Mang tiền nhà nước đi đầu tư chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi daibua, 09/06/2011.

6558 người đang online, trong đó có 887 thành viên. 09:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 915165 lượt đọc và 234 bài trả lời
  1. daigia_dong

    daigia_dong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2010
    Đã được thích:
    1.095
    đi tìm lẻ phải kg có gì sai cả,,,chỉ sợ mình nhỏ bé quá,,,,dù sao em vẫn ủng hộ chủ top đi tìm lẻ phải,,,có những bạn như chủ top thì xã hội đỡ khổ nhiều...
  2. bienvang1975

    bienvang1975 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2003
    Đã được thích:
    23
    chết cổ đông nhỏ, thấp cổ bé họng ko kêu ai được
  3. N-feecompass

    N-feecompass Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/10/2011
    Đã được thích:
    371
    không tạo ra sản phẩm, không có công trình sáng tạo,không có phát minh sáng kiến mang lại lợi nhuận nhưng LƯƠNG LẬU vẫn lãnh cục to đều, cục thưởng bự,nhà vẫn cao đất thì mênh mông lắm hỏi tiền ở đâu ra
    cha làm trên, con làm dưới sài thoải mái (chết ai đâu????) Đau quá!!!!
    hãy lên tiếng vì những ngày cày cực khổ.
  4. DAIGIADUC

    DAIGIADUC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Thằng này có vẻ ô dù to vả lại Lãnh đạo bây giờ còn nhiều việc phải làm chưa có thời gian sử lý, đợt này luật tử hình cho tội tham ô được ban ra sử luôn một thể, ở ta nó có một cái suy nghĩ chung là nó """"làm thất thoát của nhà nước và của cổ đông chứ có phải của mình đâu """"?????????
  5. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    tư bản đỏ đang vơ vét , đợt này chúng thi nhau nhập máy bay về để có biến chúng định chuồn cho nhanh , nhưng chạy đâu cho thoát
  6. vuachemgio

    vuachemgio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2011
    Đã được thích:
    292
    Mấy năm trước có câu nói quen thuộc: "cổ phần hóa, người lao động và cổ đông từ người làm thuê thành làm chủ", đại ý vậy. Nhưng thực tế thì cứ như trường hợp này thì biết. Vậy giờ lật lại câu đó, khi cổ đông không thuận, DN cũng điêu đứng. Đơn giản thế thôi.
  7. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    Thứ hai, ngày 16 tháng năm năm 2011

    PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH QUA PHƯƠNG TRÌNH DUPONT

    In bài này
    Bài viết đang cập nhật:

    _Cần thận trọng với những DN có đòn bẩy TC cao (Tỷ số nợ/Vốn chủ sở hữu >>50%)
    _Các DN chiếm tỷ trọng nợ vay ngân hàng lớn trong cơ cấu nguồn vốn
    _ROE qua các năm < LS vay ngân hàng.


    Tình hình lãi suất mà DN đang gánh phải đang tạo ra nguy cơ tiềm ẩn khó lường.


    1/Cơ cấu vốn hợp lý (nguồn vốn)
    2/Cơ cấu đầu tư (sử dụng vốn): 1 số DN chạy đua đầu tư lĩnh vực ngoài ngành hoặc tham gia đâu tư xây dựng BDS với số vốn đầu tư lớn và vay NH
    2/Tỷ số nợ
    3/Lĩnh vực hoạt động chính đang gặp khó khăn
    4/Tình hình chiếm dụng vốn qua lại
    5/Tình trạng đảo nợ sẽ ngày lan rộng
  8. ruouvangVTL

    ruouvangVTL Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Vụ này xôn xao quá nhỉ, báo Tuổi trẻ Thủ đô tuần trước cũng vừa có bài viết về vụ này
  9. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    /15 CTCK trong vùng báo động an toàn tài chính

    [​IMG]
    Đa số công ty còn lại vẫn trong trạng thái tài chính an toàn để thực hiện các nghiệp vụ được cấp phép.

    Bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa có điểm sáng là nguyên nhân chính khiến TTCK Việt Nam chìm trong sắc đỏ, với thanh khoản yếu ớt từ gần 1 năm trở lại đây. Bức tranh thị trường mang đầy gam màu xám, nhưng trong trong lòng nó, vẫn có những điểm sáng đáng ghi nhận.
    Theo thống kê của ĐTCK, so với cùng kỳ năm 2010, trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, số DN đưa cổ phiếu vào niêm yết tuy có giảm, nhưng thực tế, các DN đủ điều kiện vẫn đang túc tắc lên sàn.
    Hiện nay, sàn Hà Nội đang xem xét, thẩm định hồ sơ niêm yết của gần 10 DN, trong đó có những DN quy mô lớn như CTCP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch (vốn điều lệ 2.560 tỷ đồng); CTCP Xây lắp dầu khí Hà Nội (vốn điều lệ 300 tỷ đồng); CTCP Tập đoàn FLC (vốn điều lệ 170 tỷ đồng)… Tại sàn TP. HCM, lượng DN đăng ký lên sàn đông hơn, với 15 DN đang được xem xét hồ sơ niêm yết.
    Trong khi đó, tính từ đầu năm đến nay, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM đã chấp thuận niêm yết cho 11 DN, trong đó có những DN tên tuổi như Ngân hàng TMCP Quân đội, CTCP Bảo hiểm Petrolimex, CTCP Phát triển đa quốc gia I.D.I.… Nỗ lực của các DN trong việc đưa cổ phiếu vào niêm yết trong "thời gian khó" này là rất đáng ghi nhận và là niềm động viên lớn đối với các tổ chức trung gian và cơ quan tổ chức thị trường.
    Ở phía nhà quản lý, UBCK cho biết, thực trạng TTCK suy giảm quá mạnh, hoạt động của khối các tổ chức tài chính trung gian đang gặp nhiều khó khăn.
    Theo ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán, UBCK, báo cáo của các CTCK về thực trạng an toàn tài chính gửi về UBCK cho thấy, có 15 công ty có mức độ an toàn tài chính ở trong vùng báo động. Đa số công ty còn lại vẫn trong trạng thái tài chính an toàn để thực hiện các nghiệp vụ được cấp phép.
    Từ 1/4/2011, các CTCK phải thực thi việc báo cáo về an toàn tài chính về UBCK theo yêu cầu tại Thông tư số 226/2010/TT-BTC. Trên cơ sở các báo cáo từ CTCK, UBCK đã và đang có sự giám sát, đốc thúc khối công ty này dần điều chỉnh thực trạng tài chính về các mức an toàn, theo quy định pháp lý.
    Ngoài việc giám sát và đốc thúc khối tổ chức tài chính trung gian dần điều chỉnh tình trạng tài chính về mức an toàn, UBCK cũng đang gấp rút hoàn thiện một loạt văn bản pháp quy để chuẩn bị cho Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung đi vào thực tế.
    Với việc Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ 1/7/2011, quy chuẩn về điều kiện niêm yết trên TTCK được nâng lên, chuẩn mực minh bạch trên TTCK được đẩy mạnh hơn một bước, hoạt động của khối tổ chức tài chính trung gian cũng có sự điều chỉnh (như cho phép CTCK được cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư cho cá nhân, công ty quản lý quỹ được nhận ủy thác đầu tư cho pháp nhân). Đây là nền tảng để các chủ thể trên đó hoạt động minh bạch và bền vững hơn.
    Không thể phủ nhận tâm trạng chung của các chủ thể trên TTCK lúc này là rất bi quan, mệt mỏi, nhưng trong đó, vẫn có những nỗ lực bền bỉ duy trì và củng cố thị trường từ nhiều phía, với hy vọng khi nền kinh tế bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới, TTCK có nội lực để bật lên.
    Theo Phạm Oanh
    ĐTCK
  10. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    2/Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu:
    Điểm mặt những doanh nghiệp có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu “khủng” quý 1


    [​IMG]
    Ngoại trừ các ngành đặc thù như NH, bảo hiểm, CK, tính đến ngày 17/05, đã có 554 DN báo cáo KQKD quý 1. Trong đó, nhiều DN có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu (DER) khá rủi ro.

    Theo VietstockFinance, hiện có 8 công ty có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (DER) trên 10; 26 doanh nghiệp có hệ số này từ 5-10; 258 doanh nghiệp có hệ số này từ 1-5; 231 doanh nghiệp có hệ số dưới 1.
    Khi xem xét các hệ số nợ trên sàn, STL là doanh nghiệp đang đứng trước rủi ro khá lớn do hệ số DER lên đến 22,. Các chỉ số còn lại của STL, gồm nợ vay/tổng nợ là 0.71, nợ vay/VCSH là 15.71. Ngoài ra, nợ ngắn hạn/nợ dài hạn của công ty là 1.06.
    Kế đến là TLT với DER = 17.97. Các hệ số khác của công ty này gồm nợ vay/tổng nợ =0.63, nợ vay/VCSH là 11.4, riêng nợ ngắn hạn/nợ dài hạn lên đến 25.86.

    VMD cũng là một trong số các doanh nghiệp cần xem xét vì doanh nghiệp này có hệ số DER là 17.53. Nợ vay/tổng nợ của công ty này là 0.18, nợ vay/VCSH là 3.17, nợ ngắn hạn/nợ dài hạn bằng 10.86.

    Các doanh nghiệp còn lại có hệ số DER cao có thể kể đến như DDM (17.15), SDS (11.29), S27 (11.07), SD8 (10.57), V21 (10.31); PPS (8.09)…

    Hệ số DER như trên cho thấy tài sản của nhiều công ty niêm yết trong quý 1vừa qua được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Với hệ số Nợ vay/vốn chủ sở hữu cao có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ và phải chịu lãi suất vay lớn, đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất không ngừng tăng cao như hiện nay.

    Top 10 doanh nghiệp có hệ số Nợ vay/vốn chủ sở hữu
    cao nhất trong quý 1/2011[​IMG]
    Theo Bội Mẫn
    *********

Chia sẻ trang này