MBB - chạm đáy nỗi đau

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bbshark, 14/09/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3951 người đang online, trong đó có 419 thành viên. 23:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 532065 lượt đọc và 2996 bài trả lời
  1. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.570
    Ngân hàng quyết không hạ chuẩn tín dụng

    Do dịch Covid-19, sức khỏe nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy kiệt, năng lực tài chính bị bào mòn. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước cho phép cơ cấu giãn hoãn nợ nhưng vấn đề này không giúp tăng khả năng doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, bởi ngân hàng quyết không hạ chuẩn cho vay...

    Mới đây, tại buổi “Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 3/2021” do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, cho biết đến ngày 7/10/2021, tín dụng toàn hệ thống tăng 7,42% so với cuối năm 2020.

    "HẦU BAO" RỦNG RỈNH NHƯNG KHÔNG DỄ TIẾP CẬN TÍN DỤNG

    Trước đó, cũng theo số liệu cập nhật tại cơ quan này, đến hết ngày 31/8/2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,87 triệu tỷ đồng, tương đương tăng 7,42% so với thời điểm đầu năm.

    Như vậy, tăng trưởng tín dụng hầu như đứng yên trong khoảng thời gian 5 tuần (từ 31/8 – 7/10/2021).

    Diễn biến này hình thành trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp được ngân hàng cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ; thanh khoản hệ thống ngân hàng luôn dồi dào và lãi suất cho vay đang ở mức rất thấp.

    Điều này cho thấy rất có thể cầu tín dụng thấp đã tạo nên hiện tượng trên hoặc nhu cầu tín dụng vẫn có vì bất cứ doanh nghiệp nào cũng nhận định được khả năng kiểm soát đại dịch Covid – 19 của Chính phủ để lên kế hoạch kinh doanh; tuy nhiên, do ngân hàng không hạ chuẩn tín dụng nên việc tiếp cận khó khăn.

    Lãi suất giảm cả trên thị trường 1 và thị trường 2. Trong đó, lãi suất cho vay thị trường 1 đã giảm khoảng 1,7% so với trước dịch. Còn mặt bằng lãi suất thị trường 2 luôn duy trì ở vùng thấp, hiện ở mức 0,68%/năm cho kỳ hạn qua đêm.
    Trên thực tế, những động thái của Ngân hàng Nhà nước từ đầu mùa dịch (2020) đến nay cho thấy hai điều tạo thuận lợi cho ngân hàng.

    Thứ nhất, nhà điều hành tiến hành cơ cấu nợ, giãn áp lực trả nợ cho doanh nghiệp. Cụ thể, theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 9/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 278.000 khách hàng với dư nợ 238.000 tỷ đồng, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ 23/01/2020 khoảng 531.000 tỷ đồng.

    Thứ hai, ghi nhận trên thị trường tuần đầu tháng 10, các hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn vẫn liên tục được thực hiện. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng tiền, giúp bổ sung nguồn cung VND trên liên ngân hàng.

    Trước đó, trong giai đoạn tháng 7 và tháng 8/2021, nhà điều hành cũng bơm ròng gần 130.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thông qua việc thực hiện thanh toán hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn từ tháng 1 và tháng 2/2021.

    Mục đích là tạo thanh khoản hệ thống dồi dào thêm để ngân hàng vừa có vốn cho vay, vừa gián tiếp tác động mặt bằng lãi suất giảm, hỗ trợ doanh nghiệp. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc lãi suất thị trường liên ngân hàng tiếp tục giữ xu hướng giảm, hiện giao dịch tại mức 0,68%/năm cho kỳ hạn qua đêm và 0,77%/năm cho kỳ hạn một tuần.

    Trên thị trường 1, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và xu hướng giảm lãi suất này vẫn tiếp tục trong 10 tháng đầu năm 2021 với mức giảm 0,7%/năm (tổng cộng giảm 1,7%/năm so với thời điểm trước dịch Covid-19).

    [​IMG]

    Tăng trưởng tín dụng hầu như đứng yên trong khoảng thời gian 5 tuần (từ 31/8 – 7/10/2021)

    Không bị áp lực trả nợ dồn nén, mặt bằng lãi suất giảm cả trên thị trường 1 và 2, vậy đâu là nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng chậm bất chấp những thuận lợi nêu trên?

    Nhiều doanh nghiệp cho biết họ chỉ có thể vay ngắn hạn, thậm chí để tiếp cận những khoản vay này cũng rất khó chứ đừng nói đến các khoản vay trung và dài hạn. Đặc biệt, doanh nghiệp không thể vay vốn nếu chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng như có tài sản thế chấp, khả năng khôi phục dòng tiền yếu, các kênh doanh thu thiếu thuyết phục hay chẳng may nợ bị “nhảy” nhóm do không làm đơn đề nghị giãn, hoãn…

    Một chủ doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất tại huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh, cho biết trải qua nhiều tháng phải đóng cửa thực hiện giãn cách xã hội, giờ đây doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại nhưng thiếu vốn, tài sản thế chấp không có, trong khi điều kiện vay của ngân hàng vẫn rất chặt nên không thể tiếp cận được khoản vay trung và dài hạn.

    “Hiện nhiều ngân hàng có chính sách tín dụng ưu đãi từ 5%-7%/năm, giảm mạnh so với trước kia (10%-14%/năm) nhưng họ quá thận trọng trong việc giải ngân. Cụ thể, ngân hàng yêu cầu chúng tôi phải cung cấp báo cáo tài chính rõ ràng, trình bày phương án kinh doanh, hay đưa ra tài sản đảm bảo… Trong khi, doanh nghiệp quy mô nhỏ, chỉ vài chục lao động, lại vừa bị ảnh hưởng nặng từ dịch bệnh nên chúng tôi không đáp ứng được”, vị lãnh đạo doanh nghiệp trên nói.

    HẠ CHUẨN CHO VAY?
    Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nhìn nhận, để quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp rất cần vốn thời điểm này nhưng sức khỏe tài chính của họ lại bị suy giảm trầm trọng nên ngân hàng còn e dè khi giải ngân. Theo đó, mong muốn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là làm sao có thể tiếp cận được tín dụng.

    “Theo quan điểm ngân hàng trung ương các quốc gia trên thế giới, ngân hàng tài trợ trực tiếp cho doanh nghiệp thông qua giải ngân khoản vay mới. Một số quốc gia như Mỹ, châu Âu đã thành lập các nhóm ngân hàng tài trợ trực tiếp cho doanh nghiệp bằng cách cho vay tín chấp, có thể có bảo lãnh hoặc không có bảo lãnh. Tức là, tạo ra luồng tín dụng mới thực sự cho những doanh nghiệp không đủ điều kiện vay ngân hàng, như doanh nghiệp đã có nợ xấu, không có tài sản đảm bảo”, ông Nghĩa nói.

    Các chuyên gia cùng chung ý kiến rằng, ngành ngân hàng nên hạ chuẩn tín dụng trong một thời gian nhất định để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng.
    Chung ý kiến, ông Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng ngân hàng nên nới lỏng điều kiện cho vay trong một thời gian nhất định. Ví dụ, dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ngân hàng có thể đánh giá việc cho vay bằng triển vọng phục hồi khi kinh tế mở cửa trở lại.

    “Để giúp ngân hàng mạnh dạn cho doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ vay vốn, Ngân hàng Nhà nước nên gỡ khó về tỷ lệ an toàn vốn. Chẳng hạn như giữ nguyên hệ số rủi ro với khoản vay lĩnh vực rủi ro cao nhưng giảm hệ số rủi ro với khoản vay khác. Bên cạnh đó việc cho vay vẫn cần tài sản đảm bảo nên không lo ngại mất an toàn hệ thống”, ông Phước hiến kế.

    Đại diện các ngân hàng thương mại, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam lưu ý, những khoản nợ dù đã được cơ cấu lại nhưng bản chất nền tảng vẫn là nợ xấu, chỉ khác là ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi ro ngay. Mới nhất, Thông tư 14 mới sửa đổi năm 2021 yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro 3 năm với mức 30% trong năm nay, lại tạo thành áp lực lớn.

    "Chính sách tiền tệ đã sử dụng hết khả năng, nên cần sự vào cuộc của chính sách tài khóa. Chính phủ có thể phát hành trái phiếu, vay từ ngân hàng trung ương như các quốc gia khác… để có đủ nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế".
    TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam
    Từ đầu năm đến nay, lượng tiền gửi dân cư vào ngân hàng liên tục giảm, nên khả năng huy động vốn cũng có chiều hướng giảm. Điều này kéo theo nguy cơ khó khăn về nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp sau dịch bệnh, dẫn tới áp lực thanh khoản có thể xảy ra trong tương lai.

    Với các khó khăn trên, ông Hùng nhìn nhận, dù xác định rõ mối quan hệ cộng sinh nhưng ngân hàng sẽ phải chịu hệ quả về sau. “Trong bối cảnh doanh nghiệp đang nợ dưới chuẩn, không có nguồn thu, không có lợi nhuận, không đủ điều kiện để tiếp cận vốn thì ngân hàng không biết lấy căn cứ vào đâu để giải ngân”, ông Hùng nói.

    Ông Hùng cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nên ra cơ chế khoanh nợ để doanh nghiệp đang được cơ cấu nợ có thể tiếp cận được vốn vay mới phục vụ sản xuất và kinh doanh.

    Về phía Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nêu quan điểm, nợ xấu là chỉ báo rất quan trọng đối với hệ thống ngân hàng và chỉ báo rủi ro này đang ngày càng tăng nhanh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước luôn nghĩ đến câu chuyện hạn chế nợ xấu bằng cách mở rộng tín dụng và không hạ chuẩn tín dụng.

    Các bác cứ lo ngân hàng nợ xấu, đấy nhé, cho các bác thấy đừng mơ mà dễ dàng cuỗm được tiền của bank.
  2. success1368

    success1368 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2019
    Đã được thích:
    253
    chôn vốn với con ghẻ này
  3. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.570
    Bác tìm được cơ hội tốt hơn thì cứ việc cắt mà sang, lấy lại vốn nhanh thôi. Không việc gì phải mạt sát :D
  4. Adidaphat9

    Adidaphat9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/10/2014
    Đã được thích:
    1.607
    Em MPT mới phím hôm bữa mà cũng ko chạy nổi, MBB nặng như đeo chì hay sao ấy?
    bbshark thích bài này.
  5. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.570
    Bác ấy tếu đấy :))
    Mai bán nhưng không biết cụ thể ngày nào :))
    --- Gộp bài viết, 19/10/2021 ---
    Trời, có nhẽ nào!!!!
    Mở cửa đỏ lòe thế này!
  6. nguyenhien001

    nguyenhien001 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2016
    Đã được thích:
    458
    Bán hết đi ae. Nghe chửi nhiều quá cũng hoang mang.
    chau2000 thích bài này.
  7. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.570
    Chỉ khi nào người ta cho một cái lập luận tử tế về việc không còn gì để hy vọng nữa thì hãy bán. Còn người ta chửi vì cay cú vì abc... thì kệ bác ạ! :))
    nguyenhien001 thích bài này.
  8. nguyenhien001

    nguyenhien001 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2016
    Đã được thích:
    458
    Đấy là tôi khuyên anh em đang chửi bán đi. Bán đi để không phải chửi nữa. Còn tôi thì tôi có tiền thì tôi sẽ mua thêm. Giá này quá hời. Hiiii
    crazyckbbshark thích bài này.
  9. crazyck

    crazyck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/08/2021
    Đã được thích:
    455
    6 con quạ đen :drm. cứ ATC mua vào 1 ít là có giá ngon
    bbshark thích bài này.
  10. bbshark

    bbshark Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2021
    Đã được thích:
    4.570
    Hay quá, ở đây toàn cổ đông view dài. Thấy giá giảm không chửi bới không kêu ca mà lặng lẽ mua vào. 2 tháng qua đã thanh lọc rất đáng kể. :))
    Cây nến hôm nay chính thức xác nhận cho cụm nến gọi là "mây đen che phủ". Nhưng giá giảm, vol tiếp tục giảm các bác ạ. MACD tuy vẫn phân kỳ âm nhưng vẫn tiếp tục hướng lên, sắp dương rồi. Gần như đáy đã tạo xong. :drm
    --- Gộp bài viết, 19/10/2021, Bài cũ: 19/10/2021 ---
    Em ấy có phím MBB đâu bác. Là do các bác tự suy diễn đấy chứ :))
    crazyck thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này