Một góc nhìn về định giá theo dòng tiền tự do.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hesman88, 19/08/2016.

3785 người đang online, trong đó có 407 thành viên. 15:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 26071 lượt đọc và 132 bài trả lời
  1. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Cuối tuần chán chém gió, spam linh tinh. Đưa một nội dung mang tính chất học thuật một chút hầu chuyện cùng các Bác có cùng tinh thần đầu tư nghiêm túc.

    Vấn đề muôn thuở là xác định giá trị doanh nghiệp để quyết định đầu tư. Chúng ta chỉ mua khi biết rằng có thể bán được giá cao hơn. Vậy thì làm thế nào để xác định được giá trị doanh nghiệp?

    Có nhiều phương pháp định giá:
    - Dựa trên đánh giá tài sản: Quá ảo vì ai biết được tài sản được định giá thế nào?
    - Dựa trên đánh giá tương quan (định giá tương đối): PE, PEG, PB, ... những cái này chủ yếu dựa vào EPS. Cũng ảo không kém vì LNST là cái dễ chế biến nhất
    - Định giá tuyệt đối: Xác định giá trị doanh nghiệp bang các giá trị cụ thể dựa trên dòng tiền tự do. Cái này nghe cũng hay và là chủ đề hôm nay Tôi muốn thảo luận.

    Dưới góc nhìn dòng tiền tự do có thể giải thích ngay vì sao HAG, TTF, FLC,... rớt thảm bằng các con số định lượng cho dù LNST của nó không đến nỗi nào mà không cần đến những thông tin mang tính chất định tính.
    lamcn1k9 đã loan bài này
  2. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Triết lý cơ bản của định giá theo dòng tiền tự do là coi doanh nghiệp đơn thuần là cỗ máy tạo tiền. Dựa trên dòng tiền tạo ra người ta ước lượng giá trị của doanh nghiệp. Một triết lý vô cũng hay ho. Vì dòng tiền là cái không dễ gì bịa ra được.

    Có người sẽ có ngay phản biện: FCFF, FCFE là đoán mò dựa trên dự đoán dòng tiền tương lai, lấy bừa tỷ lệ chiết khấu. Vẽ ra cho nó hay, nhìn có vẻ chuyên nghiệp chứ có tác dung gì? Rất có lý. Nhưng đừng bỏ qua những phát minh tuyệt vời của kinh tế thế giới. Hãy sử dung nó theo cách riêng của mình, phục vụ cho mình. Biến cái phức tạp, mơ hồ thành cái cụ thể và dễ dung nhất. Đó mới là người phân tích để kiếm tiền chứ không phải phân tích cho oai.
    oliveoil, goalie, xebocaitien5 người khác thích bài này.
  3. ActiveMan

    ActiveMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/05/2015
    Đã được thích:
    72
    Hóng chưa hiểu lắm
    thatha_chamchi thích bài này.
  4. tdduong

    tdduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    1.607
    rất mamg tính học thuật
    ngomtthatha_chamchi thích bài này.
  5. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Doanh nghiệp là 1 cỗ máy tạo tiền. Không quan tâm ngành nghề, không quan tâm lợi nhuận chỉ quan tâm khả năng tạo ra tiền thế nào? Nhưng tạo ra tiền rồi để cho cổ đông hay để cho ai? Cái chữ dòng tiền tự do sinh ra từ đó. Tại sao lại là chiết khấu. Vì 1 đồng hôm nay khác với 1 đồng 1 năm tới. Cần phải chiết khấu về hiện tại thì độ chính xác cao hơn. Nhưng ngay cả cái con số dự tính trong năm tới còn chẳng ăn ai huồng gì đến mấy cái chiết khấu. Thế nên tạm thời bỏ qua cái chiết khấu này, bỏ qua luôn cả chi phí sử dung vốn. Lại loằng ngoằng chia vốn vay vốn chủ sở hữu, lại phán ra con số mơ hồ, cảm tính. Hãy quan tâm đến dòng tiền tự do trước đã.
  6. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.479

    Đơn giản nhất, và an toàn nhất là kết hợp giá trị tổng tài sản + dự đoán dòng tiền tương lai. Từ đó xây dựng kỳ vọng về thị giá của cổ phiếu.

    Các doanh nghiệp đã thành công trong việc tăng giá năm 2016 có hai yếu tố này, một số đại biểu xuất sắc nhất: RAL, VFG, TNA, KSB, PAN ....
    ngomt thích bài này.
  7. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Tôi ghét nhất là dự đoán tương lai. Để xác định được dòng tiền rồi chiết khấu về hiện tại, Bác phải ước tính dòng tiền cho 5, 10 năm. Liệu Bác tin được bao nhiêu phần trăm vào cái bang ước tính đó? Chinh vì vậy hôm nay Tôi muốn đưa ra một góc nhìn khác về dòng tiền tự do. Nó là cái nên tính, nên phân tích chứ không nên vứt vào sọt rác chỉ vì những hồ nghi về bảng ước tính trong tương lai.
    Vietbac1, Nothing2014lamcn1k9 thích bài này.
  8. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Quay lại với câu chuyện dòng tiền tự do. Cổ đông thực sự có gì sau một năm làm việc vất vả của doanh nghiệp? Cổ tức: Chỉ là một phần. Lợi nhuận sau thuế? Có lấy ra mà chia được đâu. Khấu hao là cái trừ vào chi phí làm giảm lợi nhuận. Nhưng doanh nghiệp có mất đồng nào đâu? Thế cho nên cái lợi ích thực sự của cổ đông là dòng tiền tự do. Nhưng một doanh nghiệp còn được đo bang khả năng tạo ra tiền bang nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó có cả vốn vay và vốn góp. Thế cho nên những cái liên quan đến vay nợ cũng nên loại trừ nếu muốn thực sự đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp. FCFF và FCFE khác nhau cơ bản ở điểm đó.
    --- Gộp bài viết, 19/08/2016, Bài cũ: 19/08/2016 ---
    Tạo ra tiền rồi thì còn phải tái đầu tư. Tái đầu tư thì có 2 kiểu: đầu tư dài hạn (chủ yếu là TSCĐ có thể thêm đầu tư dài hạn) và đầu tư vào vốn lưu động. Vậy tóm lại dòng tiền tự do sẽ bằng tiền doanh nghiệp thực sự kiếm được sau khi trừ đi phần đầu tư.
    --- Gộp bài viết, 19/08/2016 ---
    Hiểu mờ mờ bản chất của nó rồi thì tính thế nào? Tính cho nó đúng chỉ dựa vào các BCTC công bố thì vô cùng lắm. Các giáo sư đầu ngành ngồi cãi nhau cả ngày không phân thắng bại. Nhưng kiểu gì cũng phải tính được chứ nhỉ? Thôi thì hiểu bản chất rồi cố gắng đưa ra phương án cho nó sát với bản chất nhất là được. Quan trọng không phải tính thế nào mà quan trọng là ý nghĩa của con số cuối cùng hiểu thế nào? Nó giúp ích gì được cho chúng ta trong các quyết định đầu tư.
    --- Gộp bài viết, 19/08/2016 ---
    Dòng tiền doanh nghiệp tạo ra được là EBIT + DA - CAPEX - Net Working Capital

    Dịch thô ra là lấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay - Thuế thu nhập + Chi phí khấu hao - Chi phí sử dung vốn - Thay đổi vốn lưu động. Nếu chỉ quan tâm đến cổ đông thì lấy Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao - Chi phí sử dung vốn - Thay đổi vốn lưu động

    Đơn giản thế đã. Còn muốn cầu kỳ thì tính sau - vì cơ bản nó cũng đã phản ánh đúng bản chất của cỗ máy tạo tiền rồi.
  9. KhanhDH-F

    KhanhDH-F Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2013
    Đã được thích:
    4.357
    Rất hay đấy bạn!
    --- Gộp bài viết, 19/08/2016, Bài cũ: 19/08/2016 ---
    Vấn đề là đòi hỏi phải chuyên sâu về Tài chính mới hiểu được.
    ngomt thích bài này.
  10. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Hóa ra tính FCFF/FCFE cũng không phải là khó lắm nhỉ?
    - Lợi nhuận trước thuế, sau thuế, lãi vay đã khá rõ rang trên Báo cáo kết quả kinh doanh rồi.
    - Chi phí khấu hao có ngay trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp. Cũng may chỉ còn rất ít các doanh nghiệp sử dung báo cáo lưu chuyển trực tiếp.
    - Chi phí sử dung vốn cũng đáng để bàn. Nhưng dễ nhất là lấy lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư đi. Cho dù nó không thực sự chính xác nhưng cũng dễ chấp nhận.
    - Cái thay đổi vốn lưu động lại là cái đáng để tranh luận. Nhưng ở góc độ đầu tư vào vốn lưu động, cash hay đầu tư ngắn hạn thì cũng phải tham gia kinh doanh thế nên đơn giản nhất là cứ phang tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn mà tính chênh lệch vốn lưu động.

    Có kết quả này sẽ khá bất ngờ với nhiều doanh nghiệp. Và sẽ bất ngờ hơn nếu tính lại toàn bộ FCFF/FCFE trong quá khứ. Dễ thấy rằng rất hiếm các doanh nghiệp tang trưởng đều đặn, tang trưởng bền vững để mà tính 1 với 2 giai đoạn. Vậy mà người ta bắt ước tính cho các năm tới. :)):)):)) còn chưa nói đến tỷ lệ chiết khấu :-??:-??:-??
    --- Gộp bài viết, 19/08/2016, Bài cũ: 19/08/2016 ---
    Tôi đang cố gắng viết để ngay cả người không chuyên về tài chính cũng hiểu được. Nếu như vẫn cần chuyên sâu mới hiểu thì Tôi không đạt mục tiêu rồi :D
    Hơn nữa nếu đã chuyên sâu thì hóa ra là múa rìu qua mắt thợ à.
    --- Gộp bài viết, 19/08/2016 ---
    Bác đã hóng và hiểu được chút nào chưa?
    --- Gộp bài viết, 19/08/2016 ---
    Không phải là học thuật mà là học "thật" Bác ạ.

Chia sẻ trang này