1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Mọi vấn đề về VF1, mời các bạn vào đây.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi shareholder35, 04/05/2007.

4740 người đang online, trong đó có 342 thành viên. 00:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 17211 lượt đọc và 166 bài trả lời
  1. 9xxxstart

    9xxxstart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2007
    Đã được thích:
    0
    thằng nì một lần bất tín vạn sự bất tin! Thui anh em đè nó loanh quanh cho 30 cho thằng HSC,BVS chết luôn à. Chơi với mấy thằng này chán lắm.
  2. minhbhtg

    minhbhtg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Không thể để mấy ông lãnh đạo thích làm gì thì làm. Nói lời xin lỗi đơn giản vậy, túi tiền của nhà đầu tư bị ảnh hưởng, chỉ lợi cho mấy ông đấy thôi.
  3. imapom

    imapom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Sự kiện VF1: Nhà đầu tư có kiện được không?

    TP - Ngày 7/5, giá chứng chỉ quỹ VF1 tăng kịch trần đã phần nào ?ohạ hoả? những bức xúc của các nhà đầu tư bị thiệt hại vì Cty quản lý quỹ VF1 (VFM) ?otiền hậu bất nhất?.
    Nhưng có lẽ khó mà ?odĩ hoà vi quý? với sự kiện chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam này vì qua đây dư luận không chỉ thấy tính thiếu chuyên nghiệp của VFM mà cả của các cơ quan quản lý.

    Ông Nguyễn Hoàng Hải ,Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính VN (VAFI) cho rằng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho phép VFM điều chỉnh giảm giá phát hành so với công bố ban đầu là trái luật. Mặc dù Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ,lập luận rằng họ đồng ý với phương án ?othay đổi điểm giá phát hành bằng một khoảng giá? chứ không phải là phê duyệt việc giảm giá phát hành.

    Việc chấp thuận phương án ?okhoảng giá? là căn cứ vào tình hình thị trường, còn lại VFM định mức giá nào, thời điểm chốt quyền, tỷ lệ... là những vấn đề kỹ thuật và là chuyện của VFM, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không thể can thiệp.

    Tuy nhiên, khi thông báo với công chúng về việc giảm giá phát hành, VFM lại cho rằng ?ođược sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo công văn số 496/UBCK-QLKD ngày 27/4/2007 về việc điều chỉnh giá?. Nhà đầu tư sẽ tin ai? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay VFM?

    Hai ngày sau, Ban đại diện VFM quay lại giá cũ thì người ta thấy quỹ này không còn viện dẫn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào đây và dư luận hiểu đây là quyết định đơn phương của VFM.

    Tổng Giám đốc VFM Trần Thanh Tân cho biết, VFM phải giữ nguyên giá cũ vì áp lực của các nhà đầu tư phản đối việc giảm giá. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư đã tuyên bố sẽ kiện VFM vì những thiệt hại của họ vì theo ước tính đến phiên thứ sáu ngày 4/5/2007, cứ mỗi chứng chỉ quỹ VF1 thì nhà đầu tư mất 4.700 đồng. Nhưng liệu có kiện được VFM?

    Ông Tân cũng nói thêm, VFM xin lỗi các nhà đầu tư, tuy nhiên việc đền bù thiệt hại thì VFM không tính đến bởi chưa có cơ sở nào để làm việc này.

    Luật Chứng khoán đã có hiệu lực từ 1/1/2007, Bộ Tài chính sẽ ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn luật, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Giao dịch chứng khoán sẽ ban hành các quy chế, nhưng cho đến nay việc VMF có quyền hạ giá hay không và hạ giá ra sao lại nằm trong các thông tư, quy chế chưa được ban hành! Vì vậy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới cho rằng vụ VF1 là ?ongoại lệ?!?

    Một quan chức Ủy ban Chứng khoán Nhà nước biện hộ: ?oHiện không có quy định cụ thể nên UBCKNN chỉ cho phép VF1 thay đổi khoảng giá phát hành chứ không buộc VF1 giữ nguyên giá phát hành cũ khi giá hạ?.

    Cũng về vấn đề này, giám đốc một Cty chứng khoán cho biết: ?oĐúng là không có cơ sở để kiện VFM vì những thiệt hại nếu có, tôi nghĩ là VFM cũng đã thấy rõ những thiếu sót của UBCKNN trước khi quyết định giảm giá?.

    Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đứng ở đâu?

    Nhà phân tích chứng khoán Phùng Văn Nam khẳng định: ?oVFM đã lợi dụng kẽ hở của luật để định đem lại lợi lớn cho các cổ đông lớn, cổ đông chiếm đa số trong VF1, quả là đáng lo ngại vì biết rõ họ làm sai mà chẳng có luật, lệ gì để chế tài họ?.

    Ông Nguyễn Đình Hùng (nhà đầu tư sàn SBS TPHCM) bức xúc: ?o Nếu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không cho phép, tôi chắc rằng VFM không dám ngang nhiên làm thế. Ai dám tin sẽ không còn những VF1 khác khi mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lại bị động đến thế trong vụ này?.

    Còn chuyên gia chứng khoán Huy Nam nói: ?oLẽ ra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải cân nhắc việc cho VFM giảm giá vì sẽ ảnh hưởng lớn đến lòng tin và túi tiền của nhà đầu tư, tôi rất ngạc nhiên trước quyết định thiếu tính toán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và VFM, nếu cứ quản lý kiểu này tôi e rằng sẽ còn tái diễn những vụ việc tương tự?.

    Từ 3/5 đến nay, lẽ ra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có thông tin chính thức đến dư luận, nhà đầu tư nhưng dường như mọi ?olỗi lầm? họ đã đẩy về VFM và chọn cách im lặng!?

    Dù giá VF1 lên lại và VFM đã ?osửa sai? nhưng liệu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ để ?ochìm xuồng? vụ này? Dư luận vẫn chưa hết nghi hoặc về việc dù đã ký hợp đồng bảo lãnh phát hành nhưng vì sao VFM lại tự nhận phần thiệt thòi về mình?

    Tổng Giám đốc VFM Trần Thanh Tân nói với báo giới ?oHợp đồng bảo lãnh cũng có ghi là trong những điều kiện thị trường quá xấu thì việc bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực? sau ngày 4/5. Nhưng trong thông báo tối 4/5, VFM lại ghi rõ rằng ?ocác đơn vị bảo lãnh phát hành cam kết thực hiện các trách nhiệm đối với việc bảo lãnh phát hành cho đợt tăng vốn của Quỹ đầu tư VF1? .

    Cho đến giờ, nhà đầu tư vẫn chưa thể biết rõ đằng sau những điều khoản mà VFM tự nhận thiệt thòi về mình là những gì? Giá VF1 lên lại, tiền bạc có thể chưa mất đi nhưng còn lòng tin của nhà đầu tư vào VFM và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì sao? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ bởi chưa ai muốn làm tròn trách nhiệm trong vụ này, nhất là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

    http://www.tienphongonline.com/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=83413&ChannelID=3
  4. vietcophieu

    vietcophieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Những kẻ cố tình làm trái gây thất thoát tiền của nhà nước, trục lợi cá nhân đều bị lôi ra ánh sáng và xét xử. Vụ này rõ rang đã gây thiệt hại kinh tế thất thoát tiền của các nhà đầu tư thì ai bảo vệ họ đây. Theo tôi cần phải làm sáng tỏ ai chịu trách nhiệm về hậu quả của việc này
  5. henry_tran3b

    henry_tran3b Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Đã được thích:
    0
    VF1 dự kiến lên mấy phiên nữa hở các bác? không biết kịch bản sẽ diễn theo hướng nào?
  6. mucluc

    mucluc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Đã được thích:
    0
    Các bác cổ đông VF1 nêu cao cảnh giác nhé. Bọn nó đang đủn đít thị trường đi lên cho các bác sướng mà quên đi tội lỗi của chúng nó đấy! Bọn này nham hiểm thật!
    Việc nào ra việc đó phải không các bác?
    Vui duyên mới không quên nhiệm vụ.
  7. stock_expert

    stock_expert Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Các bác sắp chứng kiến cuộc dìm giá Hội đồng để đánh chú VFM và bảo Việt. Mấy chú này đang cong mông thổi thị trường mấy hôm nay.
  8. imapom

    imapom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác căn cứ vào đâu nói dìm giá?
  9. sinhkhi

    sinhkhi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0

    thế các pác đã và đang là cổ đông VF1 chịu chúng nó rồi à?
    hoà cả làng thật à?
    đau thật
  10. imapom

    imapom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Vì sao VFM muốn chịu thiệt trong vụ bảo lãnh phát hành?
    17:00'' 10/05/2007 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Vụ VF1 có vẻ tạm thời ?ochìm? do giá chứng khoán đang lên kéo theo giá chứng chỉ quỹ cùng lên này. Tuy nhiên, vẫn còn đó câu hỏi: tại sao Công ty quản lý quỹ VFM lại tình nguyện nhận về mình những bất lợi mà lẽ ra phải thuộc về hai nhà bảo lãnh phát hành là Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) và Công ty chứng khoán TP HCM (HSC)?

    >> Vụ VF1: Liệu Ủy ban Chứng khoán có vô can?
    >> Tổng giám đốc VFM nói gì?

    Theo nguyên tắc bảo lãnh phát hành, trong trường hợp không bán hết 500 tỉ đồng mệnh giá chứng chỉ của đợt tăng thêm này (từ 500 tỷ lên 1000 tỷ), hai công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành là BVSC và HSC buộc phải mua hết số còn lại với giá đã công bố ngày 26/3/2007 là 33.164 đồng/chứng chỉ. Giả sử không bán được cho ai, BVSC cùng HSC cũng phải ?oôm? hết số chứng chỉ trị mệnh giá 500 tỷ trên với giá lên đến hơn 1650 tỷ đồng!

    Chỉ đến khi dư luận phản ứng quá mạnh do VFM tình nguyện hạ giá phát hành xuống chỉ còn 23.700đ/chứng chỉ quỹ rồi lại quay về giá 33.164đ/ chứng chỉ, TGĐ Trần Thanh Tân của VFM mới lộ ra một điều khoản bảo lãnh phát hành lạ lùng: ?oHợp đồng bảo lãnh cũng có ghi là trong những điều kiện thị trường quá xấu thì việc bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực?!?

    Một trong những lý do để các nhà đầu tư bỏ tiền vào quỹ là vì họ tin tưởng vào trình độ chuyên nghiệp của các nhà quản lý quỹ. Nhưng chuyên nghiệp sao lại ký điều khoản lạ lùng: cho hủy bảo lãnh khi "thị trường quá xấu!". Và thế nào là quá xấu: khi thị trường xuống 5% hay xuống 90%?

    CK Bao Viet3.jpg
    Nhà đầu tư có quyền nghi vấn về những cú ?obắt tay ngầm?? Ảnh minh họa: LAD

    Chính trên trang web của VFM khi thông báo về việc quay lại giá cũ lại vẫn ghi rõ ?ocác đơn vị bảo lãnh phát hành cam kết thực hiện các trách nhiệm đối với việc bảo lãnh phát hành cho đợt tăng vốn của Quỹ đầu tư VF1?.

    Nếu như các nhà đầu tư không thể nghi ngờ về trình độ chuyên nghiệp của các nhà quản lý quỹ, thì họ buộc phải đặt dấu hỏi về một động cơ nào khác.

    Trong khi đó cả BVSC lẫn HSC đều khẳng định họ không yêu cầu hạ giá phát hành. Vậy VFM vội vàng và sốt sắng nhận phần thiệt bởi lý do gì? VFM, BVSC và HSC ?olờ? đi nguyên do chính, nhưng ?ocái kim trong bọc? cũng phải lòi ra.

    Tìm trong ?ohồ sơ? của VF1 chúng tôi thấy quỹ này có một trong những cổ đông sáng lập là Dragon Capital. Khi VF1 rớt giá mạnh vào cuối tháng 4/2007 thì Dragon Capital cũng khó có thể mua vào để ?ovớt? giá lên nhưng không thành vì lúc ấy tỷ lệ sở hữu (room) của Dargon Capital trong quỹ này đã lên đến 45% (mức tối đa là 49%).

    Nhưng quan trọng hơn cả là VF1 và Dragon đang sở hữu 10,4% số cổ phần của BVSC (15,6 tỷ đồng mệnh giá) và 11% cổ phần tại HSC.

    Nếu đợt phát hành không thành, nếu BVSC, HSC phải ?oôm? số còn lại với giá cao hơn giá thị trường thì VF1 và Dragon Capital cùng phải chịu lỗ nặng theo. Đây chính là lời giải chính cho việc tại sao VFM lại đơn phương nhận mọi thiệt thòi về mình.

    Không hiểu UBCKNN có xem đây là một lý do để giơ ?othẻ vàng? với VFM hay lại cho qua vì ?ongoại lệ?. Còn nhà đầu tư thì có quyền nghi vấn về những cú ?obắt tay ngầm??

    Trong khi qua những vụ giảm giá rồi lại nâng giá này, quyền lợi của các đại gia được bảo vệ, thì ai bảo vệ quyền lợi những nhà đầu tư không có "thông tin bên trong", họ đã nghe theo các thông báo để mua giá cao, rồi bán giá thấp, rồi lại mua giá cao. Đặc biệt là những nhà đầu tư chốt quyền sau ngày 28/3/2007.

    Trong khi nói về thiệt hại của các nhà đầu tư, cũng chưa thấy nói đến khoản lợi của những người mua bán không theo thông báo hiện tại mà theo những thông báo "sắp ra đời".

    Nếu không làm rõ là những mối liên hệ ràng buộc giữa VFM, Dragon Capital và BVSC, HSC thì chính UBCKNN lại gây thêm những lo ngại về cách điều hành thị trường của cơ quan này.

    TGĐ Trần Thanh Tân cho rằng cả việc hạ giá lẫn việc tăng giá trở lại đều vì quyền lợi nhà đầu tư. Có thể mục đích chính của VFM là phát hành để mau chóng có tiền đầu tư tiếp vào TTCK đang xuống giá, cũng như nhằm vào các đợt đấu giá lớn sắp tới. Năm trước VFM đã thắng lớn vì cách kinh doanh này và năm nay hy vọng lặp lại cũng không nhỏ.

    Kiểu tính toán này chắc chắn có lợi cho VFM và cổ đông lớn của họ trong thời gian ngắn nhưng thiệt hại lớn nhất mà VFM chắc chưa lường hết được là nhà đầu tư đang mất dần lòng tin vào VF1 và đó mới là điều quan trọng nhất khi tham gia vào TTCK.

    Chưa hết nhà đầu tư còn đang đặt câu hỏi: vốn điều lệ của BVSC có 150 tỷ và HSC chỉ có 100 tỷ thì họ lấy tiền đâu ra để ôm hơn 1.650 tỷ chứng chỉ quỹ? Có lẽ điều khoản ký kết "thị trường quá xấu" đã bảo đảm cho cả hai bên có quyền quyết định cách nào có lợi nhất cho họ, bất chấp uy tín thị trường và thiệt hại của các nhà đầu tư nhỏ.

    30-5-2007 mới là thời hạn cuối để đóng tiền mua chứng chỉ quỹ phát hành thêm với giá 33.164 đồng, nếu VN-Index xoay quanh mức 1000 điểm hoặc lên thì đợt phát hành của VF1 sẽ thuận lợi, còn ngược lại chưa ai biết điều gì sẽ xảy ra với cách làm bất nhất của VF1 và sự chấp thuận các cơ quan quản lý.

    Thử hình dung, giá VF1 trên sàn xuống dưới 33.164 đồng liệu có ai còn nghĩ đến chuyện mua VF1 với giá 33.164 đồng khi vừa lỗ tiền bạc vừa xói mòn lòng tin. Người ta đang chờ VFM, Dragon Capital, BVSC, HSC hành xử ra sao.

    http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/05/693474/

Chia sẻ trang này