MPC – Hưởng lợi lớn từ tình hình khan hiếm tôm nguyên liệu nhờ tích trữ tồn kho đến 5700 tỷ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stocktrade, 04/10/2023.

7688 người đang online, trong đó có 1208 thành viên. 15:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 11538 lượt đọc và 93 bài trả lời
  1. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
  2. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://laodong.vn/kinh-doanh/co-hoi-de-phuc-hoi-xuat-khau-thuy-san-1270661.ldo

    Cơ hội để phục hồi xuất khẩu thủy sản

    Xuất khẩu thủy sản nước ta gặp nhiều khó khăn, nhưng đến những tháng cuối năm 2023, tiềm năng xuất khẩu tại một số thị trường đang có cơ hội khởi sắc. Nhiều sản phẩm thủy sản được các nước ưa chuộng và tăng trưởng đáng kể.

    Đối diện nhiều khó khăn

    Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, việc xuất khẩu qua Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hàn, Australia lao dốc khiến kim ngạch 10 tháng chỉ đạt 7,4 tỉ USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm 10 tháng đạt 2,8 tỉ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái; cá tra đạt 1,5 tỉ USD, giảm 29%; cá ngừ khoảng 693 triệu USD, giảm 22%. Mực, bạch tuộc, cua ghẹ, giáp xác và thủy sản khác giảm từ 9-15% so với cùng kỳ 2022.

    Mỹ - thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam có kim ngạch nhập giảm 32% trong 10 tháng và chỉ đạt 1,3 tỉ USD. Thị trường lớn thứ 2 là Trung Quốc, xuất khẩu thủy sản sang đây cũng giảm 15% so với cùng kỳ, đạt 1,3 tỉ USD. Các thị trường còn lại là Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia giảm 14-21%.

    VASEP cho biết, trong hơn một năm qua, ngành thủy sản đã trong tình trạng dư thừa tôm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dự báo tình hình tiêu thụ và nhập khẩu tại Mỹ sẽ khả quan hơn trong tháng 11 và 12 này.

    Với ngành hàng cá tra, Hiệp hội cho rằng, nhu cầu sản phẩm này ở Trung Quốc giảm mạnh, nhưng doanh số bán phi lê cá tra tẩm bột đang có dấu hiệu tốt hơn.

    Tại Mỹ, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang tìm mua 5,96 triệu pound (1 pound tương đương 0,453kg) phi lê cá tra, cá da trơn đông lạnh để sử dụng trong các chương trình phân phối thực phẩm trong nước. Đây là thương vụ mua cá da trơn lớn thứ hai của bộ vào năm 2023, sau thương vụ mua 6,2 triệu pound phi lê cá da trơn chưa tẩm bột với tổng trị giá 41,8 triệu USD vào tháng 3.

    Cơ hội nào cho ngành thủy sản nước ta?

    Theo các chuyên gia thủy sản, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8.2020 đã mang lại nhiều ưu đãi, tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng thủy sản của Việt Nam và là cơ hội để các doanh nghiệp Việt xuất khẩu trực tiếp vào thị trường châu Âu.

    Dù đối diện nhiều khó khăn nhưng một số mặt hàng thủy sản nước ta đang được nhiều nước ưa chuộng. Trong khi xuất khẩu của Philippines sang thị trường Ba Lan giảm liên tục thì xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam lại đang khởi sắc. Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất sang thị trường này, cá ngừ đóng hộp chiếm tỉ trọng lớn nhất hơn 83% và so với cùng kỳ, nhóm sản phẩm này tăng mạnh 211%. Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Anh qua 9 tháng vẫn tăng 48% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 5,5 triệu USD.

    Với Canada, xuất khẩu cá ngừ sang đây trong tháng 9 đã đảo chiều tăng 44% so với cùng kỳ, cắt đà giảm 8 tháng liên tiếp. Qua 3 quý năm 2023, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đạt gần 23 triệu USD, giảm 47% so với cùng kỳ.

    Một số thị trường cũng đang có cơ hội khởi sắc, đặc biệt là Trung Quốc. Giao thương của Trung Quốc với thế giới đã trở lại bình thường sau dịch COVID-19. Kinh tế Trung Quốc đang có tín hiệu tích cực và nhu cầu thủy sản tại thị trường này đang hồi phục.

    Ngoài ra, vị thế địa lý, chi phí logistics giảm và ít hơn so với các nước khác là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

    Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp nên tăng xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm ở thị trường Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc... Doanh nghiệp cũng nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và hạn chế việc bán hàng giá rẻ; lưu giữ đầy đủ hồ sơ quá trình sản xuất, chế biến để truy xuất thông tin và phục vụ các đợt thẩm tra tại chỗ các cơ quan chức năng của Mỹ.

    Bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông VASEP - cho rằng, thời gian tới để tận dụng, phát huy tốt cơ hội từ thị trường Trung Quốc và tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam, hoạt động giao thương B2B cần được tăng cường hơn nữa, trong đó giao thương cấp địa phương cần được quan tâm hơn; cần có sự trao đổi, chia sẻ thông tin về nhu cầu và quy định thị trường, đặc biệt khi có những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu...
  3. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://congthuong.vn/tan-dung-loi-the-tu-evfta-xuat-khau-thuy-san-co-co-hoi-phuc-hoi-287532.html

    Tận dụng lợi thế từ EVFTA, xuất khẩu thủy sản có cơ hội phục hồi

    Thị trường dần phục hồi

    Năm 2023, trước những biến động từ thế giới và nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, nhiều thị trường lớn đã giảm nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trong khối EU vẫn được coi là thị trường ổn định khi xuất khẩu tôm, cá tra liên tục ghi nhận tăng trưởng dương trong nhiều tháng. Điển hình như tại thị trường Đức, số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)- cho thấy, nửa đầu tháng 10/2023, xuất khẩu cá tra sang Đức đạt kim ngạch gần 2 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến 15/10/2023, quốc gia châu Âu này tiêu thụ hơn 30 triệu USD cá tra Việt Nam, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2022.

    Hay như thị trường Ba Lan, từ đầu năm đến nay trong khi xuất khẩu của Philippines sang thị trường Ba Lan giảm liên tục thì xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam lại đang khởi sắc. Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất sang thị trường này, cá ngừ đóng hộp chiếm tỉ trọng lớn nhất hơn 83% và so với cùng kỳ, nhóm sản phẩm này tăng mạnh 211%. Tính lũy kế 10 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này vẫn tăng 1%, đạt hơn 143 triệu USD. Trong khi đó, với thị trường Italy, trong tháng 10/2023, xuất khẩu cá ngừ đã tăng 30 lần. Và với tốc độ tăng trưởng này, Italy đã vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU.


    Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đánh giá, nhu cầu về thủy sản Việt Nam tại EU dần tăng trở lại do thời điểm chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm. EU kỳ vọng sẽ là điểm sáng xuất khẩu những tháng cuối năm nay khi được đánh giá là có nền kinh tế ổn định hơn so với các thị trường trọng điểm khác.

    Theo các chuyên gia thủy sản, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 đã mang lại nhiều ưu đãi, tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng thủy sản của Việt Nam và là cơ hội để các doanh nghiệp Việt xuất khẩu trực tiếp vào thị trường châu Âu.

    Bên cạnh đó, việc đoàn kiểm tra của EU vào Việt Nam làm việc đã đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp giải trừ thẻ vàng IUU. Đồng thời, EU cũng đã nghiên cứu chương trình phát triển thuỷ hải sản của Việt Nam và đưa ra nhiều khuyến nghị nhằm giám sát việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản. Điều này sẽ giúp Việt Nam có thể nhanh chóng gỡ thẻ vàng thủy sản, từ đó gia tăng xuất khẩu vào thị trừng này.

    Xây dựng chuỗi sản xuất để tận dụng lợi thế

    Mặc dù, nhờ các cam kết của Hiệp định EVFTA, thuỷ sản Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế để tiếp cận thị trường EU trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiện nay, các yêu cầu đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Đáng lưu ý, đó là số lượng quy định và yêu cầu ngày càng tăng xuất phát từ phản ứng của Ủy ban châu Âu đối với việc dán nhãn sai và gian lận, các tác động môi trường.

    Theo đó, hiện tại EU đã quy định thêm một số nội dung như: Chứng nhận an toàn thực phẩm; Chứng nhận tuân thủ xã hội (các siêu thị ở châu Âu thường yêu cầu nhà cung cấp của họ phải chứng nhận về tuân thủ xã hội bởi một bên thứ ba, chứng nhận này chủ yếu liên quan đến các cơ sở chế biến). Chương trình công nhận tuân thủ xã hội được chấp nhận rộng rãi nhất là tiêu chuẩn SA8000 (SAI) và sáng kiến tuân thủ xã hội của doanh nghiệp (BSCI). Ngoài ra còn có Chứng nhận bền vững.

    Bà Vũ Thị Ngọc Diệp - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan khuyến nghị các doanh nghiệp cần tăng cường rà soát các chương trình quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu đáp ứng quy định của các thị trường, như: Thiết lập điều kiện cơ sở sản xuất ban đầu, tiêu chuẩn nguyên liệu; kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, sơ chế nguyên liệu, bán thành phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm; định kỳ hoặc đột xuất giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định về sử dụng hóa chất kháng sinh của những cơ sở cung cấp nguyên liệu, kiên quyết từ chối thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác IUU.

    Liên quan đến việc tận dụng cơ hội xuất khẩu vào thị trường EU, ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khuyến nghị, thời gian tới, các doanh nghiệp phải tăng cường các sản phẩm thế mạnh như sản phẩm hữu cơ, bền vững, giá trị gia tăng; có biện pháp bán hàng và thanh toán phù hợp; đồng thời, tận dụng triệt để các lợi thế từ Hiệp định EVFTA để nâng sức cạnh tranh để xuất khẩu vào thị trường này. Đồng thời, cần tích cực tham gia vào các hội chợ, triển lãm quốc tế chuyên ngành, đặc biệt tại Pháp, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha để tăng cường quảng bá sản phẩm, mở rộng giao thương với các đối tác nhập khẩu tại thị trường châu Âu.
  4. Dvu2979

    Dvu2979 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2021
    Đã được thích:
    72
  5. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://vietnambiz.vn/nganh-tom-co-the-phuc-hoi-tu-quy-ii2024-20231123191022562.htm

    Ngành tôm có thể phục hồi từ quý II/2024

    Trong năm 2024, nhu cầu tôm thế giới được kỳ vọng sẽ bắt đầu phục hồi từ quý II trong khi nguồn cung từ các nước lớn như Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ dự kiến sẽ thu hẹp trong nửa đầu năm.

    Giá tôm được dự báo sẽ tiếp tục tăng

    Ngành tôm Việt Nam tiếp tục có những tín hiệu khởi sắc về cả giá nguyên liệu và hoạt động xuất khẩu . Theo số liệu của WiGroup, giá tôm thẻ chân trắng có xu hướng tăng mạnh trong 4 tháng qua.

    Theo đó, tính đến ngày 23/11, giá tôm thẻ chân trắng trung bình ở mức 98.700 đồng/kg, phục hồi 20% từ mức đáy ít nhất 2 năm thiết lập hồi tháng 7.Giá tôm sú có mức phục hồi chậm hơn trong cùng giai đoạn, khoảng 13% lên trung bình 176.000 đồng/kg.

    Những tín hiệu từ thị trường cho thấy hoạt động tiêu thụ tôm đang dần có dấu hiệu cải thiện. Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, trong tháng 10, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 318 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ. Mặc dù chưa thoát khỏi tăng trưởng âm, nhưng mức giảm đã thu hẹp dần qua từng tháng.

    Hiện chưa có số liệu về kim ngạch xuất khẩu sang từng thị trường trong tháng 10. Tuy nhiên, số liệu trong tháng 9 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) cho thấy tín hiệu tích cực từ các thị trường như Mỹ, Australia, Canada, Bỉ, Đài Loan với mức tăng trưởng cao nhất là 54%.

    Mỹ được coi là thị trường có xu hướng tích cực khi đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp tăng trưởng dương. Xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 9 ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất so với 2 tháng trước đó với mức tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

    VASEP cho rằng với những tín hiệu tích cực hơn từ các thị trường như Mỹ, Canada, Australia, nhu cầu tôm chế biến sâu có xu hướng tăng vào dịp lễ cuối năm. Theo đó, xuất khẩu tôm Việt Nam trong những tháng cuối năm nay dự kiến sẽ ghi nhận kết quả tích cực hơn nửa đầu năm.

    Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC), một trong 5 nhà xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, cho rằng thị trường sẽ thực sự bước vào giai đoạn hồi phục từ vào quý II/2024 nhưng với tốc độ chậm.

    Tuy nhiên, theo ông, để kỳ vọng vào một cú phục hồi mạnh mẽ thì phải phụ thuộc rất nhiều vào sức bật của nền kinh tế thế giới và mức độ kìm chế lạm phát của các nước ra sao. Ngoài ra, tình hình căng thẳng địa chính trị tại các nước cần hạ nhiệt để nút thắt chuỗi cung ứng trong sản xuất cởi bỏ.

    “Nếu căng thẳng tiếp tục leo thang tình hình phục hồi tất cả ngành, không chỉ ngành tôm sẽ chậm lại thậm chí xấu đi”, ông Lực nhận định.

    Nhu cầu được dự báo tăng trong khi nguồn cung thu hẹp tại các nước sản xuất tôm lớn là những nguyên nhân chính khiến giá tôm xuất khẩu và nguyên liệu được kỳ vọng tiếp tục tăng.

    Công ty chứng khoán FPTS nhận định rằng nguồn cung tôm từ các nước lớn như Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ đều thu hẹp trong nửa đầu năm sau do trước đó người dân thu hẹp diện tích thả nuôi vì thua lỗ. Trong khi đó, nhu cầu tôm được dự báo sẽ bắt đầu phục hồi từ quý II/2024.

    Chia sẻ với TTXVN, ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm tỉnh Bạc Liêu, cho biết giá tôm tăng là tín hiệu đáng mừng, đồng thời kỳ vọng thị trường cuối năm sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu sử dụng lớn. Tuy vậy, đáng tiếc hiện nay nông dân không còn tôm để bán. Bởi nhiều hộ sợ thua lỗ nên treo ao hoặc thả nuôi ít, một số khác cắt bán tôm cỡ nhỏ để hạn chế thua lỗ.

    Thị trường Mỹ và EU có thể phục hồi chậm hơn so với Nhật Bản

    Nhận định về mức độ phục hồi của các thị trường lớn,Chủ tịch Sao Ta cho rằng mức độ phục hồi của Mỹ, EU, Nhật Bản trong năm tới sẽ khác nhau, trong đó Nhật Bản được xem là thị trường nhiều tiềm năng. Với thị trường Mỹ, khách hàng tiêu thụ tôm số 1 của Việt Nam, nhu cầu lớn đồng nghĩa với việc tôm Việt sẽ phải chịu sự cạnh tranh lớn từ các cường quốc về tôm như Ecuador và Ấn Độ.

    “Chúng tôi kỳ vọng nhiều vào thị trường Nhật Bản hơn là Mỹ. Mức độ phục hồi ở Nhật Bản chắc chắn nhanh hơn nhiều và đây cũng là thị trường lợi thế của chúng tôi”, ông Lực nói.

    Ông phân tích tại Nhật Bản, người tiêu dùng yêu cầu sản phẩm phải ngon, bổ, đẹp mắt, chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ. Trong khi đó, tại Mỹ và EU tôm sơ chế đơn giản từ Ấn Độ, Ecuador với giá rẻ đang có lợi thế hơn so với Việt Nam.

    Ngoài ra, thị trường Nhật Bản có vị trí gần hơn so với Mỹ, EU và phương thức thanh toán cũng an toàn hơn. Trong bối cảnhdoanh nghiệp có thể phá sản bất cứ lúc nào như hiện nay,phương thức thanh toán tại Mỹ và EU đang tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp.

    “Nếu hàng đến nơi nhưng khách hàng phá sản, chưa thanh toán thì coi như mất. Còn ở Nhật Bản, phương thức thanh toán là thư tín dụng, tức hàng lên tàu là tiền về. Đó cũng là lý do để chúng tôi gần gũi với thị trường Nhật Bản và coi đây là đối tác chiến lược dài hạn”, Chủ tịch Sao Ta cho hay.

    Cuộc đua tôm chế biến sẽ tạo sức ép lên Việt Nam

    Hiện nay, một số công ty ở các nước đối thủ như Ecuador và Ấn Độ cũng đang bắt đầu lấn sân sang mảng tôm chế biến sâu trong bối cảnh giá tôm sơ chế của họ đã giảm quá sâu.

    Theo Undercurrent News, gã khổng lồ ngành tôm của Ecuador, Sociedad Nacional de Galapagos (Songa), đang tăng cường đầu tư cho dây chuyền sản xuất tôm chế biến giá trị gia tăng cao.

    Một giám đốc điều hành của Songa cho biết với dây chuyền mới sẽ cho phép công ty tăng đáng kể sản lượng tôm nấu chín và bóc vỏ. “Hiện tại công suất chế biến ở mức 91 tấn tôm thẻ chân trắng nguyên liệu/ngày. Chúng tôi sẽ từ từ nâng công suất”, ông nói.

    Vị này cho biết thêm thị trường mục tiêu chính của họ là châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, các thị trường khác ở châu Á như Trung Quốc cũng rất tiềm năng đối với phân khúc chế biến này. “Chúng tôi đang cố gắng đa dạng hoá sản phẩm. Bán trực tiếp tôm nguyên liệu vẫn là chiến lược quan trọng vì đó là hướng đi tốt nhất có lợi cho nông dân. Tuy nhiên, mức giá hiện tại rất thấp và điều đó sẽ thay đổi".

    Đánh giá về mức độ cạnh tranh từ Ecuador, Chủ tịch Sao Ta cho rằng không quá đáng ngại vì trình độ chế biến của Ecuador vẫn còn cách khá xa so với Việt Nam. Vấn đề về công nghệ có thể đầu tư tuy nhiên, chất lượng sản phẩm đầu ra còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của các nhà máy.

    Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng tất cả nước sản xuất tôm đều đang nỗ lực theo đuổi tôm chế biến. Điển hình như Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu tôm chế biến từ năm 2015 và Ecuador cũng đang đẩy mạnh mảng này trong hai năm nay nhưng sẽ còn mất rất lâu để các nước theo đuổi kịp trình độ của Việt Nam hiện tại.

    "Ấn Độ và Ecuador sẽ mất ít nhất 5 năm mới theo kịp trình độ chế biến hiện tại của Việt Nam. Hiện các nhà máy của Việt Nam vẫn đang nâng cao trình độ chế biến. Điều đáng quan ngại nhất là vì tôm sơ chế quá rẻ có thể thu hút khách hàng ở phân khúc cao hơn là tôm chế biến. Điều này sẽ tác động làm giá tôm chế biến giảm xuống", ông Lực nói.
  6. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-...i-110-000-ha-ao-nuoi-tom-o-ecuador-29386.html

    Cảnh báo El Nino gây thiệt hại 110.000 ha ao nuôi tôm ở Ecuador

    Ngành tôm Ecuador đang trong tình trạng báo động khi một đợt El Nino mới sẽ xuất hiện vào ngày 15/11/2023 gây ngập lụt diện rộng, theo dự báo của Cơ quan nghiên cứu El Nino Đông Nam Thái Bình Dương (Erfen).

    Dự đoán của Erfen dựa trên kết quả thu được trong chuyến nghiên cứu khoa học trên tàu Orion, thuộc Hải quân Ecuador. Ngoài ra, Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cũng dự báo xác suất cường độ mạnh của đợt El Nino mới lần này lên tới 75% – 85%.

    Phòng Nuôi trồng thủy sản quốc gia Ecuador (CNA) cảnh báo rằng khoảng 50% diện tích nuôi tôm nằm trong vùng lũ lụt ở các tỉnh Guayas, Santa Elena, Manabí, El Oro và Esmeraldas. Trong khi đó, Tổng cục Môi trường Ecuador ước tính khoảng 110.000 ha diện tích nuôi tôm có nguy cơ mất trắng do ngập lụt gây ra bởi hiện tượng El Nino.

    Hiện, chính phủ Ecuador đã yêu cầu toàn ngành tôm áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động của El Nino, tùy theo điều kiện của từng trại nuôi tôm, phòng thí nghiệm, nhà máy chế biến tôm hoặc nhà máy sản xuất thức ăn. CNA khuyến nghị các trại nuôi tôm gia cố chắc chắn khu vực trại nuôi, kiểm tra tình trạng chống thấm, nguồn điện an toàn và chuẩn bị phương pháp xử lý nước thải đảm bảo quy định.
  7. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-...ha-quan-trong-2-thang-cuoi-nam-nay-29381.html

    Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc vẫn khả quan trong 2 tháng cuối năm nay

    Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính tới tháng 10/2023, XK tôm Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 10, XK tôm đạt 318 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ.

    Nhu cầu thị trường thấp, lạm phát, tồn kho tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu, xung đột ở Đông Âu và Trung Đông là những yếu tố ảnh hưởng không tốt tới XK tôm của Việt Nam và XK tôm toàn cầu trong năm nay. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu và giá XK đều giảm, càng làm tăng thêm thách thức cho cả người nuôi và DN chế biến. Từ cuối quý 3 năm nay, giá tôm nguyên liệu trong nước đã có dấu hiệu nhích lên. Đây là tin vui cho bà con nông dân, tuy nhiên giá tăng chủ yếu do tác động cung-cầu trong nước, chứ chưa phản ánh được nhiều sự ấm lên từ các thị trường tiêu thụ.

    Tháng 10/2023, XK tôm ghi nhận tăng trưởng dương ở các thị trường như Mỹ, Canada, Bỉ, Đài Loan, Thụy Sỹ. Các thị trường nhỏ như Đài Loan, Thụy Sỹ được đánh giá tốt khi XK sang 2 thị trường này tăng trưởng dương lần lượt 21% và 11% trong 10 tháng đầu năm nay.

    Mỹ tiếp tục là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 21% trong tổng XK tôm của Việt Nam. Kể từ tháng 7 năm nay, XK tôm sang Mỹ ghi nhận tăng trưởng dương 2 con số, liên tục đến tháng 10. Mỹ là thị trường duy nhất trong số các thị trường NK chính tôm của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương liên tục trong 4 tháng.

    Số liệu NK tôm của Mỹ từ các nguồn cung trên thế giới cũng ghi nhận kết quả tích cực hơn trong quý 3 năm nay. Theo dữ liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), Mỹ NK 70.727 tấn tôm trong tháng 9, trị giá 578,4 triệu USD, tăng 9% về lượng, giảm 2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (65.122 tấn, 593,5 triệu USD). Đây là tháng thứ 3 liên tiếp Mỹ ghi nhận NK tôm tăng trưởng sau khoảng thời gian dài 13 tháng xuống dốc không phanh. Dù giá trung bình chỉ đạt 8,19 USD/kg, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022 (9,11 USD/kg), nhưng khoảng cách giảm đã thu hẹp dần qua các tháng.

    Tính chung 3 quý đầu năm, Mỹ nhập khẩu 575.538 tấn tôm, trị giá 4,7 tỷ USD, giảm 11% về lượng và 22% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu trung bình của 9 tháng đầu năm đạt 8,25 USD/kg, giảm 12% so với cùng kỳ.

    Ấn Độ vẫn là nguồn cung tôm hàng đầu của Mỹ. Tính chung 9 tháng đầu năm, Ấn Độ xuất khẩu 215.305 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 1,7 tỷ USD, giảm 7% về lượng và 20% về giá trị.

    Ecuador đã có bước tiến mới trong tháng 9 khi xuất khẩu 18.504 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 125,9 triệu USD, tăng 22% về lượng và 8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, XK tôm của Ecuador sang Mỹ (154.406 tấn) gần như không thay đổi so với cùng kỳ năm trước, chỉ ít hơn 1% về lượng, nhưng về giá trị vẫn giảm 11%.

    Trái ngược với các nguồn cung tôm chính của Mỹ, Indonesia có vẻ bị lỡ nhịp khi khối lượng tôm xuất sang Mỹ trong tháng 9 giảm 9%, giá trị giảm 20%.Trước đó Indonesia đã để mất vị trí nhà cung cấp tôm lớn thứ 2 của Mỹ vào tay Ecuador. Tính chung 9 tháng đầu năm, Indonesia xuất khẩu 107.068 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 872,4 triệu USD, giảm 17% về lượng và 29% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

    Tồn kho giảm, các chỉ số của nền kinh tế Mỹ đang tốt dần, nhu cầu cao hơn phục vụ đợt cuối năm, dự kiến 2 tháng cuối năm nay, XK tôm Việt Nam sang thị trường này vẫn ghi nhận tăng trưởng.

    XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc &HK trong tháng 10/2023 đạt 63 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ. Trong 10 tháng của năm 2023, XK sang thị trường này ghi nhận tăng trưởng dương trong 3 tháng liên tục từ tháng 6 đến tháng 8, sau đó quay lại mức giảm trong tháng 9 và 10. Tuy vậy, mức độ sụt giảm không mạnh như những tháng đầu năm. Trung Quốc &HK là thị trường có mức sụt giảm thấp nhất trong số các thị trường NK chính, với mức sụt giảm 5% đạt 517 triệu USD trong 10 tháng của năm 2023.

    Nhu cầu NK tôm Việt Nam của thị trường Trung Quốc &HK không chỉ phụ thuộc tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng tồn kho mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ Ecuador. Trong khi, XK tôm của Ecuador sang Trung Quốc đang có xu hướng chững lại do giá XK giảm quá mạnh. Điều này có thể hỗ trợ cho XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc &HK trong 2 tháng cuối năm nay lấy lại được đà tăng trưởng dương. Theo số liệu của ITC, NK tôm của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay đạt 5,7 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ.

    XK tôm Việt Nam trong 2 tháng cuối năm nay vẫn chưa thể phục hồi tăng trưởng dương mặc dù mức sụt giảm sẽ có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.
  8. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://vietnambiz.vn/xuat-khau-tom...con-so-4-thang-lien-tiep-2023112410826837.htm

    Xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng trưởng hai con số 4 tháng liên tiếp

    VASEP dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam trong hai tháng cuối năm vẫn chưa thể phục hồi và tăng trưởng dương mặc dù mức sụt giảm sẽ có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.

    Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết trong tháng 10, xuất khẩu tôm đạt 318 triệu USD, giảm 12% so với tháng 10/2022, mức giảm đã thu hẹp dần so với các tháng trước. Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.

    Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành.

    Xuất khẩu tôm sang Mỹ liên tục tăng trưởng hai con số trong 4 tháng liên tiếp, kể từ tháng 7. Tuy nhiên tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu tôm sang Mỹ vẫn giảm 20% so với cùng kỳ, đạt 589 triệu USD.

    Tồn kho thực phẩm ở Mỹ giảm, các chỉ số của nền kinh tế đang tốt dần. Do vậy, VASEP kỳ vọng nhu cầu trong hai tháng cuối năm sẽ cải thiện, xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng dương.

    Không giữ được đà tăng trưởng dương trong giai đoạn tháng 6 đến tháng 8, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hong Kong trong tháng 10 chỉ đạt 63 triệu USD, giảm 2% so với tháng 10/2022.

    Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc và Hong Kong đạt 517 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022, mức sụt giảm thấp trong nhóm thị trường chính của Việt Nam.

    VASEP cho rằng nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam của thị trường Trung Quốc và Hong Kong không chỉ phụ thuộc tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng tồn kho mà còn ở nguồn cung từ Ecuador.

    Xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc đang có xu hướng chững lại do giá xuất khẩu giảm mạnh. Điều này có thể hỗ trợ cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này trong 2 tháng cuối năm lấy lại được đà tăng trưởng dương.

    VASEP dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam trong hai tháng cuối năm vẫn chưa thể phục hồi tăng trưởng dương mặc dù mức sụt giảm sẽ có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.
  9. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://nguoiquansat.vn/thuy-san-minh-phu-mpc-cong-bo-du-an-nha-o-xa-hoi-gan-633-ty-dong-101119.html

    Thủy sản Minh Phú (MPC) công bố dự án nhà ở xã hội gần 633 tỷ đồng

    Đại diện Minh Phú (MPC) cho biết, mục đích dự án nhà ở xã hội này dành cho công nhân viên của công ty.

    Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) đã ra Nghị Quyết HĐQT phê duyệt dự án nhà ở xã hội tại xã An Khánh, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 633 tỷ đồng, diện tích 17.67 ha.

    Theo thông tin, trong tổng số vốn gần 633 tỷ đồng thì hơn 619 tỷ đồng chi phí thực hiện dự án, còn lại là chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng.

    Quy mô dân số của dự án lên tới 3.200 – 3.800 người, dự kiến sử dụng đất, mặt nước, mặt bằng có tổng diện tích 17,67 ha, trong đó phần lớn là đất ở 9,47 ha, đất chung cư và nhà ở xã hội 7,58 ha, đất giao thông bộ 4,91 ha.

    Dự án có thời gian hoạt động 49 năm kể từ ngày được cấp quyết định chấp thuận nhà đầu tư hoặc ký hợp đồng thực hiện dự án đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu. Tiến độ thực hiện tối đa 60 tháng kể từ ngày nhà đầu tư được cấp quyết định chấp thuận nhà đầu tư hoặc ký hợp đồng thực hiện dự án.

    Tập đoàn Minh Phú cho biết, mục tiêu đầu tư nhằm khai thác quỹ đất để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh dự án nhà ở xã hội theo quy hoạch được phê duyệt; tạo thêm quỹ nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo quy định pháp luật.

    Hội đồng quản trị công ty giao Tổng Giám đốc chỉ đạo ban quản lý dự án thực hiện các thủ tục cần thiết để nộp hồ sơ tham gia dự án cho cơ quan chức năng, đồng thời xin ý kiến HĐQT phê duyệt kế hoạch xây dựng chi tiết trước khi triển khai dự án.


    Về vấn đề bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản trong tờ trình gửi ĐHĐCĐ bất thường, ông Lê Văn Quang – Tổng Giám đốc tập đoàn Minh phú cho biết Công ty dự kiến làm nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và không kinh doanh bất động sản. Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm hợp thức hóa, giúp Minh Phú có thể trực tiếp xây nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân của công ty.
  10. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://doanhnhanvn.vn/nganh-tom-don-phuc-hoi-ngay-cuoi-nam-2023.html

    Ngành tôm đón phục hồi ngay cuối năm 2023

    Giá tôm nhích dần từng ngày và những tín hiệu phục hồi từ cả thị trường lớn như Mỹ và nhỏ như Trung Quốc, Thuỵ Sỹ là dấu hiệu tích cực cho ngành 2 tháng cuối năm 2023.

    Giá tôm nhích dần

    Nhu cầu thị trường thấp, lạm phát, tồn kho tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu, xung đột ở Đông Âu và Trung Đông là những yếu tố ảnh hưởng không tốt tới xuất khẩu tôm của Việt Nam và xuất khẩu tôm toàn cầu trong năm nay. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu và giá bán đều giảm, càng làm tăng thêm thách thức cho cả người nuôi và doanh nghiệp chế biến. Từ cuối quý III năm nay, giá tôm nguyên liệu trong nước đã có dấu hiệu nhích lên. Đây là tin vui cho bà con nông dân, tuy nhiên giá tăng chủ yếu do tác động cung-cầu trong nước, chứ chưa phản ánh được nhiều sự ấm lên từ các thị trường tiêu thụ.

    Theo số liệu của WiGroup, giá tôm thẻ chân trắng có xu hướng tăng mạnh trong 4 tháng qua. Tính đến ngày 23/11, giá tôm thẻ chân trắng trung bình ở mức 98.700 đồng/kg, phục hồi 20% từ mức đáy ít nhất 2 năm thiết lập hồi tháng 7. Giá tôm sú có mức phục hồi chậm hơn trong cùng giai đoạn, khoảng 13% lên trung bình 176.000 đồng/kg.

    Chia sẻ với TTXVN mới đây, ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm tỉnh Bạc Liêu, cho biết giá tôm tăng là tín hiệu đáng mừng, đồng thời kỳ vọng thị trường cuối năm sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu sử dụng lớn. Tuy vậy, đáng tiếc hiện nay nông dân không còn tôm để bán. Bởi nhiều hộ sợ thua lỗ nên treo ao hoặc thả nuôi ít, một số khác cắt bán tôm cỡ nhỏ để hạn chế thua lỗ.

    Những tín hiệu từ thị trường cho thấy hoạt động tiêu thụ tôm đang dần có dấu hiệu cải thiện. Tháng 10, xuất khẩu tôm ghi nhận tăng trưởng dương ở các thị trường như Mỹ, Canada, Bỉ, Đài Loan (Trung Quốc), Thụy Sỹ. Các thị trường nhỏ như Đài Loan (Trung Quốc), Thụy Sỹ được đánh giá tốt khi sang 2 thị trường này tăng trưởng dương lần lượt 21% và 11% trong 10 tháng đầu năm nay.

    Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 21% trong tổng xuất khẩu. Kể từ tháng 7 năm nay, kim ngạch tôm sang Mỹ ghi nhận tăng trưởng dương 2 con số, liên tục đến tháng 10. Tuy nhiên, lũy kế 10 tháng đầu năm vẫn giảm 20% đạt 589 triệu USD do mức sụt giảm mạnh trong các tháng đầu năm. Mỹ là thị trường chính duy nhất ghi nhận tăng trưởng dương liên tục trong 4 tháng.

    Số liệu nhập khẩu tôm của Mỹ từ các nguồn cung khác trên thế giới cũng ghi nhận kết quả tích cực hơn trong quý III. Theo dữ liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), Mỹ nhập 70.727 tấn tôm trong tháng 9, trị giá 578,4 triệu USD, tăng 9% về lượng, giảm 2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (65.122 tấn, 593,5 triệu USD). Đây là tháng thứ 3 liên tiếp Mỹ ghi nhận nhập khẩu tôm tăng trưởng sau khoảng thời gian dài 13 tháng xuống dốc không phanh. Dù giá trung bình chỉ đạt 8,19 USD/kg, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022 (9,11 USD/kg), nhưng khoảng cách giảm đã thu hẹp dần qua các tháng.

    Tính chung 3 quý đầu năm, Mỹ nhập khẩu 575.538 tấn tôm, trị giá 4,7 tỷ USD, giảm 11% về lượng và 22% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu trung bình của 9 tháng đầu năm đạt 8,25 USD/kg, giảm 12% so với cùng kỳ.

    Tồn kho giảm, các chỉ số của nền kinh tế Mỹ đang tốt dần, nhu cầu cao hơn phục vụ đợt cuối năm, dự kiến 2 tháng cuối năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này vẫn ghi nhận tăng trưởng.

    Kim ngạch tôm Việt Nam sang Trung Quốc & Hồng Kông (Trung Quốc) trong tháng 10 đạt 63 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ. Trong 10 tháng của năm 2023, thị trường này ghi nhận tăng trưởng dương trong 3 tháng liên tục từ tháng 6 đến tháng 8, sau đó quay lại mức giảm trong tháng 9 và 10. Tuy vậy, mức độ sụt giảm không mạnh như những tháng đầu năm. Trung Quốc & Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường có mức sụt giảm thấp nhất trong số các thị trường nhập khẩu chính, với mức sụt giảm 5% đạt 517 triệu USD trong 10 tháng của năm 2023.

    Nhu cầu của thị trường này không chỉ phụ thuộc tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng tồn kho mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ Ecuador. Trong khi, xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc đang có xu hướng chững lại do giá giảm quá mạnh. Điều này có thể hỗ trợ cho tôm Việt Nam sang Trung Quốc & Hồng Kông (Trung Quốc) trong 2 tháng cuối năm nay lấy lại được đà tăng trưởng dương. Theo số liệu của ITC, nhập khẩu tôm của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay đạt 5,7 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ.

    Theo đánh giá của Vasep, xuất khẩu tôm Việt Nam trong 2 tháng cuối năm nay vẫn chưa thể phục hồi tăng trưởng dương mặc dù mức sụt giảm sẽ có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.

    Thị trường sẽ thực sự bước vào giai đoạn hồi phục từ vào quý II/2024

    Chia sẻ trên website của Vasep, Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC), một trong 5 nhà xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, cho rằng thị trường sẽ thực sự bước vào giai đoạn hồi phục từ vào quý II/2024 nhưng với tốc độ chậm.

    Tuy nhiên, theo ông, để kỳ vọng vào một cú phục hồi mạnh mẽ thì phải phụ thuộc rất nhiều vào sức bật của nền kinh tế thế giới và mức độ kìm chế lạm phát của các nước ra sao. Ngoài ra, tình hình căng thẳng địa chính trị tại các nước cần hạ nhiệt để nút thắt chuỗi cung ứng trong sản xuất cởi bỏ.

    “Nếu căng thẳng tiếp tục leo thang tình hình phục hồi tất cả ngành, không chỉ ngành tôm sẽ chậm lại thậm chí xấu đi”, ông Lực nhận định.

    Nhu cầu được dự báo tăng trong khi nguồn cung thu hẹp tại các nước sản xuất tôm lớn là những nguyên nhân chính khiến giá tôm xuất khẩu và nguyên liệu được kỳ vọng tiếp tục tăng.

    Đồng quan điểm, Công ty chứng khoán FPTS cũng nhận định rằng nguồn cung tôm từ các nước lớn như Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ đều thu hẹp trong nửa đầu năm sau do trước đó người dân thu hẹp diện tích thả nuôi vì thua lỗ. Trong khi đó, nhu cầu tôm được dự báo sẽ bắt đầu phục hồi từ quý II/2024.

    Một số giải pháp cho ngành tôm Việt

    Không chỉ là những thách thức từ thị trường nhập khẩu, các đối thủ của tôm Việt cũng đang dần cạnh tranh với lợi thế của chúng ta là tôm giá trị gia tăng, chế biến sâu trong bối cảnh giá tôm sơ chế của họ đã giảm quá sâu.

    Theo Undercurrent News, gã khổng lồ ngành tôm của Ecuador, Sociedad Nacional de Galapagos (Songa), đang tăng cường đầu tư cho dây chuyền sản xuất tôm chế biến giá trị gia tăng cao.

    Một giám đốc điều hành của Songa cho biết với dây chuyền mới sẽ cho phép công ty tăng đáng kể sản lượng tôm nấu chín và bóc vỏ. “Hiện tại công suất chế biến ở mức 91 tấn tôm thẻ chân trắng nguyên liệu/ngày. Chúng tôi sẽ từ từ nâng công suất”, ông nói.

    Vị này cho biết thêm thị trường mục tiêu chính của họ là châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, các thị trường khác ở châu Á như Trung Quốc cũng rất tiềm năng đối với phân khúc chế biến này. “Chúng tôi đang cố gắng đa dạng hoá sản phẩm. Bán trực tiếp tôm nguyên liệu vẫn là chiến lược quan trọng vì đó là hướng đi tốt nhất có lợi cho nông dân. Tuy nhiên, mức giá hiện tại rất thấp và điều đó sẽ thay đổi".

    Đánh giá về mức độ cạnh tranh từ Ecuador, Chủ tịch Sao Ta cho rằng không quá đáng ngại vì trình độ chế biến của Ecuador vẫn còn cách khá xa so với Việt Nam. Vấn đề về công nghệ có thể đầu tư tuy nhiên, chất lượng sản phẩm đầu ra còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của các nhà máy.

    Nhìn lại thực trạng của ngành, tỷ lệ nuôi tôm của chúng ta thấp nhất, chỉ đạt khoảng 40%. Trong khi ở Ấn Độ, tỉ lệ này gấp rưỡi và nổi tiếng nhất, tôm Ecuador đạt tỷ lệ này gấp đôi so với Việt Nam.

    Đề xuất các giải pháp, ông Lực cho rằng liên kết ngành hàng là giải pháp hết sức căn cơ để duy trì tính ổn định, bền vững; để tăng sức cạnh tranh ngành hàng, không chỉ riêng cho ngành tôm. Thứ hai là nên coi trọng công tác thị trường. Cùng với đó là sự nỗ lực của từng mắt xích chuỗi giá trị con tôm, bao gồm cả chế biến, nuôi trồng, con giống, thức ăn,...

    “Đứng trước thách thức quá lớn trước mắt, đáng nêu ra là giá tiêu thụ thấp và tỷ lệ nuôi thành công thấp, ngành tôm cần có tâm thế ứng xử sao kịp thời và hiệu quả. Đó là điều không dễ, cần sự chung tay của tất cả cộng đồng tham gia chuỗi ngành hàng phối hợp cùng cơ quan chức năng liên quan. Qua năm 2024 khó khăn kéo dài và chưa có dấu hiệu suy giảm cường độ, thì sự chuẩn bị ứng xử ngay từ bây giờ càng thêm cấp thiết”, Chủ tịch Sao Ta đánh giá.

Chia sẻ trang này