MPC – Hưởng lợi lớn từ tình hình khan hiếm tôm nguyên liệu nhờ tích trữ tồn kho đến 5700 tỷ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stocktrade, 04/10/2023.

7608 người đang online, trong đó có 1187 thành viên. 14:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11538 lượt đọc và 93 bài trả lời
  1. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://baodautu.vn/khai-hoi-festival-tom-ca-mau-2023-d204885.html

    Khai hội Festival Tôm Cà Mau 2023

    Tối 10/12, tại TP. Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khai mạc Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2023.

    Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt cho biết, sự kiện là cơ hội nhằm quảng bá mạnh mẽ thương hiệu Tôm Cà Mau và các sản phẩm OCOP của địa phương, khu vực đến du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển các ngành nghề; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu sản phẩm và liên kết hợp tác.

    Tỉnh Cà Mau cũng mong muốn tạo điều kiện để các nhà đầu tư có cơ hội khảo sát, tiềm hiểu, nghiên cứu tham gia, phát triển sản xuất, kinh doanh tại Cà Mau; góp phần đưa thương hiệu Tôm Cà Mau và nhiều sản vật tiềm năng của Cà Mau và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL vươn ra thế giới, tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu.

    Cà Mau đề ra mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 1,65 tỷ USD, đưa thuỷ sản Cà Mau trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, trong đó, giữ vị trí mũi nhọn, chủ lực chính là con tôm.

    Với chủ đề “Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2023 – Tự hào thương hiệu Việt” là thông điệp khẳng định thương hiệu Tôm Cà Mau – Tôm Việt, đồng thời thể hiện niềm tự hào và khát vọng phát triển thương hiệu tôm Cà Mau nói riêng và tôm Việt Nam nói chung lên tầm cao hơn; thể hiện quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc khẳng định vị thế tôm Cà Mau trên thị trường cả về số lượng và chất lượng; lan tỏa hình ảnh con tôm, giá trị của con tôm, văn hóa ẩm thực đa dạng và đặc sắc từ tôm đến với du khách trong và ngoài nước, bạn bè và đối tác quốc tế.

    Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc, Phó thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận nỗ lực vượt khó của Cà Mau trong điều kiện kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều biến động, đưa GRDP 2023 tỉnh Cà Mau ước tăng gần 8% so cùng kỳ, cao hơn bình quân cả nước. Đặc biệt con tôm Cà Mau xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, ngoài nuôi siêu thâm canh còn có những loại hình nuôi bền vững ít nơi nào có được như tôm - rừng, tôm – lúa đạt tiêu chuẩn sinh thái, hữu cơ.

    Phó thủ tướng biểu dương chương trình trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được chính thức triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 2018 với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Đến nay, cả nước đã có gần 9.500 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, riêng ĐBSCL đã có trên 1.300 sản phẩm.

    Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng đề cập đến những khó khăn nội tại của ngành nông nghiệp nói chung và thuỷ sản nói riêng, đặc biệt là ngành hàng tôm vẫn còn những khó khăn, thách thức. Đó là giống, vật tư đầu vào; vùng nguyên liệu chưa tập trung; quy mô sản xuất còn nhỏ và manh mún; thị trường tiêu thụ thiếu ổn định và chưa đa dạng; yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao với các tiêu chuẩn quốc tế phát thải khí nhà kính…

    "Để phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững và gia tăng giá trị, ngành nông nghiệp nói chung và Cà Mau nói riêng cần tập trung phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, trong đó có hệ sinh thái ngành tôm; xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, trước hết là xây dựng cho được chuỗi giá trị và lợi thế cạnh tranh khác biệt của tỉnh Cà Mau và của vùng ĐBSCL”, Phó thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.
  2. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://vnexpress.net/xuat-khau-tom-nam-nay-uoc-dat-3-6-ty-usd-4687192.html

    Xuất khẩu tôm năm nay ước đạt 3,6 tỷ USD

    CÀ MAU - Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 ước đạt hơn 53 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm khoảng 3,6 tỷ USD.

    Thông tin được Phó thủ tướng Lê Minh Khái nêu tại Festival tôm Cà Mau và diễn đàn OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023, khai mạc tối 10/12.

    Tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam ước đạt khoảng trên 5%, dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trên 3,4%, tiếp tục là trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế trong lúc khó khăn

    Phó thủ tướng cho biết Việt Nam trở thành nước cung cấp tôm lớn thứ hai trên thế giới, xuất khẩu tới khoảng 100 quốc gia. Riêng tỉnh Cà Mau đã đóng góp khoảng 1 tỷ USD về xuất khẩu tôm (chiếm 28% cả nước và duy trì ở mức 1 tỷ USD trong ba năm gần đây).

    Ngành tôm Cà Mau đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới, xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. "Ngoài nuôi siêu thâm canh, tỉnh còn có những mô hình nuôi bền vững ít nơi nào có được như tôm - rừng, tôm - lúa đạt tiêu chuẩn sinh thái, hữu cơ", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

    Ông cho rằng để phát triển hiệu quả và gia tăng giá trị, ngành nông nghiệp nói chung và Cà Mau nói riêng cần tập trung phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, trong đó có hệ sinh thái ngành tôm. Bên cạnh đó là xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.

    Theo đánh giá của Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, lạm phát đang giảm ở tất cả nước lớn tại châu Âu, tuy nhiên nhu cầu vẫn yếu. Trong khi đó, nhu cầu tôm ở Đông Nam Á và Viễn Đông dự kiến cải thiện vào cuối năm do lễ Giáng sinh, Tết Nguyên đán. Do đó, giá sẽ tăng trong giai đoạn này khi tổng sản lượng thấp theo mùa.

    Ban tổ chức cho biết Festival tôm năm 2023 có nhiều hoạt động tập trung giới thiệu thành tựu, tiềm năng của ngành tôm cùng các sản phẩm đặc trưng của Cà Mau và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sự kiện cũng là dịp để các đơn vị, doanh nghiệp gặp gỡ, quảng bá thương hiệu, xúc tiến mở rộng thị trường.

    Nổi bật trong chuỗi hoạt động này là không gian trưng bày triển lãm, thương mại ngành tôm và sản phẩm OCOP, với khoảng 400 gian hàng tham gia. Ngoài ra là hàng loạt hội nghị, hội thảo liên quan đến ngành tôm, nghề nuôi tôm.
  3. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng sẽ hưởng lợi lớn từ chuyến thăm VN của Chủ tịch Trung Quốc TCB khi mà TQ đang gia tăng mạnh nhập khẩu thủy hải sản từ VN.
    Ngành tôm VN có lợi thế lớn về chi phí vận chuyển so với tôm Ecuador từ tận Nam Mỹ.
    Sóng xuất khẩu thủy sản đang đến rất gần.


    https://dttc.sggp.org.vn/co-hoi-cho...-phu-thuoc-thuy-san-nhap-khau-post109794.html

    Cơ hội cho Việt Nam khi Trung Quốc chuyển hướng phụ thuộc thuỷ sản nhập khẩu

    (ĐTTCO) - Nhiều DN Việt Nam đã xác định thị trường Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục là điểm đến tiềm năng cho thủy sản Việt Nam nếu cả ngành thủy sản và cộng đồng DN nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu và cơ hội từ thị trường.

    Năm 2022, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, tăng 66%, doanh số kỷ lục và tăng trưởng kỷ lục, sau khi giảm xuống còn 990 triệu USD năm 2021 do những hạn chế bởi dịch Covid.

    Năm 2023, XK thủy sản sang Trung Quốc cũng gặp những vấn đề như các thị trường khác: giá giảm, lượng tồn kho cao, do vậy 9 tháng đầu năm doanh thu thủy sản XK sang thị trường này giảm 18% đạt 1 tỷ USD.

    Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng của thuỷ sản Việt Nam. Theo phân tích của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2023 và những năm tới, có một số yếu tố thuận lợi, mang lại cơ hội và dư địa cho thủy sản Việt Nam tại Trung Quốc nói chung và Vân Nam nói riêng: Dịch Covid đã chấm dứt, giao thương của Trung Quốc với thế giới hoàn toàn bình thường; kinh tế Trung Quốc có tín hiệu tích cực, nhu cầu thủy sản đang hồi phục.

    Vị thế địa lý thuận lợi cho các DN Việt Nam XK sang Trung Quốc, chi phí logistic giảm và ít hơn so với các nước khác; Trung Quốc ngừng NK thủy sản từ Nhật Bản, sẽ thay thế bằng các nguồn cung khác, trong đó có Việt Nam…

    Cũng theo VASEP, một số chuyển dịch trong đầu tư kinh tế ở Trung Quốc cũng được coi là cơ hội cho thủy sản Việt Nam. Dường như các ngành kinh tế siêu lợi nhuận và sinh lợi cao được quan tâm đầu tư nhiều hơn, do vậy, đầu tư cho nuôi trồng thủy sản giảm, xuất khẩu thủy sản của nước này cũng giảm dần trong những năm gần đây, do cả yếu tố Covid và xu hướng chuyển dịch kinh tế. Do vậy các chuyên gia kinh tế đánh giá Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào thủy sản nhập khẩu, giống như mô hình các nước phương Tây.


    Tuy nhiên, để tận dụng, phát huy tốt cơ hội từ thị trường Trung Quốc và tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam, VASEP khuyến nghị hoạt động giao thương B2B cần được tăng cường hơn nữa, trong đó giao thương cấp địa phương cần được quan tâm hơn; cần có sự trao đổi, chia sẻ thông tin về nhu cầu và qui định thị trường, đặc biệt khi có những thay đổi về chính sách XNK; mở rộng danh sách DN và các sản phẩm thủy sản được phép XK sang Trung Quốc, mở cửa hơn cho các loài thủy sản tươi sống XK vào Trung Quốc: tôm hùm bông, cua sống...; hợp tác thúc đẩy các quy trình phê duyệt cấp phép cho các DN được code XK thủy sản sang Trung Quốc....

    Nhiều DN Việt Nam đã xác định thị trường Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục là điểm đến tiềm năng cho thủy sản Việt Nam nếu cả ngành thủy sản và cộng đồng DN nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu và cơ hội từ thị trường.
    drnmkcl thích bài này.
  4. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://s.cafef.vn/mpc-1908862/mpc-12122023-ngay-gdkhq-tra-co-tuc-nam-2022-411-dcp.chn

    MPC: 12.12.2023, ngày GDKHQ trả cổ tức năm 2022 (411 đ/cp)

    Thông báo ngày đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông đối với cổ phiếu MPC của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú như sau:
    1. Ngày đăng ký cuối cùng: 13/12/2023
    2. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 12/12/2023
    3. Lý do và mục đích:
    - Hình thức trả: Trả cổ tức bằng tiền năm 2022
    - Tỷ lệ thực hiện: 4,11%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 411 đồng).
    - Thời gian thực hiện: 22/12/2023
    - Địa điểm thực hiện:
    + Chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại Phòng Kế Toán - CTCP Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú. Trụ sở: Khu công nghiệp Phường 8, TP. Cà Mau, Tỉnh Cà Mau (vào các ngày làm việc trong tuần) bắt đầu từ ngày 22/12/2023 và xuất trình Chứng minh nhân dân, Giấy giới thiệu (nếu là tổ chức).
    + Chứng khoán lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại Thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký
  5. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://laodong.vn/kinh-doanh/nam-2...tt120tqM7D-UPSF3Q8BBtXvdWG6eW4e8cQvhHX7QOmE3G

    Năm 2024 xuất khẩu tôm sẽ phục hồi, phấn đấu đạt 12 tỉ USD năm 2030

    Cà Mau - Xuất khẩu tôm Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 12 tỉ USD vào năm 2030. Dư địa để phát triển ngành tôm Việt Nam vẫn còn lớn bên cạnh những thách thức.

    Trong khuôn khổ Festival Tôm Cà Mau năm 2023, chiều ngày 11.12, Bộ NNPTNT, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành tôm.

    Tại Hội nghị, Bộ NNPTNT thông tin mục tiêu phát triển ngành tôm giai đoạn 2021 – 2025 có tổng sản lượng 1.100.000 tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu 8,4 tỉ USD. Trong giai đoạn 2025 – 2030 tổng sản lượng 1.300.000 tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu 12 tỉ USD.

    Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới trong suốt 2 thập kỷ qua. Các sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia với 5 thị trường lớn: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật bản, Trung Quốc và Hàn quốc.

    Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ ba thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới. Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5 đến hơn 4 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2022 đã lập kỷ lục 4,3 tỉ USD, tăng 11,2% so với năm 2021. Giải quyết việc làm cho trên 3 triệu lao động.

    Thông tin từ VASEP dự báo tình hình xuất khẩu tôm năm 2024 sẽ có nhiều khả quan. Nguồn cung tôm toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định, đặc biệt tôm từ Ecuador, tuy nhiên sản xuất tôm của Ecuador cũng có sự giảm nhẹ trong 2024. Xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phục hồi và tăng nhẹ 10 - 15% vào năm 2024.

    Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng, ngành tôm đang đứng trước thách thức lớn về giá, con giống, cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng… Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đưa ra cảnh báo ô nhiễm môi trường đối với các mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh. Các doanh nghiệp cho rằng cần phải thay đổi công nghệ, quy trình nuôi đảm bảo môi trường, hướng đến nuôi tôm bền vững.

    Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho rằng ngành hàng tôm đứng trước những thách thức lớn từ giống, cách nuôi, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu… nhưng không thua kém bất cứ quốc gia nuôi tôm nào.

    Thứ trưởng cho rằng, ngành tôm Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp tham gia ở tất cả các chuỗi. Chính vì vậy các doanh nghiệp cùng với người nuôi đặc biệt chú ý đến yếu tố môi trường, hướng đến nền nông nghiệp sạch.
  6. ck797979

    ck797979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2014
    Đã được thích:
    3.292
    Chủ pic siêng cày comment quá
  7. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Chỉ là collect thông tin liên quan cho những ai muốn đọc, đầu tư tùy quan điểm tùy view tùy gu thôi bác ạ.
    drnmkclck797979 thích bài này.
  8. ck797979

    ck797979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2014
    Đã được thích:
    3.292
    Con này thanh khoản k có, dòng tiền cực yếu. Mình cụ chủ có thể kéo ce chục cây được mà
  9. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Nếu nói về thanh khoản và dòng tiền thì cũng có nhiều góc nhìn lắm bác,nếu căn cứ vào dòng tiền thì thống kê cũng dễ thấy thôi: trên tam sàn có khoảng 1700 cổ phiếu thì xét theo thanh khoản phiên hôm nay chỉ có hơn 100 cổ có volume > 1tr, còn lại 1300 cổ có volume < 100k.

    Rất nhiều cổ phiếu từng có thanh khoản tầm triệu/vài triệu/chục triệu...hiện giờ cũng chỉ giao dịch vài chục nghìn hoặc vài trăm nghìn mỗi phiên thôi.

    Hiện giờ dòng tiền vào ttck đang yếu, cứ xoay vòng nên dĩ nhiên dòng tiền tại các mã là không mạnh.

    Ở góc nhìn khác thì nhiều cổ phiếu cũng từng có thanh khoản kém sau đó tăng mạnh từ từ lên nền giá cao hơn thu hút dòng tiền rồi lại xác lập trên nền giá mới với thanh khoản thấp ví dụ như là NTC SIP TIP IDC BCM DTD PGD PLC RAL CAP TV2 BMP CTR DVP SJS SCG...

    Tất cả các cổ phiếu trên đều có chung đặc điểm là kém thu hút nhưng tăng dần từ đáy lợi nhuận cho tới chu kỳ bùng phát về lợi nhuận theo trend ngành hoặc từ chính core của doanh nghiệp có sự đột phát.

    Theo tôi thì MPC đang là 1 cổ phiếu như vậy ở thời điểm hiện tại.
  10. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://vietnambiz.vn/xuat-khau-thu...t-ban-van-tang-truong-am-2023121594158206.htm

    https://s.cafef.vn/report/bao-cao-n...dan-ha-nhiet-phs-6576c88bd36e0b0b744eadf8.chn

    Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khởi sắc trong tháng 11

    Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Mỹ tháng 11 đạt 131 triệu USD, tăng trưởng hai con số so với tháng 11/2022. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản vẫn giảm 5%, Trung Quốc thấp hơn 15% so với cùng kỳ.

    Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng trưởng hai con số


    Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 11, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 790 triệu USD, giảm 6% so với tháng trước và đi ngang so với tháng 11/2022.

    Tính chung 11 tháng năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,2 tỷ USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2022.Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2023 ước đạt khoảng 9 tỷ USD, giảm 18% so với năm 2022.

    Trong số 5 thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất, chỉ có xuất khẩu sang Mỹ (đứng thứ hai về thị phần) và Hàn Quốc (đứng thứ 4 về thị phần) ghi nhận tăng trong tháng 11 lần lượt 12% và 3% so với cùng kỳ năm trước.

    Cụ thể, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ tháng 11 đạt 131 triệu USD, giảm 9% so với tháng 10 nhưng tăng 12% so với tháng 11/2022.

    Tính chung 11 tháng năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ đạt 1,44 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm gần 17,6% tổng kim ngạch ngành.

    Nhật Bản, thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, đạt kim ngạch 145 triệu USD trong tháng 11, tăng 0,5% so với tháng trước nhưng giảm 5% so với tháng 11/2022. Đây là mức giảm so với cùng kỳ thấp nhất kể từ tháng 3.

    Tính chung 11 tháng năm 2023, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm gần 17% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành.

    Cùng với đó, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc trong tháng 11 cũng giảm mạnh 20% so với tháng trước và giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 106 triệu USD.

    Tính chung 11 tháng năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,25 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm gần 15,2% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành.

    Doanh nghiệp tôm kỳ vọng vào sự hồi phục của thị trường Mỹ và Nhật Bản

    Trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, ngành tôm chiếm tỷ trọng khá lớn 38%.

    11 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm cả nước ước đạt 3,15 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung thế giới dư thừa, giá bán hạ.

    Tính riêng tháng 11, xuất khẩu tôm đạt khoảng 310 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2022, cải thiện nhiều so với mức giảm sâu 35% hồi tháng 4.

    Trong báo cáo ngành thủy sản mới công bố, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng năm 2024, xuất khẩu tôm sang Mỹ và Nhật có thể hồi phục sớm hơn EU về giá trị khi giá bán tăng trở lại. Điều này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm có thị trường chính là hai nước này gồm Thực phẩm Sao Ta và Minh Phú.

    Trong những tháng gần đây, xuất khẩu tôm sang Mỹ cải thiện nhờ nhu cầu tiêu dùng hồi phục, tuy nhiên, sản phẩm tôm nguyên liệu vẫn có sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá từ các nước Ecuador và Ấn Độ. Giá bán của tôm Ecuador và Ấn Độ liên tục giảm do nguồn cung lớn đến từ tỷ lệ nuôi tôm thành công cao.

    Đối với thị trường Nhật Bản, tôm Việt vẫn duy trì khả năng cạnh tranh cao nhờ vào sản phẩm chế biến sâu, cũng như uy tín lâu năm trong ngành. Nhật Bản được biết đến là thị trường khó tính trong việc kiểm soát chất lượng đầu vào, tuy nhiên, khi đã có sự tin tưởng nhất định, các doanh nghiệp Nhật sẽ ít thay đổi nhà cung cấp.

    Về tình hình kinh doanh, VDSC dự báo biên lợi nhuận gộp trong quý IV của các doanh nghiệp tôm có thể được cải thiện nhờ vụ thu hoạch tôm nuôi.

    VDSC kỳ vọng khi hiệu ứng EL Nino kéo dài có thể giúp các doanh nghiệp có thể thả nuôi tôm trái vụ. Ví dụ như doanh nghiệp Sao Ta thả nuôi vào tháng 11 và có thể thu hoạch vào tháng 1, giúp tăng sản lượng tôm tự nuôi và giảm giá vốn.

    Đồng thời, các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật như Sao Ta sẽ ghi nhận chi phí vận chuyển thấp do ưu thế về thời gian vận chuyển (khoảng 3 ngày) trong khi sang Mỹ phải mất tới 30-45 ngày.

Chia sẻ trang này