Mất việc, LĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh bật khóc!

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi botaydotcom, 16/05/2013.

3480 người đang online, trong đó có 161 thành viên. 06:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5676 lượt đọc và 62 bài trả lời
  1. NHANTH

    NHANTH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    38
    Ở đâu cũng có người xấu, người tốt, nhưng hầu hết công nhân vùng này hay áp dụng chính sách "đồng hương, đồng khói" để bao che bênh vực cho nhau mặc dù việc bênh vực này không cần đúng hay sai gì hết. Ban đầu vào làm việc thì dạ dạ vâng vâng, đến khi làm lâu lâu rồi hay kiếm cớ gây sự, hay đòi hỏi linh tinh vớ vẩn, gây khó dễ cho người tuyển dụng.
  2. Splth

    Splth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/09/2012
    Đã được thích:
    1
    Không có Xô Viết Nghệ Tĩnh thì lấy đâu ra VN như ngày hôm nay? Rất nhiều bác lãnh đạo bây giờ là người Nghệ An đấy : bác Sinh Hùng, bác Vương Đình Huệ... ( ngày xưa bác HCM với bác Trần Phú cũng là người Nghệ An)
  3. Dancewithwolves

    Dancewithwolves Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    1.897
    cùng là người 1 nhà cả mà, ko nên để pic kiểu này tồn tại mod ơi
  4. lijin235

    lijin235 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2011
    Đã được thích:
    1
    Khổ thân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh, lúc có chiến tranh nơi nay luôn là đất căn bản, hậu phương, hy sinh sức người sức của cho các cuộc giải phóng dân tộc, kháng chiến. Khi thời bình thì lại bị khinh khi.
    Tình trạng thế này có lẽ xã hội sắp có cách mạng rồi. Đêm trước của cách mạng Việt Nam cũng là xô viết Nghệ Tĩnh mà.
  5. mam_muoi_vni

    mam_muoi_vni Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Đã được thích:
    57
    [:D][:D][:D]

    Cô bạn 12 tuổi chăm ông mù, em nhỏ

    08:48 AM | 16/5/2013 Mới 12 tuổi, nhưng bạn Trịnh Thị Hằng, Thanh Hóa một mình chăm ông bị mù và em trai còn nhỏ đã 2 năm nay.
    Xóc lại rổ rau đầy, cài mảnh liếp che vườn, Hằng nói vọng lên nhà “Ông ơi, chiều nay ta ăn canh rau lang nhé”. Ông Trịnh Trung Lơ (82 tuổi) ngồi trên chiếc ghế dài đã cũ, hướng đôi mắt kèm nhèm ra phía cửa tìm chút ánh sáng. Ở góc sân, em trai Hằng là Trịnh Trung Đạt (4 tuổi) vãi thóc cho gà ăn.
    Bóng chiều đổ xuống căn nhà xiêu vẹo của ba ông cháu ở cuối làng Phát Thôn 3. Khói bếp cay xè, cô bạn cho hay phải nấu cơm sớm để ông còn ăn rồi đi nghỉ. Gian bếp nhỏ không có bóng điện, nếu nấu muộn, trời tối thì sẽ không nhìn thấy gì. Để con gái biết tự lập từ nhỏ, mẹ dạy Hằng làm tất cả công việc nhà. Lên lớp 2, Hằng có thể nấu cơm thành thạo.
    “Mẹ bảo mẹ phải đi làm xa, ở nhà không có ai giúp. Mình là con gái lớn trong nhà phải biết hết việc, chăm sóc cho ông và em”, cô bạn có nước da bánh mật khỏe khoắn cười tươi. Những ngày đầu, cơm Hằng nấu thường bị sống. Có khi để lửa cháy to quá, cơm bị khê. Giờ Hằng nấu cơm khá ngon, bạn thường nấu nhão một chút để ông dễ ăn vì răng ông yếu rồi.
    Bố mất sớm, mẹ đi làm phụ hồ ngoài Hà Nội, Hằng một mình đảm đương hết mọi việc trong nhà, từ nấu nướng, giặt giũ đến đưa em trai đi học, chăm sóc khi ông nội đau ốm.
    [​IMG]

    Một tay Hằng chăm sóc ông nội bị mù, em trai nhỏ đã hai năm nay. Buổi sáng, Hằng dậy từ lúc 5h, nấu bữa sáng, đi chợ mua thức ăn rồi mới về đi học. Bữa sáng của ba ông cháu thường là mì tôm, có khi là cơm nguội rang. Học lớp 4, Hằng biết đạp xe đi chợ, mua bán khá thành thạo. Bạn thường hỏi bà ngoại và các dì giá cả thức ăn. Chợ quê nên không sợ bị bán đắt.
    Tối đến, sau khi buông màn cho ông đi nghỉ, hai chị em lại mang sách vở sang nhà bà ngoại học bài. Bước vào năm cuối tiểu học, bài vở nhiều thêm. Hằng phải nhờ các dì kèm cặp thêm. Em Đạt mới đi học mẫu giáo nhưng đã đọc thuộc bảng chữ cái và đếm số tự nhiên từ 1 đến 100 rất giỏi. Học xong, hai chị em lại đưa nhau về. Hôm được dì út đưa, có buổi hai chị em tự soi đèn pin rồi đạp xe tự về.
    Nhiều hôm học muộn, em Đạt ngủ lại nhà bà ngoại. Bà thương cháu gái đi về khuya, bảo ngủ lại sáng mai đi học. Nhưng Hằng vẫn về bên nhà, không dám để ông ngủ một mình.
    Ông Lơ phân trần: “Con bé không dám để tôi ngủ một mình vì sợ tôi giống bố nó, đột ngột bỏ chị em nó mà đi”. Nhắc đến người con trai xấu số, ông cụ thở dài lén lau nước mắt. Vì gia cảnh nghèo khó, anh Trịnh Trung Sơn bàn với vợ đi làm thuê trên tận Cao Bằng, kiếm chút vốn về sửa sang nhà cửa. Nhưng tai ương ập đến, một buổi chiều tháng 8/2011, anh bị ngã giàn giáo rồi ra đi. Chị Đào Thị Chung (mẹ Hằng) đi làm phụ hồ ngoài Hà Nội, đến mùa cấy gặt mới về nhà rồi lại tất tả ra đi. Chị đau ốm liên miên, tiền công đủ mua thuốc, dành dụm mới có chút tiền gửi về cho hai con đóng học.
    Nghe ông kể lại, Hằng rơm rớm nước mắt. Bạn nhớ nhất lần cả nhà đi chơi, được chụp ảnh. Bố còn dặn Hằng gắng học cho giỏi, bố sẽ mua nhiều quần áo mới. Nhưng bố ra đi không kịp dặn dò điều gì. Nhiều lúc ông nội ngồi thở dài, buồn thương người con trai. Hằng lại động viên ông “Cháu cũng nhớ bố, cũng muốn được như các bạn khác, có bố mẹ ở bên. Nhưng bố cháu mất rồi, ông đừng buồn nữa kẻo ốm”. Ông già mù gạt nước mắt, thôi không khóc nữa.
    [​IMG]

    Hằng hái rau chuẩn bị bữa cơm chiều. Hằng bảo, lần nào mẹ về quê, đi qua nghĩa trang đầu làng cũng khóc vì thương bố nằm một mình dưới đất lạnh. Nhìn thấy bàn thờ bố, mẹ lại khóc to hơn. Khi ấy, cô con gái nhỏ chỉ biết khóc theo rồi an ủi mẹ. “Nhiều lần mình nói mẹ đừng đi xa nữa. Hai chị em cũng muốn được như các bạn, có bố mẹ ở bên chăm sóc. Những lúc em Đạt khóc vì nhớ mẹ, mình không biết phải dỗ thế nào”. Cô bạn cười buồn, nhớ lại thời gian gia đình còn hạnh phúc, từ nhỏ đến lớn bạn chưa bao giờ thấy bố mẹ cãi nhau.
    Từ nhỏ, mẹ dạy Hằng rất nghiêm khắc. Có một lần bị điểm kém môn Tiếng Việt, Hằng sợ mẹ buồn nên nói dối là cô giáo không chấm bài. Mẹ phát hiện ra, không trách mắng mà chỉ khóc. Thấy mẹ không nói chuyện với mình, cô bạn sợ, xin lỗi rồi hứa không bao giờ nói dối nữa.
    Nhiều hôm đến trường, thấy các bạn được bố mẹ đưa đón, Hằng tủi thân ngồi riêng một góc. Bạn tâm sự, mình thường chơi với các bạn ở xóm khác, vì nhiều bạn trong làng nói Hằng mồ côi cha nên không thích chơi cùng.
    Bận chăm sóc ông bị mù, em còn nhỏ nhưng Hằng học rất khá. Cô bạn luôn đạt thành tích học sinh giỏi từ lớp 1 đến nay, còn giành học bổng học sinh nghèo vượt khó của trường Tiểu học Yên Lạc. Cô giáo chủ nhiệm lớp 5A, Nguyễn Thị Mai nhận xét Hằng thông minh và nghị lực. Vì hoàn cảnh gia đình mà phải vất vả từ nhỏ. Thỉnh thoảng, cô vẫn miễn lao động để Hằng ở nhà chăm sóc em ốm.
    Mâm cơm chiều dọn lên, có canh rau khoai chấm nước mắm, thêm vài con cá khô bà ngoại mới cho. Ba ông cháu ăn ngon lành. Thi thoảng, cô bạn lại gắp thức ăn, rồi chan canh cho ông dễ nuốt. Em Đạt mới 4 tuổi nhưng tự xúc được cơm ăn, không để chị phải nhắc.
    Hằng khoe hai ông cháu tự trồng khoai lang để lấy rau ăn. Sau nhà có mảnh vườn nhỏ, bạn cuốc đất, ông ngồi bòn từng viên đất cho vụn ra, rồi hướng dẫn cháu gái làm rãnh, đặt rau vào. Hàng ngày, Hằng múc nước giếng cạnh vườn tưới rau. Chẳng mấy chốc rau khoai mọc lên xanh tốt. Ngoài ra, bà ngoại cho đàn gà con để hai chị em nuôi, khi mẹ đi làm xa về có thịt gà ăn.
    Rửa bát xong, Hằng thắp hương cho bố rồi chuẩn bị sang bà ngoại học bài. Được khen là đứa trẻ ngoan, Hằng cười “Mình chỉ làm công việc nhỏ của một người cháu, người chị thôi mà”
  6. duongteo

    duongteo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    462
    Đính chính: Trần Phú quê Hà Tĩnh, cùng xã với Phan Đình Phùng.

    Còn cái câu này của bác thì: "Không có Xô Viết Nghệ Tĩnh thì lấy đâu ra VN như ngày hôm nay?" theo em nếu điều đó không xảy ra biết đâu bây giờ chúng ta lại đang "Giãy chết" chứ không phải đang ở "Thiên đường"???

    Còn câu này: Rất nhiều bác lãnh đạo bây giờ là người Nghệ An đấy, Vâng bác SH thì cam kết năm 2010 Vinashin làm ăn có lãi, Bác Uệ thì cam kết minh bạch giá xăng ~X, chỉ cần điển hình hai bác ý thôi đã đủ để.....khạc chưa ạ? :-??

    [r2)]
  7. thetwoface

    thetwoface Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/06/2009
    Đã được thích:
    567
    Ko có lửa thì ko có khói. Nói chung dân Thanh cần nhìn lại mình mà điều chỉnh cho phù hợp
  8. sunday1

    sunday1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2010
    Đã được thích:
    3.568
    e thấy bảo kết cận nguồn TBT là BT HN ko lẽ đây mới là cái đính nhắm tới???
  9. thetwoface

    thetwoface Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/06/2009
    Đã được thích:
    567
    Câu này điển hình của dân TN. Cụ trong đó phải ko?

    XVNT cũng chỉ là 1 phong trào thôi, bao nơi cũng chiến đấu quật cường. Nơi nào chả có anh tài và đóng góp. Biểu hiện tự cao của bản thân góp phần làm nên tính cách của dân TN mà đang bị đuổi việc đó. Nói chung nên nhún mình điều chỉnh với xã hội cho phù hợp. Việc này đơn giản là tốt cho bản thân chứ chẳng vì ai cả
  10. vnkitty

    vnkitty Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2009
    Đã được thích:
    52
    Những người bám trụ ở quê thì ra sức chặt chém kiểu lưu manh với khách du lịch, khiến nhiều người ko muốn quay lại và cảnh báo mọi người đừng tới.
    Những người đi tha phương thì khiến cho các chủ doanh nghiệp rủ nhau tìm cách đuổi việc hoặc không nhận vào làm.
    Ăn ở thế thì than thở gì. Về quê mà sống với nhau đi. :p:p:p

Chia sẻ trang này