Mang tiền nhà nước đi đầu tư chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi daibua, 09/06/2011.

6847 người đang online, trong đó có 988 thành viên. 10:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 915119 lượt đọc và 234 bài trả lời
  1. anhhaiftu

    anhhaiftu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Cầm trong tay cả núi tiền thì giàu là dễ hiểu thôi
  2. tuvan_taichinh

    tuvan_taichinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Đã được thích:
    567
    theo tui cứ tiền tươi của mình chơi suốt đời cũng giàu có rùi
    cần gì tham mà như thế này

    như tui tui gom scl 10.9.8 khi có tin ra 23% thì tui bán 15-16 no nê
  3. cuty2011

    cuty2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.337
    sang ra chim nhợn nhiều thế này
  4. nobita_78

    nobita_78 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2010
    Đã được thích:
    2.271
    Tiền mình mình dùng.có ít ăn ít cho nó chắc
  5. anhhaiftu

    anhhaiftu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Giá mà Việt Nam mình ai cũng được như bác thì tốt biết mấy. Tiếc là người như bác thì ít, mà người như ông Nguyễn Ngọc Song thì nhiều. Nghe đồn là ông Nguyễn Ngọc Song nổi tiếng là quan chức giàu có của Bộ Khoa học công nghệ
  6. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765

    đấy gọi là đã ngu còn tỏ ra mình nguy hiểm :))

    họ đã ngu nhưng những người giao tiền cho nó mới thực ngu hơn :))
  7. thuhuyen999

    thuhuyen999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.097
    Các bác ơi, tiền trong nhà toàn đem đi làm giàu cho bọn lãnh đạo các công ty thôi , mà dân mình cũng buồn cười ở cái điểm này, tôi kể cho bác nghe chuyện này, cách đây khoảng 3 năm tôi đi dự đại hội cổ đông công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà nội (mã HAS sàn Hose) tổ chức tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ đình, khi họp đến đoạn chia thưởng cho hội đồng quản trị tôi thấy họ đọc công khai chia tỷ nọ tỷ kia cho từng người và xin biểu quyết, tôi không biểu quyết vì họ làm ăn có ra gì đâu mà thưởng tiền tỷ , tôi không giơ biểu quyết nhưng quay nhìn thì sơ thì giơ lên đồng ý hàng loạt , trong đó có cả cổ đông vừa phản ứng gay gắt với cách điều hành và lợi nhuận đề ra của hội đồng quản trị, thế tại sao họ vẫn biểu quyết hay ở giửa đám đông là họ ngại nên theo nhau, còn tôi tôi thấy mình không giơ biểu quyết là đúng, mặc dù nhiều ánh mắt đổ dồn về phía tôi, tôi không hề ngại . Tối đó về nhà tôi giành thời gian đọc kỹ tập giấy tờ họ phát lúc đi họp (có thể con số ở đó chưa đúng) , nhưng tôi tự phân tích và quyết định bán hết cổ phiếu đó , rút hẳn tiền khỏi công ty đó với giá gần 20 , giờ giá xuống 5.6 tôi hoàn toàn không hề bất ngờ. Tôi nghĩ mọi người nên có chính kiến của mình khi tham dự các cuộc họp đại hội cổ đông và đừng nên mù quáng lao vào mua cổ phiếu. Rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tham nhũng bung bét, tôi cảm nhận xã hội bây giờ loạn xạ, có phát hiện ra sai trái là họ lại dùng tiền "chạy" , chỉ nhà đầu tư là thiệt thòi vì đồng vốn đổ vào toàn bị các bác lãnh đạo khoét mang về nhà các bác ấy thôi, và tới lúc không còn gì để khoét thì công ty sẽ lại lộ ra hàng đống nợ nần. Sự phá sản của nhiều doanh nghiệp đã niêm yết là điều không tránh khỏi, nó hệ luỵ tới cả hệ thống ngân hàng , ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế , nó sẽ xảy ra chỉ là vấn đề thời gian nhanh hay chậm thôi, các bác hãy cẩn trọng nhé
  8. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    bác nói chuẩn - chỉ khi nào họ tôn trọng cổ đông nhỏ lẻ thì mới nên nắm lâu dai............
  9. thuylinhta

    thuylinhta Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    0
    “Ôm” tiền cổ đông chơi chứng khoán?

    Vốn điều lệ chỉ hơn 8 tỉ đồng (35% vốn Nhà nước) nhưng lãnh đạo Công ty Cổ phần Sở hữu Công nghiệp Investip đầu tư chứng khoán hơn 12 tỉ đồng
    Công ty Cổ phần Sở hữu Công nghiệp Investip (Công ty Investip) tiền thân là Công ty Sở hữu Công nghiệp thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ; trong đó, vốn Nhà nước do ông Nguyễn Ngọc Song, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Khoa học - Công nghệ), đại diện sở hữu là 35%, còn lại 65% số vốn cổ phần do các cá nhân sở hữu.
    Từ một đơn vị hoạt động xuất sắc, sau cổ phần hóa, hoạt động của Công ty Investip liên tục đi xuống và có nhiều dấu hiệu thiếu minh bạch dẫn tới khiếu kiện kéo dài.
    Ém nhẹm thông tin
    Đơn phản ánh của các cổ đông Công ty Investip gửi tới Báo Người Lao Động cho rằng sau khi cổ phần hóa, lợi nhuận hằng năm của công ty thấp một cách bất thường. Trong 3 năm liền (2008-2010), mỗi năm, ban lãnh đạo công ty chỉ công bố lợi nhuận sau thuế từ 1,2 -1,5 tỉ đồng (bằng một phần nhỏ trước khi cổ phần hóa).
    Ngoài ra, lãnh đạo công ty cũng không cung cấp cho cổ đông các thông tin cần thiết về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Trong các buổi họp, hội đồng cổ đông chất vấn nhưng lãnh đạo công ty không trả lời thỏa đáng. “Nhiều lần tôi đã phản đối báo cáo tài chính của công ty và chất vấn tại hội đồng cổ đông nhưng không được HĐQT trả lời thấu đáo” - ông Phi Long, thành viên Ban Kiểm soát Công ty Investip, cho biết.
    Gần nhất, cuối tháng 3-2011, bản báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh năm 2010 do ông Nguyễn Tài Long, Giám đốc Công ty Investip, công bố cũng không có phần thuyết minh.
    Chính vì thế, khi tiếp nhận những thông tin doanh thu toàn công ty là 22,9 tỉ đồng, chi phí là 21,2 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1,2 tỉ đồng thì cổ đông không hiểu nổi các con số này được dựa trên cơ sở nào. Nhiều cổ đông đã không đồng ý với báo cáo này vì cho rằng trước khi cổ phần hóa, lợi nhuận của công ty đều ở mức 10-15 tỉ đồng/doanh thu từ 25-35 tỉ đồng.
    Đầu tư vượt vốn điều lệ
    Theo phản ánh của các cổ đông, đến hết ngày 31-12-2005, số dư vốn Nhà nước tại Công ty Investip là khoảng trên 7,7 tỉ đồng. Qua năm tài chính 2006 và nửa đầu của năm 2007, số dư này tăng lên tới hơn 14 tỉ đồng. Theo quy định, số tiền này phải hoàn trả về ngân sách Nhà nước nhưng đến nay, vẫn đang nằm trong tài khoản của công ty.
    Theo bảng cân đối kế toán ngày 31-12-2010, công ty có tổng tài sản là 39,4 tỉ đồng; vốn điều lệ 8 tỉ đồng; khoản đầu tư tài chính ngắn hạn số đầu năm là 12,6 tỉ đồng, số cuối năm là trên 12,9 tỉ đồng.
    Tại buổi họp hội đồng cổ đông vào tháng 3 vừa qua, ông Nguyễn Tài Long cho biết đây là khoản đầu tư chứng khoán do ban lãnh đạo cũ của công ty để lại trước khi ông về tiếp quản.
    Điều đáng nói là tới thời điểm 29-3, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn này vẫn không được trích lập dự phòng. “Chúng tôi đã chất vấn với số vốn điều lệ chỉ hơn 8 tỉ đồng mà lại đầu tư vào chứng khoán hơn 12 tỉ đồng thì có phải công ty đã sử dụng cả số tiền chưa chuyển về ngân sách Nhà nước trước thời điểm cổ phần hóa hay không? Ông Tài Long cũng chỉ cho biết vốn là từ tài sản của công ty và không giải thích gì thêm” - ông Mai Đức Long, một cổ đông của Công ty Investip, nói.
    Ban lãnh đạo phải chịu trách nhiệm
    Lý giải về việc tại sao đến thời điểm này vẫn chưa kiểm toán xong số tiền phải chuyển về ngân sách Nhà nước, ông Nguyễn Ngọc Song, người đại diện vốn Nhà nước tại Công ty Investip, cho biết do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. “Công ty cũ trước khi cổ phần hóa phải làm báo cáo quyết toán tài chính, sau đó chuyển cho cục thuế thì cục thuế mới vào làm việc và xác định số tiền nộp thuế như thế nào, rồi mới có thể kiểm toán” - ông Song nói. Theo ông Song, báo cáo quyết toán tài chính phải do lãnh đạo công ty cũ ký duyệt nhưng bản thân ông giám đốc cũ (ông Lê Tư - PV) đã nghỉ hưu và ốm đau suốt (?!).
    Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phi Long cho rằng việc đầu tư chứng khoán là quyết định riêng của một số cá nhân trong HĐQT Công ty Investip và không có sự đồng ý của đại hội cổ đông. “Nếu xảy ra thua lỗ, thất thoát vốn Nhà nước thì ban lãnh đạo phải chịu trách nhiệm” - ông Phi Long nói

    http://*********.vn/ChannelID/1351/Tin-tuc/192160-om-tien-co-dong-choi-chung-khoan.aspx
  10. anhhaiftu

    anhhaiftu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Đúng là nhiều bác đi dự đại hội cổ đông rất chi là dại dột. Đứng lên chất vấn, phản ứng đủ kiểu nhưng đến đoạn quan trọng nhất là đoạn biểu quyết thì lại biểu quyết đồng ý. Như thế có thể gọi là dốt. Lập trường quan điểm, chính kiến là phải rõ ràng, mục biểu quyết là quan trọng nhất thì mình phải giơ tay theo đúng quan điểm của mình. Mặc dù tỷ lệ phiếu của mình có thể nhỏ, nhưng nó cứ thấy bị biểu quyết phản đối là nó sẽ phải chùn tay hơn

Chia sẻ trang này