Lý do từ đầu tháng 4 TT lại chìm trong tiếng than khóc - Sợ lắm rồi may quá huề vốn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi toiyeuusa, 26/03/2009.

5981 người đang online, trong đó có 758 thành viên. 22:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 751 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. toiyeuusa

    toiyeuusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Đã được thích:
    5
    Nói thật với các bác là em không tham
    Nhớ lại lần tham trước mà cả 1 thời gian dài cùng cực bi đát tuyệt vọng
    Có bác nào như em ko

    Sợ lắm rồi
  2. ngovan_doanh

    ngovan_doanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Cứ ngồi đấy mà tự sướng với cái phân tích của mình rồi nhặt guốc dép cho các anh nhé.
  3. nhoxtc

    nhoxtc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Bán xong mà vọt lên 350 thì đúng là lại mún tự tử típ . Hí hí
  4. MrSieuRua

    MrSieuRua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2008
    Đã được thích:
    420
    À, bác này lại bị cái tâm lý "mong được hoà vốn" chi phối đây mà.

  5. eagle1919

    eagle1919 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    100
    Có thằng bẹn bị kẹp FPT từ hồi VNI 800 point...nhưng số lượng chỉ có 100 cp thôi
  6. Acer2003

    Acer2003 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Đã được thích:
    0
    Thương mại toàn cầu suy giảm kỷ lục

    Hoạt động sản xuất ngưng trệ vì suy thoái có thể khiến thương mại toàn cầu năm nay giảm tới 9%, mức suy giảm lớn nhất trong 7 thập kỷ qua.

    Hôm 23/3, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố báo cáo đánh giá thường niên về thương mại toàn cầu. Mức suy giảm, dự báo sẽ cao nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. Ở các nước phát triển, lượng xuất khẩu sẽ giảm 10%. Còn tại các nước đang phát triển, nơi vốn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu, tốc độ suy giảm dao động 2-3%. Đây là hệ quả tất yếu khi hoạt động kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thu hẹp, đặc biệt tại châu Á.
    Các hoạt động xuất nhập khẩu trên khắp thế giới sẽ giảm mạnh trong năm 2009. Ảnh: AFP.

    Trên thực tế, hoạt động thương mại toàn cầu đã suy giảm đáng kể từ tháng 9/2008. Tính chung cả năm 2008, xuất khẩu vẫn tăng 2%, song đã thấp hơn nhiều tốc độ tăng trưởng 6% của năm 2007.

    "Suốt 30 năm qua, trong tất cả các hoạt động kinh tế, thương mại là lĩnh vực luôn tăng mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng vượt GDP. Nhưng khi sản xuất đình trệ, nhu cầu hàng hóa giảm khiến thương mại lao dốc nhanh hơn tốc độ suy giảm chung của toàn bộ nền kinh tế. Hệ quả là hàng nghìn việc làm bị cắt giảm", Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy nhận định.

    Theo ông Lamy, các chính phủ đều cố gắng không để tình trạng này tồi tệ hơn, bằng cách tận dụng những biện pháp bảo hộ cho hàng hóa của nước mình. "Nhưng xét cho cùng, các biện pháp đó chẳng bảo vệ cho quốc gia nào, thậm chí còn có thể làm trầm trọng hơn tình trạng thất nghiệp. Chúng tôi đang giám sát chặt việc thực thi chính sách thương mại ở các nước. Xu hướng lạm dụng các biện pháp bảo hộ đang gia tăng, có thể gây phản tác dụng với thương mại toàn cầu vốn đang được xem như cỗ máy giúp phục hồi nền kinh tế", người đứng đầu WTO nói thêm.

    Năm ngoái, kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 1,7%, so với mức 3,5% của năm 2007. Năm nay, nhiều khả năng GDP toàn cầu giảm 1-2%. Đây là lần đầu tiên, sự suy giảm nhìn thấy rõ trong hoạt động sản xuất toàn cầu, kể từ những năm 30 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế của WTO cảnh báo đà suy giảm bất thường này của các thị trường trên thế giới trong những tháng gần đây sẽ vẫn tiếp diễn trong giai đoạn trước mắt, khiến kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn hơn trong tương lai gần.

    Nước Mỹ, với sự sụp đổ liên tiếp của hàng loạt ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn đã ảnh hưởng đến hoạt động tài chính nơi đây và nhiều nước khác. Không có nguồn hỗ trợ tài chính tín dụng, các hoạt động xuất nhập khẩu đương nhiên gặp khó khăn, nhiều người làm việc trong lĩnh vực này bị mất việc.

    Kể từ quý 4 của năm 2008, có rất ít những tín hiệu lạc quan cho hoạt động thương mại trong năm 2009. Khủng hoảng kinh tế đã làm suy sụp hoạt động của hệ thống ngân hàng và các công ty, tổ chức cá nhân liên quan đến tín dụng. Thị trường chứng khoán suy giảm, giá nhà đất cũng giảm không ngừng cũng ảnh hưởng đến những người giàu ở Mỹ và khiến cho chính những người dân của Mỹ cùng nhiều quốc gia khác hạn chế chi tiêu, mua sắm những mặt hàng tiêu dùng, chẳng hạn như ôtô hay xây dựng, sửa chữa nhà cửa. Giá các mặt hàng tiêu dùng giảm cũng làm giảm doanh thu xuất khẩu của những nước sản xuất dầu.

    Ở châu Á, ảnh hưởng lớn và thấy rõ nhất sẽ là Trung Quốc. Quốc gia đông dân nhất thế giới này hiện là thị trường xuất khẩu khổng lồ và đang phải chịu nhiều khó khăn khi các đối tác xuất khẩu chính cũng chìm sâu trong khủng hoảng. Xuất khẩu của Trung Quốc với 6 đối tác hàng đầu, trong đó riêng châu Âu là một đối tác lớn, chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đông dân nhất thế giới này trong năm 2007. Và hiện tất cả những đối tác thương mại này đều đang gặp phải những khó khăn vì khủng hoảng kinh tế và chắc chắn sẽ hạn chế nhập khẩu trong một thời gian nhất định trước mắt.

    Số liệu thống kê hằng tháng thời gian qua cho thấy đã có sự giảm sút mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu hai tháng đầu năm 2009 ở Trung Quốc. Thậm chí, nhiều dự báo cho thấy, có những nguy cơ sụt giảm lớn hơn nữa trong vài tháng tới. Bằng chứng rõ ràng nhất thể hiện qua các con số thống kê thời gian qua. Trong tháng 2, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái và 28% so với tháng 1. Nếu không có những dấu hiệu tích cực, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ về mức 0% trong thời gian từ 10 tháng đến 1 năm tới. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cả những nền kinh tế khác ở châu Á, trong đó có Singapore, Đài Loan và Việt Nam. Tương lai của thương mại toàn cầu, hiển nhiên sẽ phụ thuộc vào những gì sẽ xảy ra đối với nhu cầu trong nền kinh tế thế giới.

    Mức tăng trưởng 2% của thương mại toàn cầu năm 2008 đã thấp hơn rất nhiều so với mức dự báo 4,5% WTO công bố một năm trước đó. Triển vọng thương mại năm 2009 sẽ tiếp tục giảm một thời gian nữa và sau đó mới dần dần trở lại với tốc độ trước đây. "Thương mại toàn cầu có thể là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy thế giới trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm như hiện nay. Tại hội nghị G20 tại London, những nhà lãnh đạo sẽ phải biến những cam kết thành hành động và để những nỗ lực phục hồi nền kinh tế toàn cầu không trở thành vô nghĩa", Tổng thư ký Pascal Lamy khẳng định.
  7. toiyeuusa

    toiyeuusa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Đã được thích:
    5
  8. bobylam

    bobylam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Đã được thích:
    1
    nhiều người khi cổ giảm 50-60% vẫn ôm bom ko cut loss, nhưng khi cổ tăng, mới lãi được 5% hoặc huề vốn là lại chạy. thế mới vui chứ.

Chia sẻ trang này