Mọi thứ chỉ mới bắt đầu: Xu hướng tuần mới (19-23/03) và chúng ta nên gì và làm gì ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 18/03/2012.

6634 người đang online, trong đó có 711 thành viên. 22:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 5357 lượt đọc và 61 bài trả lời
  1. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    SSI đang có mô hình vai đầu vai đảo ngược với 2 vai là 19.3… nếu vượt được 19.3, SSI có khả năng về 2x ngay trong những phiên đầu tuần này.

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Trong trường hợp ngược lại, nếu SSI điều chỉnh tại mức 19.3 thì sẽ bật trở lại tại mức 18.x
  2. thienco58

    thienco58 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    43
    Thị trường không thuận lợi như ta tưởng: hạ lãi xuất là ok, thực ra vấn đề nền kinh tế còn rất nhiều khiếm khuyết , vấn đề nội tại chưa giải quyết được, lãi xuất thấp chưa đến được tay doanh nghiệp. Phía trước còn rất nhiều khó khăn...Lạm phát có thể quay lại bất cứ lúc nào... vì vậy:
    thận trọng,
    Thận trọng hơn nữa.
  3. mba0102

    mba0102 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/03/2009
    Đã được thích:
    4.178
    [:p][:p][:p][:p][:p]
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Nguồn lợi nhuận từ 4 Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} công ty liên kết, từ hoàn trích lập dự phòng, từ tự doanh, từ môi giới có khả năng sẽ giúp SSI có lãi lớn trong quý 1 năm 2012.
  5. cayruong

    cayruong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2010
    Đã được thích:
    272
    Theo chân bác, vừa nhặt thêm ít PVX, SCR . Không biết hôm nay có sàn cuối phiên không :(
    Hi vọng rổ HN30
  6. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Ánh sáng sẽ lan tỏa trên thị trường chứng khoán cùng với sức lan tỏa các tín hiệu tích cực của kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước. Trong các loại úp thì "ÚP" cùng với vĩ mô là một trong những cái "ÚP" bền vững nhất.
  7. ThoSanCaMap

    ThoSanCaMap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Sẽ còn hàng loạt doanh nghiệp BĐS TP.HCM tiếp tục phá sản
    Nguồn tin: Báo ******* nhân dân điện tử | 18/03/2012 3:05:35 CH








    [​IMG] Dự báo, trong quý 2 và quý 3 tới đây doanh nghiệp sẽ phá sản hàng loạt…

    Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM cho biết, theo các chuyên gia kinh tế, năm 2012 nền kinh tế còn nhiều biến động, số doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động sẽ tiếp tục tăng (chỉ tính riêng trong tháng 2/2012 có khoảng 3.000 doanh nghiệp tại TP HCM ngưng hoạt động). Dự báo, trong quý 2 và quý 3 tới đây doanh nghiệp sẽ phá sản hàng loạt…

    Ông Lê Chí Hiếu - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức đánh giá, giá nhà đất hiện nay ở nước ta rất cao so với các nước trên thế giới. Điều này do tác động của nhiều yếu tố như: cơ cấu giá thành đất đai, giá xây dựng cao, lạm phát, các phí phi chính thức từ các thủ tục đất đai... Đặc biệt, cơ cấu giá đền bù giải tỏa ngày càng cao cũng đã khiến cho giá đất trên thị trường đứng ở mức cao, trong khi đó doanh nghiệp BĐS không thể nâng giá nhà đất lên để bù lỗ. Chính vì vậy, mà có nhiều dự án BĐS đang trên bờ vực thẳm.

    Còn về vấn đề lãi suất, ngày 13-3 Ngân hàng Nhà nước cũng đã giảm trần lãi suất huy động xuống còn 13%/năm và ngay sau đó, một số ngân hàng cũng công bố giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, TS Đỗ Thị Loan - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh cho rằng “Việc Ngân hàng Nhà nước có giảm lãi suất huy động thêm 1% cũng không giải quyết được vấn đề gì. Vì hiện nay, lãi suất vay Ngân hàng hiện ở mức 22 - 23%/năm, như vậy là quá cao, DN rất khó tiếp cận vốn. Ngoài lãi suất vay quá cao như trên, DN còn phải chịu một loại chi phí khác tùy vào mối quan hệ giữa DN với Ngân hàng”.

    Một số doanh nghiệp BĐS cũng than phiền, với lãi suất ngân hàng hiện nay cao như vậy, trong khi hầu hết các doanh nghiệp BĐS để tồn tại và phát triển thì vốn vay phải hơn gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu. Vì vậy, các dự án BĐS càng để lâu thì càng lỗ nặng.

    Mới đây, trong buổi gặp gỡ giữa doanh nghiệp với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh để “gỡ rối” những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Trọng Hạnh - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP Hồ Chí Minh cho biết: Số doanh nghiệp khai lỗ trong năm 2011 tăng 15% so với năm 2010. Theo đó, BĐS, xây dựng… là những ngành có hàng tồn kho lớn, dẫn tới sức cạnh tranh giảm và nguồn thu ngân sách cũng giảm. Hơn 50% doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thu nhập doanh nghiệp âm, điều này đã phản ánh tình hình đang rất xấu.

    Ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cũng nhận xét, mức tồn kho của ngành BĐS đang ở mức báo động. Doanh nghiệp không thể xoay vòng khi mà sản phẩm tồn kho không có lối ra. Theo phản ánh của các doanh nghiệp BĐS, mỗi tháng một doanh nghiệp mất đi 50-60 tỷ đồng chi phí điều hành, cho nên trong quý 2 và quý 3 tới đây nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ phá sản hàng loạt. Xây dựng đình đốn, BĐS “đóng băng” đã kéo theo các ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng rơi vào tình trạng ế ẩm.

    Trước thực trạng trên, các doanh nghiệp BĐS đã kiến nghị lãnh đạo TP cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng. Đồng thời, ưu tiên cho doanh nghiệp BĐS đã hoàn thành 70% công trình được vay vốn để thực hiện hoàn thành công trình.




    K.Ngân


    ================

    Tập đoàn Sông Đà khó trả nợ ngân hàng nước ngoài


    [​IMG]
    Theo nguồn tin riêng của Sài Gòn Tiếp Thị, tập đoàn Sông Đà hiện đang gặp khó khăn trong việc cân đối vốn trả nợ các ngân hàng nước ngoài do một khoản nợ lớn từ công ty thành viên – công ty cổ phần ximăng Hạ Long.

    Trước đây, bộ Tài chính được Thủ tướng Chính phủ giao đứng ra bảo lãnh cho công ty cổ phần ximăng Hạ Long vay vốn nước ngoài, nhưng thực tế bộ Tài chính đã bảo lãnh cho tổng công ty Sông Đà (nay đã sáp nhập, làm nòng cốt trong tập đoàn Sông Đà) vay, sau đó, tổng công ty này ký hợp đồng cho công ty cổ phần ximăng Hạ Long vay lại trên 3.335 tỉ đồng, bằng lãi suất vay của các ngân hàng nước ngoài. Do đó, việc trả nợ của tổng công ty Sông Đà hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng trả nợ của công ty cổ phần ximăng Hạ Long. Tuy nhiên, dự án nhà máy ximăng Hạ Long sau đó lại bị chậm tiến độ một năm và bị thua lỗ (năm 2009 lỗ 78 tỉ đồng, năm 2010 lỗ 500 tỉ đồng) và đến nay đã đến kỳ trả nợ gốc cho ngân hàng nước ngoài (khoảng 400 tỉ đồng/năm). Nhưng do công ty cổ phần ximăng Hạ Long khó có khả năng trả nợ đúng hạn, nên tập đoàn Sông Đà phải trả nợ từ tổng công ty Sông Đà chuyển qua.
    M.Q
    sài gòn tiếp thị

    ==================================

    Thứ Hai, 19/03/2012 | 09:24



    _$(document).ready(function(){ _$(".NewsDetail_Box_Title_Right_BookReader").colorbox({width:"60%", inline:true, href:"#inline_bookreader"}); });

    Nợ thuế tăng 20% và... sợi dây


    “Những công bố của các ngân hàng về giảm lãi suất, gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp... vừa qua thật ra chỉ để cho báo đăng, cuối cùng nói dóc lừa nhau... Nếu cần thiết, các anh chị đến cơ quan thuế, chúng tôi sẽ đưa dữ liệu để xem đồng vốn của các ngân hàng sử dụng để làm gì?", ông Nguyễn Trọng Hạnh, phó cục trưởng cục Thuế TP.HCM, đã nói tại hội nghị “Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ các doanh nghiệp đầu năm” do hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM tổ chức tuần qua.


    Đó cũng là nguyên nhân trực tiếp trong rất nhiều nguyên nhân khiến cho đời sống doanh nghiệp khốn đốn trong thời gian qua.
    Năm 2011 cho thấy diễn biến xấu về nợ thuế, thể hiện ở số lượng doanh nghiệp khai lỗ tăng lên hơn 15% so với năm 2010; tình hình nợ thuế và nợ dây dưa kéo dài có chiều hướng tăng, số nợ xấu không có khả năng chi trả cũng tăng. Theo ông Hạnh, điều đáng lo nhất là có những doanh nghiệp trước đây nộp thuế tốt, đề cao chữ tín nhưng cuối năm rồi cũng lâm vào tình trạng nợ thuế. Nhìn chung năm 2011, dù đã thu được số thuế cao hơn so với năm trước nhưng vẫn chủ yếu “nhờ vào” lạm phát; quan trọng hơn là do cơ quan thuế đã tăng cường quản lý chống gian lận thuế, đặc biệt trong chống chuyển giá, góp phần tăng số thu đó.
    Ông Hạnh cho biết đầu năm 2012 chiều hướng càng xấu hơn, số thu chung so với hai tháng cùng kỳ giảm gần 5%, nếu tính riêng thu nội địa (trừ dầu thô) giảm hơn 11%. Khu vực doanh nghiệp trong nước giảm khoảng 5%; thu từ khối doanh nghiệp nước ngoài tăng chỉ 0,2%, nhưng không phải do phát triển tăng mà là nhờ tích cực kiểm tra việc chống chuyển giá, nhiều doanh nghiệp khai báo lại mức lãi, đã giúp giảm thất thoát nguồn thu thuế.
    Riêng các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì số thu trong hai tháng cùng kỳ đã giảm hơn 15%; so với thời điểm 31.12.2011, số doanh nghiệp nợ thuế tăng gần 20% và số mất khả năng thu tăng 1,74%. “80% doanh nghiệp thành phố ở quy mô nhỏ và vừa đang đóng góp cho nguồn thu thuế 20%, nhưng quan trọng nhất là tình hình khó khăn đang đụng chạm trực tiếp đến “miếng cơm manh áo” của đông đảo người lao động; tỷ lệ nghịch với đời sống kinh tế đi xuống là tệ nạn xã hội tăng lên”, ông Hạnh nói.
    Nguyên nhân thì nhiều nhưng rõ nhất là bởi các chi phí đầu vào tăng cao. Theo ông Hạnh, đặc biệt là trong chi phí tài chính. Hiện trong cơ cấu dòng vốn lưu thông trên thị trường của doanh nghiệp, cứ vốn có 1 đồng thì đi vay 3 đồng. Nguồn cung cấp tín dụng chính là qua hệ thống ngân hàng thì hiện rất ít doanh nghiệp có khả năng tiếp cận. Mặt khác, nếu nguồn cung tín dụng trước đây là chủ lực cho doanh nghiệp hoạt động thì hiện nay cũng có thể là tai hoạ, vì càng vay càng chết bởi lãi suất quá cao trong khi thị trường bất ổn, sức mua suy giảm.
    Nếu nói do nhu cầu vốn quá lớn cho sản xuất mà doanh nghiệp chen nhau vay mức cao thì chưa hẳn chính xác. Lãi suất được đẩy lên cao đã châm mồi cho những bất ổn khác, từ việc ngân hàng làm ăn tắc trách, là “sân sau cho đại gia”, làm kênh huy động vốn cục bộ, vốn thảy vô dự án bất động sản... Cạnh tranh lãi vay làm rối loạn thị trường thể hiện qua nhiều hình thức đối phó với pháp lý. Ông Hạnh ví dụ, trên sổ sách cho thấy khi ký hợp đồng vay vốn với khách hàng vẫn ở mức 14 – 15%, nhưng ngân hàng có thể làm hồ sơ để người gửi cam kết không rút ra giữa chừng hoặc với chế độ riêng sẽ được chi ngược lại 4 – 5%.
    Các ngân hàng đã tập trung nguồn vốn cho vay liên ngân hàng thay vì tạo ra kênh cấp vốn cho doanh nghiệp, dòng tiền đẩy qua lại giữa các ngân hàng đã làm cho doanh nghiệp sản xuất bị chết. Dòng vốn vay lòng vòng trong thị trường liên ngân hàng hiện vẫn được ngân hàng Nhà nước đưa vào xếp loại ngân hàng và liên quan trực tiếp đến chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Chính vì thế, các ngân hàng càng dùng thủ đoạn đối phó để đạt được nhu cầu tăng trưởng tín dụng sẽ càng làm cho toàn thị trường tín dụng méo mó. Tệ hơn là các ngân hàng muốn sử dụng yếu tố này để chi phối và thôn tính lẫn nhau. Tất cả những thứ đó trên thực tế hình thành một bóng đen quyền lực ngầm sau hệ thống tín dụng Việt Nam.
    Trách nhiệm của ngân hàng Nhà nước là tạo ra công cụ kiểm soát tính minh bạch của dòng vốn trên thị trường, nhưng thực tế chưa hiệu quả. Lãi suất cho vay khá cao, việc tiếp cận khó khăn, việc tập trung cho vay liên ngân hàng đã đẩy doanh nghiệp sản xuất vào chỗ chết. “Chẳng khác nào doanh nghiệp bị sẩy chân té xuống giếng, quản lý nhà nước không những không thả được sợi dây để kéo lên mà cú lãi suất ngân hàng còn như hòn đá bồi ném xuống”, ông Hạnh ví von.
    Tuyết Ân
    sgtt
  8. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Hé hé sàn HNX lại xanh
  9. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    [r2)][r2)][r2)][r2)]=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  10. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Nhợn càng nhiều chứng càng ngon

Chia sẻ trang này