★ ♥ ♦ ♣ ★ ♥ ♦ ♣Một cõi đi về...

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi C_O_L_D, 21/02/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5261 người đang online, trong đó có 559 thành viên. 18:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 44858 lượt đọc và 864 bài trả lời
  1. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    [​IMG]
    Từ Công Phụng
    (sinh ngày 27 tháng 7 năm 1942) tại Văn Lâm, Ninh Thuận là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho Tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 cùng với Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương...; là tác giả của các ca khúc trữ tình được nhiều người biết đến như Bây Giờ Tháng Mấy, Mắt lệ cho người, Giọt Lệ Cho Ngàn Sau, Trên ngọn tình sầu, Mùa xuân trên đỉnh bình yên,....
    Từ Công Phụng tốt nghiệp cử nhân luật, từng là biên tập viên đài phát thanh VOF. Ông tham gia sáng tác nhạc từ năm 1960. Sau 30 tháng 4 năm 1975, các sáng tác của ông bị cấm lưu hành tại Việt Nam cho đến năm 2003.
    Ông rời Việt Nam từ tháng 10 năm 1980 và hiện đang định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 2008, ông lại trở về Việt Nam và lần này có biểu diễn trong chương trình "45 năm tình ca Từ Công Phụng" tại một phòng trà có tiếng ở Sài Gòn.

    Bây Giờ Tháng Mấy





    Mắt Lệ Cho Người



  2. meoluoi8104

    meoluoi8104 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/06/2009
    Đã được thích:
    19
    Tiểu thư khiêm tốn quá thôi. Mèo lười có biết gì đâu mà tiểu thư học hỏi :) :)
  3. meoluoi8104

    meoluoi8104 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/06/2009
    Đã được thích:
    19
    Tks bạn quan tâm. Có mèo lười hay hok có mèo lười thì chợ vẫn đông mà, có gì đâu mà chông chênh hay trống vắng đâu bạn :) :)
  4. chipchina

    chipchina Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Chà, nhà mới của anh
  5. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48

    Mời ku thi thoảng vào chơi:-bd:-bd
  6. Duca

    Duca Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2010
    Đã được thích:
    146

    Một bài chị thích mà không ai thèm nhắc nên phải thêm vô [:D]
  7. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3
    Thật là tiếc nếu thiếu vắng:[};-
    Lê Thương là một trong những nhạc sĩ Việt Nam tiên phong viết tân nhạc với bài Bản đàn xuân. Ngoài Bản đàn xuân, trong thời kỳ ở miền Bắc, Lê Thương còn sáng tác những tác phẩm khác như Tiếng đàn đêm khuya, Một ngày xanh, Trên sông Dương Tử, Thu trên đảo Kinh Châu...
    Từ khi vào miền Nam năm 1941, Lê Thương phổ thơ nhiều bài như Lời kỹ nữ (thơ Xuân Diệu), Lời vũ nữ (thơ Nguyễn Hoàng Tư), Bông hoa rừng (thơ Thế Lữ), Tiếng thùy dương (tức Ngậm ngùi thơ Huy Cận) và Tiếng thu (thơ Lưu Trọng Lư)...
    Lê Thương là nhạc sĩ tiên phong của nhiều thể loại âm nhạc. Thời kỳ kháng chiến, ông có soạn một ca khúc rất nổi tiếng Lòng mẹ Việt Nam hay Bà Tư bán hàng nói về một bà mẹ thành phố có các con tham gia kháng chiến. Và bài hát đó là một trong những lý do Lê Thương bị Pháp bắt giam vào khám Catinat cùng Phạm DuyTrần Văn Trạch năm 1951.


    Reo ai oán trong khuya phòng.....










    Đàn Tình Xưa - Ánh Tuyết


    Tang tính tịch tình tang, tang tính tịch tình tang
    Đàn kia tiếng âm vang kêu cố quốc sa trường
    Tang tính tịch tình tang, tang tính tịch tình tang

    Lòng ai ước vọng như hòn núi cao ...tang tính tang

    Núi cao đứng tựa cửa ngàn
    tang tính tịch tình tang tang
    tang tính tịch tình tang tình
    Nhiều khi gió táp phũ phàng, phũ phàng non sông
    tang tình sông
    cũng nuôi biết bao chờ mong
    phá tan nát cả tấm lòng
    tang tính tịch tình mong như nước của dòng sông

    Nào ai dạo bước gian nan,

    mãi nơi xa tắp bền gan đợi chờ
    tang tính tịch tình khơi ..
    câu hát ngỏ tình xưa

    Tang tính tịch tình tang tang tính tịch tình tang

    Đàn ca tiếng dư vang ngâm mấy khúc huy hoàng
    Tang tính tịch tình tang
    Trong ánh lửa vầng dương
    bạn mong nhớ bạn
    con màng nhớ cha
    tang tính tang
    nhớ cha nhớ ngày sẽ về
    tang tính tịch tình huê
    bên điệp cỏ đồng quê mình
    rồi sau bóng xế chan hòa,
    chan hòa đêm sông ...tang tình tang
    tới cơn gió đưa màn sương
    tới cơn sáng tỏ con đường
    tang tính tịch tình thương
    Bên lúa ruộng gần sông

    Đàn ca nhẹ bước huy hoàng

    Nhắn đưa ba tiếng, đời đang rạng ngời
    tang tính tịch tình tôi
    Như khúc nhạc đời tươi .

  8. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48


    ;));));));))>:D<:x
  9. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    [​IMG]
    Hoàng Quý
    (1920 - 1946) sinh tại Hải Phòng là nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng, là một trong những gương mặt tiên phong của tân nhạc Việt Nam. Ông là tác giả của nhạc phẩm Cô láng giềng bất hủ. Ông là anh trai của Hoàng Phú, tức nhạc sĩ Tô Vũ. Theo Phạm Duy, Hoàng Quý từng là học trò của Lê Thương tại trường Trung học Lê Lợi ở Hải Phòng vào cuối thập niên 1930. Hoàng Quý theo học nữ giáo sư âm nhạc Leperète dạy nhạc ở các trường trung học ở Hải Phòng. Nhờ có năng khiếu và ham học, Hoàng Quý tiếp thu âm nhạc khá tốt, chỉ một thời gian sau trở thành giáo viên dạy nhạc của trường Bonnal.

    NS Hoàng Quý có nhiều ca khúc nổi tiếng nhưng tiêu biểu có hai bài: Cô Lái Đò & Cô láng giềng[};-[};-[};-[};-

    Cô lái đò...

    Xuân đã đem mong nhớ trở về
    Lòng cô gái ở bến sông kia
    Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
    Trên bến cùng ai đã nặng thề
    Nhưng rồi người khách tình quân ấy
    Đi biệt không về với núi sông
    Đã mấy lần sông trôi, trôi mãi
    Mấy lần cô lái mỏi mòn trông
    Xuân này đến nữa đã ba xuân,
    Đốm lửa tình duyên tắt nguội dần
    Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
    Cô đành lỗi ước với tình quân.
    Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông,
    Cô lái đò kia đi lấy chồng.
    Vắng bóng cô em từ dạo ấy,
    Để buồn cho những khách sang sông .




    Cô láng giềng...


    Hôm nay trời xuân bao tươi thắm

    Dừng gót phiêu linh về thăm nhà

    Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi

    Tôi đã hình dung nét ai đang cười

    Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm

    Đôi mắt trong đen màu hạt huyền

    Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng

    Xao xuyến nỗi niềm yêu...


  10. EMBE121109

    EMBE121109 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    3
    Phạm Duy và cảm xúc về nhạc sĩ Văn Cao

    "Sau vài ba tháng lao đao vì một cuộc đổi đời, tôi đã lấy được sự thăng bằng trong cuộc sống để cùng các con đi dự một đêm nhạc ở Sài Gòn, mà vui thay, đó lại là đêm nhạc Văn Cao do nữ nghệ sĩ Ánh Tuyết tổ chức nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của chàng nghệ sĩ đa tài họ Văn", nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự.
    Văn cũng là người đẻ ra trường ca, còn tôi chỉ là người thừa kế. Trường ca sông Lô phải là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói chung. Sự dài hơi trong những câu nhạc trong bài chứng tỏ nhạc sĩ Văn Cao đã trưởng thành ngay từ lúc tân nhạc vừa mới ra đời.
    Còn tình ca, tình khúc Văn Cao? Chỉ cần nghe Văn Cao xưng tụng người thiếu nữ qua bài Cung đàn xưa với hai câu hát: "Chiều năm xưa gót hài khai hoa/ Mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương...". Có nhạc sĩ nào của thời nay xưng tụng người con gái hơn Văn Cao ngày xưa? Những cuộc tình đẹp trên Bến Xuân bát ngát hay trên dòng Suối Mơ thơ mộng, những nỗi buồn trong mùa thu đã tàn nơi cô thôn chiều của người tình khi ngồi đan áo, chỉ có Văn Cao mới có thể tạo cho chúng ta những mối sầu thật sự khi nghe nhạc.
    Nhạc sầu của nhiều tác giả khác, nhiều khi chỉ là sầu giả tạo. Tình ca của Văn Cao nếu là tình buồn cũng không bao giờ bi lụy.

    Nay chàng Văn, ở dưới mộ chàng hãy cất lên vài tiếng cười vui với tôi, vì chàng và tôi bây giờ đã có chung một đối tượng để phục vụ. Đó là dân tộc Việt Nam, không còn như xưa mà đã là một nước lớn với dân số 82 triệu, cùng chung vai với hơn 200 quốc gia thế giới.

    Hồn cầm phong sương hình dáng xuân tàn. Ngày dần buông trôi sầu vắng cung đàn. Từ người ra đi chờ vắng tin người Từ người ra đi là hết mơ rồi. Cung thương là tiếng đàn Cung nam là tiếng người. Ai oán khúc ca cầm châu rơi Tình duyên lãng đãng, nhớ thương dần pha phôi. Cung đàn ngân buồn xa vắng trong tiếng thầm Buồn tê tái trong tiếng ngân, buồn như lúc xuân sắp tàn. Ơi đàn xưa còn vang nhắc chi tới người Lòng ta tắt bao thắm tươi u hoài duyên đưa. Chiều năm xưa gót hài khai hoa, Mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương. Chiều năm nay bóng người khơi thương tiếng đàn gieo oan giấc mộng chàng Trương. Giờ còn mong chi người hát theo đàn Giờ còn mong chi hợp cánh hoa tàn. Lời đàn năm xưa se kết đôi lòng Lời đàn năm nay đôi lứa xa vời. Khi hôn hoàng xuống dần Trăng lên vàng mái lầu, Nghe thoáng tiếng kinh cầu xa xa, Ngàn lau thấp thoáng bóng kinh kỳ sầu bao la








Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này