1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Mong sẽ là một sân chơi , nơi chia sẻ của những NĐT thản nhiên...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 06/07/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5717 người đang online, trong đó có 503 thành viên. 23:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 433528 lượt đọc và 4728 bài trả lời
  1. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Cứ đến giờ này tôi lại phải trồng cây chuối bác ạ, hehehe, chả suy nghĩ được giề. :))
    Bill3, Binh Yen, gerbermark22 người khác thích bài này.
  2. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.774
    Bất kỳ TT gì mà giá tăng vượt xa "giá trị" của nó đều là mối hại về kinh tế .
    BĐS : Giá trị của nó xoay quanh nhu cầu ở thực sự . Giá xoay quanh mức đánh đổi của phân phối thu nhập của quốc gia . ( ví dụ nếu ta có chỉ 100đ, ta sẽ chấp nhận cho ở 60 , ăn 30 , mọi thứ khác 10 ... Nếu ta có 1000 thì ở 500 ,ăn 200 khác 300 v.v...) . ( tạm loại trừ sự tương quan giữa các QG ).
    Khi nhu cầu đầu cơ tăng cao , giá sẽ vượt "giá trị" , bắt đầu hình thành bong bóng .
    Cơ chế QG và mức độ hội nhập ... Cũng tạo ra kết quả "vàng hoá , đô la hoá " trong nền kinh tế . Và đầu cơ cũng tao ra bong bóng đối với vàng và ngoại tệ .
    Lãi suất tiết kiệm và lãi vay cũng có những " bong bóng " từng giai đoan . ( riêng cái này thì bong bóng hình thành ko phải do đầu cơ , mà do một hệ quả tổng thể của kinh tế vĩ mô tồi tệ ).

    Nói chung , mọi bong bóng đều có hại . Vì áp suất nén đến mức nào đó sẽ làm vỡ nó . Bong bóng chỉ an toàn và đep đẽ khi áp suất ở mức cân bằng . ( ví dụ , áp suất của khòng khí ở độ cao mặt nước biển là 1 ap mốt phe , thì nếu bơm bong bóng ở mức trên 1 ap mốt phe một chút thì ko sao , nó bền , con nít đá thoải mái không nổ ...

    - Thôi , lúc khác sẽ tản mạn tiếp về cái sự " tăng mãi ", về các quả bong bóng ...
    TTCK VN , chỉ có một giai đoạn duy nhất bong bóng ... Nó qua rồi ... Nó nổ ... ( nổ chứ ko phải điều chỉnh áp suất một cách hài hoà co dãn ) . Suốt từ sau cú nổ , nó chỉ có áp suất 0.5 at mốt phe ... Nên vỏ của quả bong bóng nó ỉu xìu , nhăn nheo , cào cấu hay bóp nén cũng ko nổ được ...trông xấu xí .

    He...he... Xấu xí thì an toàn .
    Vợ thì Có thể chọn vợ đẹp . Nhưng TTCK thì nên chọn TT xấu xí , xẹp lép như vậy . An toàn và nhiều cơ hội .
  3. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Các bác đều có tư tưởng rất thú vị, nhất là bác Thông khi nói về "cái ấy"...he he he...giờ trở lại TTCK, vẫn bằng mấy câu hỏi, dựa trên quan điểm của chúng ta, gồm @thatha_chamchi , @GiaoThong , @Vuthanhnguyen và mình:
    1. Các chỉ số GDP, CPI, LSHĐ...tương tự tháng 6/2015, vậy thì tại vùng 680 điểm:
    - Tính từ đầu năm, nhiều CP đã tăng 100-200%, các CP chủ chốt của nền kinh tế như VNM, VCB, GAS, VIC, CTG...đều đã tăng trên 20% khá nhiều (VD VCB tăng 47% kể từ đầu năm, GAS tăng hơn gấp đôi...) đã thỏa mãn được BBs hay chưa?
    - P/E toàn TT có còn hấp dẫn hay không?
    - Dòng tiền đã bắt đầu rút ra hay chưa?
    - MMs đã phát tín hiệu có sự mất cân đối trong phân bổ dòng tiền trong các kênh đầu tư hay chưa?
    Trả lời mấy câu hỏi này sẽ có thể dự báo đỉnh ngắn hạn của VNI là bao nhiêu và tiếp theo:
    2. VNI sẽ điều chỉnh về mức bao nhiêu?
    P.S. Câu hỏi số 1 mình và bác Thông đã trả lời rồi, vậy xin mời các anh chị em khác cho ý kiến.
    He he he.
    Xin thêm 2 câu hỏi phụ:
    1. Tại sao VNI vượt qua đỉnh 8 năm?
    2. Tại sao Margin đạt ngưỡng kỷ lục nhiều năm, mà nhiều CTCK vẫn còn khá nhiều tiền?
    Last edited: 26/07/2016
    khoaita2009, VuthanhnguyenBinh Yen thích bài này.
  4. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    174.605
    Gần 0 giờ rồi , cơ thể lúc đó cần phải được trả về sự hồn nhiên và ngây thơ như một đứa trẻ , mọi suy nghĩ gì cũng sẽ kg tốt cho não đâu bác ạ . Vì thế , trồng chuối cũng kg nên . Hãy để máu về đúng nơi nó cần về là tốt nhất !:))
    Toàn câu hỏi hay và rất cần thiết , he he ....! Tks bác @gerbermark2 nhiều ! @};-~o)
    Hóng! :D

    TT hôm nay sẽ thú vị đây !
    Chúc cả nhà một ngày an lành , nhiều niềm vui và hạnh phúc ! @};-@};-@};-%%-%%-%%-~o)~o)~o)
  5. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.774
    Tôi thì bảo lưu : TT VN là quả bóng xẹp lép , da nhăn nhúm . Có lợi cho NĐT trên TTCK . Nhưng không có lợi cho tổng thể quốc gia. Cần phải bơm thêm hơi tiền cho nó .
    VN30 đã có khối ngoại cân đối , và họ sẽ tiếp tục mua ròng . Họ bơm hơi vào quả bóng một cách khôn khéo chứ ko làm căng nhanh .
    BBs chẳng việc gì phải chuyển tiền qua các kênh khác ( bđs , vàng, ngoại tệ ...lãi suất huy động thì chiều hướng giảm ... Thành lập cty mới thì khó có pe đạt mức b/q trên TT hiện tại ).

    TT chắc chắn ko lên mãi hay xuống mãi , ziczac theo hướng tổng thể phải đi lên .
    Tốc độ của Blu và Big cap không bằng so với phần còn lại .
    Chấm hết .
    dlhuong2, FBV, ngoi_sao_co_doc6 người khác thích bài này.
  6. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Không đồng ý với bác nhưng vẫn thích...he he he...xin mời các anh chị em khác nào!
    Xin hỏi bác Nguyên nhé, nếu tiền dồn vào TTCK, thị trường BĐS đi xuống, thì làm sao TTCK tăng tiếp được, vì nó vẫn phải dựa trên vĩ mô (mà BĐS là một thành phần cực kỳ quan trọng)?
    FBV, khoaita2009Vuthanhnguyen thích bài này.
  7. Nguyenduchaohaohao

    Nguyenduchaohaohao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2016
    Đã được thích:
    1.193
    Trí tưởng tượng và phân tích của bác thật là đáng khâm phục =D>
    FBV, pthung64, khoaita20091 người khác thích bài này.
  8. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.774
    Có ai bảo BĐS đi xuống ? Nó đóng băng một thời gian dài, vừa thoát đáy đi lên chưa lâu ... Thì đã có ý muốn " thừa cung " .
    " Thừa cung " ở đây không phải là mọi người đã đủ nhu cầu ... Mà vì giá đất, giá nhà còn cách biệt quá xa với thu nhập người có nhu cầu . ( mấy mươi năm cặm cụi với thu nhập mới có một cái nhà ...) . Do vậy , BĐS phải rẽ hướng sang phân khúc trung bình ... Rồi đây sẽ tiếp tuc rẽ tiếp sang phân khúc thấp hơn . Vã lại , BĐS còn có cả các hạ tầng XH khác ... Sao mà đi xuống được ?

    Một quốc gia bảo hoà , già cỗi năng lực như HyLap , Venezuela , thổ nhĩ kỳ v.v... Thì một cái này tăng , thì ắt cái kia giảm ... Chứ một Quốc Gia mới khởi nghiệp , và điểm xuất phát chỉ mới là đám ruộng lầy , trong khi tài nguyên và địa chính trị như VN thì tại sao " cứ cái này tăng thì cái kia phãi giảm ?" .
    Tôi bảo : Việt Nam ! Tất cả PHẢI CÙNG TĂNG . Mà cùng tăng cũng không hài lòng ! Phải cùng tăng nhanh cơ !
    Việt Nam , không hài lòng với 6-7 % ! Vĩ Trung Quốc tài nguyên ( b/q dân số ) là cái thá gì so với tài nguyên và địa chính trị của VN ...mà cũng quất 10-12% liên tục cả thập kỷ .

    VN mà không GDP 12-15%/năm có nghĩa là cơ chế ta khiếm khuyết , nhược điểm , năng lực ta yếu kém ...
    Thử đưa ra mục tiêu 15 năm phải đuổi kịp 2 thằng đàn em bét dem ngày xưa là Malaysia và Thailand xem , ta cần có tốc độ bao nhiêu một năm ? 25 năm đuổi kip Hàn Quốc xem có phải ta cần tốc độ trên 20% hay ko ? Hàn Quốc , mới hơn 30 năm nay thôi , từ đám ruộng đất cằn thành một dinh thự nguy nga . Vậy thì, VN có dư đk để không chấp nhận GDP quanh quẩn 1 con số !!
  9. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Mình đã gặp một số người có tài và bảo thủ, ví dụ như Trương Đình Anh, và bác Nguyên nhà ta cũng có phần nào như vậy...he he he.
    Đúng là chúng ta mong muốn tăng trưởng thật nhanh để sánh vai các cường quốc năm châu, nhưng chỉ hô hào thì kinh tế nó có đi lên được không, và theo bác muốn tăng trưởng kinh tế hai con số thì phải làm thế nào?
    FBV, thatha_chamchi, pthung643 người khác thích bài này.
  10. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Chuẩn bị đặt lệnh xong còn đi ngủ, nên tôi có ý kiến ngắn như thế này:

    TTCK phụ thuộc vào nền kinh tế. Cả nền kinh tế lẫn TTCK đều có tính quy luật. Nếu nói một cách nôm na thì sự phát triển của nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Mà con người thì tuân theo quy luật của tạo hóa, của âm dương ngũ hành.

    Dù là chu kỳ của nền kinh tế hay của TTCK thì chúng ta cũng thấy nó chia rõ thành 4 mùa trong năm hay 4 quý trong sản xuất kinh doanh.

    Dù là nhỏ lẻ hay BB, tuân theo quy luật thì sống, chống quy luật là chết.

    Vì vậy TTCK không thể cứ lên mãi mà cũng không thể xuống mãi, có điều nó có thể lên xuống theo nhịp tăng (uptrend), hoặc lên xuống theo nhịp giảm (downtrend).

    Chúng ta đầu tư trên TTCK tức là mua cổ phần của doanh nghiệp. Dù đầu cơ hay đầu tư cũng phải dựa vào nội tại của doanh nghiệp. Do đó các giai đoạn công bố thông tin rất quan trọng. Theo quy định thì thông thường sẽ công bố trong tháng kế tiếp của quý tiếp theo, tức là nếu kết thúc quý là ngày Q thì trong vòng Q+30 chúng ta sẽ có BCTC.

    Một năm sẽ có 2 kỳ BCTC có thêm sự tham gia của kiểm toán, đó là 2 quý và cuối năm. Báo cáo giữa năm là báo cáo soát xét, báo cáo cuối năm là báo cáo kiểm toán. Chính vì vậy nếu để tạo sóng lên xuống bằng cách ra tin thì thời điểm trước vào sau các kỳ báo cáo sẽ là thuận lợi nhuất, thuận theo quy luật nhất.

    Ví dụ trước khi có báo cáo vào cuối tháng 7, ra các tin tốt, đồn đoán về kết quả xuất sắc của doanh nghiệp, khi đó lòng tin tăng lên và giá cũng tăng để mua trước kết quả trong tương lai. Khi tin ra, có thể đã đạt kỳ vọng, có thể gây thất vọng, thì khi đó niềm tin giảm sút và giá rơi tự do, index lại trở về đến điểm mà ở đó các doanh nghiệp có giá đủ rẻ để một lượng tiền bắt đáy nhảy vào chặn đà rơi của cổ phiếu.

    Những yếu tố mang tính quy luật sẽ trả lời câu hỏi về vùng trũng của thị trường, về các con sóng lớn và sóng nhỏ, về sự ra đi của một lớp NĐT già cỗi và sự kế tiếp của một lớp NDT mới.

    Chúc các bác chiến tốt, tôi đi ngủ đây.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này