mời các bác ra câu đối có liên quan đến chứng khoán để đón chào gió đông đang thổi về.....( có thưởn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hailua7777, 26/09/2010.

3273 người đang online, trong đó có 65 thành viên. 05:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6923 lượt đọc và 197 bài trả lời
  1. kaka32xd

    kaka32xd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    2.177
    Tôi thấy bác HaiLúa mở topic này rất hay. Vậy tôi xin mạn phép bác cho tôi post bày này lên để anh em ai thích làm câu đối thì đọc.>:D<

    Nguyên tắc đối và luật bằng trắc trong Thơ Đường

    NGUYÊN TẮC ĐỐI VÀ LUẬT BẰNG TRẮC TRONG THƠ ĐƯỜNG.

    Thơ Đường Luật còn có những tên gọi khác nhau như: Thơ Đường, Đường Thi, Thất Ngôn Bát Cú và Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật. Thơ Đường Luật có 2 loại: Tứ Tuyệt (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 4 câu) và Bát Cú (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 8 câu). Trong bài này, người viết chỉ lạm bàn tới thể Thất Ngôn Bát Cú mà thôi.

    I. Cách Gieo Vần-Thơ Đường Luật có luật lệ nhất định của nó, bạn không thể biến chế một cách khác được. Cách gieo vần như sau:
    - Suốt bài thơ chỉ gieo theo một vần mà thôi. Ví dụ: Vần ôi thì đi với ôi, vần ta thì đi với ta hoặc tà.
    - Trong bài thơ có 5 vần được gieo ở cuối câu đầu (tức câu số 1) và ở cuối các câu chẵn (tức câu 2, 4, 6 và 8).
    - Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó). Ví dụ: hòn, non, mòn, con... Nếu gieo vần mưa với mây thì bị lạc vận. Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận hay ép vận, chẳng hạn như: in với tiên.

    II. Nguyên Tắc Đối-Các câu đối với nhau phải thật chỉnh, cả về ý, về tình, về thể loại từ ngữ, v.v... Thể loại từ ngữ tức tính từ phải đối với tính từ, danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ, v.v...
    Trong bài thơ có 4 phần: Đề (gồm có Phá đề và Thừa đề), Thực hoặc Trạng, Luận, và Kết.

    1. Đề gồm có hai phần:
    - Phá đề (câu thứ 1):
    Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
    - Thừa đề (câu thứ 2):
    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

    2. Thực hoặc trạng (câu thứ 3 và câu thứ 4): Hai câu này phải đối với nhau.
    Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
    Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
    Ghi chú: Lom khom đối với lác đác (trạng tự) và bằng đối với trắc. Tiều đối với chợ (danh từ) và bằng đối với trắc. Chú đối với nhà (danh từ) và trắc đối với bằng.

    3. Luận (câu thứ 5 và câu thứ 6): Luận có nghĩa là luận bàn. Hai câu này bàn bạc
    thêm về nội dung của bài thơ, về phong cảnh hay về tình cảm. Hai câu này phải đối với nhau.
    Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc,
    Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia.
    Ghi chú: Nhớ đối với thương (động từ) và trắc đối với bằng. Nước đối với nhà (danh từ) và trắc đối với bằng. Đau lòng đối với mỏi miệng (trạng từ) và bằng đối với trắc. Con quốc quốc đối với cái gia gia (danh từ) và trắc đối với bằng.

    4. Kết (câu thứ 7 và câu thứ 8): Hai câu kết không nhất thiết phải đối nhau, nhưng phải giữ luật bằng trắc.
    Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
    Một mảnh tình riêng ta với ta.
    (Bà Huyện Thanh Quan: Qua Đèo Ngang)
    Ghi chú: Dừng chân là vần bằng đối với một mảnh là vần trắc; đứng lại là vần trắc đối với tình riêng là vần bằng; nước là vần trắc đối với ta là vần bằng.

    III. Luật Bằng Trắc-Luật Bằng Trắc gồm có Thanh, Luật, và Niêm.

    1. Thanh-Gồm có Thanh Bằng và Thanh Trắc.
    a. Thanh Bằng-là những tiếng hay chữ không có dấu (như: minh, lan, thanh, hoa...) và những tiếng hay chữ có dấu huyền (như: người, trời, tình...).
    b. Thanh trắc-Là những tiếng hay chữ có dấu sắc ( '} dấu hỏi ( ?) dấu ngã ( ~} và dấu nặng ( .). Ví dụ: lá, bát, tưởng, đỉnh, mũ, cũ, tự, trọ ...

    2. Luật-Thơ bát cú làm theo hai luật: Luật Bằng và Luật Trắc.
    a. Luật Bằng-Chữ thứ hai ở câu đầu thuộc vần Bằng. Ví dụ:
    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
    (1) Luật Bằng Vần Bằng-Cách dùng mẫu tự và viết tắt như sau: B là Bằng, T là Trắc và V là Vần. Luật Bằng Vần Bằng như sau:

    1 B B T T T B B (V)
    2. T T B B T T B (V)
    3. T T B B B T T
    4. B B T T T B B (V)
    5. B B T T B B T
    6. T T B B T T B (V)
    7. T T B B B T
    8. B B T T T B B (V)

    Ví dụ:

    Cô hàng lấy sách cắp ra đây!
    Xem thử truyện nào thú lại say.
    Nữ tú có bao xin xếp cả,
    Phương hoa phỏng liệu có còn hay...?
    Tuyển phu mặc ý tìm cho kỹ,
    Chinh phụ thế nào bán lấy may.
    Kỳ ngộ bích câu xin tiện hỏi,
    Giá tiền cả đó tính sao vay.

    (Hồ Xuân Hương-Hỏi Cô Hàng Sách)


    b. Luật Trắc-Chữ thứ hai ở câu đầu thuộc vần Trắc. Ví dụ:
    Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

    (1) Luật Trắc Vần Bằng-Luật Trắc Vần Bằng nhu sau:

    1. T T B B T T B (V)
    2. B B T T T B B (V)
    3. B B T T B B T
    4. T T B B T T B (V)
    5. T T B B B T T
    6. B B T T T B B (V)
    7. B B T T B B T
    8. T T B B T T B (V)

    Nguồn: Sưu tầm
  2. kipsailam68

    kipsailam68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    1.265

    Chủ thớt yêu cầu câu đối , chứ ko cần thơ đối . Còn bài Pác viết tôi nghĩ mọi người cũng đã hiểu mà !
  3. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    834


    Có thể sửa thế này được ko bác:
    Giang hồ hiểm ác, nhuộm máu bao anh hùng.
    Chứng khoán đảo điên, phơi xác lũ vịt ngan :((:((
  4. kipsailam68

    kipsailam68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    1.265
    Ko chỉnh Pác ợ ! Hiểm ác với đảo điên (từ ghép vơi từ láy) ; máu - xác là từ quan trọng mà đều trắc ; anh hùng với vịt ngan cũng có vấn đề . :)):)):))

    Thay thế chữ "đám" với "lũ" trong câu của tôi thì okie !
  5. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    834
    Bác đó hơi lạc đề, đối có luật bằng trắc gần giống thơ đường nhưng ko phải thơ đường, câu đối có thể dài đủ để diễn tả hết ý.:-bd
  6. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    834
    Ông tú cát đối với con bọ hung có sao đâu bác :)):))
  7. ChimboicaJP

    ChimboicaJP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Sửa thông tư 13, lãi suất sẽ giảm
    26/09/2010 14:51 (GMT +7)
    Gần một tuần nữa thông tư 13 sẽ có hiệu lực. Ngân hàng Nhà nước đã trình lên Thủ tướng bản báo cáo về hướng sửa đổi thông tư 13, tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược nhau liên quan đến hướng sửa đổi thông tư này.
    Trong khi đó các ngân hàng (NH) thương mại cho rằng nếu không chỉnh sửa sớm những quy định đang gây khó cho NH thì lộ trình giảm lãi suất sẽ càng khó khăn.
    Được dùng 15% vốn không kỳ hạn để cho vay
    Tại cuộc họp giữa Hiệp hội NH và các thành viên phía Nam mới đây, Hiệp hội NH đã thông báo chi tiết hướng sửa đổi thông tư 13 mà NH Nhà nước trình lên Chính phủ. Theo đó, khái niệm nguồn vốn huy động sẽ được chỉnh sửa theo hướng mở rộng hơn: thay vì loại tiền gửi không kỳ hạn đưa ra khỏi nguồn vốn huy động, tới đây các tổ chức tín dụng sẽ dùng 15% tiền gửi không kỳ hạn bổ sung để cho vay.
    Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các tổ chức tín dụng cũng được tính vào nguồn vốn huy động. Đồng thời các khoản vay của các tổ chức tín dụng có kỳ hạn 3 tháng trở lên cũng được tính là nguồn vốn huy động có thể cho vay. NH Nhà nước cũng loại phần bảo lãnh trái phiếu khỏi dư nợ.
    [​IMG]
    Thị trường lãi suất đang chờ động thái sửa đổi thông tư 13 để có điều chỉnh hợp lý hơn
    Quy định tăng hệ số an toàn vốn (CAR) từ 8% lên 9% vẫn giữ nguyên. NH thương mại vẫn không được cho vay quá 80% vốn huy động và hệ số rủi ro tối đa với cho vay bất động sản và chứng khoán vẫn giữ ở 250%. Thời hạn áp dụng thông tư 13 vẫn là 1-10.
    Theo các NH, hướng điều chỉnh trên trước mắt sẽ giảm áp lực phải tăng huy động của các NH. Nguồn vốn huy động cũng được tăng lên do được bổ sung một phần tiền gửi không kỳ hạn cũng như tiền gửi kho bạc. Đồng thời dư nợ được giảm do loại đi phần bảo lãnh trái phiếu.
    Lãnh đạo một NH cổ phần tính toán các quy định trên sẽ giúp giảm bớt tỉ lệ cho vay trên huy động. Với các NH quốc doanh có nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức và tiền gửi kho bạc lớn, hướng sửa sắp tới của NH Nhà nước sẽ giúp tỉ lệ cho vay trên huy động về gần hơn với quy định 80% của thông tư 13.
    “Mở cửa” liên NH, lãi suất huy động sẽ giảm
    Theo các NH, điểm đáng chú ý nhất có liên quan trực tiếp đến giảm lãi suất huy động là quy định “các khoản vay của các tổ chức tín dụng có kỳ hạn 3 tháng trở lên được tính là nguồn vốn huy động có thể cho vay”.
    Tổng giám đốc một NH cổ phần nhỏ cho biết với quy định này có thể ngầm hiểu các NH không còn bị khống chế bởi quy định không được sử dụng quá 20% vốn từ thị trường liên NH để làm vốn tín dụng, miễn khoản vay có kỳ hạn trên 3 tháng. Hiện nay do bị hạn chế sử dụng vốn liên NH để cho vay nên các NH phải đi đường vòng: NH thừa vốn muốn cho NH nhỏ vay phải nhờ cá nhân hoặc công ty con đứng tên đem tiền đến gửi tại các NH nhỏ với lãi suất cao ngang ngửa lãi suất huy động dân cư. Trong khi đó lãi suất trên thị trường liên NH hiện nay chỉ xoay quanh 9%, tức thấp hơn 2-3%/năm so với lãi suất huy động từ dân cư nhưng NH thiếu vốn không tiếp cận được.
    Do vậy, tới đây khi quy định sử dụng vốn liên NH được tháo gỡ, các NH sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn rẻ, mở đường cho việc giảm lãi suất huy động, cho vay.
    Tại cuộc họp vừa qua giữa Hiệp hội NH và các thành viên, nhiều NH đã thống nhất nếu tới đây NH Nhà nước chỉnh sửa quy định sử dụng vốn liên NH để cho vay, các NH sẽ đồng loạt giảm lãi suất huy động xuống 11%/năm, lộ trình giảm lãi suất huy động sớm nhất là 1-10. Trong trường hợp NH Nhà nước chậm chỉnh sửa quy định này, lộ trình giảm lãi suất huy động được dời đến 15-10.
    Vẫn chưa hết khó
    Theo tổng giám đốc một NH quốc doanh, NH có nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức rất lớn, chiếm đến gần 20% vốn huy động, tương đương vài chục nghìn tỉ đồng. Do vậy nếu chỉ cho phép dùng 15% tiền gửi không kỳ hạn để làm vốn cho vay thì NH chỉ sử dụng được khoảng vài nghìn tỉ đồng.
    Theo tổng giám đốc này, dù là nguồn vốn không kỳ hạn nhưng thực tế nguồn tiền này khá ổn định, lãi suất lại rẻ, do vậy giúp NH giảm chi phí vốn, qua đó hạ được lãi suất cho vay. Ông kiến nghị NH Nhà nước nên nâng tỉ lệ sử dụng vốn không kỳ hạn để cho vay lên 25-30%, tạo điều kiện cho các NH giảm mặt bằng lãi suất.
    Đến nay thời hạn áp dụng thông tư 13 đã gần kề, do vậy theo các NH, khó kỳ vọng NH Nhà nước sẽ chỉnh sửa theo như mong đợi. Nhiều NH đã chuẩn bị sẵn các phương án đối phó: thỏa thuận với doanh nghiệp chuyển tiền gửi không kỳ hạn sang gửi kỳ hạn 1 ngày hoặc 1 tuần, biến vốn ngắn hạn thành dài hạn thông qua các sản phẩm tiền gửi rút vốn linh hoạt.
    Về quy định hệ số rủi ro tối đa là 250% với cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán, đến nay các NH cho biết mới hạn chế cho vay chứng khoán, còn các khoản cho vay bất động sản đều được hạch toán là cho vay tiêu dùng để trích dự phòng rủi ro thấp hơn. Nhiều NH cũng nghĩ ra cách lách để giảm hệ số rủi ro xuống 50% thay vì phải áp dụng mức 100% khi doanh nghiệp vay vốn thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba.
    Theo Tuổi Trẻ
    TIN LIÊN QUAN[​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]




    [​IMG] [​IMG] Gửi bài viết [​IMG] In bài viết [​IMG] Cỡ chữ
    function initFontSlider(){ AP.Core.JS.Widget.FontSizeSlider.init(document.getElementById('FontSizeSlider'), 40, 9); AP.Core.JS.Widget.FontSizeSlider.init(document.getElementById('FontSizeSlider2'), 40, 9); } AP.Core.JS.Initialization.call(initFontSlider); function initNewsLightBox(){ $('#newsContent img:not([src$=nut.gif]):not([slide=false]):not([src*=logobao])').css({'cursor': 'pointer'}).lightBox(); } window.onload=initNewsLightBox;[​IMG]
  8. PHH2010

    PHH2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Dở như hạch mà cũng chê người khác=))=))=))
  9. kipsailam68

    kipsailam68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    1.265
    Chắc theo kiểu : "nhất tam ngũ bất luật , nhị tứ lục phân minh" .
  10. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    thanks bác

Chia sẻ trang này