷ USD. Tiếp tục đỉnh cao, sau 10 năm, VN-Index lại thiết lập đỉnh mới vào ngày 9/4/2018 với 1.204 điểm.

    Tới 2019, phiên giao dịch cuối năm đóng cửa ở mức điểm VN-Index 961, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Thị trường Việt Nam ghi nhận mức tăng điểm cao nhất khu vực Đông Nam Á.

    Cuối cùng, vào năm 2020, chứng khoán Việt đã trải qua những phiên suy giảm mạnh do tác động của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đã phục hồi và có những chuyển biến tích cực trong khoảng thời gian tới đây.

    Nguồn Dnse.

    Và từ 2020 đến cuối 2022....hôm nào xỉn xỉn sẽ kể lại sau ha.
  9. QCK

    QCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2018
    Đã được thích:
    2.961
    Cảm ơn anh rất nhiều!
  10. MinhAn_UFO

    MinhAn_UFO Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2018
    Đã được thích:
    16.055
    tặng bác bức tranh VNI xem chơi
    [​IMG]
    Voteforyou, W_Melanie, QCK2 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này