MIC_Khoáng sản vàng: Lãi 200% trong tháng 5 (Tập 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi choay, 19/04/2010.

4533 người đang online, trong đó có 466 thành viên. 10:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 60227 lượt đọc và 767 bài trả lời
  1. success2468

    success2468 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2009
    Đã được thích:
    774
    Tin cũ từ đời nào mà bác cũng moi lên đc. Phục bác quá...! =))=))=))
  2. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Quảng Nam cấm khai thác khoáng sản trên 525.519 héc ta


    Quảng Nam cấm khai thác khoáng sản trên 525.519 héc ta

    [​IMG] Khai thác khoáng sản không kiểm soát làm nguy cơ ô nhiễm môi trường ở Quảng Nam tăng lên. Ảnh: Xuân Hoàng (TBKTSG Online) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định phê duyệt khu vực cấm hoạt động khai thác khoáng sản trên diện tích 525.519 héc ta. Trong đó, có gần 2.000 héc ta thuộc khu vực di tích lịch sử, văn hoá, 461.000 héc ta thuộc rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, gần 5.000 héc ta đất quốc phòng, 12.000 héc ta đất công trình kết cấu hạ tầng và 45.000 héc ta đất đô thị, công nghiệp, thương mại, du lịch có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kinh tế, dân sinh.
    Được biết, hiện nay tỉnh Quảng Nam có 107 đơn vị được cấp phép hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tại 129 điểm mỏ, cùng hàng chục đơn vị, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực có trữ lượng vàng, đất sét và cát, sỏi. Phần lớn các điểm mỏ đều rơi vào khu vực cấm hoạt động khoáng sản.
    XUÂN HOÀNG
  3. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Đã đến lúc Việt Nam thực hiện minh bạch tài nguyên
    SGTT - Minh bạch tài nguyên là một sáng kiến khởi nguồn từ lĩnh vực công nghiệp khai thác khoáng sản (dầu mỏ, than đá, vàng, kim cương, bauxite…), sau mở rộng ra đến cacao, gỗ, cát… Việc khai thác các nguồn tài nguyên nếu được quản lý tốt sẽ đem lại nguồn thu nhập rất lớn để các quốc gia tăng trưởng kinh tế và đẩy lùi đói nghèo. Ngược lại, sẽ làm cho đói nghèo, tham nhũng và các xung đột xã hội khác không những chẳng giảm đi mà còn trầm trọng hơn.
    Kinh nghiệm quốc tế
    Xuất phát từ thực tế đó, tháng 10.2002, tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững họp ở Johannesburg (Nam Phi), cựu thủ tướng Anh Tony Blair đã công bố sáng kiến về EITI (Extractive Industries Transparency Initiative – Sáng kiến minh bạch công nghiệp khai khoáng). Với phương hướng hoạt động và cơ chế quản lý đúng pháp luật, thiết thực và linh hoạt, đến nay EITI đã thuyết phục và đạt được sự công nhận chính thức của Liên hiệp quốc, của các tổ chức quốc tế như G8, G20, EU, ngân hàng Phát triển châu Phi, 22 quốc gia tự nguyện làm thành viên cùng nhiều nhà đầu tư, công ty khai khoáng.
    Mục tiêu của EITI là minh bạch hoá hoạt động khai thác khoáng sản (tài nguyên khác) trong một quốc gia, bao gồm nguồn thu của chính phủ từ việc khai thác, trách nhiệm giải trình tài chính của các công ty khai thác theo đúng pháp luật và hợp đồng, các khoản thu thuế và phí thuê đất đai để khai thác, thu ký quỹ bảo vệ môi trường, các khoản chi để tái tạo tài nguyên, để hỗ trợ những ảnh hưởng ở địa phương do khai thác. Minh bạch hoá như vậy sẽ giúp cho người dân nâng cao hiểu biết đối với nguồn thu – chi từ việc cho khai thác tài nguyên, khoáng sản mà chính phủ đại diện dân thực hiện; từ hiểu biết đó người dân sẽ cân nhắc và đưa ra lựa chọn thích hợp và thực tế hơn cho sự phát triển bền vững của quốc gia trong vai trò công dân.
    Ở Ghana – một quốc gia châu Phi có tới 35% tổng thu nhập ngoại tệ và 5,5% tổng thu nhập quốc dân là từ hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, EITI rất được coi trọng và sớm triển khai ứng dụng. Bộ Tài chính và bộ Khoáng sản đã hợp tác thành lập uỷ ban Chỉ đạo quốc gia về EITI và ban thư ký EITI của Ghana. Hai cơ quan này giúp cho chính phủ, các nhà đầu tư, các địa phương và người dân hiểu sâu về EITI, liên kết họ lại trong mục tiêu chung là giám sát, đánh giá các chương trình khai khoáng quốc gia nhằm mục tiêu phát triển bền vững và vì lợi ích của công dân. Ở Ghana, bằng việc kiểm toán các khoản thu – chi, kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán quốc tế và công khai trước công chúng qua phương tiện thông tin đại chúng, EITI đã nâng cao đáng kể tính minh bạch các nguồn thu và chi phí từ hoạt động khai thác khoáng sản của chính phủ.
    Và yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam
    Nước ta trước nay vẫn được xem là một quốc gia “rừng vàng, biển bạc”. Than đá, dầu khí, rừng tự nhiên, quặng quý hiếm, cát, thuỷ hải sản, tiềm năng thuỷ điện, năng lượng mặt trời… Ngần ấy tài nguyên do thiên nhiên ưu đãi không phải quốc gia nào cũng có.
    Nhưng thời gian gần đây, tài nguyên nước ta đang khuấy động tâm can bao người. Mấy trăm ngàn hécta rừng tự nhiên ở Tây Nguyên, ở miền Trung bỗng dưng bị đặt tên là “rừng nghèo”, và các công ty được cấp phép ồ ạt để kéo lên phá rừng tự nhiên trồng cao su. Đem cây cao su thay thế cho rừng tự nhiên ở những vị trí địa lý mang tính lá chắn sinh thái cho nạn lũ xoáy, giữ độ bền vững của lòng đất thì tất thảy những ai hiểu biết nảy sinh lo ngại là phải. Cây cao su đâu có phải là cây đa tầng để có thể hình thành những cánh rừng tự nhiên quý giá mà đất ta đã có ngàn đời trước, lẽ ra phải tiếp tục giữ cho ngàn đời sau. Rồi thì than đá ở Quảng Ninh bị lén lút khai thác bán sang Trung Quốc. Và gần đây nhất là cát. Cát trắng phau ở bờ biển hay cát vàng ở đáy các con sông ở miền Trung, ở Nam bộ, tất thảy đang bị nạo vét cật lực để xuất khẩu, để xây tô, để san lấp mặt bằng cho các công trình xây dựng lớn nhỏ đang mọc lên như nấm sau mưa.
    Tin tức đưa dồn dập: công ty Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam khai thác vượt công suất quy định trong giấy phép 210.000 tấn cát, đồng thời khai thác trái phép 37.000 tấn cát có giá trị cao ở địa bàn các xã Bình Phúc, Bình Giang, huyện Thăng Bình. Ghê gớm hơn, cũng chính công ty này đã hoàn toàn không thèm thực hiện báo cáo tác động môi trường và không ký quỹ bảo vệ môi trường như cơ quan cấp phép yêu cầu. Cơ quan chức năng đã kiến nghị đình chỉ khai thác đối với công ty này, truy thu thuế, phạt ở mức cao nhất các vi phạm. Đến nay chưa thấy công bố kết quả xử lý cái tội chẳng mấy khó quy này! Còn ở sông Thị Tính thuộc thị trấn Mỹ Phước tỉnh Bình Dương, bốn ghe khai thác lậu 40m3 cát bị bắt quả tang đang cắm ống hút cát trái phép xuống lòng sông sâu hàng chục mét vào ngày 19.8.2009. Hỏi ra mới biết công ty tư nhân Lê Nam này của bà Trần Thị Lê gia công, khai thác kinh doanh và mua lại cát của công ty Đại Nam do ông Huỳnh Uy Dũng làm giám đốc. Đến nay vụ này vẫn chưa công bố kết quả xử lý.
    Còn ở đồng bằng sông Cửu Long, theo Hải quan Cần Thơ, thực trạng xuất khẩu cát trong sáu tháng đầu năm 2009 đã bằng khối lượng cả chục năm trước đó cộng lại. Mặc dù Chính phủ đã ban hành chỉ thị 29/CP từ tháng 10.2008 là tạm dừng xuất khẩu cát (kể cả cát biển) nhưng việc xuất khẩu cát vẫn ầm ầm trên các dòng sông và cửa cảng. Lý do thật đơn giản: hợp đồng nào ký trước 30.11.2008 thì vẫn được thực hiện cho đến hết hợp đồng. Thế là lập tức có hiện tượng ký lùi ngày hợp đồng cho “đúng quy định”. Hải quan thì lại không có chức năng giám sát hợp đồng. Mà hợp đồng nào cũng có khối lượng xuất đến hơn chục triệu mét khối cát. Hải quan Cần Thơ cho biết, có cả những hợp đồng không tìm thấy thời hạn kết thúc. Ở Tiền Giang, khi bị phát hiện phạm tội, bọn sa tặc đã ngang nhiên giết hại một thanh tra môi trường trẻ tuổi, mẫn cán là Nguyễn Hùng Tráng vào những ngày đầu tháng tám năm nay…
    Đã đến lúc Việt Nam chúng ta, từ các cơ quan trung ương đến các địa phương phải khẩn trương ngồi lại tính toán chiến lược khai thác tài nguyên khoáng sản để đi tới khả năng minh bạch như các quốc gia khác đã và đang làm. Trước hết là cát. Đó là thứ tài nguyên không tái tạo được. Cho nên Singapore ngưng xuất khẩu cát, chỉ tăng cường nhập khẩu cát từ Việt Nam. Campuchia đã cho đóng cửa mỏ cát, cấm xuất khẩu cát từ tháng 5.2008. Còn chúng ta, cát sẽ tiếp tục ra đi, sẽ tiếp tục để lại sự trống vắng đáng sợ cho tương lai chăng.
    Nguyễn Thế Thanh
  4. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Những thằng đi làm cái hại nước hại dân thì phải loại bỏ !

    Sông Vàng thành bãi đào vàng!
    Hệ lụy từ... giấy phép

    Lao Động số 107 Ngày 13/05/2010 Cập nhật: 8:47 AM, 13/05/2010
    [​IMG] Đất sản xuất nông nghiệp, rừng ven sông mất, sông Vàng đã chết nghẹn. (LĐ) - Thực trạng đào vàng trái phép, công khai lại có nguyên nhân từ việc cấp phép của UBND tỉnh Quảng Nam.
    Mọi ràng buộc về quy trình khai thác, bảo vệ môi trường, hoàn thổ của chính quyền đối với các DN khai khoáng cũng chỉ dừng lại trên giấy.

    Việc giám sát, quản lý trên thực tế bị buông lỏng nên sau khi tỉnh cấp phép, huyện làm ngơ, cán bộ xã "tranh thủ", dân đãi vàng tứ xứ đổ về, "ăn theo" những công trường, dự án có phép ấy... thì người dân bản địa và môi trường lãnh đủ hậu quả.
    Cấp đất sản xuất cho DN đào vàng

    Theo UBND huyện Đông Giang, địa phương có trên 800.000ha đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất mỏ vàng. Tuy nhiên, thế nào là mỏ vàng, trữ lượng và sự phân bố như thế nào là phụ thuộc vào sự thăm dò của các DN trước khi xin phép khai khoáng? Bởi vậy, năm 2008, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Lê Minh Ánh (hiện là Chủ tịch) đã ký quyết định thu hồi đất, cấp cho XN vàng Pu Nếp thuê 50,79ha đất làm mỏ vàng, trong đó, chủ yếu là lòng sông Vàng, nhưng có chồng lấn cả chục ha đất sản xuất nông nghiệp.

    Theo giấy phép này, XN vàng Pu Nếp (thuộc Cty CP kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam) được khai thác 3 năm (2008 -12.2010) với sản lượng dự kiến gần 143kg vàng. Ngoài ra, quyết định này quy định chặt chẽ các ràng buộc về bảo vệ môi trường, đền bù giải toả cho dân, hoàn thổ... theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện trạng công trường đã phủ nhận ngược lại.

    GĐ Nông trường Quyết Thắng-ông Trần Trúc - bức xúc: “Hơn 3,2ha đất ven sông của nông trường đang sản xuất cũng bị tỉnh thu hồi, giao cho XN khai thác vàng. Giờ đã thành “bãi chiến trường”, không chỉ mất khả năng tái tạo mà còn nguy cơ sạt lở đến những diện tích liền kề khác".

    [​IMG] Cán bộ xã Ba bán đất cho vàng tặc tự do oanh tạc sông Vàng.
    Còn theo Chủ tịch UBND xã Tư - ông Nguyễn Văn Phải: "Đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân vùng cao chủ yếu ở các hẻm núi, ven khe suối và tập trung ven sông. Nhưng kể từ ngày bị thu hồi, cả xã chỉ còn 2 thôn (Lấy và Vầu) là còn đất sản xuất. Hiện các thôn Điềm, Đa Nghi, Nà Ho... đã mất trắng đất nông nghiệp. Một phần đất bị tỉnh thu hồi giao cho XN vàng, một phần dân tự bán cho các bãi vàng tư nhân làm trái phép".

    Ông Phải cũng trần tình: "Hiện bán đất cho nậu vàng được giá cao so với năng suất trồng trọt nên khó ngăn được dân. Thực tế, ngay Phó Chủ tịch UBMTTQ xã Ba-ông Văn Đức Phú - đã bán đất ven sông Vàng trên suốt chiều dài gần 1km ở khu vực thôn 5 cho các nậu vàng trái phép.

    "Làng nước theo sau"


    Phó GĐ XN vàng Pu Nếp - ông Đoàn Văn Lực cho biết, công trường đào bới tới đâu, dân chúng địa phương bám theo tới đó. DN được phép khai thác, nhưng dân trên đất vàng chỉ đi mót nên khó lòng cấm đoán, ngăn cản họ được. Chúng tôi đào đi, họ lật lại nên việc san trả mặt bằng, hoàn thổ là khó thực hiện ngay được.

    Đây cũng chính là lý do chính quyền huyện làm ngơ, xã dung túng cho nạn đào vàng trái phép diễn ra tràn lan, công khai trên khắp các sông suối ở Trung Mang. Cả ngàn người tứ xứ đổ về Đông Giang để đào vàng, một phần lén lút trong khe suối, rừng sâu, phần khác cũng đã dùng chiêu "hợp tác" với dân địa phương để né tránh sự truy quét của chính quyền.

    Thực tế này đang tồn tại trên hầu hết các địa bàn của huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn... tỉnh Quảng Nam. Môi trường bị huỷ diệt, dân mất đất, mất rừng nhưng chính quyền chỉ thu về những đồng tiền ít ỏi cho ngân sách hằng năm. Riêng sông Vàng -một trong 4 lưu vực lớn ở Đông Giang (Sông Kôn, Bung, A Vương), thượng nguồn của hệ Vu Gia-Thu Bồn giờ xem như đã chết từ thượng nguồn.

    Thanh Hải
  5. success2468

    success2468 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2009
    Đã được thích:
    774
    Spam vừa thôi bác ạ, kẻo lại bị khóa nick đó. Chim lợn thêm lúc nữa là mai bác mua đc MIC giá CE đó...=))=))=))
  6. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Bất chấp tấc cả để cướp lấy lợi nhuận. Thằng này còn khủng hơn Vedan, Tungkang,...

    Dân mất đất trồng rau!




    Hai năm qua, 65 hộ dân ở thôn 2, xã Bình Giang (Thăng Bình) chuyên sống nhờ hoa màu vụ đông phục vụ Tết Nguyên đán phải chịu cảnh có đất nhưng không thể trồng trọt. Đây là hậu quả của tình trạng khai thác cát nhưng chậm hoàn thổ của Xí nghiệp Khai thác cát Thăng Bình, thuộc Công ty cổ phần Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam.
    [​IMG]
    Trồng gai, rào chắn xung quanh hồ nước dự kiến sẽ nuôi trồng thủy sản.
    Ruộng biến thành... sông
    Theo Quyết định số 993/QĐ- BTNMT ban hành ngày 28-07-2006 do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Hải Dũng ký, tổng diện tích được khai thác cát riêng ở khu B, Bình Giang, Thăng Bình là 17,81ha. Đây là vùng đất cát, người dân chủ yếu tận dụng để tự trồng các loại rau hành, củ kiệu, nén, khoai lang, hoa cúc vụ đông xuân… Tuy nhiên, hai năm qua, đất canh tác của người dân nơi đây trở thành một bãi đất nham nhở, bị cày xới, xúc ủi sâu hoắm, có khu vực sâu đến gần 3m. Vào mùa mưa, nhiều diện tích đất vô tình biến thành… sông.
    Hộ ông Nguyễn Đình Sáu, tổ 14 thôn 2 (Bình Giang) trước đây khi chưa khai thác cát đã trồng 2 sào hành, nén, thu nhập bình quân khoảng 5-6 triệu đồng/vụ, đủ trang trải cho gia đình mua sắm tết. Nhưng, hai năm qua, ông ngậm ngùi nhìn sào đất mà mình từng cày xới trồng rau giờ đã thành một cái hồ chứa nước do tình trạng ứ đọng nước kéo dài. “Người nông dân sống nhờ hoa màu. Tấc đất quý như vàng, thường thì đến vụ đông xuân tôi mới trồng cây hành, cây nén để bán trong dịp tết. Nếu xí nghiệp kịp thời san lấp lại mặt bằng thì dân đâu có khổ thế này? Lạ đời, dân ở vùng rau mà lại đi mua rau để ăn” - ông Sáu bức xúc. Một người dân khác, ông Hồ Cửu, nói: “Đến vụ đông, gia đình tôi trồng hàng chục nghìn cây hoa cúc, vạn thọ phục vụ Tết Nguyên đán. Mấy năm trước, gia đình đầm ấm đón tết là nhờ thu hoạch trên dưới 10 triệu đồng từ hoa. Dù đất ở đây chỉ trồng được một vụ, nhưng nó thực sự đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Còn bây giờ…”.

    [​IMG]
    Khai thác cát ở Bình Giang.Theo ông Phan Văn Hưng, Tổ trưởng tổ tự quản 14, thôn 2, khu vực này có 65 hộ trồng hoa màu các loại trong vụ đông xuân bị ảnh hưởng. Hộ bị thiệt hại nhẹ nhất thì cũng vài triệu đồng. Nhiều lần cử tri đã phản ảnh chuyện xí nghiệp cố tình chậm hoàn thổ với HĐND các cấp, nhưng đâu lại hoàn đó. Hậu quả cuối cùng: dân chịu thiệt.
    Ai chịu trách nhiệm?
    Phải sớm san lấp mặt bằng như đã cam kết!

    Chủ tịch UBND xã Bình Giang, ông Nguyễn Văn Anh, khẳng định: “Năm 2009 Xí nghiệp Khai thác cát Thăng Bình chưa hoàn thổ, gây ảnh hưởng đến tình hình trồng trọt của bà con. Địa phương đang đề nghị HĐND tỉnh, HĐND huyện và Công ty cổ phần Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam (đơn vị chủ quản của Xí nghiệp Khai thác cát Thăng Bình) sớm san lấp mặt bằng như đã cam kết.

    Đặc biệt, cần nạo vét mương giải thủy cũ để giải quyết cho vấn nạn ngập úng cục bộ. Như vậy, bà con mới có diện tích để canh tác”.Có mặt tại khu vực khai thác cát tại xã Bình Giang, phóng viên Báo Quảng Nam ghi nhận cảnh nham nhở, cày xới lấy cát bừa bãi nơi đây. Hơn chục héc ta cát đã lấy sâu vài mét, nhưng chưa hoàn thổ đã trở thành bể đựng nước mênh mông. Anh Phùng Thanh, một người dân ở đây dẫn chúng tôi ra chứng kiến hiện trường và dùng cây sào cắm xuống dòng nước, đo được độ sâu từ mặt nước xuống đáy là gần 3m. Có nhiều chỗ tạo thành cái hồ sâu. Xí nghiệp Khai thác cát Thăng Bình còn đem gai rào chắn dọc ao nước để tận dụng nuôi trồng thủy sản sau này (!). Còn chỗ đã hoàn thổ mặt bằng thì trồng cây… chiếm đất! Trong khi nguyên thủy của mặt bằng này là “vựa” hoa màu vụ đông xuân của nhân dân.

    [​IMG]
    Nhiều khu vực khai thác cát trở thành ao tắm.Ông Bùi Duy Nghĩa - Phó Giám đốc Xí nghiệp Khai thác cát Thăng Bình thừa nhận, trong khu vực lấy cát rộng 13,8ha, xí nghiệp chỉ mới hoàn thổ 3ha. Theo ông Nghĩa, việc hoàn thổ chậm là do quá trình lập phương án, phê duyệt phương án đánh giá tác động môi trường tốn thời gian vì phải qua nhiều cấp thẩm quyền. Ông Nghĩa cũng thừa nhận việc hoàn thổ chậm gây ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác của người dân. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Quảng Nam, ngoài ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân, việc chậm hoàn thổ để lại những cái hố sâu còn đang tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn khó lường cho người dân khi đi lại khu vực này. Trong khi đó, theo quy định, Xí nghiệp Khai thác cát cát Thăng Bình phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phục hồi môi trường, môi sinh; đưa các vị trí đã khai thác về vị trí an toàn theo quy định của pháp luật.
    Rõ ràng, việc chậm hoàn thổ của Xí nghiệp Khai thác cát Thăng Bình đã gây thiệt hại không nhỏ đến đời sống bà con thôn 2, xã Bình Giang chuyên sống nhờ vào hoa màu vụ đông xuân.
    HỮU PHÚC
  7. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Quảng Nam: Khai thác khoáng sản, làm hại môi trường

    (Theo CAND )
    Câu chuyện hàng trăm ngôi nhà ở thôn Hoà Vân, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, Quảng Nam bị nứt xảy ra trưa 11/8 do Công ty Quốc tế đá Thái Bình sử dụng thuốc nổ quá lớn để đánh đá đến giờ vẫn còn nóng bỏng.
    Theo lãnh đạo UBND huyện Núi Thành, Quảng Nam cho biết, có tới hơn 100 hộ dân thôn Hoà Vân, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành phản ánh tình trạng nổ mìn, phá đá của Công ty Quốc tế đá Thái Bình làm hư hỏng 121 ngôi nhà.
    Hiện Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra, thống kê thiệt hại để buộc doanh nghiệp bồi thường cho người dân nhưng hiện tại vẫn chưa có số liệu thiệt hại cụ thể.
    Núi Thành hiện có 9 doanh nghiệp đang hoạt động khai thác đá với diện tích 133,5 ha, không kể ngày đêm mưa nắng. Hàng trăm hộ dân sống gần khu vực các mỏ đá đang thấp thỏm nỗi lo nhà sập, núi lở và cảnh ô nhiễm môi trường từng ngày. Ngoài ra, ở địa bàn Núi Thành còn có 10 doanh nghiệp khai thác titan trên 194 ha và hai công ty khai thác cát trắng trên 230 ha...
    [​IMG] Khai thác đá. Theo người dân địa phương phản ánh, tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi và quá mức ở đây đã làm cho nước giếng bị cạn và xuất hiện có mùi phèn.
    Tỉnh Quảng Nam cấp phép cho hai công ty liên doanh khai thác cát trắng ở Núi Thành nhưng thực trạng cát ở đây không còn nhiều nữa. Len lỏi vào từng khu dân cư xung quanh biển, nạn khai thác trộm cát cũng diễn ra không ít. Vì miếng cơm manh áo, người dân cũng lặn lội đêm ngày lấy cát về bán lại cho công ty. Cách đây nửa tháng, xã và huyện huy động lực lượng để bắt xe chở cát trộm, nhưng rất khó khăn: kiểm tra, kiểm soát sao hết được.
    Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Núi Thành, ông Hoàng Văn Hoá cho biết, nạn khai thác đá, titan, cát trắng ở Núi Thành có tác động đến môi trường và cuộc sống người dân xung quanh nhưng đến nay vẫn chưa có kiểm tra xác định cụ thể từ phía cơ quan chức năng.
    Một vấn đề khác đặt ra ở đây nữa là việc nộp thuế của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản được tự kê khai theo tinh thần tự nguyện nên khó xác định được sản lượng khoáng sản ở đây bị mất bao nhiêu. Qua tìm hiểu, đến tháng 8/2007, doanh nghiệp được nộp thuế nhiều nhất ở đây là 182 triệu, các đơn vị còn lại chỉ vài chục triệu.
    Một vụ việc cũng gây dư luận bức xúc là UBND xã Tam Nghĩa đã cho Công ty cổ phần Đất Quảng khai thác titan trên 2,8 ha để thu tiền làm quỹ cho xã mà không xin phép theo quy định. Đến khi việc khai thác đã xong thì mới bị phát hiện. Vì titan quý nên cuộc tranh dành diện tích được cấp phép đất khai thác ở đây cũng phức tạp không kém. Trung tuần tháng 10/2007, DNTN Phước Toàn đã gửi đơn ra toà kiện UBND huyện Núi Thành không giữ đúng cam kết với doanh nghiệp...
    Trao đổi với PV Báo CAND, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Nguyễn Đức Hải cho biết đã chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra làm rõ việc các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Quảng Nam gây ô nhiễm môi trường, nộp thuế không đầy đủ để có biện pháp xử lý theo quy định. Chủ tịch Nguyễn Đức Hải khẳng định, vấn đề đảm bảo môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản phải do doanh nghiệp chịu trách nhiệm, nếu vi phạm sẽ đình chỉ việc khai thác [​IMG]
  8. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Vì lợi ích riêng mà khai thác vô tội vả, vì lợi nhuận bất cứ cái gì cũng làm, Không nghĩ cho con cháu đời sau. Những doanh nghiệp này phải đóng cửa ngay !

  9. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    MIC,Phước Sơn (Quảng Nam): Hoạt động thăm dò vàng gốc đang tàn phá môi trường​


    Trong hơn 2 năm qua, việc thăm dò vàng gốc của Công ty Vàng Phước Sơn , MICđã làm cho sông Đắk Sa lúc nào cũng ngầu đục bùn đất, nhân dân không có nước sinh hoạt; hàng chục hécta ruộng lúa nước bị cát đá do khai thác, thăm dò vàng gốc làm vùi lấp không thể sản xuất, đời sống nhân dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
    Theo giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cấp thì trong thời hạn 24 tháng, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn (gọi tắt là Công ty Vàng Phước Sơn) cùng với MIC được hoạt động thăm dò vàng gốc trên diện tích 4.200ha, thuộc địa bàn các xã: Phước Đức và Phước Xuân của huyện Phước Sơn, Quảng Nam. Trong hoạt động thăm dò phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường; trước khi tiến hành lấy mẫu công nghệ, phải đăng ký khối lượng, vị trí, thời gian, phương pháp lấy mẫu tại Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam để kiểm tra ngoài thực địa và giám sát thực hiện; nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác trong quá trình thăm dò... Trường hợp Công ty Vàng Phước Sơn vi phạm Luật Khoáng sản sẽ bị thu hồi giấy phép và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề liên quan…
    Song, ông Hồ Văn Che, Trưởng phòng TN&MT huyện Phước Sơn, xác định: Đến thời điểm này đã quá thời hạn quy định, Công ty Vàng Phước Sơn vẫn chưa có báo cáo kết quả thăm dò. Điều đáng nói, trong khu vực Công ty Vàng Phước Sơn được cấp phép thăm dò, thời gian qua, tình trạng đào đãi vàng trái phép, khai thác lâm sản trái phép diễn ra vô cùng phức tạp, môi trường sinh thái bị tàn phá làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.
    Khu vực Công ty Vàng Phước Sơn được phép thăm dò vàng gốc đều là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và một phần rộng lớn nằm trong diện tích rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh. Tại các cánh rừng này, tình trạng chặt phá, khai thác, buôn bán lâm sản trái phép diễn ra liên tục; các lực lượng chức năng tổ chức truy quét và đã phát hiện, bắt hàng trăm vụ vi phạm. Mới đây, Hạt Kiểm lâm Phước Sơn kiểm tra tại khu rừng tiểu khu 675, thuộc địa phận thôn 4, Phước Đức, phát hiện 4 cây xoan đào hơn 100 năm tuổi (đường kính trên 1m, có khối lượng gần 50m3 gỗ tròn), bị lâm tặc chặt hạ đang xẻ ra thành phách.
    Tại nhiều khu vực khác của xã Phước Đức và Phước Xuân, lâm tặc rất lộng hành. Chúng sử dụng xe máy, xe bò, xe ôtô, kể cả xe du lịch 7 chỗ ngồi để vận chuyển gỗ công khai… Tại xã Phước Đức có 5 thôn, với 2.500 nhân khẩu, đều là đồng bào dân tộc Mơ Nông, sinh sống dọc theo bờ sông Đắk Sa.
    [​IMG] Gỗ và xe ôtô của lâm tặc bị các cơ quan chức năng huyện Phước Sơn tịch thu tại rừng Phước Đức, trong khu vực Công ty Vàng Phước Sơn thăm dò vàng gốc. Ảnh: Hoài Thương.
    Trong hơn 2 năm qua, việc thăm dò vàng gốc của Công ty Vàng Phước Sơn đã làm cho sông Đắk Sa lúc nào cũng ngầu đục bùn đất, nhân dân không có nước sinh hoạt; hàng chục hécta ruộng lúa nước bị cát đá do khai thác, thăm dò vàng gốc làm vùi lấp không thể sản xuất, đời sống nhân dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Bên cạnh, do sự quản lý lỏng lẻo của Công ty Vàng Phước Sơn trong diện tích đất thăm dò, nên hàng trăm người từ nhiều địa phương khác kéo đến khai thác vàng, khai thác lâm sản trái phép, kéo theo tệ nạn xã hội...
    Từ thực trạng trên, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, ông Phạm Thế Quyền khẳng định, đề án thăm dò vàng gốc Bộ TN&MT đã cấp phép cho Công ty Vàng Phước Sơn là không phù hợp với tình hình thực tế trong công tác quản lý về Nhà nước và TTATXH. Do đó, huyện Phước Sơn đề nghị chính quyền tỉnh Quảng Nam, Sở TN&MT kiến nghị Bộ TN&MT thu hồi lại diện tích đã cấp phép thăm dò vàng gốc cho Công ty Vàng Phước Sơn để tăng cường công tác ổn định ANTT địa bàn; giao đất, giao rừng cho nhân dân quản lý theo chủ trương Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương

    Hoài Thương
  10. stockprovn

    stockprovn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2009
    Đã được thích:
    4
    Phá hoại môi trường đâu cũng gặp!

    (Theo Dân trí )
    (Dân trí) - "Tình trạng nhập khẩu máy móc cũ, sắt thép phế liệu chứa rác thải nguy hại diễn ra khá phổ biến với thủ đoạn rất tinh vi như tạm nhập, tái xuất hoặc khi bị phát hiện thì khai là “gửi nhầm hàng” và xin được chuyển trả lại…"
    Báo cáo từ Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ *******), thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra khá phổ biến và ngày càng trở lên tinh vi trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
    Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các làng nghề truyền thống… lợi dụng chủ trương mở cửa, chính sách thu hút vốn đầu tư của Nhà nước và chính quyền các tỉnh cùng với những sơ hở về pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhiều nhà đầu tư xây không chú trọng đầu tư xây dựng các hạng mục thực hiện xử lý khí thải, nước thải, rác thải để bảo vệ môi trường; coi đây là giải pháp hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận của nhà đầu tư.
    Qua kiểm tra đã phát hiện, hầu hết chất thải của các làng nghề đều không qua xử lý đã xả thải trực tiếp ra mương, rãnh, ao, ruộng lúa; nhiều nhà máy, xí nghiệp xả khí thải, rác thải, nước thải trực tiếp ra môi trường vượt rất nhiều lần so với mức cho phép, gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, nhất là hạ lưu các sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản và sức khoẻ của người dân.
    Cùng đó, vấn đề bảo tồn và khai thác khoáng sản, bảo vệ đa dạng sinh học cũng đang đứng trước thách thức lớn. Mỗi năm, hàng nghìn ha rừng bị chặt phá, tập trung ở vùng giáp ranh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn; khu vực Tây Nguyên, Quảng Nam, Ninh Thuận, kể cả rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia, vi phạm nghiêm trọng quy chế bảo vệ đặc biệt, tầm quan trọng đối với môi trường.
    Tình trạng vi phạm trong quản lý và xử lý chất thải y tế nguy hại, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt… cũng diễn ra phổ biến trên toàn quốc.
    Trước thực trạng này, Cục Cảnh sát Môi trường vừa kiến nghị lên Chính phủ sớm tiến hành sửa đổi một số văn bản pháp quy đã lạc hậu, không phù hợp với thực tế hiện hành, gây khó khăn cho việc xử phạt đối với cơ quan quản lý.
    Bộ ******* cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định quy định lực lượng Cảnh sát môi trường được tham gia Hội đồng thẩm định các dự án liên quan đến môi trường; được sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, xí nghiệp khi phát hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường…
    P. Thanh​

Chia sẻ trang này