MPC – Hưởng lợi lớn từ tình hình khan hiếm tôm nguyên liệu nhờ tích trữ tồn kho đến 5700 tỷ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stocktrade, 04/10/2023.

7589 người đang online, trong đó có 1181 thành viên. 14:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 11538 lượt đọc và 93 bài trả lời
  1. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://vtv.vn/kinh-te/gia-tom-tang-manh-tro-lai-20231126095910111.htm

    Giá tôm tăng mạnh trở lại

    Sau thời gian dài ngưng sản xuất vì giá tôm rớt thê thảm, hện nay, người nuôi tôm bắt đầu cải tạo ao và thả giống để đón dịp tiêu thụ cuối năm. Tuy nhiên, bà con cũng không dám đầu tư lớn bởi lo ngại sẽ không có lời nếu giá tôm không tăng.

    Những ao tôm đã thả giống được một tháng. Tôm phát triển tốt và thời tiết cũng tương đối thuận lợi. Vì vậy, bà con rất mong chờ một vụ nuôi cuối năm thành công, nhất là giá bán sẽ có chuyển biến tích cực.

    "Năm nay đa số là bỏ nhiều, gần gần đây trúng mà không có giá, nản bỏ. Đợt này cố gắng thả xem Tết tôm có lên giá không", ông Nguyễn Văn Hiền, xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, chia sẻ.

    Theo nông dân, dù giá tôm giảm kỷ lục trong nhiều tháng qua, nhưng giá vật tư đầu vào vẫn không giảm, thậm chí có một số mặt hàng còn tăng cao. Mặt khác do vốn không còn sau nhiều vụ lỗ, bà con phải chấp nhận nuôi tôm theo kiểu nợ vật tư nên giá đầu vào tiếp tục đội thêm.

    Năm 2023, năng suất tôm được đánh giá là đạt cao so với mọi năm. Tuy nhiên, giá tôm lại xuống rất thấp và kéo dài 10 tháng qua khiến người nuôi tôm chật vật để tìm lợi nhuận, thậm chí là thua lỗ dù sản xuất khá thành công.

    Giá tôm nguyên liệu tăng trở lại

    Từ giữa tháng 10, giá tôm sú, tôm thẻ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã nhích lên, giúp bà con phấn khởi khi tái đầu tư. Cụ thể, tôm thẻ tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg; tôm sú tăng từ 20.000 - 30.000 đồng kg.

    Theo đó, giá tôm thẻ loại 30 con/kg giá khoảng 140.000 đồng/kg; tôm sú loại 30 con có giá từ 125.000 - 130.000 đồng/kg.

    Theo các thương lái, giá tôm bất ngờ tăng mạnh trong những ngày qua là do thị trường tiêu dùng gia tăng, nhu cầu xuất đi các tỉnh phía Bắc và Trung Quốc tăng vọt, trong khi nguồn cung hạn chế.









    Last edited: 26/11/2023
  2. No1ck

    No1ck Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/11/2021
    Đã được thích:
    532
    khó của Nam Cường
  3. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://*********.vn/2023/11/vasep-...an-trong-2-thang-cuoi-nam-nay-118-1124867.htm

    Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc vẫn khả quan trong 2 tháng cuối năm nay

    Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn số liệu từ Hải quan Việt Nam cho biết, tính tới tháng 10/2023, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 2.8 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 10, xuất khẩu tôm đạt 318 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ.

    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt tới xuất khẩu tôm của Việt Nam và xuất khẩu tôm toàn cầu trong năm nay như nhu cầu thị trường thấp, lạm phát, tồn kho tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu, xung đột ở Đông Âu và Trung Đông. Song song đó, giá nguyên liệu và giá xuất khẩu đều giảm, làm tăng thêm thách thức cho cả người nuôi và doanh nghiệp chế biến.

    Tháng 10/2023, xuất khẩu tôm ghi nhận tăng trưởng dương ở các thị trường như Mỹ, Canada, Bỉ, Đài Loan, Thụy Sỹ. Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường nhỏ như Đài Loan, Thụy Sỹ tăng trưởng dương lần lượt 21% và 11% trong 10 tháng đầu năm nay.

    Dự kiến xuất khẩu tôm sang Mỹ trong 2 tháng cuối năm vẫn tăng trưởng

    Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21% trong tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Từ tháng 7/2023, xuất khẩu tôm sang Mỹ liên tục ghi nhận tăng trưởng dương 2 con số cho đến tháng 10, trở thành thị trường duy nhất trong số các thị trường nhập khẩu chính tôm của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương liên tục trong 4 tháng.

    Số liệu nhập khẩu tôm của Mỹ từ các nguồn cung khác trên thế giới cũng ghi nhận kết quả tích cực hơn trong quý 3 năm nay. Theo dữ liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), Mỹ nhập khẩu 70,727 tấn tôm trong tháng 9, trị giá 578.4 triệu USD, tăng 9% về lượng, giảm 2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (65,122 tấn, 593.5 triệu USD). Đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp Mỹ ghi nhận nhập khẩu tôm tăng trưởng sau khoảng thời gian dài 13 tháng xuống dốc không phanh.

    VASEP nhìn nhận, dù giá trung bình chỉ đạt 8.19 USD/kg, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022 (9.11 USD/kg), nhưng khoảng cách giảm đã thu hẹp dần qua các tháng.

    Lũy kế 3 quý đầu năm, Mỹ nhập khẩu 575,538 tấn tôm, trị giá 4.7 tỷ USD, giảm 11% về lượng và 22% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu trung bình của 9 tháng đầu năm đạt 8.25 USD/kg, giảm 12% so với cùng kỳ.

    Ấn Độ vẫn là nguồn cung tôm hàng đầu của Mỹ. Trong 9 tháng đầu 2023, quốc gia này xuất khẩu 215,305 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 1.7 tỷ USD, giảm 7% về lượng và 20% về giá trị. Cùng giai đoạn, Ecuador xuất khẩu 154,406 tấn sang Mỹ, đi ngang so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn 1% về lượng, nhưng giá trị giảm 11%. Còn Indonesia xuất khẩu 107,068 tấn tôm sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm, trị giá 872.4 triệu USD, giảm 17% về lượng và 29% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

    VASEP dự kiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn ghi nhận tăng trưởng trong 2 tháng cuối năm 2023 do tồn kho giảm và các chỉ số của nền kinh tế Mỹ đang tốt dần, nhu cầu cao hơn phục vụ đợt cuối năm.

    Trung Quốc là thị trường có mức sụt giảm thấp nhất trong số các thị trường nhập khẩu chính

    Tháng 10/2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 63 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 517 triệu USD, giảm 5% - mức sụt giảm thấp nhất trong số các thị trường nhập khẩu chính.

    Theo VASEP, nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam của thị trường Trung Quốc không chỉ phụ thuộc vào tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng tồn kho mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ Ecuador. Xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc đang có xu hướng chững lại do giá xuất khẩu giảm mạnh, điều này có thể hỗ trợ cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong 2 tháng cuối năm nay, lấy lại được đà tăng trưởng dương.

    Theo số liệu của ITC, nhập khẩu tôm của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay đạt 5.7 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ.
  4. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Ngành tôm đang trở lại rất rõ ràng và mạnh mẽ sau chu kỳ suy giảm kéo dài suốt nhiều năm qua.

    Như vậy, những nhận định tại ĐHCĐ 2023 & những toan tính chiến lược của Mr.Quang về diễn biến thị trường tôm đã chính xác, nhu cầu mùa tiêu thụ cuối năm tại thị trưởng quốc tế & tình trạng treo ao/bỏ ao của nông dân nuôi tôm do giá tôm giảm xuống mức đáy trong 2 năm qua đã làm hụt nguồn cung ứng cuối năm dẫn đến giá tôm nguyên liệu tăng mạnh.

    Hiện tình hình tìm nguồn cung ứng tại miền Tây rất căng thẳng, giá tôm nguyên liệu tăng lên từng ngày và đã tăng mạnh khoảng 30% so với đầu tháng 10 tới nay. Diễn biến này sẽ còn càng trở nên căng thẳng khi các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm cách thu mua để đáp ứng các đơn hàng đã ký.

    Với khoản tích trữ hàng tồn kho lên đến gần 5700 tỷ, chủ yếu là thành phẩm, mức chênh lệch giá vốn thấp sẽ mang lại cho MPC khoản lãi nghìn tỷ và biên lãi gộp sẽ cải thiện rất mạnh trong Q4.2023 này và kéo dài sang năm 2024. Thậm chí MPC có thể thực hiện bán buôn lại cho các doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu nhưng không thể tìm đủ nguồn cung ứng.

    Dự báo lợi nhuận Q4.2023 của MPC sẽ đột biến bù đắp hết khoản lỗ trong 3 quý đầu năm và hoàn thành kế hoạch năm 2023.
  5. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://*********.vn/2023/11/viet-n...oi-xuat-khau-toi-100-quoc-gia-118-1125186.htm

    https://thuysanvietnam.com.vn/ba-ria-vung-tau-gia-tom-tang-manh/

    Việt Nam cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới, xuất khẩu tới 100 quốc gia

    Theo Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Việt Nam là nước cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm toàn thế giới.

    Theo thông tin từ Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), giai đoạn 2010-2023, Việt Nam có diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 644.000-737.000ha, xuất khẩu tôm đến khoảng 100 quốc gia với 5 thị trường lớn như: châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc Hàn Quốc...

    Những con số này đưa Việt Nam trở thành nước cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.

    Mặc dù vậy, để có thể giữ vững vị trí này trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành tôm Việt Nam đang đối diện với một số khó khăn nhất định vẫn còn tồn tại từ nhiều năm trước.

    Cụ thể đó là số hộ nuôi ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ còn thấp, mới chỉ chiếm 18,9% tổng diện tích thả nuôi; Nguồn giống chưa chủ động mà phụ thuộc vào nguồn tự nhiên... Cùng đó việc liên kết trong chuỗi sản xuất tôm còn lỏng lẻo dẫn đến giá thành sản xuất cao khiến năng lực cạnh tranh thấp.

    Theo ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, để khắc phục những tồn đọng nêu trên và phát triển ngành tôm Việt Nam theo hướng bền vững, việc trước tiên là cần có sự quản lý nhà nước về con giống. Đảm bảo con giống được sạch bệnh, quan tâm xử lý môi trường nước, tuân thủ các quy định về kiểm soát chất lượng thức ăn, được kiểm soát về giá...

    Bên cạnh đó, các địa phương cần tổ chức lại sản xuất nhằm giảm diện tích nuôi nhỏ lẻ; tăng cường ứng dụng các quy trình kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất, qua đó nâng cao được tính cạnh tranh sản phẩm tôm Việt Nam với các nước./.
  6. npp2010

    npp2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2014
    Đã được thích:
    37.286
    MPC 17.0 @};-%%-
    stocktrade thích bài này.
  7. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Giá tôm tăng mạnh trở lại | THDT

  8. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://baove.congly.vn/xuat-khau-tom-cua-viet-nam-dang-ngay-mot-tang-manh-407399.html

    Xuất khẩu tôm của Việt Nam đang ngày một tăng mạnh

    Tôm là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao tại Việt Nam. Theo đó, nước ta đứng thứ 2 thế giới về sản lượng tôm xuất khẩu chiếm khoảng 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm toàn thế giới.

    Tôm là một trong những mặt hàng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao. Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu được nhiều quốc gia trên thế giới đón nhận.

    Theo thông tin từ Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), giai đoạn 2010-2023, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 644.000-737.000 ha. Đây là diện tích nuôi tôm lớn, cho sản lượng cao.

    Theo ghi nhận, thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam ngày một tăng mạnh, hiện đã cung cấp đến khoảng 100 quốc gia. Trong đó, 5 thị trường lớn như: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc Hàn Quốc...

    Cũng theo đó, Việt Nam trở thành nước cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.

    Mặc dù ngành nuôi và xuất khẩu tôm đã đạt những con số lớn nhưng không phải không tồn tại những khó khăn. Vì vậy người dân, doanh nghiệp cùng lãnh đạo địa phương, chính phủ luôn đưa ra những chính sách, giải pháp khắc phục nhằm duy trì sản lượng, chất lượng tốt nhất cho mặt hàng này.

    Các địa phương đang dần tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi tôm, chủ động về nguồn giống, tìm kiếm thị trường ổn định, tăng cường mở rộng diện tích,... Tất cả đảm bảo mang đến sự phát triển tốt và bền vững nhất cho ngành này.

  9. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://cafef.vn/san-vat-ty-do-giup...i-my-het-loi-khen-ngoi-188231129232756666.chn

    Sản vật tỷ đô giúp Việt Nam trở thành 1 trong 3 ‘ông hoàng’ thống trị toàn cầu: Thu về hàng tỷ USD kể từ đầu năm, được người Mỹ hết lời khen ngợi

    Kể từ đầu năm đến nay, nước ta đã thu về từ mặt hàng này hơn 2,8 tỷ USD.

    Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, đến hết tháng 10/2023, xuất khẩu tôm của nước ta thu về 2,8 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.

    Trong số các thị trường, Mỹ, Trung Quốc và Hong Kong, Nhật Bản là 3 thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam. Cụ thể, thị trường Mỹ đứng đầu với với tỷ trọng 21%, đạt 589 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là thị trường ghi nhận mức tăng trưởng dương trong 4 tháng liên tiếp.


    Xếp thứ 2 là thị trường Trung Quốc và Hong Kong với 517 triệu USD trong 10 tháng đầu năm, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong giai đoạn từ tháng 6/2023 – 8/2023, thị trường này ghi nhận 3 tháng liên tiếp nhập khẩu tôm của Việt Nam.

    Nhật Bản đứng thứ 3 với 416 triệu USD trong 10 tháng đầu năm, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2022.

    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Việt Nam có hơn 600.000 ha nuôi tôm với hai loài tôm sú và tôm trắng. Nước ta cũng là quốc gia sản xuất tôm sú hàng đầu thế giới với sản lượng 300.000 tấn mỗi năm. Đây là loài nuôi truyền thống của Việt Nam trong khi tôm trắng được nuôi ở nhiều tỉnh trong nước kể từ năm 2008.

    Các vùng nuôi chính tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 5 tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Kiên Giang. Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40- 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5- 4 tỷ USD.

    Hiện tôm Việt Nam được xuất khẩu đến 100 quốc gia, trong đó 5 thị trường lớn nhất gồm: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.

    Tôm Việt Nam xuất khẩu cũng nhận được lời khen ngợi tại các thị trường khó tính. Tại chuỗi nhà hàng hải sản Shaking Crab ở bang New Jersey (Mỹ), để chế biến các món từ tôm, nhà hàng thường lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc Mexico. Theo các đầu bếp ở đây, tôm Việt Nam chắc thịt, có vị giòn và ngọt. Các món từ tôm kết hợp với nước sốt đặc biệt của Shaking Crab là thực đơn yêu thích của nhiều khách hàng dù là ăn tại chỗ hay lấy để mang về.

    Theo thống kê của Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ, tôm là loại hải sản được ưa thích nhất trong thực đơn của người tiêu dùng ở quốc gia này. Hàng năm, mỗi người dân Mỹ sẽ tiêu thụ trung bình khoảng 2 kg tôm.

    Trong năm 2023, tình hình lạm phát đã ảnh hưởng đến chi phí đầu vào tăng, đồng Euro mất giá, nhu cầu tiêu thụ trên thế giới giảm kết hợp với tình hình xung đột giữa Nga - Ukraine kéo dài đã làm ảnh hưởng đến xuất khẩu. Cũng theo VASEP, điều cần làm ngay bây giờ của ngành thủy sản là nắm bắt, bám sát tình hình thị trường, trên cơ sở đó giúp người nuôi duy trì sản xuất, duy trì nguyên liệu, đồng thời kiểm soát tốt dịch bệnh.

    Theo VASEP, năm 2023, xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,6 tỷ USD và xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác đạt khoảng 3,5 tỷ USD.



  10. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-...uc-hoi-som-hon-cac-thi-truong-khac-29415.html

    Xuất khẩu tôm sang Anh dự báo phục hồi sớm hơn các thị trường khác
    Tính tới tháng 10/2023, XK tôm Việt Nam sang Anh đạt 159 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Anh là thị trường đơn lẻ lớn thứ 6 về NK tôm của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 5,6% trong tổng XK tôm của Việt Nam đi các thị trường. Tính từ đầu năm tới nay, XK tôm Việt Nam sang Anh không ổn định, tăng giảm thất thường tuy nhiên Anh vẫn được đánh giá là thị trường quan trọng của tôm Việt Nam với nhiều ưu đãi trong quan hệ thương mại song phương giữa hai nước.

    Từ năm 2020 đến 2022, XK tôm sang Anh dao động trong khoảng từ 222 triệu USD - 243 triệu USD. XK trong năm 2020 ghi nhận tăng trưởng 20%, sau đó số liệu XK trong năm 2021 và 2022 ghi nhận giảm nhẹ 3-5%.

    Nằm trong khu vực EU, Anh cũng phải đối mặt với tác động của lạm phát tăng cao và bất ổn kinh tế giai đoạn từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên, mức giảm 18% trong XK tôm Việt Nam sang Anh trong 10 tháng đầu năm nay cũng không mạnh như XK sang các thị trường lớn khác như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…

    Tôm chiếm khoảng 10% tổng lượng tiêu thụ thủy sản tại thị trường Anh. Đối với khu vực nhà hàng hay dịch vụ ăn uống, tôm cũng là nguyên liệu khá phổ biến, với khoảng 61% các cơ sở kinh doanh này tại Anh. Ngoài ra, tôm cũng được ưa chuộng trong các nhà hàng Ấn Độ, Trung Quốc, với các món cuốn, súp, há cảo, màn thầu…

    Tại thị trường Anh, Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất. Tại thị trường Anh, tôm Việt Nam phải cạnh tranh mạnh về giá với tôm Ấn Độ và Ecuador. Theo số liệu của ITC, 3 quý đầu năm nay, NK tôm vào Anh từ Ấn Độ và Ecuador giảm nhẹ lần lượt 12% và 3% so với cùng kỳ trong khi NK tôm từ Việt Nam giảm 18%. Trong khi, Anh tăng 10% NK tôm nước lạnh từ Greenland. 3 quý đầu năm nay, NK tôm của Anh đạt 563 triệu USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng tôm nói riêng đã dần thích nghi với những cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA). Dự báo XK tôm Việt Nam sang thị trường Anh sẽ phục hồi sớm hơn các thị trường khác. Giai đoạn 2022-2025, XK tôm sang thị trường này có thể duy trì tăng trưởng dương trung bình khoảng trên 10%/năm.

    Với lợi thế về thuế quan từ Hiệp định UKVFTA, tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ thương mại khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Brazil,… do các nhà cung cấp này chưa ký kết Hiệp định thương mại tự do với Anh. Về cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi, Hiệp định UKVFTA có cơ chế tiếp nối Hiệp định EVFTA, cho nên, cam kết thuế nhập khẩu hầu hết các loại tôm nguyên liệu vào Anh giảm từ 10-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Và để được hưởng mức thuế ưu đãi như trong Hiệp định UKVFTA đã cam kết, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.

    Người tiêu dùng Anh luôn lựa chọn những sản phẩm có những tiêu chuẩn cao do các cơ quan chức năng ở Anh và EU cấp về chất lượng sản phẩm, về nguồn gốc, tính bền vững của sản phẩm, thân thiện với môi trường và tiện dụng. Vì vậy, để có thể tăng mạnh thị phần thủy sản nói chung và tôm nói riêng ở thị trường Anh, các sản phẩm Việt Nam cần phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, hình thức và khẩu vị.

Chia sẻ trang này