Lý do FLC cứ tím ngắt là đây !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kingstocks, 22/03/2021.

3324 người đang online, trong đó có 117 thành viên. 06:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 52256 lượt đọc và 220 bài trả lời
  1. kingstocks

    kingstocks Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    257
    Nhìn lại hành trình tăng vốn của FLC: Từ 18 tỷ đến mục tiêu 12.000 tỷ
    SONG NGỌC16:36 26/03/2021
    Tập đoàn FLC được thành lập 12 năm về trước với vốn điều lệ ban đầu 18 tỷ đồng. Hiện nay, doanh nghiệp này có vốn 7.100 tỷ và đang lên kế hoạch chào bán 497 triệu cổ phiếu cho cổ đông để tiếp tục tăng vốn lên trên 12.000 tỷ.
    [​IMG]
    Cán bộ, nhân viên Bamboo Airways tại trụ sở Tập đoàn FLC. (Ảnh: Đức Quyền).

    Con đường tìm tên gọi FLC
    Tiền thân của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC hiện nay là Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được thành lập ngày 17/3/2008 với số vốn ban đầu là 18 tỷ đồng.

    Ngày 9/12/2009, Trường Phú Fortune chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH sang công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp CRV. Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đang ghi nhận Tập đoàn FLC được thành lập vào ngày 9/12/2009 này.

    Ngày 20/1/2010, CRV đổi tên thành Công ty cổ phần FLC. Đến ngày 22/11/2010, công ty tiếp tục được đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và giữ nguyên tên gọi này từ đó đến nay.

    Theo giải thích của công ty, FLC là viết tắt của ba từ tiếng Anh là Finance (Tài chính), Land (Bất động sản) và Corporate (Doanh nghiệp).

    Thực tế hiện nay, hai mảng kinh doanh trọng điểm của FLC là bất động sản và hàng không. Tập đoàn đã và đang đầu tư các dự án quy mô nghìn tỷ tại Quảng Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, ...

    Hãng hàng không Bamboo Airways do FLC thành lập hiện đang khai thác gần 30 tàu bay, bao gồm các loại thân hẹp thông thường như A320/A321 đến tàu thân rộng Boeing 787-9 và tàu phản lực khu vực Embraer 195.

    Hành trình tăng vốn
    Ngày 6/2/2010, Công ty cổ phần FLC phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ từ 18 tỷ đồng ban đầu lên 25 tỷ đồng.

    Chỉ hai ngày sau, vào 8/2/2010, FLC thông qua một phương án phát hành riêng lẻ khác và đến ngày 28/3/2010, vốn điều lệ của FLC chính thức tăng lên 100 tỷ đồng.

    Ngày 1/10/2010, FLC hoàn tất phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu, tiếp tục nâng vốn lên thành 170 tỷ đồng.

    Ông Trịnh Văn Quyết là người giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của FLC từ ngày 31/8/2010 đến nay.

    Theo báo cáo thường niên năm 2010, ông Quyết sở hữu 1,76% vốn điều lệ của FLC. Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) góp 5,88% vốn. SSIAM là công ty con của CTCP Chứng khoán SSI do ông Nguyễn Duy Hưng làm Chủ tịch HĐQT.

    Đến tháng 8/2019, ông Nguyễn Duy Hưng tuyên bố nếu Bamboo Airways (khi đó là công ty con của FLC) mở đường bay thẳng đến Mỹ thì cá nhân ông sẽ sử dụng dịch vụ của hãng này trong ít nhất 80% số chuyến đi.

    Bên cạnh đó, ông Hưng nói rõ rằng: "Tôi cũng như các tổ chức đầu tư do tôi điều hành không đầu tư cổ phiếu FLC vì không phù hợp tiêu chí của chúng tôi".

    Nói cách khác, SSIAM của ông Hưng đã thoái vốn khỏi FLC trước dòng trạng thái Facebook đó.

    Ngày 1/4/2011, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra văn bản chấp thuận cho Tập đoàn FLC trở thành công ty đại chúng.

    Từ năm 2012 đến tháng 2/2018, Tập đoàn FLC đã 7 lần tăng vốn điều lệ thông qua phát hành để trả cổ tức, phát hành để hoán đổi trong các thương vụ sáp nhập, phát hành riêng lẻ, chào bán cho cổ đông hiện hữu …

    Từ tháng 8/2018 đến nay, Tập đoàn FLC duy trì mức vốn điều lệ 7.100 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Hai kế hoạch chào bán bất thành
    Đại hội cổ đông thường niên ngày 12/6/2018 của FLC đã thông qua kế hoạch chào bán 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 42,2%, giá chào bán 10.000 đồng/cp. Mục tiêu là huy động 3.000 tỷ đồng đầu để đầu tư Dự án quần thể FLC Quảng Bình.

    Tuy nhiên giá cổ phiếu FLC liên tục thấp hơn mệnh giá và kế hoạch phát hành trên đã không được thực hiện.

    Sau đó, Đại hội cổ đông thường niên ngày 26/6/2019 lại tiếp tục phê chuẩn kế hoạch chào bán xấp xỉ 300 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cp, dự thu khoảng 3.000 tỷ đồng để thực hiện một số dự án, đầu tư vào các công ty con và bổ sung vốn lưu động.

    "Năm nay chúng tôi lại trình đại hội thông qua kế hoạch tăng vốn thêm 3.000 tỷ đồng nhưng nếu cổ phiếu FLC không trên mệnh giá thì chúng tôi cũng không phát hành", ông Quyết tuyên bố trước Đại hội thường niên 2019.

    FLC đã tích cực thực hiện nhiều công đoạn chuẩn bị như soạn thảo và công bố bản cáo bạch, xin phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và được chấp thuận chào bán, chọn ngày đăng ký cuối cùng, sau đó hủy ngày đăng ký cuối cùng đã chọn và được UBCK gia hạn thời gian phát hành, chọn lại ngày đăng ký cuối cùng rồi tiếp tục hủy một lần nữa và chấm dứt hẳn kế hoạch phát hành vào ngày 31/10/2019.

    Lý do dừng phát hành mà ban lãnh đạo FLC đưa ra là diễn biến thị trường chứng khoán không thuận lợi và "để phù hợp với tình hình thực tế và hoạt động của công ty". Thực tế trong suốt ba năm 2018, 2019 và 2020, giá cổ phiếu FLC chưa khi nào lên tới mệnh giá.

    Chủ tịch Trịnh Văn Quyết từng nói: "Giá cổ phiếu FLC thấp tôi cũng buồn lắm, có khi cả tháng tôi không xem bảng điện tử".

    FLC vượt mệnh giá, mục tiêu phát hành tham vọng hơn trước
    Tháng 2 và 3/2021, giá cổ phiếu FLC bước vào đợt tăng giá mạnh, trong đó có nhiều phiên tăng trần liên tiếp. Hôm qua 25/3, giá FLC đã lần đầu tiên vượt mệnh giá sau nhiều năm dài chờ đợi và trong sự mong chờ của các cổ đông.

    Cũng trong tuần này, Tập đoàn FLC công bố tài liệu phục vụ đại hội cổ đông thường niên 2021, trong đó có tờ trình về kế hoạch phát hành xấp xỉ 497 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 70% để huy động tiền cho loạt dự án bất động sản và bổ sung vốn điều lệ.

    Cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu FLC sẽ được quyền mua thêm 7 cổ phiếu mới. Giá chào bán chưa được xác định. Nếu bán bằng mệnh giá, Tập đoàn FLC sẽ thu về 4.970 tỷ đồng.

    Giả sử đợt chào bán diễn ra thành công 100%, số cổ phiếu FLC lưu hành sẽ là trên 1,2 tỷ đơn vị, tương ứng với vốn điều lệ hơn 12.000 tỷ đồng. Như vậy, sau hai lần dự định tăng vốn bất thành, Tập đoàn FLC đã quay trở lại với một bản kế hoạch chào bán còn khủng hơn trước. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý II và III năm nay.

    Bamboo Airways – hãng hàng không do Tập đoàn FLC thành lập – cũng có hành trình tăng vốn ấn tượng không kém. Thành lập ngày 31/5/2017 với mức vốn 700 tỷ đồng, hiện nay Bamboo đã nâng vốn lên thành 10.500 tỷ, tương đương 1,05 tỷ cổ phần. Tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn FLC từ sau ngày 5/2/2021 là 39,4%.

    Dự kiến trong quý III tới, Bamboo Airways sẽ niêm yết hơn 1 tỷ cổ phiếu của mình lên sàn chứng khoán.

    Theo Kinh tế & Tiêu dùng
  2. kingstocks

    kingstocks Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    257
    Cổ phiếu FLC vượt mệnh giá
    ĐỨC QUYỀN11:43 25/03/2021
    Người cầm cổ phiếu FLC sẽ có ngày hái quả".

    Tại một sự kiện tổ chức ngày 18/11/2019, ông Quyết lại nói thêm: "Tôi khẳng định sẽ không để cổ phiếu FLC dưới mệnh giá trong năm 2020. Giá cổ phiếu FLC sẽ gấp nhiều lần mức hiện tại. Không được 10 lần thì ít nhất phải gấp 5 lần, 7 lần, 8 lần".

    Tại thời điểm ông Quyết tuyên bố, giá cổ phiếu FLC đang ở khoảng 4.000 đồng/cp, và thực tế là giá cổ phiếu không về mệnh trong năm 2020 như đã hứa mà phải sang đầu năm 2021.

    Cá nhân Chủ tịch Trịnh Văn Quyết hiện nay đang sở hữu 215,44 triệu cổ phiếu FLC, tương ứng 30,34% vốn điều lệ của tập đoàn. Chỉ tính trong 6 phiên tăng liên tiếp gần đây, giá trị số cổ phiếu FLC mà ông Quyết nắm giữ đã tăng hơn 600 tỷ đồng.

    Tập đoàn FLC hiện đang có kế hoạch chào bán 497 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ thêm 70% và huy động nguồn tiền cho loạt dự án bất động sản. Để kế hoạch chào bán thành công thì thị giá cổ phiếu cần phải trên 10.000 đồng/cp.

    [​IMG]
    Tuần trước, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết thông báo kế hoạch niêm yết 1,05 tỷ cổ phần Bamboo Airways trong quý III/2021. Giá chào sàn dự kiến khoảng 60.000 đồng/cp, mục tiêu vốn hóa 63.000 tỷ đồng - tương đương 2,7 tỷ USD.

    Bamboo Airways cho biết trong năm 2020, hãng bay này có lãi trước thuế hơn 400 tỷ đồng bất chấp thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra. Tập đoàn FLC và ông Trịnh Văn Quyết sở hữu lần lượt 39,4% và 35,43% vốn của hãng hàng không này.

    Nếu Bamboo Airways niêm yết như kế hoạch, ông Quyết sẽ có thêm khoảng 1 tỷ USD tài sản trên sàn chứng khoán.

    Theo Kinh tế & Tiêu dùng
  3. connick

    connick Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    1.275
    vậy ít nhất là 25,35, 40 à
    đù mịa mình tưởng 56 mà :))
    Kyle105kingstocks thích bài này.
  4. kingstocks

    kingstocks Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    257
    Baboom dự giá ld 60k, PHH dự giá chào là 50k
    --- Gộp bài viết, 26/03/2021, Bài cũ: 26/03/2021 ---
    Ai mua ko quạn trọng, miễn là đã bán và đã hạch toán vào báo cáo quý 1/2021
  5. kingstocks

    kingstocks Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    257
    FLC nâng mục tiêu lãi trước thuế 2021 lên 1,100 tỷ đồng
    26/03/2021 11:40

    • FLC (HOSE: FLC) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2021 với doanh thu hợp nhất 15,250 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,100 tỷ đồng; đều tăng mạnh so với con số công bố ít ngày trước cũng như kết quả thực hiện năm ngoái.

      Ngày 26/03, FLC công bố thêm một số tờ trình và báo cáo để trình ĐHĐCĐ tổ chức ngày 12/04 sắp tới.

      Một trong các nội dung đáng chú ý mới được Ban Tổng Giám đốc FLC đưa ra là kế hoạch kinh doanh năm 2021 tăng mạnh so với thực hiện năm 2020 cũng như so với kế hoạch công bố ít ngày trước.

      Cụ thể, kế hoạch doanh thu hợp nhất mới là 15,250 tỷ đồng, tăng 61% so với kế hoạch cũ; mục tiêu lợi nhuận hợp nhất trước thuế 1,100 tỷ đồng, gấp hơn hai lần mục tiêu cũ.

      Ngoài ra, Công ty cũng đề nghị không trả cổ tức năm 2020 và trả cổ tức tỷ lệ 10% năm 2021. Ở tờ trình cũ, ban lãnh đạo FLC đề xuất không trả cổ tức trong cả hai năm 2020 và 2021.

      FLC cũng đang có kế hoạch tăng thêm gần 5,000 tỷ đồng vốn điều lệ. Lượng vốn phát hành thêm được tập trung sử dụng đầu tư vào các dự án bất động sản tiềm năng.
  6. Kyle105

    Kyle105 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2020
    Đã được thích:
    1.141
    Muốn mở được hãng hàng không ở VIệt Nam ko phải dễ, thiếu gì người mua.
  7. kingstocks

    kingstocks Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    257
    Đúng rồi, trải nghiệm babooo thấy cũng ổn
  8. kingstocks

    kingstocks Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    257
  9. baotram1112

    baotram1112 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2013
    Đã được thích:
    699
    A quyết quả này cho cổ tức TM thì sao nhể :D:D:D
    kingstocks thích bài này.
  10. kingstocks

    kingstocks Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2010
    Đã được thích:
    257
    chắc không, nhưng kết quả kinh doanh quý i/2021 sẽ lãi nhiều

Chia sẻ trang này