Merrill Lynch bi quan về chứng khoán VN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuthong, 16/07/2007.

1918 người đang online, trong đó có 56 thành viên. 03:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3172 lượt đọc và 43 bài trả lời
  1. tuthong

    tuthong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Đã được thích:
    0
    Anh nói với chú câu cuối nhé:
    Anh mời chú cốc cà phê rồi anh nói chuyện phải quấy với chú nhé. A ko thích chửi nhau
    Chú PM cho anh cái time, anh mời chú cốc cà phê ở Gloria Jeans 

    Được tuthong sửa chữa / chuyển vào 15:04 ngày 16/07/2007
  2. Thalamhatmuabay

    Thalamhatmuabay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Đã được thích:
    0
    Bài này hay quá. anh em ủng hộ đi nào

    Ngày 16/07/2007, 14:52
    Merrill Lynch trên con đường ngược chiều


    (ĐTCK-online)Cú sốc sau báo cáo của HSBC chưa kịp lắng xuống thì một lần nữa cộng đồng nhà đầu tư Việt Nam lại ?olên ruột? khi Tập đoàn Merrill Lynch (ML) có báo cáo về chiến lược đầu tư tại châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 5/7 vừa qua.


    Báo cáo in hình một con bò to đầu bên góc phải, logo nổi tiếng của ML, lại được mở đầu với chủ đề giật gân: ?oKhủng hoảng tài chính của châu Á có khả năng lặp lại sau 10 năm?? Riêng phần thông tin về Việt Nam chưa đến 1.000 chữ, ML dường như quên hết những lời đường mật họ đã rót vào tai nhà đầu tư qua hai báo cáo vào tháng 2/2006 và tháng 10/2006.



    Khi đến phất cờ? khua trống

    Tháng 2/2006, với một báo cáo dày đến 52 trang, ML đã ?onổ đại bác? cho một cuộc đổ bộ đồng loạt của các tổ chức đầu tư lớn nhất thế giới vào TTCK Việt Nam. Khi đó, ML rót vào tai các khách hàng của mình rằng, ?ocủa cải đang được tạo ra tại Việt Nam với một tốc độ chóng mặt?; rằng ?otriển vọng phát triển của TTCK Việt Nam là rất khả quan trong thập niên tới, vì nền kinh tế đang đi lên nhanh chóng của Việt Nam sẽ thúc đẩy chi tiêu mạnh hơn?; rằng ?ohãy mua cổ phiếu ở Việt Nam, gác gối ngủ yên 10 năm rồi quay lại tính chuyện phải tiêu tiền thế nào??

    Cả thế giới tin ML nói được là làm được. Tạp chí tài chính danh tiếng thế giới Forbes - số ra ngày 24/08/2006 khẳng định chắc nịch: Việt Nam - điểm đến mới của Merrill Lynch vì ML đã dành được quyền trực tiếp nắm giữ các cổ phiếu của Việt Nam chỉ 6 tháng sau khi ông Spencer White, phụ trách chiến lược khu vực của ML, gọi các cổ phiếu Việt Nam là ?okhoản tiền sau 10 năm sinh lãi?.

    Tháng 10/2006, ML tiếp tục bồi một ?oliều tăng lực? cho các khách hàng qua một báo cáo 12 trang về Việt Nam với thừa hào phóng trong những lời nhận xét. ML nói rằng: ?oHiện thực vượt quá cả sự lạc quan của chúng tôi?; rằng ?oViệt Nam vẫn đứng đầu ưu tiên MUA của chúng tôi tại châu Á?; rằng ?omới 8 tháng nhưng những thay đổi thật đáng kinh ngạc? và kết luận ?o2007 - một đỉnh cao ở phía trước?.



    Khi đi lặng lẽ ?

    Đến hôm nay, chưa đầy 1 năm kể từ ngày đặt chân vào TTCK Việt Nam, ML lại có lời giải thích không đến 1.000 chữ rằng, giá chứng khoán Việt Nam đã cao (P/E = 32 lần) và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận/vốn (EPS) của DN chỉ khoảng 10% là không còn đủ hấp dẫn nên họ nói sẽ rút hết tiền ra khỏi Việt Nam và chuyển vào Trung Quốc.

    Bình luận về báo cáo lần này của Merrill Lynch, lãnh đạo CTCK Bảo Việt (nơi ML và nhiều khách hàng của ML mở tài khoản) cho rằng, có lẽ nhóm chuyên viên viết báo cáo lần này gồm 3 người phủ nhận quan điểm của nhóm chuyên viên viết hai báo cáo trước đây (3 người này cộng với Spencer White). Chẳng lẽ quan điểm của một tổ chức có uy tín toàn cầu như ML lại dễ dàng thay đổi chỉ vì ý kiến của một cá nhân trong tổ chức đó?

    Lãnh đạo Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital có một kinh nghiệm giải thích về những báo cáo ?ođọc thấy lạ? của IMF, HSBC và ML thời gian gần đây. Theo đó, một mặt là các tổ chức này đầu tư không đủ thời gian và công sức trong việc thu thập thông tin nên góc nhìn không đầy đủ, thậm chí sai từ khâu cộng trừ nhân chia số liệu (chuyên viên của IMF sai từ phép cộng và phép chia còn HSBC sai số từ đơn vị hàng chục sang hàng trăm). Ngoài ra, động cơ của các tổ chức khi đưa ra báo cáo cũng là một điều thú vị để quan sát vì có tổ chức cần tiếng thơm, có tổ chức cần tỏ ra uyên bác, còn có tổ chức không quên kèm quà khuyến mãi cho mình trong những lời tư vấn cho khách hàng.



    ML trên con đường ngược chiều

    Báo cáo của ML lần này được đưa ra đúng vào thời điểm ĐTCK ghi nhận con số 50.000 tỷ đồng đang sẵn sàng giải ngân vào TTCK Việt Nam. Thời điểm nền kinh tế Việt Nam nhận được sự quan tâm hơn bao giờ hết của thế giới; các nhà đầu tư Mỹ và Ấn Độ vừa cam kết đầu tư trực tiếp khoảng 15 tỷ USD vào Việt Nam. Phía Trung tâm Lưu ký chứng khoán cũng vừa có báo cáo cho biết lượng tài khoản nhà đầu tư được mở trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua nhiều gấp 2 lần so với 7 năm qua cộng lại. Nghĩa là cả thế giới đang hướng đến Việt Nam còn riêng ML, một mình một ngựa, quay đầu lại với chính con đường họ đã vẽ ra cho những người khác.

    Theo một số nguồn tin thân cận với ĐTCK, tuy ML đã tuyên bố rút tiền ra khỏi Việt Nam nhưng lại có sự quan tâm đầu tư đặc biệt vào các quỹ đầu tư vào Việt Nam do VinaCapital và Dragon Capital quản lý. HSBC một mặt cho rằng VN-Index sẽ không ngóc đầu khỏi 900 điểm vào cuối năm nay, nhưng lại không bỏ qua các cơ hội đầu tư vào ngành ngân hàng và khách hàng do HSBC tư vấn thì vẫn không ngừng đầu tư vào các cổ phiếu trên sàn.
    Theo ông Dominic Scriven, Giám đốc Dragon Capital, chẳng phải tổ chức nước ngoài nào cũng có quan điểm đầu tư lâu dài ở Việt Nam và Việt Nam nên biết quý trọng những tổ chức đầu tư có niềm tin và cam kết đầu tư trung và dài hạn ở Việt Nam như Dragon Capital, VinaCapital, Phanxipang, Mekong Capital?
    http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=2534
  3. lanza

    lanza Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Bài này có vẻ được. Thằng cha Dominic Scriven thì vưỡn luôn cáo già đục nước béo cò nhỉ Nhưng TT vẫn cứ lình xình thôi...
  4. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Hãy đọc báo cáo của Merrill Lynch một cách tích cực



    Liên tiếp trong khoảng thời gian ngắn, 2 tổ chức quốc tế lớn, có uy tín là HSBC và Merrill Lynch đều đưa ra cái nhìn khá ảm đạm về thị trường chứng khoán Việt Nam. Các báo cáo khi đưa ra đều gặp phải sự phản đối và cho rằng, có những động cơ mang tính ?omờ ám? trong đó. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, ý nghĩa tích cực của các bản báo cáo là gì?

    Merrill Lynch có trách nhiệm với báo cáo của mình

    Phải khẳng định một điều là: cả hai bản báo cáo trên không được phân phát tràn lan trên TTCK Việt Nam, mà cụ thể là đa số các quỹ đầu tư nước ngoài. Những "độc giả chính thống" đều phải trả tiền cho những nhận xét ấy, và có ai muốn được nghe... xui dại? Xin thưa là không ai cả. Và do vậy, tính trách nhiệm của những bản báo cáo này trước quyền lợi của khách hàng có thể nói là rất cao. Những lý do mà Merrill Lynch đưa ra khi khuyến nghị khách hàng của mình đều dựa trên các chỉ số thu thập từ thị trường. Tạm chưa xét đến yếu tố chuẩn xác của các con số, nhưng có một điều chắc chắn là, rất nhiều nhà đầu tư cũng nhiều lần nhận xét: chỉ số P/E của nhiều mã blue-chip là khá cao.

    Sự tác động của các nhân tố khách quan đến quyết định đầu tư

    Nhiều ý kiến tỏ ra bực tức vì cách nhìn trái ngược nhau đến... không còn gì để nói khi chỉ cách đây hơn 1 năm, Merrill Lynch cho rằng, TTCK Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của giới đầu tư thế giới, mà giờ đây tổ chức này lại cho rằng, nên rút khỏi TTCK Việt Nam để đầu tư sang Trung Quốc.

    Tuy nhiên, bối cảnh đưa ra 2 bản báo cáo là hoàn toàn khác nhau. Cách đây 1 năm, TTCK Việt Nam vẫn còn quá nhỏ, số lượng doanh nghiệp niêm yết ít và đang sẵn sàng cho quá trình tăng vốn. Điều này có thể minh chứng bằng hàng loạt các chính sách của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhằm kích cung trong bối cảnh cầu tăng mạnh. Và sau đó, ngay từ giai đoạn trước đấu giá Đạm Phú Mỹ, TTCK đã đảo chiều bởi tâm lý e ngại về lượng cung quá lớn và khối lượng tiền khổng lồ sẽ bị rút ra khỏi thị trường. Cung cổ phiếu tăng nhanh chóng trong khi rất khó để kiểm soát được hiệu quả của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn.

    Nguồn vốn trong dân không phải là vô tận, chỉ cần khối các ngân hàng như BIDV, Vietcombank, Incombank thực hiện cổ phần hoá hay ACB, ABB, MB tăng vốn thì lượng tiền cần thu hút đã là con số quá lớn. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến thị trường khi mà ?oroom? cho nhà đầu tư nước ngoài chưa được mở rộng. Xét về lâu dài, khi Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa khi gia nhập WTO, việc mở room là bắt buộc, nhưng trong ngắn hạn, nếu không đẩy nhanh tiến độ này, cung sẽ vượt quá xa cầu.

    Trong khi đó, Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bị coi như quả bom tấn dội vào TTCK, cũng đã hạn chế phần lớn khả năng bơm tiền vào lĩnh vực này.

    Trước những nhận định không mấy khả quan về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng xung quanh việc phát hành thêm cổ phiếu tràn lan của họ, nhà đầu tư trong nước có xu hướng né tránh những mã cổ phiếu có lượng lưu hành quá lớn. Và đây cũng là một trong những lý do khiến Merrill Lynch cho là nguyên nhân dẫn đến việc TTCK Việt Nam kém hấp dẫn. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tăng vốn này đến đâu cần phải có thời gian mới có thể đưa ra kết luận, và đánh giá của Merrill Lynch chỉ là một cách nhìn.

    Thật ngạc nhiên khi chúng ta không coi cách nhìn nhận này như một cảnh báo về xu hướng tăng vốn tràn lan. Suốt thời gian vừa qua, nhà đầu tư trong nước luôn cảm thấy được lợi khi doanh nghiệp tăng vốn mà không hiểu rằng, họ có thể không được lợi ích gì cả. Lợi ích chỉ thực sự có được khi việc tăng quy mô đồng nghĩa với tăng hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên, không phải bao giờ điều này cũng là quan hệ tỷ lệ thuận.

    Thiết nghĩ, mỗi nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức có quan điểm khác nhau thì mới tạo nên thị trường, vậy tại sao chúng ta lại trách móc? Nếu chúng ta nghĩ là quan điểm của Merrill Lynch là sai, tại sao chúng ta lại làm theo? Các tổ chức đầu tư nước ngoài, những người bỏ tiền ra để mua thông tin, nhưng họ vẫn tự mình đưa ra quyết định. Quan điểm của các tổ chức là đầu tư dài hạn, tuy nhiên, khi cơ hội đến và đạt được mục tiêu, chẳng ai dại gì lại bỏ qua. Chính vì vậy, người có lỗi lớn nhất chính là chúng ta. Thông tin thị trường là quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn nữa là các nhà đầu tư, những người ra quyết định. Nếu không có những cảnh báo, dù đôi lúc đã làm đau lòng ai đó, thì rất có thể nhà đầu tư sẽ phải hứng chịu hậu quả nặng nề khi đẩy thị trường lên quá cao.

    Hãy để cho các tổ chức được nói lên ý kiến của mình, và nhà đầu tư phải tự mình nhìn nhận vấn đề, như vậy mới là chuyên nghiệp. Biết đâu, thuốc đắng dã tật. Mà điều quan trọng là có ai bắt chúng ta uống nó đâu?

    ĐTCK

Chia sẻ trang này