Mong Manh Trước Bão!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi CTGMvst, 14/03/2008.

6692 người đang online, trong đó có 613 thành viên. 22:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4832 lượt đọc và 64 bài trả lời
  1. duckwater

    duckwater Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    1.202
    Không phải em lấy ví von để ví von tiếp.
    Em nhắc lại nhé, giờ đang là ở giữa tâm bão rồi.
    Vấn đề là hậu quả cơn bão này sẽ ra sao thôi.
  2. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Lãi suất: những nghịch lý và hệ quả

    http://www.saigontimes.com.vn/tbktsg/detail.asp?muc=223&Sobao=900&sott=23

    Thị trường tiền tệ hiện đang tồn tại nhiều nghịch lý, gây khó khăn cho nền kinh tế.



    Đỗ Thiên Anh Tuấn



    Hiện nay, lãi suất huy động tiền đồng ngắn hạn cũng như dài hạn của nhiều ngân hàng thương mại là như nhau, thậm chí kỳ hạn dài lãi suất lại thấp hơn.



    Cụ thể lãi suất kỳ hạn một tháng bằng với kỳ hạn 12 tháng và bằng 1%/tháng (lĩnh lãi cuối kỳ). Tưởng đơn giản nhân 1%/tháng với 12 tháng thì sẽ có lãi suất một năm 12%, vậy là đáp ứng yêu cầu của Công điện số 02 ngày 26-2-2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước!?



    Thực ra với biểu lãi suất này thì người dân dù không biết đến các phép toán tài chính cơ bản nhưng với kinh nghiệm bản thân họ cũng biết phải gửi kỳ hạn nào để có lợi nhất.



    Giả sử nếu ta gửi 100 đồng kỳ hạn 12 tháng thì sau một năm sẽ nhận được số lãi là 12 đồng bởi Công điện 02 của thống đốc đã khống chế mức lời trần cho một năm. Còn nếu ta gửi hai lần kỳ hạn sáu tháng thì tiền lãi nhận được là 12,36 đồng. Mức lời lớn nhất nếu ta gửi 12 lần kỳ hạn một tháng là 12,68 đồng, hay mức lãi suất thực cho loại kỳ hạn này là 12,68%/năm vượt quá quy định của chỉ thị.



    Lưu ý rằng người dân chỉ có thể lãi 12,68 đồng trên 100 đồng vốn như phép toán trên nếu họ tái gửi cả gốc và lãi với cùng kỳ hạn một tháng tương ứng trong suốt 12 tháng và biểu lãi suất này sẽ không đổi trong ít nhất 12 tháng tới. Thế nhưng giả định này quả khó xảy ra trong điều kiện mức lãi suất được các ngân hàng liên tục điều chỉnh từng ngày.



    Ngân hàng với tư cách là một định chế tài chính trung gian thì lãi suất huy động cao không phải là vấn đề lớn đối với họ mà chính các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn sẽ gánh khoản lãi cao này.

    Trong khi đó các mức lãi suất huy động có kỳ hạn dài chẳng hạn 16, 18, 24, 36 tháng lại còn thấp hơn các kỳ hạn ngắn trên. Chẳng hạn tại ACB, Eximbank lãi suất kỳ hạn 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ là 0,89%/tháng (hay 10,68%/năm), kỳ hạn 36 tháng là 0,9%/tháng (hay 10,8%/năm). Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng có mặt bằng lãi suất tương đương. Điều này có nghĩa là hiện tại các ngân hàng không muốn huy động vốn dài hạn mà chỉ chú trọng vào vốn ngắn hạn để đối phó với tình thế nóng trước mắt, đồng thời xét về dài hạn các ngân hàng kỳ vọng mặt bằng lãi suất sẽ hạ thấp.



    Rõ ràng hiện ngân hàng đang đặt khách hàng trước hai sự lựa chọn: một là gửi kỳ hạn ngắn để có lãi suất cao nhưng khi đáo hạn sẽ chịu rủi ro tái đầu tư, nghĩa là ngân hàng có thể sẽ điều chỉnh lãi suất sau một vài tháng tiếp; hai là chấp nhận gửi kỳ hạn dài với lãi suất thấp hơn nhưng đảm bảo mức lãi suất bình quân cho toàn kỳ hạn cao hơn. Trong điều kiện mặt bằng lãi suất huy động đang đạt trần quy định và không có dấu hiệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ nới lỏng Công điện 02 thì việc khách hàng kỳ vọng gửi kỳ hạn ngắn để hy vọng tái đầu tư với lãi suất cao hơn là không có cơ sở, thậm chí trong điều kiện khả năng các ngân hàng tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất huy động hiện nay cũng mong manh. Tuy vậy với tâm lý ?oăn xổi ở thì? cộng với áp lực lạm phát cao hiện nay thì dù sao khách hàng vẫn thích gửi kỳ hạn ngắn hơn.



    Đối với các ngân hàng thì điều dễ nhận thấy là cấu trúc tài sản nợ sẽ rủi ro hơn do qua biểu lãi suất trên sẽ chỉ khuyến khích người dân gửi tiết kiệm càng ngắn hạn càng tốt, vì vừa được lời hơn lại vừa thanh khoản hơn. Đây là một điều nghịch lý bởi do đặc tính rủi ro của dòng vốn ngắn hạn rất lớn.



    Nếu các ngân hàng bất chấp chi phí để quyết huy động được số vốn cần thiết nhằm mua đủ lượng tín phiếu bắt buộc của NHNN khi thời hạn hiệu lực ngày 17-3 sắp đến thì rủi ro chưa đến lúc này mà sau một tháng hay một vài tháng khi các khoản tiền huy động có kỳ hạn ngắn trên đến hạn. Lúc ấy ngân hàng lấy đâu tiền để hoàn trả cho khách hàng? Không có đủ tiền để mua tín phiếu bắt buộc thì sẽ bị NHNN phạt nhưng không có đủ tiền để hoàn trả cho người gửi thì ai sẽ phạt và rủi ro gì sẽ đến với hệ thống ngân hàng Việt Nam? Đây là một cảnh báo đáng lưu ý không chỉ đối với các ngân hàng thương mại mà cả NHNN. Trừ trường hợp mặt bằng lãi suất của nền kinh tế cùng hạ nhiệt thì khách hàng sẽ khó có sự lựa chọn tốt hơn so với tiếp tục duy trì gửi kỳ hạn tiếp theo, nhưng hiện tại không có cơ chế nào để ghìm lãi suất xuống trong điều kiện lạm phát sau hai tháng đầu năm vẫn cao. Một kịch bản khác là NHNN sẽ lùi thời hạn mua tín phiếu bắt buộc để cho các ngân hàng dễ thở thêm một thời gian nữa, song đây cũng chỉ là vấn đề tình thế.



    Lại nói về số vốn huy động có kỳ hạn ngắn thì ngân hàng sẽ sử dụng vốn này như thế nào? Theo quy định hiện hành thì các ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 40% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên không phải vốn ngắn hạn nào cũng như nhau, đặc biệt trong điều kiện bất thường hiện nay khi đa số khách hàng chỉ gửi với kỳ hạn từ 1-3 tháng mà vẫn đồng nhất với kỳ hạn 12 tháng thì không hợp lý. Và trong bối cảnh đó, các ngân hàng sẽ không dám cho vay dài hạn với loại vốn này, thậm chí cho vay ngắn hạn với các kỳ hạn từ 9-12 tháng cũng được xem là có rủi ro thanh khoản cao, chưa nói rủi ro lãi suất.



    Điều nhận thấy rõ là ngân hàng với tư cách là một định chế tài chính trung gian thì lãi suất huy động cao không phải là vấn đề lớn đối với họ mà chính các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn sẽ gánh khoản lãi cao này. Thực tế đang có nhiều doanh nghiệp xếp hàng để được vay với lãi suất ?ocắt cổ? 18%/năm thậm chí cao hơn, nhưng còn nhiều doanh nghiệp nhỏ, các khách hàng không có nhiều tiềm năng dẫu có chấp nhận lãi suất đến 20%/năm cũng chưa chắc vay được. Với lãi suất cao như vậy thì dẫu một dự án tốt trong điều kiện bình thường, nay cũng có thể được xếp vào danh mục các dự án xấu, tức tạo ra hiệu ứng ?ovơ đũa cả nắm?.



    Xét cho cùng, liệu phần thu nhập tăng thêm do lợi tức từ tiền gửi tiết kiệm có bù được phần tăng giá hàng hóa không?!



    Công điện 02 của thống đốc gửi các ngân hàng yêu cầu phải điều chỉnh lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam ở mức hợp lý, phù hợp với nguyên tắc không để lãi suất âm nhưng không vượt quá 12%/năm quả khó thực hiện!
  3. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0

    Chẳng nhẽ kinh nghiệm này sẽ lại tiếp tục đúng với TTCK Việt Nam!!!
  4. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Đúng là kinh nghiệm các nước không chịu học, luôn bảo thủ tự tìm đường khác lạ các nước đã đi trước thì rất nguy hiểm.
  5. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0


    Nếu bác nào đã đọc hết và nắm rõ các thông tin trong bài này mà vẫn nắm cả đống cổ cánh thì đúng là rất nguy hiểm.
  6. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Không biết các tài liệu em pót lên có cứu được ai không????
  7. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Phát biểu trên báo chí, đại diện SCIC cũng khẳng định không phải tổ chức này tham gia thị trường với mục đích đỡ giá, ngăn VN-Index giảm sâu hơn vì không một nguồn tiền nào có thể làm nổi.
    http://www.laodong.com.vn/Home/kinhte/chungkhoan/2008/3/80733.laodong
  8. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    "Tối hậu thư" của ngành điện?
    08:21'''' 18/03/2008 (GMT+7)
    - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, năm 2008 cầm chắc là kinh doanh không có lãi nếu giá điện không tăng. Với những thông tin đưa ra hình như đó là "tối hậu thư" của ngành điện?

    Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa ra các phương án tăng giá điện để Bộ Công thương xem xét trình Chính phủ để tăng giá điện theo lộ trình bắt đầu từ 1/7/2008. Mới đây, trả lời báo chí, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc của EVN cho biết, với giá bán điện hiện hành thì EVN đang lỗ. Mua với giá cao mà bán giá thấp thì lỗ là điều chắc chắn. Là doanh nghiệp nếu lỗ thì chẳng ai làm kinh doanh.

    Cũng theo thông tin từ ông Hùng, hiện nay EVN đang mua 1.500 MW của Nhiệt điện Cà Mau (Tập đoàn Dầu khí VN) với giá 7 cent cho 1KWh (tháng 1), 8 cent trong tháng 2/2008 vậy nhưng giá bán ra bình quân chỉ khoảng 5 cent. Như vậy với giá bán này mỗi năm EVN lỗ trên 3.000 tỷ đồng. Nếu như năm 2007 EVN lãi được 3.000 tỷ đồng thì năm 2008 sẽ hết lãi.

    Nhưng giá điện do Chính phủ quyết định. Mới đây Thủ tướng Chính phủ cho biết chưa bàn đến chuyện tăng giá điện trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu của Chính phủ là chống lạm phát. Nếu lộ trình tăng giá điện được Chính phủ cho phép lùi lại thì tất nhiên là EVN phải chấp nhận.


    Thuỷ điện Sông Hinh. Ảnh minh hoạ


    Khi EVN hết lãi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Cho đến nay EVN vẫn là nhà mua buôn điện duy nhất từ các đơn vị thuộc EVN cũng như ngoài EVN để đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế. Ngoài các nguồn điện có giá rẻ được sản xuất bởi các doanh nghiệp của EVN, thì EVN còn phải mua điện từ các nhà máy điện độc lập, các nhà máy điện BOT. Các quan chức của EVN từng phàn nàn rằng bản thân EVN sản xuất điện thì có lãi, nhưng đi mua của các nguồn bên ngoài về để bán lại với giá bán lẻ hiện nay thì lỗ.

    Theo số liệu của EVN giá mua điện từ các nhà máy độc lập bình quân là 740 đồng/kWh, nếu tính cả phí truyền tải, phân phối thì chi phí giá thành điện đến khách hàng sử dụng là 1.056 đồng/KWh. Cũng tương tự như vậy là giá điện mua của Trung Quốc. Tính cả chi phí truyền tải đến khách hàng cũng gần 1.100đ/KWh. Trong khi giá bán bình quân đến hộ tiêu thụ hiện nay là 852 đồng/KWh, nên mua điện ngoài, EVN phải bù lỗ. Điều này cũng có nghĩa là, tỷ trọng điện mua ngoài càng cao thì EVN càng bị lỗ.

    Theo EVN, năm 2007 mua của các nhà máy điện BOT, IPP (nguồn điện độc lập) và các công ty cổ phần khoảng 33,449 tỷ kWh chiếm 49,73% tổng sản lượng sản xuất và mua ngoài của EVN.

    TIN LIÊN QUAN
    EVN đề xuất tăng giá điện với các phương án cụ thể
    Bắt đầu mùa... thiếu điện
    Thiếu điện: Tăng cường cắt điện để giảm lỗ?
    Thiếu điện: nguyên nhân chính do chủ quan
    Thiếu điện tại Thượng đế
    Thiếu điện chỉ còn biết cắt điện
    Thiếu điện, do đâu?

    Trong năm 2008 này điện thương phẩm dự kiến khoảng 77 tỷ KWh, trong đó mua ngoài chiếm khoảng 50%. Các nguồn thuỷ điện thì có lãi nhưng do nhu cầu điện tăng cao để đáp ứng, EVN phải tăng mua điện từ nguồn bên ngoài. Số lãi của thuỷ điện vẫn đang được bù cho mua điện bên ngoài. Nếu năm nay, nước về ít, phải đổ dầu vào chạy máy phát điện thì thua lỗ là điều khó tránh khỏi. Theo tính toán, nếu chạy dầu thì giá thành 1KWh điện sẽ vào khoảng 3.000 đồng trong khi đang bán ra với mức 852 đồng.

    Cũng theo số liệu từ EVN, sau khi xăng dầu tăng giá hồi tháng 11/2007 thì giá thành sản xuất điện tại các nhà máy nhiệt điện chạy dầu tăng thêm 710,25 đồng/KWh, tại nhà máy tuốc bin khí chạy dầu tăng thêm 517,39 đồng/KWh và nhiệt điện chạy diezel tăng thêm 483,94 đồng/KWh. Với giá xăng dầu tăng của thời điểm nêu trên thì năm 2008, chi phí sản xuất điện của EVN sẽ tăng thêm khoảng trên 900 tỷ đồng. Nhưng vào cuối tháng 2/2008 xăng dầu lại tăng thêm 1 lần nữa và như vậy chi phí không thể là 900 tỷ đồng được, con số này có lẽ phải gấp 2 lần.

    Theo EVN, như vậy năm 2008 cầm chắc là họ kinh doanh không có lãi nếu giá điện không tăng. Nhiều người hiểu rằng với những thông tin đưa ra hình như đó là "tối hậu thư" của EVN? Điều lo ngại lớn nhất là để tránh kinh doanh không có lãi, liệu EVN có áp dụng biện pháp hạn chế mua điện từ bên ngoài? Nếu mua điện bị hạn chế trong khi nhu cầu tăng thì điều tất yếu sẽ đến là tăng cường cắt điện mà việc này người ngoài cuộc khó lòng biết hết.





    http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/03/773874/

    Được CTGMvst sửa chữa / chuyển vào 12:17 ngày 18/03/2008
  9. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Thật là nguy cho bác nào mua theo cảm tính, mua theo lời hô hào này nọ. Khi các yếu tố cơ bản của nền kinh tế (đang rất xấu, các bài phân tích em pót ở trên) chưa được cải thiện thì Index lên làm sao nổi. Đặc biệt khi lòng tin (một thứ hết sức đặc biệt trên TTCK) bị mất thì nó cần một thời gian rất dài để lấy lại. Lịch sử tại các thị trường đi trước cho thấy thường là phải tính bằng năm.
  10. CTGMvst

    CTGMvst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Một số quỹ đầu tư nước ngoài hiện đang tìm lối ra.

    Dòng thứ 5, cột 2, trang 10 - Bài ai đang bán Chứng khoán? của Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, số ra ngày hôm nay (20/3/08)

    http://www.thesaigontimes.vn/epaper/TB-KTSG/So13-2008(901)/15499/

Chia sẻ trang này