Một sự việc nghiêm trọng là sự yếu kém và vô trách nhiệm, không phải chuyện đùa:

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 14/04/2011.

7377 người đang online, trong đó có 988 thành viên. 09:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10359 lượt đọc và 183 bài trả lời
  1. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Sáng nay tôi mới quyết toán thuế năm 2010, đúng theo nghỉa vụ công dân. Thấy ngân sách Quốc Gia cứ bị thất thoát bởi các công ty thì thấy chạnh lòng làm sao đó. Chỉ tôi người dân và các doanh nghiệp làm ăn chân chính cứ phải nai lưng ra đóng thuế.
  2. 3HF

    3HF Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    14
    À, còn chuyển công tác nữa !
    Từ Phó GĐ Cty này, kiểm điểm, cho làm GĐ Cty khác [r2)]
  3. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Đúng rồi bác à, yếu tố con người là đóng vai trò quan trọng.
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    CPI tháng 4/2011 có thể tăng khoảng 3%

    (NDHMoney) Mô hình Leontief hệ số cập nhật từ bảng cân đối liên ngành 2007 và ARIMA tự hồi quy tích hợp trung bình trượt đưa dự báo CPI tháng 4 tăng khoảng 3%.


    [​IMG]
    NDHMoney đặc biệt lưu ý đến chỉ số giá các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng này. Ảnh: Đức Long
    Sau tháng 3/2011 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh ở mức 2,17%, nhiều ý kiến cho rằng với mặt bằng giá đã rất cao, khả năng chỉ số giá sẽ giảm tốc dần kể từ tháng 4/2011 so với tháng trước đó.

    Tuy nhiên, trước những nhân tố mới như tăng giá xăng dầu; giá điện bắt đầu phát huy ảnh hưởng; hàng nhập khẩu vừa tăng giá thực tế, vừa chịu thuế cao hơn do điều chỉnh tỷ giá tính thuế… CPI tháng này đứng trước khả năng tăng tốc so với tháng trước.

    Các mô hình Leontief hệ số cập nhật từ bảng cân đối liên ngành 2007 và ARIMA tự hồi quy tích hợp trung bình trượt được áp dụng trong tháng này đưa NDHMoney đến một kết quả dự báo vượt quá ước tính ban đầu của chúng tôi, CPI tháng 4 có thể tăng khoảng 3% so với tháng 3.

    Nếu dự báo này đúng với thực tế thì so với tháng 12/2010, CPI tăng trên 9% và tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Với kịch bản này, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 chỉ còn thấp hơn mức tăng của tháng 5/2008 và xấp xỉ mức tăng của tháng 3/2008, tính trong khoảng 15 năm gần đây. Trong các tháng 4 nhiều năm, chưa khi nào CPI tăng tới 3%.

    Nhìn trong ngắn hạn, CPI cũng đang tạo thành xu hướng tăng lên, với 3 tháng gần đây có tốc độ tăng tháng này cao hơn tháng trước đó. Cụ thể, CPI tháng 1/2011 tăng 1,74%; tháng 2 tăng 2,09%; tháng 3 tăng 2,17% và tháng này có khả năng tăng cao hơn tháng 3.

    Trong khi đó, các mốc so sánh với tháng 12 và cùng kỳ năm 2010 cũng tăng tốc rất nhanh. Đặc biệt, so với cùng kỳ đang tiến sát lạm phát kỳ vọng (đo bằng lý thuyết tiền tệ MV = PQ). Theo ước tính của NDHMoney, với giả định vòng quay tiền tệ không đổi thì lạm phát kỳ vọng đang vào khoảng 18-20%.

    Xét các nguyên nhân vĩ mô, trong khi GDP quý 1 tăng ở mức 5,43% so với cùng kỳ, nhưng tín dụng đến cuối tháng 3 tăng trên 5% so với cuối năm 2010 (xem nguồn).

    Điểm đáng lưu ý khác là chi phí sản xuất tiếp tục tăng hơn trong tháng 4. Lãi suất cho vay đã tăng khoảng 1-1,5%/năm trong quý 1/2011 và hiện ở mức bình quân là 16,23%/năm.

    Thêm nữa, sau khi giá điện tăng hơn 15%, được áp dụng từ ngày 1/3/2011, thì đến tháng 4 bắt đầu phản ánh vào chi phí thực tế. Tác động từ đợt tăng giá xăng dầu ngày 24/2 vẫn chưa vào hết chỉ số giá thì tối 29/3 giá xăng dầu lại tăng thêm từ 2.000- 2.800 đồng/lít, tiếp tục gây xáo trộn lớn cho giá cả nhiều loại hàng hóa, dịch vụ. Giá gas cũng tăng liên tục nhiều lần từ cuối tháng 3 đến những ngày đầu tháng 4 do ảnh hưởng từ giá thế giới…

    Chưa hết, chỉ số giá nhập khẩu quý 1/2011 tăng khoảng 3,4% so với quý 4/2010, cùng thời gian này, tỷ giá biến động rất mạnh, dù có hạ nhiệt đôi chút trong tháng 4 nhưng tác động của nó lên giá các nguyên liệu đầu vào sản xuất là rất lớn, chưa kể tỷ giá tính thuế nhập khẩu tăng cũng làm tăng thêm nghĩa vụ nộp thuế, đội giá thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

    Ảnh hưởng nhiều nhất là nhóm sản phẩm có nguồn gốc hóa chất, hàng may mặc, sắt thép, tiêu dùng trong gia đình, thuốc và nguyên liệu làm thuốc…

    CPI tháng 4 cũng chịu ảnh hưởng từ việc nguồn cung một số mặt hàng sụt giảm. Gạo dù được hỗ trợ bởi giá xuất khẩu giảm nhưng nguồn cung hạn chế ở phía Bắc khiến cho nhiều loại gạo tiêu dùng nhiều tăng giá khá cao. Thực phẩm, rau xanh tiếp tục tăng giá mạnh trong tháng 4 do nguồn cung chưa hồi phục hoàn toàn…

    NDHMoney đặc biệt lưu ý đến chỉ số giá các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; giao thông trong tháng này.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật số liệu từ mô hình dự báo sau khi có dữ liệu từ chỉ số giá của Hà Nội, Tp.HCM và nếu độ lệch vượt +/- 0,2% so với mức dự báo khoảng 3% nêu trên.





    Trần Lê Minh - NDHMoney
    &&&&

    mà mấy tháng trước NDNMONEY thường dự báo đúng
  5. phanphoidinh

    phanphoidinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/03/2011
    Đã được thích:
    18

    Tất cả mọi người đều hiểu, chỉ một người không hiểu ?
    Lòng tham mờ mắt sống chêt mặc bay tiền thầy bỏ túi
    Ai sẽ chết đây chỉ có các công dân hạng hai thôi, không chức không quyền không .........
  6. chualon

    chualon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    0
    vẫn biết là mình phải lai lưng ra đóng thuế mà kô biết được sử dụng thế nào .nhưng là dân đen thấp cổ bé họng nói ai nghe ,kêu ai bây giờ .các LD ở trên dù có biết dân khổ trăm đường nhưng cũng kệ miễn sao lợi ích của minh kô ảnh hưởng .lúc nào cũng leo lẻo .dân biết dân bàn dân kiếm tra ,chán
  7. huyhoangvtu

    huyhoangvtu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    40
    Nhầm.


    CƠ chế tạo nên tất cả. anh đứng vào vị trí đó thì không thể làm khác. tôi, anh hay ai thì cũng vậy thôi.

    1. Tinh giản bộ máy quản lý nhà nước, chuyển bớt chức năng cho xã hội tự làm, tự quản lý để giảm bớt ngân sách, giảm bớt nơi có thể thất thoát ngân sách.

    2. Cổ phần hoá DN nhà nước và thoái vốn tới ít nhất 75% để chính phủ có thêm nguồn tiền, xã hội tự quản lý DN sẽ hạn chế tối đa thất thoát trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước. (DNNN bao gồm cả các NHTM và các tổ chừc tín dụng).

    3. Trao nhiều quyền hơn cho HDND các cấp để kiểm soát hoạt động của các cơ quan chính quyền.

    4. Quy định đầu tư công chỉ giới hạn các công trình phúc lợi công cộng.

    5. Các DA phát triển kinh tế đều kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế, Chính phủ chỉ hỗ trợ về mặt thủ tục, chính sách, chỉ tham gia đầu tư góp vốn ở mức dưới 25%.

    Còn 1 mục cộm cán nữa nhưng em éo dám nói, hehe.
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    1 hình thức "kỷ luật" rất vui , nghe như đùa phải không bác?
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Bão giá đang ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bữa ăn của từng gia đình, đặc biệt là những người nghèo. Chồng chất những nỗi lo về cơm gạo, về sự tăng cao của các mặt hàng thực phẩm, khi chia sẻ với tôi chị Sâm cho hay: “Nếu giá cả ngày càng tăng nữa thì chị em tôi không biết sẽ sống sao đây...”. Khổ sở vì giá cả tăng, nỗi lo lớn nhất của cô Bình chính là việc phải cho con nghỉ học vì không có tiền đóng học phí.(Nguồn: VTC)

    http://www.atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/84698/index.aspx

Chia sẻ trang này