★ ♥ ♦ ♣ ★ ♥ ♦ ♣Một cõi đi về...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi C_O_L_D, 21/02/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3968 người đang online, trong đó có 223 thành viên. 06:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 44925 lượt đọc và 864 bài trả lời
  1. name1ess

    name1ess Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2009
    Đã được thích:
    5
    Bây giờ mới để ý, tự nhiên bị gọi là Thím từ lúc nào nhỉ ~X
    Hay từ lúc lập nhà chứa chấp ổ gay :((:((:((
  2. nguoicuoipho

    nguoicuoipho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Đã được thích:
    0
    :((:((:((:((:((:(( nhớ nhà quá ,tiếc là Cao Thái Sơn ko phải người miền trung nên ko có cái hồn lắm nhưng nghe cũng được đó Cô [r2)][r2)][r2)]
  3. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    Thu Hiền quê ở Thái Bình
    Hát về Hà Tĩnh hỏi mình ai hơn>:)>:)
  4. nguoicuoipho

    nguoicuoipho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Đã được thích:
    0
    Biết Cold sẽ hỏi câu đó >:)>:)>:) đẳng cấp của Cao Thái Sơn mà so sánh với Thu Hiền như cống rảnh đòi sóng sánh với đại dương [:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  5. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    Còn tuỳ kưng thích dòng nhạc nào. Ngày xưa cũng thích Thu Hiền nhưng bây giờ thú thật là ko nghe đc. Cao Thái Sơn tuy chưa nổi lắm nhưng có những bài Thu Hiền hát ko thể hay hơn. Đừng nhìn đẳng cấp hay tiếng tăm mà đánh giá vào những bài hát cụ thể. Ví như Tuấn Ngọc đẳng cấp là vậy nhưng hát niệm khúc cuối thua xa Lê Hiếu kưng à...hê hê
  6. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3
    Em bé giới thiệu về các bài hát vàng






    Mùa Xuân Đầu Tiên - Văn Cao - Ánh Tuyết

    "Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
    Mùa bình thường mùa vui nay đã về
    Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
    Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
    Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn. "

    Một điệu Valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa Xuân. Cách đây 31 năm, trong căn gác cũ kĩ phố Yết Kiêu, nhạc sĩ Văn Cao lướt những ngón tay khô gầy trên những phím dương cầm vàng ố màu thời gian để cho ra đời tuyệt phẩm “Mùa xuân đầu tiên”. Cái cách mà Văn Cao cảm nhận mùa xuân thanh bình đầu tiên của đất nước có vẻ trầm lắng, không phải ông không vui, rất vui là đằng khác, song ông lại tận hưởng cảm giác đó bằng tâm hồn nghệ sĩ riêng của mình.
    Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân của Văn Cao thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Mới đây thôi, bao người đón Xuân bên tiếng nổ ì đùng khét lẹt mùi thuốc súng, đã lâu rồi người ta mới cảm thấy mùa xuân bình thường, thanh thản và nhẹ nhõm.
    “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
    Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
    Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
    Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
    Niềm vui phút giây như đang long lanh.

    Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
    Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.”

    [​IMG]
    Nhạc sỹ: Văn Cao

    Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi mới song Văn Cao lại thoáng chút xao xuyến nhìn những người mẹ đón con về sau cuộc chiến, nước mắt đã rơi, đã thấm trong giây phút trùng phùng thiêng liêng nhưng Văn Cao hoàn toàn tin tưởng vào một cuộc đời êm ấm trong tầm tay những người con trở về.
    Người ta thường nói Văn Cao là nhạc sỹ cổ điển bởi những giai điệu mượt mà, sang trọng của ông, không hẳn là như thế. Trong những bản nhạc của mình, bằng giác quan của người nghệ sỹ, Văn Cao tinh tế chuyển tải đến chúng ta những tiên đoán một cách chân thành tuyệt đối, mà ở bài nhạc này là những giá trị nhân văn cần đạt được sau mùa xuân đại thắng. Ta không nên say trong chiến thắng mà quên đi mọi thứ còn phía trước. “Mùa xuân đầu tiên” không chỉ là mùa xuân của hoan ca mà còn là mùa xuân của sự bừng tỉnh nhận ra tính nhân bản bị đánh mất trong chiến tranh cần phải được đánh thức trong mỗi con người. Bằng phẩm chất của người nghệ sĩ cách mạng, Văn Cao đã nói rất thật:
    “Từ đây người biết quê người
    Từ đây người biết thương người
    Từ đây người biết yêu người.”
    “Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
    Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
    Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
    Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
    Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông…”

    Và ở cuối bài ca, Văn Cao vẫn “mênh mông” lắm, song ông khẳng định lại lần nữa mùa xuân hôm nay là “mùa xuân mơ ước”, “xưa có về đâu”.
    Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ giang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng nghe những lời ca chân thành của người nhạc sỹ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của con người. Trong âm nhạc, Văn Cao là người tự do và hạnh phúc.
  7. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3






    Đêm Đông - Lời Kim Minh - Nhạc Nguyễn Văn Thương - Lê Dung

    Tôi yêu mùa đông. Tình yêu từ thuở tâm hồn còn trứng nước với những suy nghĩ ngây thơ: mùa đông được mặc chiếc áo ấm đẹp. Nhưng rồi, càng lớn, càng đi ra ngòai vòng tay của mẹ, của thị trấn nhỏ, tôi càng gặp nhiều người yêu mùa đông. Những người ở thành phố hối hả này yêu mùa đông. Vì sao vậy? Rồi, tôi cũng lớn dần, đủ trưởng thành để tìm được câu trả lời. Câu trả lời có từ rất nhiều điểm chung của những người tôi gặp, của thế giới xung quanh tôi, và của cả nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương với Đêm đông.
    Trong cuộc đua chen hối hả của thành phố này, đa phần thời gian người ta vội vã cuốn theo nhịp của công việc, phải như thế để tồn tại, phải như thế để khẳng định mình, phải như thế để cống hiến được tuổi trẻ của mình cho đời, nhưng cũng phải như thế để cảm nhận những giây phút sâu lắng của tâm hồn mình. Người ta hay trở về với chính mình vào những đêm mùa đông.
    Mùa đông, thời gian dường như trôi chậm hơn. Bởi cái lạnh đánh thức da thịt khiến người ta không thể hoàn toàn chìm đắm vào công việc mà buộc phải cảm nhận và hướng mình ra thế giới bên ngoài nhiều hơn. Để biết rằng thời gian đang trôi, chiều chưa đi nhưng đêm cũng đang xuống dần. Đâu đó tiếng chuông chùa vẳng lại. Cái tiếng chuông chùa giữa phố thị như là thanh âm của sự tĩnh lặng, nhưng cũng là thanh âm của sự nhắc nhớ, của thời gian ngày xưa và một không gian nào đó xa lắm nơi người ta thực sự thuộc về. Có cánh chim nào cũng đang rã rời mỏi mệt tìm về chốn nghỉ. Có làn mây xám nào cũng đang chầm chậm trôi ngang lưng trời. Đều là những sự vận động, nhưng là những vận động trong mệt mỏi, đó là cái vận động của cuối ngày, vận động để đi dần về phía tĩnh lặng.
    Thi nhân cũng dần đi vào chính lòng mình. Cái tĩnh lặng mỏi mệt của không gian khiến thời gian trong tâm hồn thi nhân, dường như cũng dừng lại và tê tái. Cái tê tái đến đây đã là cái lạnh của lòng, của chiều sâu. Và cái tê tái đó càng tái tê hơn khi lữ khách trở về với thế giới mặt đất gần hơn xung quanh mình: cây trút lá, mưa giăng mắc, sương thướt tha, và tất cả cứ tiêu điều, đìu hiu quá. Tiếng ca Lê Dung vốn trong, cao và lạnh. Nhập với lời ca này, sao cái tái tê lạnh buốt cứ ngấm dần, ngấm dần và ngấm rất sâu vào hồn người nghe…
    Và lúc này, lữ khách bắt đầu dành cho tâm hồn mình một sự lắng nghe để biết mình khát khao điều gì trong cái chiều-đêm mùa đông ấy:
    Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Thương

    Các ca sĩ khác trình bày:

    Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
    Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
    Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
    Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng

    Không nói trực tiếp tiếng lòng mình, nhưng lữ khách nghe trong đêm đông tiếng lòng chinh phu buồn xa quê, tiếng lòng chinh phụ dựa song ngóng chồng, tiếng thi nhân buồn tương tư, tiếng ca nhi soi gương và ôm nỗi sầu riêng chỉ một mình mình hiểu. Chinh phu-chinh phụ, thi nhân-ca nhi, chinh phu khát chinh phụ, ca nhi khát thi nhân, những cặp đôi tình nhân vốn luôn khát khao gần gặn, nhưng cũng luôn gặp cảnh cách xa. Nỗi day dứt vì cách xa chẳng phải đêm đông mới có, nhưng lại cứ cồn lên vào mỗi đêm mùa đông lạnh lẽo. Mùa đông, người ta cần nhau, cần chia sẻ, cần sự gần gũi bằng xương thịt để cảm nhận cái ấm nồng về tâm hồn. Nhưng mùa đông lạnh chỉ nhắc rằng nỗi khát khao đó là không thể. Khát khao càng mạnh thì nỗi sầu lạnh chỉ càng lớn dần thôi.
    Gió nghiêng, chiều say
    Gió lay ngàn cây,
    Gió nâng thuyền mây
    Gió reo sầu miên
    Gió đau niềm riêng
    Gió than triền miên

    Thế nên, tất cả như nhòa đi trong lòng lữ khách. Và lúc này, lữ khách chỉ còn cảm nhận thấy trong không gian tiếng bước chân của gió, con gió vĩnh cửu. Đến đây, tiếng hát Lê Dung cùng với tiếng nhạc dồn lên vừa khát vọng, vừa xa xót. Và cuối cùng thì con gió ấy cũng say hơn, nghiêng hơn, sầu hơn và tiếng than thở của gió cũng triền miên như nỗi sầu triền miên của kiếp người.
    Đi qua những triền miên của kiếp người, rồi lòng lữ khách cũng trở về với cảnh ngộ của chính mình với nỗi cô đơn khắc khỏai:
    Đêm đông, ôi ta nhớ nhung
    Đường về xa xa
    Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu đương
    Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
    Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà?

    Lúc này, đêm đông, đó là nỗi nhớ nhung, đêm đông, đó là giấc mơ gia đình, giấc mơ một tình yêu, giấc mơ về hơi ấm tình người. Nhưng đêm đông, đó lại cũng là hiện thực, hiện thực với đường về còn xa lắm, với bước chân phong trần còn lê trên đường đời dù mỏi mệt, là hiện thực với cái tê lạnh của tâm hồn một kẻ cô lữ không nhà. Bài hát kết thúc bằng một câu hỏi. Câu hỏi chầm chậm cất lên: “Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà?”. Vậy là, trong đêm đông bây giờ, không có một ngôi nhà, không có một người tri kỷ, chỉ có một lữ khách, một lạnh lẽo và một nỗi cô đơn.
    Nhưng vẫn còn may mắn lắm, vì đó là một câu hỏi! Câu hỏi dù không cần câu trả lời, nhưng đó vẫn cứ là một câu hỏi, một sự tìm kiếm, và một nỗi khát khao. Không phải là một sự chấm hết. Chấm hết thì cô đơn quá! Cuộc đời này, giữa phồn hoa phố thị này, dù người ta có cảm thấy cô đơn thế nào, thì hãy đừng ngưng kiếm tìm một hơi ấm tình người…Để Đêm đông bớt lạnh.
  8. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3



    Mắt Lệ Cho Người - Từ Công Phụng - Tuấn Ngọc

    Chiều nay trời bỗng dưng nổi gió lớn. Con gió to giữa khi mùa hè nóng nực đột ngột làm mát lành cảm giác, mơn man trên da thịt và như êm ru những đôi mắt mơ màng tận hưởng. Mang theo những khoan khoái ấy, người ta cũng dễ thở hơn mà từ từ trở về nhà sau cả ngày mệt nhoài. Chiều cũng như bớt dần sắc xám..
    Một mối tình cũng đã ra đi vào buổi chiều như thế. Không sướt mướt như những tiểu thuyết tình yêu, không quá giằng xé như nhiều câu chuyện đời thực, đôi tình nhân ấy giã từ nhau trong yên lặng, với chỉ một câu nhẹ nhàng. Câu nói mà trong cả tháng qua bên nhau họ thường nghe trong bài hát Mắt lệ cho người - Từ Công Phụng: .. Vạn câu tình cũ, xin gửi cho đời..
    Mỗi tình yêu đắm say ít có khi nào chia tay trong lặng lẽ. Người đau khổ cùng cực, trái tim như tan thành trăm mảnh, kẻ uất ức biến tình yêu thành thù hận,.. Nếu nhiều ca khúc thường cho người ta cảm giác tê tái và đau khổ thì "Mắt lệ cho người" đem lại cho những người đang yêu hay dù đã chia ly vì tình yêu sự yên lặng nghĩ suy và đôi chút như nói lên lời sám hối.
    Mưa soi dấu chân em qua cầu
    Theo những cánh rong trôi trên niềm đau
    Đời em đã khép đi vội vàng
    Tình ta cũng lấp lối thiên đàng
    Như cánh chim khuất ngàn,
    Còn mong chi ngày yêu dấu.

    Nhạc sĩ: Từ Công Phụng

    Các ca sĩ khác trình bày:

    Với lời ca nhẹ nhàng, tự sự nhưng mang khá nhiều ẩn dụ "những cánh rong trôi", "cánh chim khuất ngàn", "mưa âm thầm" .. khiến bài hát miên man trong nỗi buồn trầm lắng. Thêm vào đó là những lời than thở khẽ khàng "còn mong chi ngày yêu dấu", "em thấy không cõi đời vô vọng",.. khiến người ta hiểu tình cảm ấy không phải dễ chia lìa mà thực sự trong đó vẫn còn dư ba của yêu thương..
    Xin em hãy cho tôi tạ tình,
    Khi em đã đi qua khoảng đời tôi
    Dù một khoảnh khắc sớm phai tàn
    Và lệ em rớt trên môi nhạt
    Đôi mắt em rất buồn, đôi chúng ta rất buồn
    Vạn câu tình cũ, xin gửi cho đời .

    Sau những lời ca đưa tâm tư của kẻ thất tình, nhạc khúc trong "Mắt lệ cho người" rất đỗi nhẹ nhàng và sâu lắng. Những nốt nhạc dìu dặt dẫn dắt chút tình vương vấn rồi khép nỗi buồn ấy vào một âm giọng đô trưởng trầm ấm. Cả dàn bài lặp trong một khung tình cảm tự sự rất đỗi u hoài, man mác cái buồn khi tình yêu đã đi qua.
    Cảm được cái tình, cái tâm tư ấy của "Mắt lệ cho người", người ta thường ở trong một không gian kín như góc quán, thưởng thức vị đắng cafe và vị đượm của bài hát. Nhưng cũng có thể nhẹ nhàng như chiều nay, khi cơn gió chiều đang mơn man, một mình nghe những giai âm nhẹ nhàng theo những bước chân lang thang suy ngẫm về tình yêu nào đó vừa qua, về "người ấy" và khe khẽ hát,
    ...Xin em hãy cho tôi tạ tình,
    Khi em đã đi qua khoảng đời tôi…
  9. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3


    Khúc Thụy Du - Nhạc Anh Bằng - Thơ Du Tử Lê - Xuân Phú

    Giữa thành phố ồn ào và náo nhiệt này tôi thấy mình bé nhỏ và cô đơn đến kì lạ. Ở đâu chăng nữa, giữa đám bạn bè cười nói vô tư hay khi giữa đám đông của rockstorm tôi vẫn thấy mình lẻ loi và tâm trạng mang nỗi buồn hư ảo…
    Có lẽ từ lúc anh bước ra khỏi cuộc đời cũng là lúc anh mang theo tất cả niềm vui và lẽ sống của tôi. Kể từ khi ấy, tôi bắt đầu cuộc sống với một phần trái tim như đã mất và lặng lẽ giữa tất cả mọi người. Không hi vọng gì ở cuộc sống tốt đẹp này, tôi chỉ âm thầm sống và nghĩ suy rất nhiều. Lúc nào trong đầu cũng hiện lên một câu hỏi lớn về anh, về tình yêu và về những gì sẽ đến. Vì sao và vì sao... ?
    Ngày đi làm, đêm là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với bất cứ ai muốn trải lòng suy nghĩ. Và không hiểu vì đâu và từ bao giờ mà tôi cũng bắt đầu có thói quen đi lang thang trong đêm. Có thể, vì đêm là người bạn đồng hành dễ chịu nhất, biết lắng nghe tâm tư của bất cứ ai trong yên lặng. Và đúng một lần tình cờ mà nên duyên, tôi gặp Thụy Du...
    Hãy nói về cuộc đời
    Khi tôi không còn nữa
    Sẽ lấy được những gì
    Về bên kia thế giới
    Ngoài trống vắng mà thôi
    Thụy ơi, và tình ơi!

    Trên con đường khuya thanh vắng, thoạt đầu khúc nhạc êm dịu nhè nhẹ rồi hầu như ngay sau đó, bài hát như cất lên tiếng lòng của bất cứ ai đang chất chứa nhiều ưu phiền... Đó là lần đầu tiên tôi nghe "Khúc Thụy Du"!
    Rồi tôi tìm đến nơi phát ra khúc nhạc êm dịu đó. Một quán cafe nhỏ nơi góc đường nép mình dưới những tán cây lớn, như run rẩy trong những ánh nến thắp chung quanh nhà. Tôi bước vào quán, ngồi xuống tựa mình vào mảng tường vàng ố vệt thời gian, gọi một ly cafe và nhấm nháp từng giai âm.
    Nhạc sĩ: Anh Bằng

    Các ca sĩ khác trình bày:

    Đừng bao giờ em hỏi
    Vì sao mình yêu nhau
    Vì sao môi anh nóng
    Vì sao tay anh lạnh
    Vì sao thân anh rung
    Vì sao chân không vững
    Vì sao và vì sao...

    Tôi nhớ trong bức thư cuối cùng để lại, anh không nhắc đến ngày mai tôi sẽ ra sao, sẽ thế nào nếu không có anh bên cạnh. Anh đã nhẹ nhàng đến với tôi, trao cho tôi thuần nhất sự yêu thương, và giản đơn là tôi yêu anh vì anh là chính anh. Không bao giờ chúng tôi tự hỏi, có bao giờ hay đến bao giờ mình sẽ rời xa nhau. Trong thế giới phù phiếm và trăng hoa này, được yêu nhau đã là một diễm phúc để nhớ mà thôi. Có thể, sẽ đến lúc nào đó, chỉ có một câu hỏi duy nhất, đại loại như "Thụy bây giờ về đâu?"…
    Sự êm ái trong từng nốt nhạc và lời tâm sự như từng giọt cafe rơi khẽ, bản nhạc này đã từng làm rung động bao trái tim biết yêu. Với nhiều người, nỗi buồn phải được cảm thông bởi chính nỗi buồn. Là khi bắt gặp một ca khúc như "Khúc Thụy Du" là thấy tri ân trò chuyện. Tôi ngồi đó nghe hết bản nhạc và rồi biết nên mỉm cười cay đắng mà bước tiếp phần đời còn lại. Dù sao, đó vẫn là một quyết định hơn là câu hỏi "Thụy bây giờ về đâu..."
    Hãy nói về cuộc đời
    Tình yêu như lưỡi dao
    Tình yêu như mũi nhọn
    Êm ái và ngọt ngào
    Cắt đứt cuộc tình đầu
    Thụy bây giờ về đâu

    Ở đâu đó trong cuộc đời đầy bon chen và lối yêu đầy cạm bẫy, sự ra đi của một người tựa vết sắc nhọn thấu vào tim. Là khát khao ngọt ngào khi biết hi sinh cho những điều sau cùng tốt đẹp. Là đau đớn tột cùng với vết thương sẽ rỉ rê suốt phần đời còn lại. Là cuộc đời khắc khổ của loài bói cá chung thân trên những bờ bụi sông nước. Là bóng trăng mãn đời chìm dưới đáy nước ngó nhìn tình nhân trên cao. Có phải không, khi đã chia xa thì ta chơi vơi giữa một bên là thời gian vời vợi với một bên là khoảng chìm yêu thương đã mất. Yêu là yêu đến chết!?
    Lo lắng và mệt mỏi đã mấy mùa cây đổi lá, lặng nhìn trong một giây chiếc là lìa cành, tâm hồn như giãn ra uể oải mà khoan khoái. Cuộc đời tuần hoàn bao giờ cũng có một mùa đông lặng lẽ, nghĩ suy cho nhiều mất mát và buồn thương. Để rồi lại tiếp tục sang một mùa mới, và hãy ráng sống vượt qua mọi trắc trở cuộc đời bởi vì: "Khi tôi không còn nữa, sẽ lấy được những gì, về bên kia thế giới, ngoài trống vắng mà thôi…"
    "...Ta muốn hát trong những ngày khắc khoải
    Một cọng rơm buộc lấy mảnh mây trời
    Đừng cố giữ những gì còn sót lại
    Không thuộc về mình... có níu cũng vuột thôi!..."
  10. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3






    Lối Cũ Ta Về - Thanh Tùng - Elvis Phương

    Một chiều Hà Nội bước chân lang thang trên những con phố vắng, người tự hỏi người những kỷ niệm yêu thương ngày xưa đã lùi vào dĩ vãng, mà còn đâu đây những giai âm một bài hát xưa, "Lối cũ ta về" ..

    Cảm giác trở lại đâu đó quãng thời gian trong cuộc đời thật kì lạ. Và kì lạ hơn là lúc gặp lại những khung cảnh quá ư thân thuộc mà sao như đã khoác lên mình màu áo cũ kĩ. Một lối đi mòn vẹt những viên sỏi với mảng tường loang lổ mùa rêu nhìn lên khoảng trời trong mát trên đầu. Vẫn khu vườn trưa yên tĩnh, lấp lóa kẽ lá ánh mặt trời xiên dài từng giỏ lan ngủ say. Tất cả dường như đổi khác, xa lạ và tựa như úa vàng thêm. Không phải bỗng dưng sự thân thuộc đã trở thành dĩ vãng. Phải, nếu như cuộc sống lại vẫn trôi chảy như khi bên ta còn một người thương mà bây giờ chỉ để nhớ…

    Lối cũ ta về dường như nhỏ lại
    Trời xanh xanh mãi một màu ấu thơ
    Lối cũ ta về, vườn xưa có còn
    Hoàng hôn buông xuống thoảng hương ngọc lan.


    Cơn gió thoảng qua trút xuống đường những đợt lá rụng cuối mùa, đánh thức một tâm hồn cũng đang bước lang thang trong buổi chiều tà vắng lặng ấy. Vẩn trên tầng không tiếng xao xác sâm cầm trở về tổ. Ở xa đâu đó thành phố đã thắp đèn sau một ngày bận rộn. Giờ này thuở ấy sẽ thấy mùi ngọc lan thơm nồng khắp phố, vương cả trên tóc ai ấy kề bên. Mỗi bước đi là mỗi nhịp tim ai xao xuyến. Ở thời hiện tại, không gian nơi này còn lại một mình đơn côi ai nghĩ về ai đó mà thấy lẫn trong gió heo may nhạt nhòa toàn kỷ niệm.
    Nhạc sỹ: Thanh Tùng

    Các ca sĩ khác trình bày:

    Dù gió cuốn trút lá úa xuống vườn chiều
    Bước chân ai đem lang thang về cô liêu
    Chốn xa xôi xưa bao kỷ niệm cũ
    Em đã quên hay là vẫn mang theo.

    Dù cho bên anh nay em không còn nữa
    Biết không trong con tim anh luôn hằng nhớ
    Người yêu nay em đã bỏ anh đi
    Sao em nỡ bỏ anh đi mãi.


    Ngày xưa ấy ai cũng vẫn một mình bước về khu phố nọ sau cả ngày mệt nhoài. Cũng bước trên một lối ngõ vòng vèo vào nhà, cũng chỉ thoảng chút xíu hương ngọc lan rồi lại tan bay trong gió. Và giờ đây, cũng là một người đó, khung cảnh đó tựa như trở lại hoàn cảnh một mình đó, tất cả đều khác, bỗng lạ hơn trong chút màu xám buồn. Có khi nào mọi thứ vẫn y hệt như trong gương, có điều như, vật đã đổi chỗ từ trái sang phải, mà biết đâu trái tim cũng dời chỗ như thế thật.

    "Lối cũ ta về" là một trong nhiều sáng tác trữ tình của nhạc sĩ Thanh Tùng. Ca khúc vẽ lên cảm giác một người cô đơn và hoài nhớ với từng nhịp chậm buồn nhưng cũng đầy tâm trạng lên cao trào bằng những thanh âm cao và dàn trải những quãng nhạc rơi tha thiết. Ở một tâm hồn lắng đọng như Thanh Tùng đã có lúc giai âm cuộc sống sống động (như Hát với chú ve con, Cám ơn mùa thu, Lời tỏ tình mùa xuân...) nhưng cũng ấm trầm, suy tư và da diết (như Ngôi sao cô đơn, Giọt nắng bên thềm, Một mình,..). Nhưng người ta yêu và nhớ đến những ca khúc của ông không chỉ bởi những giai âm đẹp, lời ca trữ tình mà còn thấy ở trong những ca khúc ấy sự đồng cảm và những gợi mở cho cuộc sống, tương tự "Lối cũ ta về" ...
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này