Media đưa tin Thái lan bảo hộ ngành đường dày đặc !!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 10/12/2020.

6111 người đang online, trong đó có 930 thành viên. 08:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10284 lượt đọc và 69 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.417
    Lúc Media đưa tin dày đặc thì là lúc sắp ra quyết định rồi
    Cục Phòng vệ Thương mại: Chúng tôi điều tra CBPG đường Thái Lan nhanh nhất có thể
    22:09 | 01/12/2020
    [​IMG]
    Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại. (Ảnh: Đức Quỳnh)
    Kể từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan cho ASEAN, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh, trong 9 tháng đầu năm đạt gần 1.064.766 tấn, tăng hơn 5 lần so với cùng kì năm 2019 (khoảng 206.600 tấn).

    Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỉ lệ chủ yếu, chiếm 89,7% tổng lượng nhập khẩu vào Việt Nam.

    Lượng nhập khẩu từ Thái Lan đạt gần 960.000 tấn trong 9 tháng đầu năm 2020 (trong khi lượng nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2019 chỉ là 182,132 tấn, cả năm 2019 là 300.000 tấn).

    Ông Dũng cho biết lượng đường trước kia nhập lậu nay chuyển sang nhập chính ngạch. Đây cũng là lí do chính khiến lượng đường nhập lậu giảm trong khi đường nhập chính ngạch tăng mạnh.

    Sản lượng đường mía trong nước niên vụ 2019/2020 ước tính chưa tới 800 nghìn tấn, sụt giảm so với 1,2 triệu tấn của niên vụ 2018/2019.

    Bên cạnh đó, ngành sản xuất trong nước cũng đã cung cấp các thông tin, bằng chứng cho thấy sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đang bị bán phá giá vào Việt Nam và Chính phủ Thái Lan đã và đang duy trì một số chính sách trợ cấp cho hoạt động trồng mía của người nông dân và ngành sản xuất mía đường.

    Ngoài ra, hồi tháng 6, Bộ Công Thương cũng đã điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (còn gọi là HFCS) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

    Ông Dũng cho biết trước khi bãi bỏ hạn ngạch Cục Phòng vệ Thương mại đã trao đổi với Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Bộ Tài Chính rất kĩ để chuẩn bị các qui định và hồ sơ về phòng vệ.

    Theo qui định, muốn điều tra chống bán phá giá cơ quan quản lí đánh giá tác động của hàng nhập khẩu trong vòng 1 năm trong một số trường hợp có thể là 6 tháng.

    "Ngành mía đường mở cửa từ tháng 1. Trong tháng 6 sau khi có số liệu nhập khẩu đường, Hiệp hội Mía đường đã điền luôn vào hồ sơ sau đó gửi lên Bộ Công Thương và khởi sướng 21/9. Chúng tôi đang làm nhanh nhất có thể thể", ông Dũng cho biết.

    Giải pháp cho ngành mía đường trong tình hình mới
    Theo ông Lộc trong những năm qua, ngành mía đường Việt Nam đã triển khai công tác tái cơ cấu mạnh mẽ thông qua hiện đại hóa các nhà máy. Ngoài ra, một số doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức cạnh tranh đã chủ động hoặc buộc phải đóng cửa dừng hoạt động.

    Một số vùng trồng mía không hiệu quả nhưng có thể sản xuất các loại cây trồng khác cho năng suất, chất lượng và thu nhập tốt hơn đã chuyển đổi cây trồng.

    Với thực tế đa số các vùng trồng mía của Việt Nam không phải là đất bằng phẳng và thuận lợi cho việc cơ giới hóa và tưới tiêu, cần tiếp tục tìm nghiên cứu các mô hình trồng mía mới sử dụng công nghệ để áp dụng vào Việt Nam cho phù hợp.

    Bên cạnh đó, cần tích cực trong công tác chống gian lận thương mại đường nhập lậu theo chỉ thị của Thủ tướng về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới, trong đó có giao cho Hiệp hội Mía đường Việt Nam và các doanh nghiệp mía đường xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc để giúp ngăn chặn hành vi buôn lậu đường.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.417
    Hơn 880.000 tấn đường giá rẻ tràn vào Việt Nam trong 10 tháng, Thái Lan chiếm gần 90%
    14:34 | 01/12/2020
    Dưới tác động của “dòng thác” đường giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, giá đường thị trường nội địa của Việt Nam đã giảm xuống mức rất thấp, từ đó dẫn đến giá mía của Việt Nam cũng rất thấp.

    Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết ngày 1/12 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới”.

    Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Tiến Nam, Phó Chủ tịch Trung ương Hội nông dân Việt Nam, cho biết sau nhiều năm duy trì chính sách bảo hộ đối với ngành mía đường, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành đường từ 1/1/2020.

    Theo đó, không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và áp dụng mức thuế nhập khẩu 5%.

    Kể từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan đối với đường nhập khẩu từ các nước ASEAN, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh, đạt xấp xỉ 1,3 triệu tấn trong 10 tháng đầu năm 2020.

    Ngoài ra giá đường nhập khẩu cũng rất thấp, gây nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất đường cũng như các hộ nông dân trồng mía trên cả nước.

    Theo số liệu thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2020, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh. Sau khi trừ đi lượng đường đã xuất, số lượng đường nhập khẩu tại thị trường trong nước lên đến 884.285 tấn.

    Số liệu này còn lớn hơn cả lượng đường sản xuất từ mía trong nước. Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỉ lệ chủ yếu là 87,67%. Lượng đường nhập khẩu từ các nước Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanma cũng gia tăng.

    Dưới tác động của “dòng thác” đường giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, giá đường thị trường nội địa của Việt Nam đã giảm xuống mức rất thấp, từ đó dẫn đến giá mía của Việt Nam cũng rất thấp.

    Giá mua mía thấp khiến nhiều nông dân trồng mía lâm vào cảnh nợ nần, phải bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ. Đây chính là nguyên nhân khiến diện tích mía nguyên liệu trong niên vụ vừa qua suy giảm trầm trọng.

    Theo đó, nếu như trước đây, cả nước có 40 nhà máy mía đường hoạt động thì trong niên vụ 2019/2020 chỉ còn 29 nhà máy mía hoạt động. Niên vụ 2020/2021, dự báo sẽ là một năm tiếp tục nhiều khó khăn với ngành mía đường Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

    So với niên vụ 2019/2020, dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong tiếp tục đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả.

    Ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng thư kí Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho hay ngành mía đường Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề từ các năm trước do gian lận thương mại đường nhập lậu, với đường nhập lậu chính là loại đường phá giá xuất phát từ Thái Lan.

    Trong khi các nước sản xuất mía đường khác trong ASEAN bao gồm Thái Lan, Philippines và Indonesia dù đã hoàn thành việc thực thi cam kết ATIGA từ năm 2010 và 2015, nhưng thực tế vẫn áp dụng các biện pháp quản lí để bảo vệ ngành mía đường của họ.

    Theo ông Lộc, Chính phủ các nước này vẫn đóng vai trò quyết định trong việc trợ giá, bảo vệ chặt chẽ thị trường nội địa và không để đường nhập khẩu giá rẻ trên thị trường quốc tế được tự do tiêu thụ tại thị trường nội địa.

    Mặc dù đã thực hiện dỡ bỏ hàng rào thuế quan và hạn ngạch như cam kết, cho phép cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp được nhập khẩu đường, nhưng chính phủ Thái Lan không cho phép nhập khẩu đường, còn Indonesia và Philippines chỉ cho phép nhập đường tương ứng với sản lượng thiếu hụt trong nước và chỉ cho phép đường nhập khẩu được đưa vào thị trường sau khi đã kết thúc vụ ép mía.

    Không những vậy, theo Hiệp hội Mía Đường Việt Nam, tại ba nước này, nông dân trồng mía được hỗ trợ thông qua các khoản trợ cấp trực tiếp, gián tiếp và hệ thống chia sẻ lợi nhuận với nhà máy nhằm bảo đảm thu nhập ổn định từ cây mía.

    Điều đó có nghĩa giá đường cao thì người nông dân sẽ được hưởng lợi lớn nhất (vì tỉ lệ nông dân có thể lên tới 66-70%). Đó là chưa kể đến việc các nhà sản xuất mía đường trong nước được hưởng lợi đầy đủ từ các khoản vay có lãi suất thấp và các khoản trợ cấp đầu vào như tất cả các ngành khác trong lĩnh vực nông nghiệp.

    Đường nhập khẩu bán phá giá của Thái Lan đã gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, cũng như có mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
    --- Gộp bài viết, 10/12/2020, Bài cũ: 10/12/2020 ---
    Đội này chắc sẽ ra quyết định trong tháng thôi để 2021 thực hiện ngay.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.417
    Lúc gian khó nhất của ngành mía đường mà SLS vẫn đẳng cấp thế này mà lúc áp thuế thì quá khủng
    Mía đường Sơn La (SLS): Niên độ 2019-2020 lãi gấp 4 lần kế hoạch, trình phương án chia cổ tức tỷ lệ 70%[​IMG]


    CTCP Mía đường Sơn La (mã chứng khoán SLS) đã kết thúc năm tài chính 2019-2020 (năm tài chính của Mía đường Sơn La bắt đầu từ 1/7 và kết thúc vào 30/6 năm sau) với cả doanh thu và lợi nhuận vượt xa kế hoạch đề ra.

    Kết quả kinh doanh năm 2019-2020

    Cụ thể, doanh thu thuần năm 2019-2020 đạt 1.048 tỷ đồng, tăng trưởng 19,5% so với năm trước đó và vượt 23,3% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt mức tăng trưởng 89% lên trên 119 tỷ đồng và vượt 367% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

    [​IMG]

    Mía đường Sơn La cho biết, năm tài chính 2019-2020 doanh thu tăng do lượng đường tiêu thụ thuận lợi, công ty đã mở rộng thị trường bán buôn trong nước, ổn định các khách hàng truyền thống và tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thu đến các khách hàng thương mại.

    Tổng diện tích mía nguyên liệu ký hợp đồng niên vụ 2019-2020 là 7.771ha với năng suất bình quân 65,16 tấn/ha. Tổng sản lượng mía thu về khoảng 506.376 tấn, trong đó sản lượng mía chế biến 485.572 tấn còn lại 20.804 tấn mía để giống.

    Về sản lượng sản xuất, tổng sản lượng đường gần 64,65 triệu tấn, vượt 3,4% kế hoạch, trong đó đường trắng cao cấp đặc biệt chiếm phần lớn với gần 45% tổng sản lượng. Đường trắng cao cấp loại 1 chiếm 39% tổng sản lượng, còn lại là đường trắng cao cấp loại 2, đường trắng loại 1 và một phần đường hồi dung.

    Đối với mặt hàng phân bón, sản lượng phân vi sinh trong năm đạt 1.821 tấn, vượt 21,4% kế hoạch năm. Sản lượng phân bùn ủ men đạt 28.339 tấn. Đây chủ yếu dùng để cung cấp cho vùng nguyên liệu trồng mía của công ty.

    Kế hoạch kinh doanh năm 2020-2021

    Năm tài chính 2020-021 Mía đường Sơn La đặt mục tiêu đạt hơn 816 tỷ đồng doanh thu toàn công ty. Lợi nhuận sau thuế ước đạt hơn 26 tỷ đồng – không cao hơn nhiều so với chỉ tiêu được giao cho năm tài chính 2019-2020.

    Theo giải trình từ phía công ty, từ 1/1/2020 Việt Nam đã xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường đối với các nước Asean, mức thuế suất nhập khẩu đường vào Việt Nam là 0%. Trong khi đó hoạt động buôn lậu đường qua biên giới ngày càng phức tạp, cùng với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiên hoạt động của ngành mía đường nói chung càng khó khăn. Tuy vậy công ty cũng sẽ nỗ lực hoàn thành kế hoạch.

    Chia cổ tức năm 2019-2020 tỷ lệ 70%

    Trong tờ trình phân phối lợi nhuận năm 2019-2020, Mía đường Sơn La dự kiến dành hơn 68 tỷ đồng chia cổ tức tỷ lệ 70% cho cổ đông.
    --- Gộp bài viết, 10/12/2020, Bài cũ: 10/12/2020 ---
    https://tuoitre.vn/viet-nam-dieu-tra-kep-mia-duong-nhap-khau-tu-thai-lan-2020092118135347.htm
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.417
    Sẽ áp thuế CBPG, CTC đường mía Thái Lan trở về trước?
    07:28 | 24/11/2020
    Bộ Công Thương nhận được ý kiến của bên liên quan đề nghị không áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp (CTC) có hiệu lực trở về trước đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

    Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết trên cơ sở Hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước, căn cứ Luật Quản lí ngoại thương, ngày 21/9, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

    Trong quá trình điều tra, Bộ Công Thương nhận được ý kiến của bên liên quan đề nghị không áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

    Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho biết theo qui định tại khoản 4 Điều 81 và khoản 4 Điều 89 Luật Quản lí ngoại thương, trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước.

    Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có thể được áp dụng với hiệu lực trở về trước là để phòng chống trình trạng hàng hóa bị điều tra được nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam trong giai đoạn điều tra, gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

    Bộ Công Thương sẽ tuân thủ qui định tại Điều 81 và Điều 89 của Luật Quản lí ngoại thương, trong đó có việc phân tích khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong giai đoạn điều tra để đưa ra quyết định cuối cùng, bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng cho ngành mía đường Việt Nam.

    Bộ Công Thương lưu ý để các doanh nghiệp biết và đề nghị các doanh nghiệp căn cứ các qui định của pháp luật, có biện pháp phù hợp để phòng ngừa rủi ro thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có thể sẽ được áp dụng với hiệu lực trở về trước như Bộ Công Thương đã cảnh báo tại Quyết định 2466/QĐ-BCT.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.417
    Chính phủ chỉ đạo từ rất sớm, chắc đã thu thập đủ dữ liệu, bằng chứng rồi áp thuế nhanh bà con nông dân và cổ đông ngành đường còn được nhờ
    Áp dụng biện pháp phòng vệ phù hợp để bảo vệ ngành mía đường

    Tác giả Thế Hoàng / baodautu.vn
    14/03/2020 12:13
    Để bảo vệ ngành sản xuất mía đường trong nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương áp dụng biện pháp phòng vệ phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, tăng cường quản lý thị trường, chống gian lận thương mại và chống buôn lậu đối với mặt hàng đường.
    [​IMG]
    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương áp dụng biện pháp phòng vệ phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế để bảo vệ sản xuất mía đường trong nước

    Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về khó khăn của ngành mía đường.

    Theo đó, thông báo nêu rõ, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đối với mặt hàng đường, từ năm 2020, phải thực hiện cam kết theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN theo đúng kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 77/TB-VPCP ngày 07/6/2018, ngành mía đường phải chủ động tự đổi mới cách làm để có thể đáp ứng tốt hơn những yêu cầu đặt ra, tiếp tục phát triển bền vững trong tình hình mới.


    Qua 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay ngành mía đường Việt Nam đã tạo việc làm cho hơn 35 vạn hộ nông dân, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nhất là vùng sâu vùng xa và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đối với mặt hàng đường, từ năm 2020 phải thực hiện cam kết theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) theo đúng kết luận của Thủ tướng về áp dụng hạn ngạch thuế quan và tăng cường chống buôn lậu đối với mặt hàng đường, vì vậy ngành mía đường phải chủ động tự đổi mới cách làm để có thể đáp ứng tốt hơn những yêu cầu đặt ra, tiếp tục phát triển bền vững trong tình hình mới.

    Ngành mía đường nhìn nhận thấu đáo các thách thức, yêu cầu đang đặt ra hiện nay như gắn sản xuất với nhu cầu thị trường; biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến năng suất, hoạt động gian lận thương mại, nhập khẩu đường thô, đường lỏng ngày càng phức tạp và tinh vi; cơ hội để phát triển các sản phẩm sau đường như sản xuất điện từ bã mía, ván ép, ethanol… để cải thiện năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các nhà máy sản xuất đường, phát triển ngành mía đường phù hợp với điều kiện hội nhập và quan điểm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự cường.

    Để tiếp tục phát triển ngành mía đường Việt Nam tương xứng với tiềm năng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương áp dụng biện pháp phòng vệ phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế để bảo vệ sản xuất mía đường trong nước; áp dụng biện pháp chống phá giá đối với đường lỏng sirô ngô và các chất tạo ngọt khác; tăng cường chống buôn lậu đường, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm; tăng cường quản lý thị trường, chống gian lận thương mại; rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giá điện đồng phát từ bã mía phù hợp với điều kiện Việt Nam.

    Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tăng cường chống buôn lậu, chống hàng giả, gian lận thương mại quyết liệt hơn; xử lý nghiêm cán bộ liên quan đến bảo kê nhập khẩu đường trái phép.


    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét tổng thể những vùng bị hạn hán, khó khăn để khoanh, giãn nợ cho nông dân trồng mía; xem xét, tiếp tục cho vay vốn ưu đãi đối với hoạt động trồng mía, chế biến đường tại những khu vực có hiệu quả.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường đầu tư hàng năm, có nguzn kinh phí cho công tác nghiên cứu giống mía mới, cơ giới hóa, thủy lợi hóa những vùng mía tập trung; phối hợp với Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 389 áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các công cụ phòng vệ để kiểm soát đường nhập khẩu theo thông lệ, kinh nghiệm quốc tế; đẩy mạnh hoạt động liên kết giữa nhà máy chế biến đường và các hộ nông dân trồng mía.

    Bên cạnh đó, tiếp thu đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, chủ trì phối hợp với Hiệp hội Mía đường Việt Nam, các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới, trong đó đánh giá kết quả thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 77/TB-VPCP ngày 07/6/2018, nêu rõ quan điểm phát triển đối với ngành mía đường trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tới, xác định cụ thể các nhiệm vụ trước mắt và các nhiệm vụ dài hạn của từng Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Mía đường Việt Nam.

    Theo đó, các nhiệm vụ và giải pháp phải hết sức cụ thể, căn cơ và khả thi, nhất là các giải pháp tăng cường chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng giống mía, phát triển các sản phẩm sau đường. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/3/2020.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.417
    Nhiều nhà máy đường đóng cửa do kinh doanh thua lỗ, hàng chục nghìn nông dân bỏ trồng mía, diện tích giảm mạnh, ngành mía đường nước ta đang đối mặt với nhiều khó khăn. Vậy đâu là giải pháp vực dậy ngành mía đường trong thời gian tới để tránh "thua ngay trên sân nhà" sau khi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2020?


    Nhà máy đóng cửa, nông dân bỏ trồng mía

    Trải qua hơn 20 năm xây dựng và thực hiện Chương trình "Một triệu tấn đường", ngành mía đường Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ khi tạo việc làm cho hơn 300 nghìn hộ nông dân, chủ động được nguồn đường sản xuất trong nước, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. Từ ngày 1-1-2020, khi Hiệp định ATIGA được thực hiện thì ngành mía đường nước ta bước vào "sân chơi" mới và đang đối mặt với nhiều khó khăn.

    Theo Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam Nguyễn Văn Lộc, trước đây cả nước có 41 nhà máy đường, đến niên vụ 2019 - 2020 đã có 12 nhà máy phải dừng hoạt động. Ðáng chú ý, diện tích mía của cả nước từ 300 nghìn héc-ta nay giảm xuống còn gần 160 nghìn héc-ta. Hơn nữa, từ hơn 300 nghìn hộ dân tham gia trồng mía, nay chỉ còn khoảng 170 nghìn người trồng. Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Phan Văn Chinh cho biết, Việt Nam là một trong những nước sản xuất, tiêu thụ đường lớn trên thế giới và trong khối ASEAN. Về sản xuất, năng lực trung bình của nước ta sản xuất hằng năm từ một triệu đến 1,3 triệu tấn đường, trong khi nhu cầu tiêu dùng trực tiếp và sản xuất chế biến khoảng hai triệu tấn/năm. Kể từ khi thực hiện Hiệp định ATIGA, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng rất nhanh, trong tám tháng năm 2020, nước ta nhập khẩu khoảng 860 nghìn tấn. Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái-lan vào Việt Nam là chủ yếu với hơn 750 nghìn tấn, trong khi cả năm 2019, lượng đường nhập khẩu từ thị trường này chỉ 300 nghìn tấn. Hơn nữa, sản lượng đường trong niên vụ năm 2019 - 2020 cũng sụt giảm chỉ còn khoảng 800 nghìn tấn so với sản lượng 1,2 triệu tấn của niên vụ năm 2018 - 2019. Dự kiến, niên vụ mía đường 2020 - 2021, sản lượng đường tiếp tục giảm xuống còn 700 nghìn tấn.

    Rõ ràng, hiện đang tồn tại những khó khăn của các nhà máy đường trong nước khi phải cạnh tranh với đường ở các nước trong khu vực ASEAN. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn Lê Văn Tam cho biết, đất trồng mía vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán. Ðây là nguyên nhân chính gây khó khăn để xây dựng cánh đồng lớn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng mía và giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, hạn điền thuê đất ngắn (chỉ từ 3 đến 5 năm) cho nên nông dân không mạnh dạn đầu tư vào sản xuất vì trồng mía phải thuê thầu đất ít nhất 10 năm thì mới thu hồi được vốn đầu tư. Ngoài ra, đất trồng mía chủ yếu là đất đồi, hệ thống thủy lợi ít được đầu tư cho nên diện tích mía chủ động được nước tưới còn rất ít, chỉ 10 đến 15% tổng diện tích; mía trồng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa cho nên ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng. Ông Ðào Văn Ðường, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) cho biết: "Nếu một héc-ta mía với năng suất đạt từ 60 đến 70 tấn, thì chỉ đủ chi phí đầu vào và thậm chí là lỗ. Vì vậy, để người trồng mía yên tâm sản xuất và có lãi cần đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cơ giới hóa sản xuất toàn bộ. Nhưng để thực hiện được điều đó thì người nông dân cần có cơ chế hỗ trợ, cụ thể như việc mở rộng cơ chế kéo dài thời gian thuê đất. Bởi hiện nay đất nông nghiệp chỉ thuê được tối đa 5 năm, khó cho thu hồi vốn trong việc đầu tư hạ tầng như: Hệ thống tưới, điện, máy bơm...".

    Qua đánh giá của các cơ quan chuyên môn, hiện nay, năng suất và chất lượng mía nguyên liệu của nước ta còn thấp so với khu vực, mới chỉ đạt khoảng 67 đến 68 tấn/ha (bình quân thế giới là 70 đến 72 tấn/ha). Như vậy năng suất mới chỉ đạt khoảng hơn 90% trung bình thế giới; bình quân mía đưa vào ép với chữ đường dao động từ 10 đến 10,5 CCS, trong khi các nước trong khu vực đạt từ 12 đến 14 CCS.

    Chuyển đổi những vùng sản xuất không hiệu quả

    Phó Cục trưởng Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Phạm Văn Duy cho biết, thông thường một nhà máy đường phải có công suất ép từ sáu nghìn tấn mía/ngày/đêm trở lên mới đạt được lợi thế và có khả năng cạnh tranh với đường trong khu vực. Qua thống kê, công suất ép bình quân của các nhà máy đường trong nước mới ở mức 3.700 tấn mía/ngày/đêm; chỉ có tám nhà máy (thống kê năm 2019) có công suất ép lớn hơn 6.000 tấn.

    Ðể cạnh tranh với đường cát ở các nước trong khu vực khi hội nhập, các nhà máy đường trong nước đã và đang đẩy mạnh việc đa dạng hóa sản phẩm sau đường; chú trọng đầu tư các thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm nâng công suất ép; xây dựng hệ thống phân phối tại thị trường trong nước nhằm tạo ra lợi thế trên sân nhà. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa, Phạm Hồng Dương cho biết, hiện nay công ty không đơn thuần sản xuất đường mà chọn chuỗi giá trị của cây mía. Trong đó, bao gồm các giải pháp từ trồng mía, làm ra đường, phân phối, sử dụng cung cấp sản phẩm sau đường cũng như nghiên cứu sâu hơn về chuỗi giá trị mía đường. Bên cạnh đó, công ty cũng hướng đến chuyển đổi mô hình canh tác nông nghiệp truyền thống sang canh tác hướng hữu cơ, để tạo ra các sản phẩm organic; đa dạng hóa sản phẩm sau đường, nhằm nâng doanh thu, lợi nhuận để hỗ trợ người trồng mía, ổn định vùng nguyên liệu.

    Nhằm vực dậy ngành mía trong thời kỳ hội nhập, theo Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Trần Công Thắng, cần rà soát lại các diện tích sản xuất mía và chỉ giữ lại các vùng trồng chiến lược và có hiệu quả; xác định diện tích kém hiệu quả có thể chuyển đổi thì có chính sách khuyến khích và cho phép chuyển đổi; diện tích có lợi thế và phù hợp thì tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất để giảm công lao động và tăng tỷ lệ thu hoạch, giảm tổn thất từ đó giảm chi phí trồng mía; xây dựng vùng sản xuất mía tập trung, thúc đẩy áp dụng cơ giới hóa, cải thiện giống mía nhằm nâng cao năng suất, chất lượng. Ðồng thời, chú trọng sản xuất mía theo hướng liên kết hợp tác xã, tổ hợp tác, người dân với nhà máy đường để ổn định vùng nguyên liệu, bảo đảm đầu ra ổn định…


    Hoàng Hùng
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.417
    Bằng chứng rõ ràng đường Thái Lan bán phá giá sang Việt Nam
    Đường Thái Lan hiện đang chiếm khoảng 90% lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam. Đã có bằng chứng cho thấy rõ đường Thái Lan đang xuất khẩu theo kiểu bán phá giá.

    [​IMG]
    Đường Thái Lan xuất sang Việt Nam với giá thấp hơn cả chi phí mía trong đường. Ảnh: TL.

    Theo số liệu xuất khẩu đường được công bố chính thức của Văn phòng Hội đồng Đường Thái Lan (Office of Cane and Sugar Board - OCSB), trong 7 tháng đầu năm 2020, Thái Lan đã xuất sang Việt Nam 769.117 tấn đường, trị giá hơn 252 triệu USD. Trong đó, có 336.710 tấn đường thô (95 triệu USD), 24.835 tấn đường trắng (gần 9 triệu USD) và 407.572 tấn đường luyện (149 triệu USD).

    Theo dữ liệu trên, giá xuất khẩu bình quân đường thô và luyện của Thái Lan sang Việt Nam chỉ là 327,7 USD/tấn. Giá bán đường xuất khẩu như vậy là thấp hơn cả chi phí mía trong đường.


    Bởi vụ 2019/20, chi phí sản xuất mía ở Thái Lan là 1.419 bath/tấn, tương đương với 45 USD. Trong khi đó, chỉ tiêu chế biến của ngành đường Thái Lan vụ 2019/20 là 9,13 mía/đường, tương đương với gần 411 USD chi phí mía/tấn đường. Điều này càng làm nổi rõ hơn tính chất phá giá của loại đường Thái Lan khi tràn vào thị trường Việt Nam.

    Điều đáng chú ý là mặc dù đã thực thi ATIGA từ 2015, nhưng nghị quyết của chính phủ Thái Lan vào tháng 3/2020 đã cho thấy bằng chứng về việc đường bị cấm nhập khẩu vào nước này. Điều đó có nghĩa rằng không có chuyện thương mại tự do trong lĩnh vực đường ở Thái Lan suốt những năm vừa qua.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  8. Superboy1202

    Superboy1202 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.564
    Xúc tiến triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc đường
    08:47 | 10/12/2020

    Thực hiện Chỉ thị 28/2020/CT-TTg, ngày 14/7/2020, của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã xây dựng và đang tiến hành các bước cần thiết nhằm hoàn thiện và triển khai hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc ngành đường nhằm chống gian lận thương mại đối với sản phẩm đường nhập lậu.
    Đã nhiều năm qua, ngành đường Việt Nam phải đối phó với vấn nạn đường nhập lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu do các đối tượng kinh doanh bất chính lợi dụng kẽ hở của pháp luật và công tác quản lý để hoạt động. Trong đó, các đối tượng đã dùng thủ đoạn mang bao bì in trong nước ra nước ngoài (thường là Campuchia) rồi sang bao sản phẩm biến đường nhập lậu thành đường có nhãn mác xuất xứ Việt Nam, sau đó đưa vào nội địa để tiêu thụ. Khi đường nhập lậu gian lận thương mại đã đưa vào kho trong nội địa, cơ quan chức năng rất khó phát hiện đó có phải là đường lậu hay không.

    Bên cạnh đó, kể từ ngày 1/1/2020, Việt Nam đã chính thức xóa bỏ hàng rào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ ASEAN theo cam kết ATIGA, đường nhập khẩu từ ASEAN được tự do nhập khẩu, với quy định hiện hành về quản lý bao bì, chỉ cần dán nhãn phụ lên bao bì nhập khẩu (chủ yếu là đường xuất xứ từ Thái Lan) là có thể lưu thông tự do, nên hầu như không thể phân biệt đâu là đường nhập khẩu chính ngạch và đâu là đường nhập lậu.

    [​IMG]
    Các sản phẩm đường. Ảnh minh họa
    Lãnh đạo VSSA, cho biết, thiệt hại kinh tế do vấn nạn đường nhập lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu gây ra cho ngành mía đường Việt Nam là cực kỳ nghiêm trọng. Trong khi đó, các cơ quan chức năng vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi xác định hàng hóa lưu hành trên thị trường là hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại, dù đã biết thông tin đó là hàng lậu, hàng gian lận thương mại.

    Tại Chỉ thị 28/2020/CtT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho VSSA và các doanh nghiệp mía đường chủ động xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc nhằm ngăn chặn các hành vi buôn lậu đường. VSSA đã xây dựng dự thảo và kế hoạch triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, với qui mô các đơn vị sản xuất và thương mại tham gia gồm 30 nhà máy đường (mỗi nhà máy trung bình 20 sản phẩm ở dạng đóng bao 50kg và bao nhỏ hơn); 100 đơn vị thương mại cấp 1 và 500 đơn vị thương mại cấp 2 phân phối sản phẩm đường; 1.000 cơ sở sang chiết, đóng gói mỗi đơn vị bình quân 10 sản phẩm dạng bao nhỏ hơn 50kg.

    Ông Cao Anh Đương - Quyền Chủ tịch VSSA, cho biết: Hệ thống truy xuất nguồn gốc ngành đường có quy mô quốc gia để quản lý, đánh giá và nhận diện được các loại đường sản xuất và đóng gói trong nước, nhập khẩu, xuất khẩu, hay nhập lậu và gian lận thương mại, kết nối với hệ thống truy xuất nguồn gốc của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia trong tương lai. Hệ thống sẽ giúp các cơ sở trong ngành đường có thể truy xuất nguồn gốc điện tử tiêu chuẩn ISO 22000:2018 về thực hành sản xuất tốt (GMP), phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn (HACCP), quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn...

    Yêu cầu chung là các cơ sở thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước - một bước sau đảm bảo khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định dữ liệu của cây trồng/nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm; hỗ trợ truy xuất thông qua các thông tin được lưu giữ, bao gồm cả việc áp dụng hệ thống mã số nhận diện (mã hóa) sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất của cơ sở; giúp các cơ sở lưu giữ và cung cấp thông tin đảm bảo khả năng xác định tên, khối lượng, thời gian gieo trồng, hạn sử dụng, các hợp chất an toàn trong gieo trồng, thời gian cách ly phân bón, thuốc trừ sâu; lô hàng sản xuất; lô hàng nhận, cơ sở cung cấp và lô hàng xuất, cơ sở tiếp nhận; giúp phân biệt rõ lô hàng nhận/lô hàng sản xuất/lô hàng xuất khẩu để đảm bảo chính xác thông tin cần truy xuất; hỗ trợ soát xét và sửa đổi bổ sung thường xuyên hệ thống truy xuất, ít nhất 01 lần/năm cho phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của cơ sở.

    Các nội dung của hệ thống được mã hóa từ khi gieo trồng, nhận diện nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất, đảm bảo thuận lợi để truy xuất được các thông tin cần thiết; lưu trữ hồ sơ trong quá trình sản xuất; hỗ trợ thẩm tra định kỳ và sửa đổi hệ thống; hỗ trợ truy xuất nguồn gốc (ai? làm gì? làm như thế nào? khi nào?).

    [​IMG]
    Thu hoạch mía nguyên liệu. Ảnh minh họa
    Đồng thời, lưu trữ và cung cấp thông tin: Đối với lô hàng nhận như tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở cung cấp lô hàng nhận; thời gian, địa điểm giao nhận; thông tin về lô hàng nhận (chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện). Đối với lô hàng sản xuất gồm thông tin về lô hàng sản xuất tại từng công đoạn (thời gian gieo trồng, bón phân, thời gian cách ly phân bón/thuốc bảo vệ thực vật, chủng loại thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, sản xuất (số lượng và dữ liệu/mã code đường thô mua trong nước/nhập khẩu), chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện lô hàng/mẻ hàng). Đối với lô hàng xuất gồm tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở tiếp nhận lô hàng xuất; thời gian, địa điểm giao nhận; thông tin về lô hàng xuất (chủng loại, khối lượng, mã số nhận diện). Hệ thống quản lý dữ liệu, mã hóa các thông tin truy xuất nguồn gốc phải đảm bảo thuận lợi cho việc tra cứu và thời gian tối thiểu phải lưu trữ hồ sơ là 03 năm.

    Hệ thống có tính năng chống được hàng giả 100% (chống việc làm giả tem chống hàng giả, chống lại sự làm giả từ chính nhà sản xuất hoặc cơ sở sang chiết đóng gói) gồm hệ thống cấp mã QR code chống giả cho từng sản phẩm đường, kết hợp truy xuất cơ sở dữ liệu hỗ trợ các cơ quan chức năng kiểm tra/thanh tra khâu vận chuyển, lưu thông; cung cấp tiện ích app kiểm tra hàng giả bằng smart phone trên nền tảng android và IOS cho ngay kết quả kiểm tra hàng giả tại hiện trường. Hệ thống phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới về truy xuất nguồn gốc, đặc biệt theo các hiệp định thương mại tự do (CPTPP và EVFTA...) Việt Nam đã ký kết, qua đó hỗ trợ các đơn vị ngành đường xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường quốc tế có thể chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm

    Lãnh đạo VSSA cho biết, dự kiến giai đoạn 1 thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc ngành đường sẽ bắt buộc đối với các hội viên sản xuất và thương mại của VSSA (các hội viên ủy quyền cho VSSA). Doanh nghiệp tham gia hệ thống sẽ được cấp tài khoản và mật khẩu riêng, có thể tùy chọn mẫu báo cáo truy xuất dành cho thị trường phù hợp của mình, phân quyền người dùng trong nội bộ đưa thông tin và quyền truy cập xem thông tin cho các khách hàng của mình; có trách nhiệm cung cấp thông tin trong từng khâu một, có hệ thống truy xuất nội bộ để quản lý thông tin sản phẩm. Các thông tin của doanh nghiệp tham gia hệ thống sẽ được bảo mật.

    Giai đoạn 2 sẽ mở rộng tham gia đến tất cả các đơn vị thương mại và sang chiết đóng gói đường ngoài VSSA. Các nhà máy đường có thể yêu cầu đối tác mua hàng (đại lý cấp 1) của mình phải tham gia hệ thống và các đại lý cấp 1 tiếp tục yêu cầu đại lý cấp sau mở rộng hệ thống. VSSA sẽ vận động ban hành chính sách bắt buộc truy xuất nguồn gốc với đường sản xuất trong nước, đường nhập khẩu như một hàng rào thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước và chống đường nhập và gian lận thương mại đường nhập lậu.

    Ngọc Quỳnh
    gallant10138nam thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.417
    Đây là 1 giải pháp tốt chống buôn lậu và là 1 trong hàng loạt các giải pháp về chính sách và công cụ đồng bộ để giúp ngành mía đường bình đẳng với các đối thủ nước ngoài
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.417
    Thái Lan đang làm gì để bảo hộ ngành mía đường?
    10-12-2020 15:00:00+07:00

    Chính sách bảo hộ của Thái Lan đang “làm khó” ngành mía đường nhiều nước. Biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) được xem là lời giải quan trọng cho tình thế này.

    Thái Lan bảo hộ toàn diện ngành mía đường nội địa

    Giữ vai trò đặc biệt trong nền kinh tế, ngành mía đường luôn được Thái Lan bảo hộ một cách triệt để. Mỗi năm, Chính phủ Thái Lan chi 2-3 triệu USD cho công tác nghiên cứu giống mía để bàn giao miễn phí cho nhà máy và nông dân. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng hỗ trợ 1-2% lãi suất để nông dân đầu tư máy móc sản xuất, triển khai chính sách miễn thuế nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu…

    Hằng năm, trong ít nhất 1.3 tỷ USD mà Chính phủ Thái Lan dành ra để hỗ trợ ngành mía đường thì có hơn 775 triệu USD được sử dụng cho mục đích trợ giá, bù đắp mỗi khi giá đường trên thế giới sụt giảm. Nông dân Thái Lan được thanh toán trực tiếp khoảng 500-525 triệu USD. Trong khi đó, các nhà sản xuất mía đường trong nước được hưởng lợi đầy đủ từ các khoản vay có lãi suất thấp và các khoản trợ cấp đầu vào...

    Thái Lan cũng kiểm soát chặt chẽ hạn ngạch nhập khẩu, theo đó đơn vị nào muốn nhập khẩu đường vào Thái Lan thì phải trực tiếp đi xin giấy phép, song thực tế việc này hiếm khi xảy ra.

    Chính phủ nước này cũng duy trì tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận 70:30, trong đó 70% tổng doanh thu đường cho nông dân, 30% phân bổ cho nhà chế biến. Điều này giúp nhà máy đường đạt được tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định, tăng cường chuỗi cung ứng đường để cung cấp nhiều sản phẩm liên quan.

    Các nền kinh tế khác hứng chịu hậu quả

    Đem lại lợi ích cho ngành mía đường nội địa nhưng chính sách bảo trợ của Thái Lan lại đặt ngành mía đường ở nhiều nước vào thế khó. Đường giảm giá mạnh nên không còn tạo nguồn thu nhập chính cho nông dân các nước này. Theo Cơ quan cung ứng lương thực Brazil (Conab), diện tích trồng mía của Brazil, nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới, trong niên vụ 2020-2021 tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016, do nông dân chuyển sang các loại cây sinh lời khác. Trong khi đó, theo thông tin từ Hiệp hội mía đường Ấn Độ (ISMA), lũy kế đến ngày 15/02 niên vụ 2019-2020, Ấn Độ sản xuất gần 17 triệu tấn đường thô, giảm khoảng 23% so với cùng kỳ năm trước.

    https://image.*********.vn/2020/12/10/ginh-anh-nganh-mia-duong.jpg​
    Ngành mía đường của nhiều nước gặp khó trước sức ép cạnh tranh từ Thái Lan.
    Ở Việt Nam, tình hình cũng tương tự khi đường nhập khẩu từ Thái Lan có dấu hiệu bán phá giá. Giá xuất khẩu trung bình của đường thô và đường tinh luyện từ Thái Lan sang Việt Nam là 334 USD/ tấn, thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa Thái Lan đang là 755 USD/ tấn, rẻ hơn cả chi phí mía để sản xuất đường hiện là 410 USD/ tấn.

    Vốn đã chịu thiệt hại nặng nề từ đại dịch Covid-19 và tình trạng đường nhập lậu tràn lan… giờ đây, trước sức ép từ giá đường nhập khẩu giảm mạnh, ngành mía đường Việt Nam càng khó khăn hơn. Trước đây, cả nước có 40 nhà máy mía đường hoạt động thì trong niên vụ 2019-2020 chỉ còn 29 nhà máy.

    Giải pháp đảm bảo cạnh tranh công bằng

    Trước sức ép cạnh tranh, nhiều nước đã đề xuất các giải pháp bảo vệ ngành mía đường nội địa. Đơn cử như Brazil. Mỗi năm, Chính phủ nước này trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp 2.5 tỷ USD cho ngành mía đường trong nước; đồng thời tập trung nghiên cứu nhiều giống mía mới.

    Trong khi đó, Chính phủ Ấn Độ hiện công khai trợ giá đường xuất khẩu, bình quân cứ mỗi kilogam đường Ấn Độ xuất khẩu ra thế giới sẽ được trợ giá khoảng 3,000 đồng.

    Các biện pháp PVTM được áp dụng đều đem lại hiệu quả tích cực cho các ngành sản xuất, giúp các nước khắc phục thiệt hại do sự gia tăng của hàng nhập khẩu. Việc này cũng từng bước giúp ngành sản xuất đường nội địa phát triển.

    Ở Việt Nam, nước ta cũng đang đề xuất và thảo luận các biện pháp PVTM nhằm thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành sản xuất trong nước.

    Theo Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công thương, tính đến tháng 11/2020, Bộ Công thương đã khởi xướng điều tra 21 biện pháp PVTM, gồm 13 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 1 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp tự vệ với nhiều sản phẩm bao gồm đường... Đặc biệt, Bộ Công thương cũng đã ban hành quyết định áp dụng 7 biện pháp chống bán phá giá, 5 biện pháp tự vệ và 1 biện pháp chống lẩn tránh biện pháp tự vệ.

    Cụ thể, khi các biện pháp PVTM được triển khai chặt chẽ, người nông dân có thể bán được mía với giá tương đồng các nước tham gia ATIGA, lợi nhuận từ mía gia tăng giúp họ yên tâm canh tác và gắn bó với cây mía. Trong khi đó, doanh nghiệp sẽ đảm bảo thu mua mía nguyên liệu và không bị ép bán lỗ đường trong kho.

    Với những phương án ứng phó và giải pháp này, tin rằng ngành mía đường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ sớm tái lập môi trường cạnh tranh công bằng, tạo cơ hội cho người nông dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, từ đó hướng đến phát triển bền vững.
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này

Chia sẻ trang này