MPC – Hưởng lợi lớn từ tình hình khan hiếm tôm nguyên liệu nhờ tích trữ tồn kho đến 5700 tỷ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stocktrade, 04/10/2023.

6994 người đang online, trong đó có 1007 thành viên. 16:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 11542 lượt đọc và 93 bài trả lời
  1. datrottheo

    datrottheo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2022
    Đã được thích:
    372
    mpc nat tây ngừng bán . thứ 2 chắc khởi động thôi .
  2. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chủ lực đã lấy lại sự cân bằng

    Trong tháng 9/2023, một số sản phẩm thủy sản chủ lực đã lấy lại sự cân bằng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm và cá ngừ đều đạt mức tương đương với tháng 9/2022, xu hướng sụt giảm xuất khẩu sẽ không còn khi các nhà nhập khẩu tăng mua, chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu cầu trong mùa lễ, tết cuối năm.

    Xuất khẩu thủy sản đã có những gam màu sáng hơn

    Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9/2023 đạt hơn 814 triệu USD, giảm 5,2% so với tháng trước. Lũy kế, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 9 tháng đạt 6,602 tỷ USD, giảm 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Đánh giá tổng thể về xuất khẩu thủy sản trong các tháng qua, bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tháng 9, một số sản phẩm thủy sản chủ lực đã lấy lại sự cân bằng so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong đó, xuất khẩu tôm và cá ngừ trong tháng 9 đều đạt mức tương đương với tháng 9/2022. Tính đến hết tháng 9/2023, xuất khẩu tôm đạt 2,55 tỷ USD, vẫn thấp hơn 25% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu trong những tháng gần đây có dấu hiệu hồi phục so với những tháng trước.

    Đáng chú ý, sự hồi phục của mặt hàng cá tra với mức tăng trưởng dương 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu các sản phẩm khác như: Mực, bạch tuộc, cua – ghẹ, nhuyễn thể có vỏ vẫn thấp hơn cùng kỳ nhưng mức giảm chỉ từ 6-12%.

    Để chuẩn bị nguồn hàng cho mùa lễ hội cuối năm, hai thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc bắt đầu gia tăng nhu cầu và xuất khẩu sang 2 cường quốc này đều ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây. Một số thị trường chính trong khối CPTPP như: Nhật Bản, Australia, Canada cũng đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

    Tới cuối tháng 9/2023, xuất khẩu cá tra đạt gần 1,4 tỷ USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu cá tra đang có xu hướng hồi phục dần ở các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Hà Lan và Anh… Xuất khẩu cá ngừ cũng có chiều hướng cải thiện, với doanh số tháng 9 bằng cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, sụt giảm liên tục giai đoạn đầu năm khiến lũy kế 9 tháng xuất khẩu cá ngừ vẫn giảm 23%, đạt 623 triệu USD.

    Đến hết tháng 9/2023, xuất khẩu thủy sản sang top 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều vượt mốc 1 tỷ USD. Trong đó, Mỹ vẫn giữ vị thế số 1 với gần 1,2 tỷ USD, thấp hơn 33% so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đạt 1,15 tỷ USD, giảm 15%, trong khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản đạt gần 1,1 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Riêng trong tháng 9, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, Trung Quốc, EU đều hồi phục, tăng từ 4-17% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu sang Nhật Bản ít nhiều có xáo trộn trong tháng 9, do vậy vẫn thấp hơn 15% so với tháng 9/2022.

    “Thị trường đang có dấu hiệu tốt dần lên, đặc biệt trong quý IV/2023, khi các nước nhập khẩu tăng mua chuẩn bị nguồn hàng cho mùa lễ, hội cuối năm. Do vậy, nếu không có biến động khác và nguồn nguyên liệu không bị sụt giảm mạnh thì có thể xuất khẩu thủy sản năm 2023 sẽ mang về doanh số khoảng 9,2 – 9,3 tỷ USD”, bà Lê Hằng nói.

    Lợi thế địa lý, thủy sản Việt Nam có thể giành thị phần cao hơn tại Trung Quốc

    Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay đạt hơn 1,014 tỷ USD, giảm 16,39% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi xuất khẩu thủy sản giảm mạnh thì xuất khẩu thủy sản tươi sống sang thị trường này lại tăng mạnh.

    Bà Lê Hằng cho biết, tuy Việt Nam chỉ chiếm thị phần rất khiêm tốn, 0,2% tổng khối lượng nhập khẩu thủy sản tươi/sống của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay, nhưng so với cùng kỳ năm 2022, lượng nhập khẩu tăng đột phá 446% và giá trung bình cũng tăng 184%.

    Thủy sản sống của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là cá cảnh, cá mú, tôm hùm, tôm sú… Thượng Hải, Quảng Đông, Vân Nam là 3 tỉnh nhập khẩu nhiều nhất thủy sản tươi/sống, chiếm lần lượt 39%, 16% và 11% tổng khối lượng nhập khẩu của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm.

    Trừ giai đoạn bị hạn chế do dịch COVID, Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn và tiềm năng vì dân số lớn, thu nhập bình quân đầu người gia tăng. Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần trong 40 năm: Từ 5 kg năm 1980 lên 14,4 kg năm 1993; 37,9 kg năm 2013; 54kg năm 2020. Nhu cầu hải sản tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, trung bình người dân mua hải sản 3 –4 lần/tháng, riêng tại Thượng Hải người dân mua thủy sản trung bình 11 lần/tháng, tức là họ chi khoảng 30% chi phí thực phẩm để mua thủy sản.

    Những chỉ số trên cho thấy, trong thời gian tới, chắc chắn Trung Quốc sẽ là thị trường mục tiêu của nhiều nước xuất khẩu thủy sản trong đó có Việt Nam. Cạnh tranh tại thị trường này sẽ ngày càng nóng, nhưng với lợi thế địa lý, thủy sản Việt Nam có thể giành thị phần cao hơn bằng phân khúc thủy sản tươi/sống/ướp lạnh cho tiêu thụ nội địa của Trung Quốc, đồng thời cũng cần đa dạng hóa dạng sản phẩm chế biến cho xu hướng tiêu thụ mới của giới trẻ hiện đại ở Trung Quốc.


    https://thitruongtaichinhtiente.vn/...san-chu-luc-da-lay-lai-su-can-bang-51693.html

  3. datrottheo

    datrottheo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2022
    Đã được thích:
    372
    cơ hội quá tốt để mua mpc .
  4. npd88

    npd88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2020
    Đã được thích:
    726
    Thôi các bác đừng hô nữa. Hàng cô đặc mà cổ đông lớn không cần tiền bán ra cp thì giá ko lên đc đâu. Còn nhận cổ tức 10% thì còn thua gửi tk nữa
  5. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Trong lúc thị trường đang vận động theo mô hình răng cưa và thanh khoản suy kiệt thì dòng tiền thông minh đang tìm đến các cổ phiếu của những công ty cơ bản có kqkd tốt và nền giá chưa tăng nhiều trên sàn UpCom trong thời gian qua.

    VTP VGI tiếp tục thể hiện phong độ chói sáng khi vượt đỉnh năm.

    Tiếp theo sau là những FOX BSR VHG OIL DRI LTG DSC QNS AAS DDV MPC C4G VGT đang thể hiện sự mạnh mẽ theo dòng nước.
  6. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Giá tôm đã bắt đầu tăng đột biến lên hơn 30% kể từ đầu tháng 11 và dẫn tới tình trạng khan hiếm tôm nguyên liệu để thu mua cho mùa cao điểm xuất khẩu cuối năm.
    drnmkcl thích bài này.
  7. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Tin vui giá tôm nguyên liệu tăng đột biến

    Sau nhiều tháng giảm giá mạnh, giá tôm tại các tỉnh thành miền Tây đã bắt đầu tăng trở lại khiến người nuôi phấn khởi.

    Địa phương nào có giá tôm tăng đột biến?

    Theo TTXVN, sau nhiều tháng giữ giá ở mức thấp, gần 2 tuần qua, giá tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu bất ngờ tăng đột biến, có loại tăng đến trên 100.000 đồng/kg.

    Cụ thể, tôm sú oxy (tôm sú sống bắt tại ao nuôi cho thở oxy) loại 30 con/kg dao động từ 170.000 - 180.000 đồng/kg, tăng trên 50.000 đồng/kg; tôm sú loại 20 con/kg giá từ 290.000 - 300.000 đồng/kg, tăng trên 100.000 đồng/kg so với khoảng 10 ngày trước. Tương tự, giá tôm thẻ oxy loại 30 con/kg có giá 150.000 đồng/kg, cũng tăng gần 20.000 đồng/kg.

    Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm tỉnh Bạc Liêu cho biết, giá tôm tăng là tín hiệu đáng mừng, đồng thời kỳ vọng thị trường cuối năm sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu sử dụng lớn. Tuy vậy, đáng tiếc hiện nay nông dân không còn tôm để bán. Bởi nhiều hộ sợ thua lỗ nên treo ao hoặc thả nuôi ít, một số khác cắt bán tôm cỡ nhỏ để hạn chế thua lỗ.

    Nói về lý do giá tôm thời gian gần đây tăng mạnh, các thương lái cho biết, giá tôm oxy bất ngờ tăng mạnh trong những ngày qua là do thị trường tiêu dùng gia tăng, nhu cầu xuất đi Hà Nội cùng một số tỉnh phía Bắc và Trung Quốc tăng vọt, trong khi nguồn cung hạn chế. Các thương lái nhận định, với nguồn cung khó đáp ứng đủ cầu thị trường, nhiều khả năng đến cuối năm, giá tôm oxy sẽ tiếp tục đứng ở mức cao.

    Tin vui đó là giá tôm tăng là điều kiện kích thích để nông dân cải tạo ao, tiến hành thả nuôi mới. Tuy vậy, nhiều người nuôi tôm vẫn còn tâm lý dè dặt thả tôm nuôi trở lại.

    Trao đổi với báo Đại Đoàn Kết, ông Cổ Tân Xuyên - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòa Bình cho biết, toàn huyện có gần 20.000ha nuôi tôm, trong đó diện tích nuôi theo mô hình thâm canh – bán thâm canh trên 10.300 ha, mô hình quảng canh cải tiến trên 7.670 ha, còn lại là nuôi theo mô siêu thâm canh. Trong bối cảnh giá tôm nguyên liệu sụt giảm khiến người nuôi thêm nặng gánh, từ đó nhiều hộ treo ao.

    Còn theo ông Nguyễn Hoàng Xuân - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu cho biết, trong điều kiện hiện nay, người nuôi tôm cần nắm tình hình thị trường, cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định thả nuôi vụ mới. Đồng thời, khuyến cáo người nuôi tôm nuôi thưa, rải vụ để nắm nhu cầu nhà máy. Cùng với đó là áp dụng các biện pháp giảm chi phí trong nuôi tôm đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo như: Kiểm soát thức ăn; giảm mật độ tôm nuôi; hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học khi chưa thực sự cần thiết.

    Đáng chú ý, tỉnh Bạc Liêu hiện có 140.000 ha nuôi trồng thủy, cho sản lượng trên 343.000 tấn/năm, đứng thứ hai trên phạm vi cả nước. Nuôi trồng thủy sản mà chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ được tỉnh Bạc Liêu xác định là ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều mô nhiều mô hình nuôi như: Nuôi thâm canh, bán thâm canh, siêu thâm canh, tôm - lúa, tôm - rừng…

    Kỳ vọng xuất khẩu thủy sản tăng tốc trở lại

    Thông tin trên báo Công Thương, tính tới hết tháng 10/2023, tôm chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu thủy sản với giá trị trên 2,8 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 10, xuất khẩu tôm đạt khoảng 320 triệu USD, giảm 11% so với tháng 10/2022.

    Diễn biến xuất khẩu tôm trong những tháng cuối năm và năm 2024 phụ thuộc phần lớn vào những biến động trên thị trường Hoa Kỳ. Khối lượng nhập khẩu tôm bắt đầu hồi phục, tuy nhiên, giá nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu giảm không chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam và cả ngành tôm Ấn Độ cũng lao đao.

    Ngành thủy sản đã trong tình trạng dư thừa tôm trên toàn thế giới trong hơn một năm. Tại Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc, giá nhập khẩu trung bình năm 2023 đã giảm lần lượt là 13,4%, 10% và 2,7%. Dự báo tình hình tiêu thụ và nhập khẩu tại Hoa Kỳ sẽ khả quan hơn trong tháng 11 và 12 này.

    Trúc Chi (t/h)

    http://c4c.com.vn/2023/11/12/tin-vui-gia-tom-nguyen-lieu-tang-dot-bien
  8. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Giá tôm tăng trở lại sau gần 1 năm

    Sau gần 1 năm duy trì ở mức giá khá thấp, từ đầu tháng 11 đến nay, giá tôm sú và tôm thẻ nguyên liệu ở Kiên Giang đã tăng trở lại; trong đó, có loại tăng gần 100.000 đồng/kg.

    Tại huyện Vĩnh Thuận, sáng 10/11, thương lái thu mua tôm sú ôxy cỡ 20 con/kg (tôm tuôi theo hình thức quảng canh cải tiến kết hợp cho ăn thức ăn và sử dụng chế phẩm vi sinh) giá 305.000 đồng/kg; tương tự, tôm sú cỡ 30 con/kg giá 200.000 đồng/kg. So với thời điểm từ cuối tháng 10 trở về trước, tôm cỡ 20 con tăng 90.000 đồng/kg; tôm cỡ 30 con tăng trên 40.000 đồng/kg.

    Không chỉ tôm sú tăng giá, giá tôm thẻ ôxy cũng tăng khá cao, khoảng 30.000 đồng/kg; cụ thể, tôm thẻ cỡ 20 con/kg được thương lái thu mua với giá 200.000 đồng/kg; tôm cỡ 30 con/kg giá 160.000 đồng/kg; tôm thẻ cỡ 60 con/kg giá 120.000 đồng/kg.

    Ông Trần Văn Minh, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận bày tỏ phấn khởi khi giá tôm tăng trở lại. Gia đình ông Minh nuôi xen canh tôm sú, tôm càng xanh và cua biển trên diện tích 2,5ha mặt nước và gia đình thu hoạch vào ngày 10/11 vừa qua.

    Theo ông Minh, năng suất tôm nuôi vụ này đạt tương đương những năm trước. Cụ thể, với 2,5 ha diện tích, ông thu hoạch được hơn 700kg tôm sú và 1,2 tấn tôm càng xanh. Tôm càng xanh vẫn ở mức giá thấp như từ đầu năm đến nay, tôm ôxy cỡ 10 con/kg chỉ 95.000 đồng/kg, tôm ngộp 50.000 đồng/kg.

    "Nhờ giá tôm sú tăng cao nên thu nhập của gia đình đợt này mới tăng khá, hơn 250 triệu đồng tiền bán tôm. Sau khi trừ chi phí con giống, thức ăn thì lãi khoảng 150 triệu đồng. Sau khi thu hoạch, tôi cải tạo vuông và 2 tuần nữa sẽ mua con giống để thả nuôi vụ tiếp theo, với hi vọng giá giữ ở mức như hiện nay", ông Minh chia sẻ.

    Theo ông Phạm Văn Tâm, ở xã Đông Hòa, huyện An Minh, giá tôm sụt giảm từ tháng 2/2023 đến nay và duy trì ở mức thấp. Người nuôi lãi thấp, thậm chí nếu năng suất nuôi đạt không cao còn bị thua lỗ.

    Ông Tâm cho hay, hầu hết ở khu vực này nông dân áp dụng mô hình nuôi xen canh tôm sú, tôm càng xanh với cua biển theo quy trình an toàn sinh học. Nghĩa là người nuôi kết hợp cho tôm, cua ăn ốc, hến, cua đinh với sử dụng vi sinh để xử lý nguồn nước, đồng thời một số hộ nuôi với mật độ dày sẽ cho ăn thêm thức ăn.

    "Giá con giống, thức ăn và tiền cải tạo vuông tôm trong 1, 2 năm trở lại đây tăng cao. Vậy nên, nếu giá tôm sú ở mức 150.000 đến 180.000 đồng/kg như những tháng trước thì nông dân không còn tha thiết thả con giống. Bởi, nếu nuôi thuận lợi thì cũng không có lời bao nhiêu, còn nếu năng suất không đạt khá thì coi như hòa hoặc lỗ vốn. Tôi mong cấp trên quan tâm và có giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu để duy trì mức giá thu mua như hiện nay", ông Tâm bày tỏ.

    Theo ông Lê Văn Khanh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh, hiện huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 47.000 ha. Trong số đó, sản xuất theo mô hình tôm - lúa là 39.000 ha, diện tích canh tác tôm lấp lại vụ lúa trên 25.000, nuôi chuyên thủy sản hơn 7.000 ha. Sản lượng tôm sú, tôm thẻ và tôm càng xanh thu hoạch được từ đầu năm 2023 đến nay trên 35.000 tấn, đạt trên 95% kế hoạch năm.

    "Từ tháng 8/2023 đến tháng 1/2024 là thời điểm nông dân trong huyện thu hoạch tôm nuôi chính vụ. Vì vậy, giá tôm sú, tôm thẻ tăng trở lại trong những ngày qua là tín hiệu đáng mừng cho người nuôi tôm. Với mức giá hiện tại sẽ mang lại lợi nhuận trung bình khoảng 60 triệu đồng/ha/năm với mô hình kết hợp nuôi xen canh tôm sú, tôm càng xanh và cua biển", Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh thông tin thêm.

    Nhận định về tình hình giá tôm tăng mạnh trong những ngày gần đây, ông Nguyễn Văn Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, từ tháng 8/2023 nông dân đã bước vào thu hoạch tôm chính vụ nên lượng tôm nguyên liệu đến cỡ bán không nhiều. Với nguồn cung có phần khan hiếm như hiện nay, rất có khả năng, giá tôm sú, tôm thẻ sẽ duy trì ở mức giá hiện tại, hoặc có thể tăng cao hơn trong những tháng cuối năm do cầu thị trường trong nước cũng như các quốc gia nhập khẩu tôm của Việt Nam tăng mạnh vào dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.

    Theo Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang, giá tôm tăng trở lại sẽ kích thích người nông dân đầu tư thả nuôi với số lượng lớn hơn. Vì vậy, trung tâm sẽ phối hợp với các Phòng Nông nghiệp và chính quyền địa phương tăng cường khuyến cáo người nuôi tôm cần nắm tình hình thị trường, cân nhắc kỹ trước khi quyết định thả nuôi vụ mới. Đặc biệt, là các khâu cải tạo vuông, xử lý nguồn nước đảm bảo điều kiện mới thả nuôi; khuyến cáo nông dân không nên thả tôm với mật độ dày, chọn mua con giống nơi uy tín, có chứng nhận kiểm dịch của ngành chức năng đảm bảo an toàn dịch bệnh.

    Cùng với đó, các đơn vị chức năng trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sẽ tăng cươnhf thanh tra, kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống, chất lượng thức ăn tôm; các sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh để đảm bảo nguồn giống sạch bệnh, chất lượng tốt cung ứng cho nông dân và cơ sở nuôi tôm.

    "Một trong những giải pháp quan trọng nữa là chúng tôi tập trung kiểm dịch tôm giống vận chuyển, chẩn đoán xét nghiệm bệnh, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý, khống chế không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Đồng thời, phối hợp với cơ quan có liên quan, các địa phương vận hành hệ thống công trình thủy lợi điều tiết nước phục vụ cho nuôi tôm, vận hành hệ thống quan trắc môi trường nước tự động, cung cấp thông tin phục vụ nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả", Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang nhấn mạnh.

    Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, năm 2023, tỉnh phấn đấu đạt sản lượng tôm nuôi trên địa bàn đạt trên 116.000 tấn trở lên, tăng trên 7.000 tấn so kế hoạch năm 2022. Tính đến cuối tháng 10/2023, tỉnh đã thu hoạch trên 95.000 tấn tôm các loại, đạt gần 85% kế hoạch.


    https://cafef.vn/gia-tom-tang-tro-lai-sau-gan-1-nam-188231111132050521.chn
  9. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://daidoanket.vn/ky-vong-vu-tom-cuoi-nam-10267127.html

    Kỳ vọng vụ tôm cuối năm

    Sau thời gian dài chạm đáy, hiện giá tôm nguyên liệu bắt đầu tăng trở lại. Nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bắt đầu thả giống cho vụ nuôi mới với kỳ vọng thu được lợi nhuận ở vụ cuối năm.

    Tín hiệu vui

    Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu năm 2023 tình hình xuất khẩu thủy sản đối mặt nhiều khó khăn. Tuy nhiên từ khoảng tháng 10 đến nay, thị trường xuất khẩu bắt đầu có những tín hiệu khởi sắc, nhu cầu nhập khẩu thủy sản từ các thị trường lớn dần tăng trở lại.

    Dự báo của giới chuyên gia, những tháng cuối năm 2023, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các nước sẽ tăng để phục vụ dịp lễ Giáng sinh và năm mới, vì vậy nhiều DN đang tăng tốc sản xuất để đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường.

    Ghi nhận tại tỉnh Bạc Liêu cho thấy, giá tôm tăng nhưng không ít người nuôi tôm nuối tiếc khi tôm nuôi trong ao không còn nhiều, hoặc mới thả nuôi.

    Anh Trần Văn Thuận, xã Vĩnh Hâu A, huyện Hòa Bình chia sẻ: Hễ cầu vượt cung là giá lại tăng. Chi phí nuôi tôm hiện nay của nông dân vẫn quá cao, cần nguồn vốn lớn nên nông dân đa phần không kham nổi. Do đó, phải chọn cách “ăn trước, trả sau”, lấy chính con tôm vừa mới thả để “thế chấp” cho đại lý.

    “Mấy tháng qua giá tôm giảm mạnh nên tôi “treo ao” chờ giá tăng mới thả nuôi vụ mới. Chuyện giá tôm tăng, vừa là chuyện vui của nhà nông mà cũng là nỗi buồn khi không còn tôm để bán” - anh Thuận bộc bạch.

    Tuy nhiên, việc giá tôm phục hồi phần nào giải tỏa áp lực đối với các hộ nuôi tôm. Nhiều người dân tỉnh Bạc Liêu bắt đầu cải tạo, thả nuôi vụ mới với kỳ vọng, đến cuối năm giá tôm tiếp tục tăng, người dân có thể gỡ lại phần nào chi phí đầu tư cho vụ trước.

    Anh Lê Thanh Tiện, ấp 17, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình cho biết: “Vụ nuôi vừa qua, giá tôm giảm mạnh kéo dài, chi phí đầu tư quá cao trong khi giá bán quá thấp, tôi lỗ gần gần 400 triệu đồng, nợ đại lý tiền thức ăn. Vụ này tôi thả 500.000 con giống, hy vọng giá tôm tăng để gỡ lại vụ cuối năm nay có tiền trang trải cho cái Tết”.

    Nâng chất lượng, nâng sức cạnh tranh

    Theo đánh giá của nhiều thương lái, sau thời gian đối diện với tình hình ảm đạm, hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam đang dần hồi phục với lượng đơn đặt hàng từ các nhà nhập khẩu tăng trở lại. Bên cạnh đó, các hợp đồng với giá trị lớn cũng được ký kết, chủ yếu từ các nhà nhập khẩu như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc... giúp thị trường khởi sắc hơn.

    Hiện nay, có 3 yếu tố tích cực đẩy giá tôm tăng lên trong thời gian tới là hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu giảm do lạm phát hạ nhiệt; nhu cầu đặt hàng tăng nhằm phục vụ mùa lễ hội cuối năm; nguồn cung thế giới giảm khi các nước như: Ecuador, Malaysia… kết thúc thu hoạch tôm chính vụ.


    Hiện giá tôm được thương lái thu mua ở mức 110.000 - 120.000 đồng/kg loại 30 con/kg, mức 90.000 - 100.000 đồng/kg loại 60 con/kg, cao hơn khoảng 15.000 đồng mỗi kg so với thời điểm cách đây khoảng 1 tháng. Trong khi đó, giá tôm sú cùng kích thước được thương lái thu mua cao hơn tôm thẻ khoảng 40.000 đồng mỗi kg. Giá tôm sẽ còn tăng hơn vì dịp cuối năm, nhu cầu phục vụ thị trường Tết Nguyên đán sẽ tăng.

    Theo giới chuyên gia, trong bối cảnh giá thức ăn, các loại thuốc thú y thủy sản phục vụ nghề nuôi tôm vẫn còn ở mức cao, để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, người nuôi tôm cần tuân thủ những khuyến cáo về lịch thời vụ thả tôm của ngành chuyên môn, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất để đảm bảo vụ nuôi thắng lợi.

    Trong nuôi tôm thâm canh, chi phí thức ăn chiếm hơn 50% tổng giá thành sản xuất, do đó người nuôi nên chọn loại thức ăn có chất lượng tốt, phù hợp với cỡ tôm, cân đối lượng thức ăn phù hợp với sản lượng tôm có trong ao tránh cho ăn thừa gây lãng phí và tốn chi phí xử lý nước. Các hộ nuôi tôm lựa chọn con giống chất lượng tốt và sạch mầm bệnh trước khi thả nuôi để nâng tỷ lệ sống, góp phần thành công đáng kể trong vụ nuôi. Chọn quy trình nuôi tôm nhiều giai đoạn (2-3 giai đoạn) và mật độ thích hợp góp phần giảm chi phí.

    Ông Hồ Thanh Tuấn - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) khuyến cáo: Hiện đang vào giai đoạn giao mùa, thời tiết bất lợi tôm nuôi dễ phát sinh dịch bệnh. Người nuôi tôm cần thường xuyên theo dõi diễn biến để bổ sung các loại khoáng chất, vitamin nhằm tăng cường dinh dưỡng và khả năng đề kháng giúp tôm chống chịu lại thời tiết bất thường; sử dụng men vi sinh vào môi trường nước nuôi giúp phân hủy bùn bã hữu cơ và ổn định môi trường nước trong ao.
  10. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://vietnambiz.vn/cong-ty-con-c...n-huy-dong-10-trieu-usd-20231122164217783.htm

    Công ty con của Thủy sản Minh Phú muốn huy động 10 triệu USD

    Công ty con do Thủy sản Minh Phú nắm 51% vốn điều lệ, chuyên cung cấp các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo dành riêng cho các ao nuôi tôm, đang có kế hoạch mở rộng ra quốc tế.

    Theo nguồn tin của Undercurrent News, CTCP Công nghệ Otanics - công ty con của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC) đang đàm phán với các nhà đầu tư để huy động 10 triệu USD nhằm mở rộng ra quốc tế. Công ty dự định kết thúc đợt huy động vốn trong quý I/2024.

    CTCP Công nghệ Otanics được thành lập năm tháng 10/2020 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó Thủy sản Minh Phú góp 51%, hai cá nhân Nguyễn Nhất Tuấn và Vũ Văn Vân lần lượt góp 25% và 24% vốn điều lệ. Ông Nguyễn Hoàng Liêm (sinh năm 1994) đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Người đại diện pháp luật công ty.

    Ngành nghề kinh doanh chính của Otanics là về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, nuôi trồng thủy sản, hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan khác,...

    Otanics sở hữu hệ thống với tên gọi Tomota - ứng dụng trí tuệ nhân tạo và internet kết nối vạn vật để giám sát hoạt động của ao nuôi. Chỉ vài thao tác lướt và chạm trên ứng dụng Tomota, người quản lý sẽ lập tức nhận thông tin về cân nặng, kích cỡ, tốc độ tăng trưởng của tôm, dự báo lợi nhuận ao nuôi, vẽ ra biểu đồ mô hình sản lượng dự kiến của ao nuôi, giám sát năng lượng trực tiếp của hệ thống sục khí và cho ăn tự động, dự báo thu nhập và chi phí cũng như thu thập dữ liệu thu hoạch,...

    Sản phẩm Tomota đã được ứng dụng tại các ao nuôi của Minh Phú ở Lộc An (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Kiên Giang. Ngoài ra, Tomota cũng được xuất khẩu ra 10 nước trên thế giới và gần đây nhất là các thương vụ phân phối sản phẩm ra Indonesia và Ấn Độ.

    Ông Vũ Văn Vân, Tổng Giám đốc Otanics kỳ vọng trong tháng 11 và tháng 12 công ty sẽ ký được ít nhất hai hợp đồng phân phối mới.

Chia sẻ trang này