Mai thị trường đi ngang đánh dấu bằng dấu vết của phi đội lướt sóng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kakalotta, 23/05/2007.

2382 người đang online, trong đó có 47 thành viên. 03:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3005 lượt đọc và 56 bài trả lời
  1. vietha83

    vietha83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    2
    Ngày mai - Cuộc đấu sức giữa phi đội lướt sóng và phi đội cá mập đáng há mồm.
    Bạn chọn cửa nào???
  2. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    ĐẦU TƯ - CHỨNG KHÓAN
    Chạy đua mở công ty chứng khoán, cày chung hay khai phá?
    SGGP:: Cập nhật ngày 23/05/2007 lúc 03:29''(GMT+7)
    Đầu năm 2006, Việt Nam chỉ có 14 công ty chứng khoán (CTCK) hoạt động phục vụ cho khoảng 20.000 tài khoản chứng khoán được mở. Cuối năm 2006, số tài khoản đạt đến con số 100.000 (hiện nay số tài khoản ước lượng tăng gấp 10 lần đầu năm 2006), còn số CTCK đã lên đến 55 công ty được cấp phép thành lập. Sắp tới, con số này có thể tăng lên trên 100 và đâu là hướng đi hợp lý cho các CTCK?

    Cầu tăng, cung tăng - Xu thế tất yếu


    Nhà đầu tư trẻ theo dõi giá cổ phiếu. Ảnh: ĐÀI TRANG

    Một quy luật cơ bản trong kinh tế thị trường là luật cung cầu, và thị trường dịch vụ phục vụ cho lĩnh vực chứng khoán cũng không ngoại lệ. Đại diện một CTCK cho biết, nhu cầu đầu tư chứng khoán tăng lên là có thật, thị trường dịch vụ của các CTCK vì vậy rất đa dạng và rộng mở nên việc hàng loạt tổ chức, cá nhân muốn lập thêm CTCK là chuyện tất yếu. Thật vậy, số tài khoản chứng khoán tăng gấp 10 lần trong 1 năm rưỡi qua trong khi lượng CTCK lập mới chỉ tăng gấp 4 lần.

    Theo thống kê từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 80% số tài khoản là của các nhà đầu tư cá nhân trong nước, đối tượng dễ phục vụ nhưng lại khó giữ chân nên đây cũng là một cơ hội lớn cho các CTCK mới.

    Không chỉ đua thành lập CTCK mới, những CTCK cũ cũng phải chạy đôn chạy đáo tìm vị trí để mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch. Đại diện của CTCK Rồng Việt (VDSC) cho biết để tìm được một địa điểm đẹp, đủ rộng để lập sàn giao dịch trong khu vực trung tâm TPHCM hoặc Hà Nội đều rất khó khăn.

    Hiện nay, các CTCK ngoài trụ sở chính thì chỉ cố gắng góp mặt được ở 2 thành phố trên, trong khi lập thêm các điểm giao dịch mới trải rộng khắp cả nước chưa được đầu tư thỏa đáng. Một nhà đầu tư cũng đã từng hỏi thẳng người viết bài này là tại sao một thành phố lớn, nhiều tiềm năng như Cần Thơ lại không có một CTCK nào ?oghé chân? xuống? Không chỉ riêng thành phố này mà thực tế cả nước hiện chỉ có nhà đầu tư ở vài nơi như Bình Dương, Đà Nẵng, Huế, Nghệ An, Hải Phòng là có được ?odiễm phúc? mở tài khoản trực tiếp của CTCK địa phương, còn lại đều phải ?ocuốn gói? đến Hà Nội và TPHCM nếu muốn mua cổ phiếu trên sàn.

    Mặc dù số CTCK tăng theo nhu cầu của nhà đầu tư, nhưng điều này vẫn để lại mặt trái của nó. Trong hơn 50 CTCK đang hoạt động, chỉ 5 CTCK hàng đầu là Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Chứng khoán Ngoại Thương (VCBS), Chứng khoán Á Châu (ACBS) và Chứng khoán Sacombank (SBS) đã chiếm hơn 80% thị phần môi giới.

    Mảnh đất tưởng chừng như màu mỡ nhưng thực chất lại rất bé và phải chia sẻ với 50 công ty tranh nhau tìm chỗ đứng. Đó là chưa kể đặc tính của TTCK Việt Nam là nhà đầu tư cá nhân dù có thể áp đảo cả tổ chức về lực và lượng nhưng lại chưa được trang bị đủ kiến thức cần thiết. Để phục vụ được đối tượng khách hàng dễ ?odở chứng? này, CTCK ngoài việc tăng cường chất lượng dịch vụ cũng cần phải cạnh tranh cả về uy tín thương hiệu. Như các đại gia ở trên, bất kể thị trường tốt hay xấu, hiện số tài khoản mở thêm tại các CTCK này vẫn tăng lên đều đặn nhờ thương hiệu đã được nhà đầu tư biết đến và tin tưởng.

    ?oKhó thở? và ?ongộp thở?


    Hướng dẫn nhà đầu tư đặt lệnh mua cổ phiếu tại Công ty chứng khoán Sài Gòn. Ảnh: VIỆT DŨNG

    Cuộc đua thị phần chưa chấm dứt, các CTCK lại đứng trước bài toán về mở rộng mạng lưới. Hiện các CTCK chỉ đua nhau băm xẻ ?otừng mét vuông? đất tại quận 1, TPHCM hay tại quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng ở Hà Nội để mở sàn giao dịch nhưng lại bỏ quên những nơi khác.

    Theo thống kê của *********, trong 5 CTCK hàng đầu hiện nay thì hết 4 công ty nằm trong nhóm 7 đơn vị tiên phong được thành lập từ năm 2000 trở về trước. Những đơn vị đi trước luôn có lợi thế khai thác thị trường cao nhất. Nếu nhà đầu tư tại các tỉnh cũng đang bị chứng khoán thu hút, thì việc các CTCK bỏ bê chưa khai thác để chen nhau... ?othở? trong 2 thành phố ?onóng? có thể làm những ai sức yếu dễ ?ongộp thở?. Không đi đầu được tại đây thì việc làm người tiên phong ở các tỉnh thành nhiều tiềm năng chẳng lẽ lại bỏ qua?

    Việt Nam đang hình thành một phố Walls tại đường Nguyễn Công Trứ, quận 1, TPHCM. Sự tập trung là cần thiết nhưng việc mạng lưới dịch vụ chứng khoán lại bó hẹp trong một khu vực nhất định là cơ hội lớn cho các CTCK sinh sau đẻ muộn. Hàng chục CTCK nữa sắp ra đời và việc họ lựa chọn ?ocày chung miếng ruộng? hay ?okhai phá miền đất mới?, tạo hướng đi riêng sẽ ảnh hưởng đến sự cân đối chung của toàn thị trường. Và tất nhiên điều đó cũng gắn liền với lợi ích của nhà đầu tư và khả năng quản lý, điều phối của các cơ quan quản lý, Chính phủ.
  3. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    23/5: Giao dịch chứng khoán trở lại mức trên 1.000 tỷ đồng
    12:35'' 23/05/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Sau khi một lần nữa vượt qua mốc 1.100 điểm ngày hôm qua, đến hôm nay (23/5) chỉ số chứng khoán của Việt Nam tiếp tục ghi điểm phiên tăng giá thứ 5 liên tiếp. Lượng đặt mua tăng vọt trong khi có tới 42 cổ phiếu không còn dư một lệnh bán.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/5, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 5,67 điểm (tương đương tăng 0,51%) lên mức 1.113,19 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 21/3, tức là trong vòng 2 tháng qua.

    Như vậy, tính từ cuối tháng 4, chỉ số VN-Index đã tăng tổng cộng 207,66 điểm (tương đương tăng gần 23%) giúp chỉ số VN-Index gần chạm đỉnh cao được thiết lập ngày 12/3 là 1.170,67 điểm.

    Theo một số nhà quan sát thì thông tin về việc các nhà đầu tư mới lại đua nhau mở tài khoản, cũng như việc các nhà đầu tư nước ngoài đang tăng mua đã giúp kích cầu trên thị trường.

    Các chuyên gia tài chính Hồng Kông cho rằng TTCK Việt Nam phát triển mang tính bùng nổ trong thời gian vừa qua là nhờ vào chính sách tiếp tục đổi mới mở cửa của Việt Nam giúp gia tăng niềm tin của chủ đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế này. Bên cạnh đó, hình ảnh và vị thế của Việt Nam được nâng cao. Năm 2006, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC, một hoạt động quốc tế có quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.

    Tiếp đó là việc Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo đó thị trường tài chính sẽ mở cửa hơn, quy định pháp luật cũng sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, đã khích lệ vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay các ngân hàng đầu tư quốc tế lớn như Merrill Lynch, City Bank, JP Morgen đã lần lượt có được quyền giao dịch cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Một nguyên nhân nữa là việc Việt Nam đã có Luật chứng khoán. Điều này giúp cho hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự có được căn cứ luật pháp, tạo ra hành lang luật pháp cho sự phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam từ nay về sau.



    Theo một số nhà quan sát thì thông tin về việc các nhà đầu tư mới lại đua nhau mở tài khoản, cũng như việc các nhà đầu tư nước ngoài đang tăng mua đã giúp kích cầu trên thị trường. (Ảnh: LAD)




    Trong phiên giao dịch hôm nay (23/5), khối lượng và giá trị giao dịch tiếp tục tăng và đã trở lại mức cao khi TTCK sôi động hồi đầu năm nay.

    Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường bước lên con số hơn 8 triệu cổ phiếu, tăng hơn 12% so với phiên trước. Đây là mức cao nhất kể từ ngày 22/3.

    Việc các nhà đầu tư đổ tiền vào khiến cho tổng giá trị cổ phiếu một lần nữa vượt qua mức 1.000 tỷ đồng, đạt 1.102 tỷ đồng, tăng 16,5% so với phiên trước. Đây cũng là mức giá trị giao dịch cao nhất kể từ ngày 14/3.

    Theo thống kê thì hôm nay có tổng cộng 86 cổ phiếu tăng giá, trong đó có đến 51 mã cổ phiếu tăng kịch trần. Chỉ có 12 cổ phiếu giảm giá và 9 cổ phiếu đứng giá.

    Cổ phiếu BMC tiếp tục làm hài lòng các cổ đông với mức tăng mạnh nhất trên thị trường tính theo giá trị tuyệt đối. Cổ phiếu này tăng thêm 14.000 đồng (tương đương tăng 4,73%) lên mức 310.000 đồng. Cổ phiếu này đã liên tục tăng từ mức giá 50.000 đồng khi lên sàn vào ngày 28/12/2006 lên mức 847.000 đồng vào ngày 21/5 vừa qua. Sau khi tách cổ phiếu theo tỷ lệ 1:2 xuống 296.000 đồng ngày hôm qua, cổ phiếu này lại tiếp tục tăng giá.

    Các cổ phiếu có mức tăng tuyệt đối cao tiếp theo là DHG, cũng tăng 14.000 đồng; KDC tăng 11.000đ, và SFI và TCT đều tăng 10.000đ.

    Hôm nay, đáng ra chỉ số VN-Index đã tăng rất mạnh do đa số các cổ phiếu tăng giá. Tuy nhiên, việc một số cổ phiếu chủ chốt trên thị trường như STB, FPT, GMD đã quay đầu giảm giá sau khi tăng khá mạnh trong các phiên trước đó đã khiến mức tăng giá của chỉ số này giảm dần qua các đợt giao dịch.

    Kết thúc đợt giao dịch thứ 1, chỉ số chứng khoán VN-Index đã tăng 20,23 điểm (tương đương tăng 1,83%). Sang đến đợt 2, mức tăng chỉ còn lại 12,49 điểm (tương đương tăng 1,13%). Và đến cuối phiên giao dịch, tốc độ tăng chỉ còn 5,67 điểm.

    Theo thống kê của một hãng cung cấp thông tin, STB đã tăng từ 138.000 đồng ngày 04/5 lên 168.000 đồng vào ngày hôm qua (22/5). GMD đã tăng từ 152.000 đồng lên mức 170.000 đồng/cp trong phiên giao dịch hôm qua.

    Hôm nay, GIL là cổ phiếu giảm mạnh nhất khi rơi xuống mức giá sàn là 83.000đ.

    Chứng chỉ quỹ PRUBF1 đứng giá ở mức 13.900đ, còn chứng chỉ quỹ VFMVF1 tăng 1,15 lên 35.400đ.

    Cổ phiếu có giá trị cao nhất thị trường là STB với hơn 149 tỷ đồng được giao dịch trên mức khối lượng cũng nhiều nhất thị trường là 909.550cp.

    Với 293.470cp được khớp lệnh ở mức giá 444.000đ, tăng 0,9% so với phiên trước, SJS trở thành cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn thứ 2 với gần 134 tỷ đồng.

    FPT là cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn thứ 3 với gần 102 tỷ đồng trên mức khối lượng là 274.270cp. FPT giảm 0,55 xuống 370.000đ. Cùng với 2 cổ phiếu trên thì đây là 1 trong 3 cổ phiếu có giá trị giao dịch trên 100 tỷ đồng hôm nay.

    Tuy nhiên, về mức khối luợng giao dịch thì SJS và FPT đều không đứng thứ 2 hay thứ 3 thị trường.

    Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn sau STB là REE với hơn 460.000cp, tiếp theo là VSH, PPC và VNM với trên 300.000cp.
  4. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Giá cả tiếp tục tăng mạnh
    10:42'' 23/05/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Giá cả tiêu dùng đã không dừng lại như quy luật hằng năm mà tiếp tục tăng mạnh trong tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2007 vừa được Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, trong tháng 5 chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,77%. Nhiều nhóm mặt hàng tăng mạnh trên dưới 1%.

    Dẫn đầu về tăng giá trong tháng là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với 1,04%. Trong đó, lương thực tăng 0,62%, thực phẩm tăng tới 0,95%. Trong khi đó, nhóm hàng được dự đoán tăng cao là phương tiện đi lại và bưu điện lại không tăng quá cao chỉ ở mức 0,57%.



    Lương thực - thực phẩm tiếp tục dẫn đầu về tăng giá. (Ảnh: thitruong)




    Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia, việc xăng tăng giá đã có tác động dây chuyền khiến giá cả một số mặt hàng khác tăng mạnh theo. Phản ứng này sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi giá xăng được giao về cho DN tự quyết từ tháng 5/2007.

    Một điểm đáng chú ý trong diễn biến giá cả tháng này là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tiếp tục tăng 0,87%. Có nhiều nguyên nhân khiến nhóm hàng hóa này tăng cao như: sự sôi động của thị trường bất động sản, thị trường bước vào mùa xây dựng và giá cả đầu vào của sắt thép... tăng mạnh. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp nhóm hàng này tăng ở mức xấp xỉ 1%.

    Các nhóm hàng hóa khác đều có mức tăng khá mạnh như: may mặc, giày dép tăng 0,48%; thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,64%; dược phẩm tăng 0,61%. Nhóm hàng hóa dịch vụ tăng thấp có đồ uống và thuốc lá 0,22% và thấp nhất là giáo dục chỉ tăng 0,07% do đã vào cuối năm học. Ngược lại, nhóm văn hóa giải trí vẫn đứng và ở mức tăng 0,43%. Tuy nhiên, nhóm này dự kiến sẽ tăng mạnh trong tháng tới do vào kỳ nghỉ hè.

    Trong tháng 5, chỉ số giá vàng tăng mạnh tới 2,33% trong khi giá USD khá ổn định chỉ tăng 0,15%.

    Như vậy, tính đến hết tháng 5, giá tiêu dùng đã tăng 4,32% so với đầu năm và tăng tới 7,31% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tốc độ tăng giá không được kiềm chế thì khả năng tăng dưới 6% như dự đoán sẽ không thành hiện thực và mục tiêu duy trì tốc độ tăng giá dưới tăng trưởng GDP cũng bị đe dọa.
  5. coxchia

    coxchia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác Kaka thử phân tích tác động của giá cả tăng với giá CK xem thía nào
  6. helgi24

    helgi24 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Ngày 23/05/2007, 11:53
    Quỹ đầu tư đầu tiên của Mỹ sắp được thành lập tại Việt Nam
    (ĐTCK-online) Trong chuyến làm việc tại Việt Nam vào cuối tuần trước, để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, ông James Kim, đồng sáng lập Quỹ Lexington Langha cho biết, ông sẽ xúc tiến thành lập một quỹ đầu tư đầu tiên của Mỹ với quy mô vốn từ 50-100 triệu USD tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

    Quỹ này sẽ được thành lập trên cơ sở hợp tác của 3 công ty Lexington Langha, Vikoa Investment Consultant and Development JVC và Quỹ Heartland Funds, đây là quỹ rất nổi tiếng ở Mỹ. Riêng trong quý I năm 2007, quỹ này đã được bình chọn là quỹ hàng đầu của Mỹ.

    Ông James Kim cho biết, quy mô vốn ban đầu dự định từ 50-100 triệu USD, sau đó tuỳ thuộc vào các dự án có thể mở rộng tiếp quy mô vốn ra. Quỹ chủ yếu tập trung đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản và thị trường vốn tại Việt Nam.
  7. nambuna2

    nambuna2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Đã được thích:
    0
    Em nói thế này xem có đúng tới 70-80% ý của các huynh không nhé : Cả nên mua và nên bán . Nên bán những chú đã tăng liên tiếp vài phiên trước để hiện thực hóa profit. Và nên mua những em còn đang còn da còn thịt . Ý e thế nào các bác ?

    Đề nghị a em mua có chọn lọc nhé . Ko lại đi đổ vỏ thay các bác cáo đó.

  8. vietha83

    vietha83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    2
    Bác nam bú lờ nói chí lý ghê. Nhưng nói bé bé ko các bác cáo lại giận.
  9. coc0n69

    coc0n69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2007
    Đã được thích:
    0
    tài khoản của em gồm SFI,NAV,PAN,STB,HPC các bác khuyên em bán mã nào.vì mă nào cũng có thông tin hỗ trợ.Em phân vân wá.
  10. nobita_ibn

    nobita_ibn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    0
    nói nhu pác nambuna thì rễ ợt.Nhưng chúng ta vào forum để trò chuyện và bàn luận mà như pác thì nói làm c......................gì.Mai nếu tôi sẽ dốc hết tiền vào chơi vì mốc 1170 vẫn còn đang chờ đó

Chia sẻ trang này