MPC – Hưởng lợi lớn từ tình hình khan hiếm tôm nguyên liệu nhờ tích trữ tồn kho đến 5700 tỷ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stocktrade, 04/10/2023.

7559 người đang online, trong đó có 1178 thành viên. 14:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 11526 lượt đọc và 93 bài trả lời
  1. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://s.cafef.vn/report/bao-cao-n...dan-ha-nhiet-phs-6576c88bd36e0b0b744eadf8.chn

    Theo báo cáo cập nhật tình hình của ngành tôm từ VCBS thì LNST 2023 của MPC là 343 tỷ trong khi 9 tháng đầu năm đang lỗ gần 110 tỷ, như vậy LNST Q4 2023 của MPC được dự báo sẽ vào khoảng 453 tỷ, tăng trưởng mạnh 76% so với Q4 2022 và cũng sẽ là mức cao nhất trong 1 quý từ trước tới nay của doanh nghiệp.

    Mức LNST 2024 cũng được dự báo là 832 tỷ tăng trưởng mạnh mẽ 242% so với 2023.
  2. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://24hmoney.vn/news/cac-ong-lon-nganh-tom-duoc-du-bao-tang-doanh-thu-nam-2024-c1a2133721.html

    https://mekongasean.vn/cac-ong-lon-nganh-tom-duoc-du-bao-tang-doanh-thu-nam-2024-post30129.html

    Các 'ông lớn' ngành tôm được dự báo tăng doanh thu năm 2024

    VCBS dự báo Mỹ và Trung Quốc sẽ phục hồi nhu cầu về tôm trong nửa cuối năm 2024, do đó Minh Phú và Sao Ta có thể tăng trưởng doanh thu trong năm 2024.


    Các thị trường dự kiến phục hồi nhu cầu về tôm vào cuối năm 2024

    Theo báo cáo ngành tôm của VCBC mới công bố, lạm phát tại Mỹ đang dần hạ nhiệt có thể kích thích người tiêu dùng nước này. Bên cạnh đó, các dịp lễ Giáng sinh và Năm mới vào thời điểm cuối năm sẽ tăng nhu cầu nhập khẩu của các nước phương Tây. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho của các nhà nhập khẩu còn dư thừa nhiều nên ngành thủy sản nhìn chung sẽ có những hồi phục rõ ràng hơn ở nửa cuối năm 2024.

    Nền kinh tế Trung Quốc cũng đang có những dấu hiệu hồi phục trở lại. Việc mở cửa trở lại sau dịch, cùng các chính sách thông quan nhập khẩu đã dần được nới lỏng, sẽ hỗ trợ tăng sản lượng tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

    Tại thị trường Nhật Bản, thị trường này đòi hỏi sản phẩm tôm chế biến tỉ mỉ, kỹ thuật cao, đây lại là lợi thế của Việt Nam khi có năng lực sản xuất tốt. Một động lực thúc đẩy xuất khẩu tôm sang thị trường này nữa là nền kinh tế Nhật Bản tương đối ổn định và chịu ít áp lực từ lạm phát hơn các quốc gia khác, với mức CPI duy trì khoảng 3,2%

    Triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp ngành tôm năm 2024

    Theo đánh giá của VCBS, đối với CTCP Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC), do tình hình kinh tế Mỹ chịu ảnh hưởng nhiều từ lạm phát, cạnh tranh gay gắt với đối thủ Ecuador nên FMC chuyển hướng tập trung hơn vào thị trường Nhật Bản và Tây Âu, đặc biệt là ở thị trường Nhật do doanh nghiệp có nền tảng đối tác tốt đảm bảo bao tiêu đầu ra. Ngoài ra vùng nuôi mới 203 ha của FMC cũng đã có chứng nhận ASC để thâm nhập vào thị trường Tây Âu.

    Theo báo cáo, hoàn thiện nhà máy Tam An và Sao Ta 2 được dự báo sẽ giúp doanh nghiệp nâng sản lượng chế biến thêm 26% so với cùng kỳ trong năm 2023, cùng với kỳ vọng giá tôm ấm dần lên từ nửa cuối năm 2024 sẽ giúp biên lợi nhuận của FMC cải thiện 0,1% so với cùng kỳ. Cụ thể, tổng công suất thiết kế của 2 nhà máy mới là 20.000 tấn/ ngày, trong đó nhà máy Tam An và Sao Ta 2 đã vận hành được lần lượt là 20% và 2%.

    Dự báo, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của FMC sẽ đạt lần lượt 4.893 và 278 tỷ đồng trong năm 2023, tương ứng giảm 14% và 10% so với năm trước. Năm 2024, doanh thu thuần của Sao Ta có thể đạt 6.259 tỷ đồng, tăng 28% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 340 tỷ đồng, tăng 22%.

    Để hỗ trợ việc cải thiện biên lợi nhuận, bên cạnh mở rộng vùng nuôi thêm 2023 ha, FMC cũng cố gắng hoàn thiện kho lạnh 3.000 tấn cho nhà máy Nam An trong năm 2023 và kho lạnh 3.000 tấn cho nhà máy Sao Ta trong năm tới.

    Nhu cầu tiêu dùng ở thị trường Nhật Bản cũng đang có tín hiệu phục hồi với chỉ số niềm tin tiêu dùng CCI (chỉ số niềm tin tiêu dùng) tăng từ 0,3-0,6% từ quý 4. Dự báo, FMC sẽ có nhiều triển vọng hơn trong 2024, khi thị trường Nhật Bản ưa chuộng sản phẩm chất lượng cao, chế biến sâu từ thị trường Việt Nam.

    Đối với CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (HoSE: MPC), tỷ trọng doanh thu của MPC chủ yếu chuyển dịch từ thị trường Bắc Mỹ sang Australia. Cụ thể, tỷ trọng doanh thu ở Bắc Mỹ giảm 13%, trong khi tỷ trọng doanh thu ở thị trường Australia tăng khoảng 7%. Ngoài ra, cơ cấu doanh thu ở thị trường Hàn Quốc và nội địa tăng nhẹ 2%. Tồn kho tôm còn nhiều cũng như lạm phát tăng cao khiến nhu cầu tôm ở thị trường trọng điểm Bắc Mỹ bị sụt giảm, MPC phải tìm kiếm đến các nhà nhập khẩu ở thị trường khác.

    Nhà máy Minh Phát hoàn thiện và đi vào hoạt động trong năm 2024 sẽ giúp MPC nâng sản lượng tôm sản xuất lên 62.220 tấn, đem về doanh thu thành phẩm khoảng 16.622 tỷ đồng.

    Ngoài ra, dự án Minh Quý và Minh Phú với công suất thiết kế khoảng 30.000 tấn thành phẩm/năm dự kiến sẽ được hoàn thiện và đi vào hoạt động vào giữa năm 2025 và 2027, giúp sản lượng sản xuất được cải thiện từ 2-5% và doanh thu thuần mảng tôm được cải thiện 20-80% so với năm 2022.

    Đến thời điểm tháng 11/2023, thị trường xuất khẩu trọng điểm của MPC là Mỹ có tín hiệu hồi phục nhu cầu sau đợt sụt giảm từ quý 2, chỉ số CCI của Mỹ đã vượt ngưỡng 100 điểm, cho thấy người tiêu dùng đã lạc quan hơn về tình hình kinh tế. Bên cạnh đó, tăng trưởng kim ngạch tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh 89% so với cùng kỳ trong tháng 10, cho thấy nhu cầu đang dần hồi phục. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho của Mỹ, nguồn cung tôm ở Ecuador và Ấn Độ đang giảm nhưng chưa đáng kể nên giá tôm có thể sẽ vẫn ở mức thấp cho đến nửa cuối năm 2024.

    VCBS dự báo, doanh thu thuần của MPC năm 2023 có thể đạt 10.194 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 343 tỷ đồng, giảm 58%. Năm 2024, doanh thu thuần của MPC đạt 16.622 tỷ đồng, tăng 63%; lợi nhuận sau thuế đạt 832 tỷ đồng, tăng 142%.
  3. tobefriend

    tobefriend Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    03/09/2015
    Đã được thích:
    1.908
    Tồn kho khủng là 1 điểm mạnh hay sao ???
    Chi phí vốn tồn đọng ? Chi phí bảo quản ? ! Rủi ro giảm giá ?
    Rủi ro giảm chất lượng hàng tồn kho ?
    Rồi lượng tồn kho ảo ?!! - Bài học TTF năm xưa vẫn còn nóng hổi !!
  4. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://daibieunhandan.vn/kinh-te-x...ng-hoa-ky-se-hoi-phuc-trong-nam-2024-i354493/

    https://tapchitaichinh.vn/xuat-khau-tom-sang-hoa-ky-se-hoi-phuc-trong-nam-2024.html

    Xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ sẽ hồi phục trong năm 2024

    Kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ những tháng gần đây được cải thiện nhờ nhu cầu tiêu dùng hồi phục. Các dự báo cho thấy, đã hồi phục sẽ tích cực hơn trong năm tới.

    4 tháng liên tiếp tăng

    Thị trường tôm Mỹ tuy chưa hoàn toàn hồi phục nhưng đã có nhiều tín hiệu khởi sắc. Theo dữ liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), tháng 10.2023, Mỹ nhập khẩu 76.369 tấn tôm, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2022, đánh dấu bốn tháng nhập khẩu tôm tăng trưởng liên tiếp sau 13 tháng giảm. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu chỉ đạt 609,7 triệu USD, thấp hơn 4% so với tháng 10.2022. Nguyên nhân do giá tôm giảm xuống 7,98 USD/kg, thấp hơn cùng kỳ năm trước 12% (9,08 USD/kg). Tính chung 10 tháng năm 2023, Mỹ nhập khẩu 651.907 tấn tôm, trị giá 5,4 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (715.638 tấn và 6,7 tỷ USD).

    Ấn Độ vẫn tiếp tục là nguồn cung chủ đạo của Mỹ trong tháng 10.2023, với 29.860 tấn tôm được xuất đi, trị giá 225,8 triệu USD, tăng 9% về khối lượng và giảm 5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình giảm 13% xuống còn 7,56 USD/kg. Theo đó, Ấn Độ nắm giữ 39% thị phần tôm tại Mỹ. Tính chung 10 tháng đầu năm, Ấn Độ xuất khẩu 245.165 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 1,9 tỷ USD, giảm 5% về khối lượng và 19% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

    Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng nhập khẩu tôm từ Ecuador, với 18.335 tấn tôm được thông quan trong tháng 10.2023, trị giá 124,1 triệu USD, tăng 18% về khối lượng và 5% về giá trị. Theo đó, Ecuador nắm giữ 24% thị phần tôm, đứng vị trí thứ hai trong top nguồn cung tôm của Mỹ. Giá tôm Ecuador trung bình đạt 6,77 USD/kg, giảm 11% so với tháng 10/2022. Tính chung 11 tháng đầu năm, Mỹ nhập khẩu 172.741 tấn tôm từ Ecuador, trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 2% về khối lượng nhưng giảm 10% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

    Tháng 10.2023, Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm thứ tư của Mỹ, với 6.755 tấn thông quan, trị giá 71,3 triệu USD, tăng 30% về khối lượng và 17% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu trung bình đạt 10,57 USD/kg, giảm 10%. Tính chung 10 tháng đầu năm, Mỹ nhập khẩu 50.635 tấn tôm Việt Nam, trị giá 541,2 triệu USD, giảm 17% về khối lượng và 24% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

    Kỳ vọng xuất khẩu tôm sang Mỹ hồi phục sớm hơn EU

    Trong báo cáo ngành thủy sản mới công bố, Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng năm 2024, xuất khẩu tôm sang Mỹ và Nhật Bản có thể hồi phục sớm hơn EU về giá trị khi giá bán tăng trở lại. Điều này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm có thị trường chính là hai nước này gồm Thực phẩm Sao Ta và Minh Phú. Trong những tháng gần đây, xuất khẩu tôm sang Mỹ cải thiện nhờ nhu cầu tiêu dùng hồi phục, tuy nhiên, sản phẩm tôm nguyên liệu vẫn có sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá từ các nước Ecuador và Ấn Độ. Giá bán của tôm Ecuador và Ấn Độ liên tục giảm do nguồn cung lớn đến từ tỷ lệ nuôi tôm thành công cao.

    Theo báo cáo ngành tôm của Chứng khoán Vietcombank (VCBC), lạm phát tại Mỹ đang dần hạ nhiệt có thể kích thích người tiêu dùng nước này. Bên cạnh đó, các dịp lễ Giáng sinh và Năm mới vào thời điểm cuối năm sẽ tăng nhu cầu nhập khẩu của các nước phương Tây. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho của các nhà nhập khẩu còn dư thừa nhiều nên ngành thủy sản nhìn chung sẽ có những hồi phục rõ ràng hơn ở nửa cuối năm 2024.

    Chuyên gia Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam Kim Thu nhận định, xu hướng nhập khẩu tôm tại thị trường Mỹ gần đây đang ít nhiều chịu tác động khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC) điều tra bốn nguồn cung tôm của Mỹ là Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Việt Nam vì những cáo buộc liên quan đến thuế chống bán phá giá và/hoặc trợ cấp trái phép.

    Ngoài ra, khối lượng tôm nhập khẩu gia tăng tại Mỹ cũng có thể do ngành tôm toàn cầu đang chuẩn bị kịch bản cho một năm 2024 với tình hình dư cung vô cùng lớn. Thế giới sẽ phải đối mặt với tình huống mà chỉ có thể giải quyết bằng một trong hai cách: giảm sản xuất hoặc tăng tiêu dùng. Các chuyên gia dự đoán một trong những nỗ lực của toàn cầu để tái cân bằng thị trường tôm là giảm tỷ lệ tăng trưởng của ngành xuống 3%.
  5. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://thuonghieuvaphapluat.vn/viet-nam-con-nhieu-du-dia-xuat-khau-tom-sang-han-quoc-d64562.html

    Việt Nam còn nhiều dư địa xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc

    Mặc dù xuất khẩu tôm các loại sang Hàn Quốc giảm nhưng Việt Nam vẫn giữ vững vị trí là thị trường cung cấp tôm các loại lớn nhất cho thị trường này với tỷ trọng chiếm 46,1% trong 10 tháng năm 2023.

    Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới trong suốt 2 thập kỷ qua. Các sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia với 5 thị trường lớn: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

    Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ ba thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới. Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5 đến hơn 4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2022 đã lập kỷ lục 4,3 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2021. Giải quyết việc làm cho trên 3 triệu lao động.

    Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong 10 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu tôm các loại của Hàn Quốc đạt 640,2 triệu USD, giảm 21,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát cao khiến nhu cầu nhập khẩu tôm các loại của Hàn Quốc năm 2023 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022.

    Việt Nam là thị trường cung cấp tôm các loại lớn nhất cho Hàn Quốc trong 10 tháng năm 2023, đạt 295,38 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù xuất khẩu tôm các loại sang Hàn Quốc giảm, nhưng Việt Nam vẫn giữ vững vị trí là thị trường cung cấp tôm các loại lớn nhất cho thị trường này với tỷ trọng chiếm 46,1% trong 10 tháng năm 2023, tăng so với mức 45% trong 10 tháng năm 2022.

    Về chủng loại tôm nhập khẩu, trong 10 tháng năm 2023, Hàn Quốc giảm nhập khẩu hầu hết các chủng loại tôm, trừ nhập khẩu tôm khô/muối/hun khói/ngâm nước muối (HS 030695) tăng nhẹ và nhập khẩu tôm nước ấm chế biến đóng gói kín khí (160529) tăng mạnh. Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu 2 chủng loại tôm này ở mức thấp.

    Theo báo cáo của Future Market Insights, Inc, nhu cầu tôm ở Hàn Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng bình quân 8,9%/năm trong giai đoạn 2023 - 2033. Theo đó, doanh thu bán tôm tại nước này được dự báo sẽ tăng đáng kể, từ mức dự kiến 2,75 tỷ USD năm 2023 lên khoảng 6,45 tỷ USD vào năm 2033.

    Nhu cầu tiêu thụ tôm tại Hàn Quốc ngày càng tăng do các món làm từ tôm ngày càng đa dạng và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chế độ ăn lành mạnh và giàu protein...Từ những thông tin trên có thể thấy, Việt Nam còn nhiều dư địa xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc.

    Theo một số doanh nghiệp, để sản phẩm xuất khẩu tiêu thụ tốt tại Hàn Quốc thì sản phẩm ngoài cần chất lượng, hương vị còn cần yếu tố bổ trợ như ổn định trong sản xuất, an toàn trong chế biến lưu thông, chữ tín trong cam kết. Có các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong đàm phán và giữ đối tác lâu dài.

    Do đó, các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu, phân tích thị trường Hàn Quốc để xác định rõ sản phẩm hướng tới phân khúc tiêu dùng nào, sản phẩm cần đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (hệ thống PLS) tại thị trường Hàn Quốc.

    Nhận định về tổng tiêu thụ thủy sản toàn cầu trong thời gian tới, bà Vương Thị Oanh, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng có thể sẽ không tăng cao, do nhu cầu từ thị trường chưa có tăng trưởng lớn. Các thị trường lớn khác như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản được kỳ vọng sẽ gia tăng nhu cầu nhập khẩu dịp cuối năm khi tồn kho giảm và các ngày lễ lớn đến gần.

    Về cơ hội của thủy sản Việt Nam, bà Oanh cho biết trong nhiều năm qua, sản phẩm thủy sản Việt Nam cạnh tranh bằng năng lực chế biến. Điều này đã giúp chúng ta tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, giá thành tốt, khắc phục hạn chế về chi phí sản xuất và vận chuyển. Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế với sản phẩm được ưa chuộng tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Anh… và duy trì tốt thị phần tại những thị trường cạnh tranh cao như Mỹ và các nước châu Âu.

    Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu từ nhiều thị trường chủ lực có khả năng phục hồi tốt dịp cuối năm. Sản lượng sản xuất trong nước vẫn đang được duy trì ở mức tốt. "Bức tranh của ngành thuỷ sản nửa cuối năm 2023 mặc dù khởi sắc nhưng còn nhiều khó khăn. Những khó khăn này dự kiến kéo dài từ nay đến cuối năm và sang cả năm 2024", bà Oanh dự báo.
  6. Outsiders

    Outsiders Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2019
    Đã được thích:
    453
    Tồn kho cao tôm ương ?
  7. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://vnbusiness.vn/co-phieu/ky-vong-nao-cho-co-phieu-thuy-san-1097287.html

    https://taichinh.kinhtechungkhoan.v...phieu-thuy-san-giai-doan-cuoi-nam-215961.html

    Kỳ vọng nào cho cổ phiếu thủy sản?

    Các tháng cuối năm thường là thời điểm xuất khẩu sôi động nhất, nên các doanh nghiệp thủy sản luôn có kết quả kinh doanh tích cực. Cùng với đó, “chất xúc tác” từ việc Việt Nam thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc được đánh giá sẽ gia tăng thêm sự hấp dẫn cho nhóm cổ phiếu thủy sản.

    Theo quan sát, ngay từ đầu tháng 12, nhóm cổ phiếu thủy sản đã bắt đầu có dấu hiệu tích cực, thu hút dòng tiền trở lại nhờ kỳ vọng vào nhu cầu tiêu thụ lớn trong mùa lễ hội giai đoạn cuối năm.

    Rục rịch trở lại

    Đáng chú ý, trong phiên VN-Index vượt mốc 1.120 điểm (6/12), nhóm cổ phiếu thủy sản đã “nổi sóng” lớn do lực cầu gia tăng mạnh mẽ, đồng thời cũng là nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất trong ngày vui của VN-Index.

    Có thể kể đến như VHC (Vĩnh Hoàn), IDI (Đầu tư và phát triển đa quốc gia IDI) và ASM (Tập đoàn Sao Mai) đều tăng kịch biên độ. Bên cạnh đó, ANV (Thủy sản Nam Việt) tăng 3,72%, FMC (Thực phẩm Sao Ta) tăng 2,17%.

    Đáng chú ý, trong phiên này, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu VHC với khối lượng 1,39 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 103,55 tỷ đồng.

    Ngoài ra, trong top 5 mã dẫn đầu danh mục được mua ròng mạnh còn có sự xuất hiện của một thành viên khác trong nhóm thủy sản, đó là ASM, với khối lượng mua ròng đạt xấp xỉ 1,72 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 16,8 tỷ đồng.

    Trước đó, trong giai đoạn từ tháng 10, thời điểm các doanh nghiệp niêm yết nói chung và doanh nghiệp thuỷ sản nói riêng công bố báo cáo tài chính quý III/2023, nhà đầu tư đã bắt đầu không còn “mặn mà” với nhóm cổ phiếu này. Nguyên nhân chính phần lớn được cho là bởi kết quả kinh doanh kém khả quan, đi ngược với kỳ vọng của thị trường.

    Điển hình, lợi nhuận quý III của "nữ hoàng cá tra" Vĩnh Hoàn giảm 57,7%. Trong khi đó, “vua tôm” Thủy sản Minh Phú (MPC) vừa có lãi trở lại ở quý trước, lại lần nữa báo lỗ hơn 26 tỷ đồng trong quý III/2023, dù đã tích cực tiết giảm các khoản chi phí. Đây cũng là quý lỗ thứ 2 trong năm của doanh nghiệp đầu ngành tôm này.

    Trường hợp của Thủy sản Nam Việt cũng không khá hơn. Quý III, doanh nghiệp báo lãi sau thuế chỉ vỏn vẹn 1 tỷ đồng, mặc dù cải thiện so với mức lỗ 51 tỷ đồng của quý trước nhưng thua rất xa mức lãi 120 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

    Dù vậy, dưới góc nhìn tích cực, ông Dương Hoàng Linh, Giám đốc Phân tích của Chứng khoán Sacombank (SBS) vẫn nhấn mạnh, các doanh nghiệp liên quan đến xuất khẩu thường có chu kỳ lợi nhuận khá đặc thù trong năm, lợi nhuận các quý khá chênh lệch. Thời điểm cuối năm thường sẽ là lúc thị trường xuất khẩu sôi động nhất, nên các doanh nghiệp luôn có kết quả kinh doanh tích cực vào quý IV năm nay và quý I năm sau.

    “Đó cũng là một lợi thế nếu nhà đầu tư muốn đón đầu các cổ phiếu thuộc nhóm doanh nghiệp xuất khẩu”, ông Linh khuyến nghị.

    Hưởng lợi nhờ Việt - Trung tăng cường hợp tác thương mại

    Trở lại hiện tại, thông tin tích cực đáng chú ý mới đây là chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là “chất xúc tác” giúp gia tăng sự hấp dẫn cho nhóm cổ phiếu thủy sản.

    Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau 11 tháng 2023 với kim ngạch ước đạt 55,98 tỷ USD, tăng 6,2% và chiếm 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

    Trung Quốc hiện là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương. Trong đó, mặt hàng cá tra là một trong nhóm ngành có tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc lớn.

    “Với kỳ vọng nhu cầu tại Trung Quốc dần hồi phục vào cuối năm sẽ giúp cho sản lượng tiêu thụ mặt hàng này dần được cải thiện”, Mirae Asset đánh giá.

    Chứng khoán Vietcap (VCSC) cũng cho rằng nhu cầu sẽ phục hồi vào cuối năm 2023, được hỗ trợ bởi sự kích thích của Chính phủ và mùa lễ hội sắp đến.

    “Doanh số bán lẻ và sản lượng dịch vụ tăng tốc nhẹ so với quý trước trong quý III/2023 do kích thích tài chính của Trung Quốc có thể tiếp tục tác động tích cực đến triển vọng kinh tế cũng như tâm lý người tiêu dùng trong quý IV/2023 và năm 2024”, VCSC nhìn nhận.

    Do đó, VCSC lạc quan hơn và kỳ vọng sự phục hồi mạnh hơn so với quý trước của nhu cầu tiêu dùng và các đơn đặt hàng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong quý IV/2023.

    Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, mảng kinh doanh có nhiều biến động. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, Vĩnh Hoàn đã tận dụng tốt thời cơ và trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra, cá basa với khoảng 17%, đặc biệt là thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.

    Vĩnh Hoàn đứng đầu ngành trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá tra của Việt Nam (chiếm 15,4% tỷ trọng xuất khẩu cá tra). Hiện, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của doanh nghiệp này.

    VCSC tin rằng sản lượng bán của Vĩnh Hoàn sẽ tiếp tục phục hồi trong quý IV/2023 khi các nhà khai thác dịch vụ thực phẩm toàn cầu tăng cường hoạt động dự trữ hàng tồn kho khi thị trường toàn cầu bước vào mùa lễ hội, sau đó là sự phục hồi tiêu dùng sôi động hơn, thúc đẩy giá bán phi lê cao hơn vào năm 2024.

    Trong dài hạn, VCSC tin tưởng cá tra có vị thế vững chắc trên thị trường cá thịt trắng toàn cầu như một lựa chọn kinh tế hơn so với lựa chọn truyền thống như cá tuyết và cá minh thái. Đồng thời, VCSC duy trì kỳ vọng nguồn cung cá tra thắt chặt của Việt Nam sẽ kéo dài đến nửa đầu năm 2024.

    “Sản lượng xuất khẩu phi lê của Vĩnh Hoàn sẽ giảm 4% vào năm 2023 trước khi tăng 16% vào năm 2024”, VCSC dự báo.

    Mặt khác, ở thị trường xuất khẩu tôm, Chứng khoán Rồng Việt Securities (VDSC) đánh giá sản lượng xuất khẩu trong quý IV/2023 của Thực phẩm Sao Ta dự kiến tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu nhờ hoạt động tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản khởi sắc.

    VDSC dự báo giá bán tôm của Thực phẩm Sao Ta trong quý IV/2023 sẽ tăng lên nhờ yếu tố mùa vụ. Ngoài ra, việc chi phí vận chuyển và chi phí tôm nguyên liệu tăng lên cũng sẽ góp phần đẩy giá bán đầu ra tăng.

    “Biên lợi nhuận trong quý IV/2023 của Thực phẩm Sao Ta sẽ được cải thiện mạnh lên mức 13,9%; qua đó, nâng biên lợi nhuận cả năm 2023 lên mức 10,3%”, VDSC ước tính.
  8. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://vietnambiz.vn/vcbs-loi-nhua...ang-hai-chu-so-nam-2024-20231219142655726.htm

    VCBS: Lợi nhuận của Minh Phú và Sao Ta có thể tăng hai chữ số năm 2024

    VCBS nhận định, Sao Ta sẽ có nhiều triển vọng hơn trong 2024, khi thị trường Nhật Bản ưa chuộng sản phẩm chất lượng cao, chế biến sâu từ thị trường Việt Nam. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu trọng điểm của Minh Phú là Mỹ có tín hiệu hồi phục nhu cầu sau đợt sụt giảm từ quý II.

    Theo báo cáo triển vọng ngành tôm mới công bố, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo nhu cầu sẽ được hồi phục ở thị trường Mỹ và Trung Quốc vào cuối năm sau.

    Cụ thể, lạm phát tại Mỹ đang dần hạ nhiệt. Điều này có thể kích thích tiêu dùng tại thị trường này. Bên cạnh đó, các dịp lễ Giáng Sinh và năm mới vào thời điểm cuối năm sẽ tăng nhu cầu nhập khẩu của các nước phương Tây. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho của các nhà nhập khẩu còn dư thừa nhiều nên ngành thủy sản nhìn chung sẽ có những hồi phục rõ ràng hơn ở nửa cuối năm 2024.

    Nền kinh tế Trung Quốc cũng đang có những dấu hiệu hồi phục trở lại. Việc mở cửa trở lại sau dịch, cùng các chính sách thông quan nhập khẩu đã dần được nới lỏng, sẽ hỗ trợ tăng sản lượng tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

    Tại thị trường Nhật Bản, Việt Nam vẫn giữ thị phần lớn (khoảng 22%). Nền kinh tế Nhật Bản cũng khá ổn định và chịu ít áp lực từ lạm phát hơn các quốc gia khác. Đây cũng là một động lực thúc đẩy sản lượng xuất khẩu tôm của thị trường Việt Nam.

    Trong khi đó, sản lượng tôm của hai nhà sản xuất lớn là Ecuador và Ấn Độ vẫn còn dư thừa để đáp ứng nhu cầu trong năm tới. Việc mở rộng sang sản xuất chế biến sâu sẽ làm tăng sự cạnh tranh cho ngành tôm Việt Nam ở thị trường Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng áp lực giảm giá bán sẽ hạ nhiệt do nguồn cung không còn gia tăng, và chi phí sản xuất tại Ecuardo vẫn ở trên điểm hoà vốn.

    Đối với nguồn đầu vào, giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng hạ nhiệt giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí này. Từ tháng 2/2023, chỉ số giá các loại ngũ cốc tiếp tục duy trì đà giảm từ 1-10% qua các tháng, báo cáo viết.

    Sao Ta tập trung vào thị trường Nhật Bản, mở rộng vùng nuôi và hoàn thiện kho lạnh giúp cải thiện biên lãi gộp

    Theo đánh giá của VCBS, đối với CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC), do tình hình kinh tế Mỹ chịu ảnh hưởng nhiều từ lạm phát, cạnh tranh gay gắt với đối thủ Ecuador nên Sao Ta chuyển hướng tập trung hơn vào thị trường Nhật Bản và Tây Âu, đặc biệt là ở thị trường Nhật do doanh nghiệp có đối tác tốt đảm bảo bao tiêu đầu ra. Ngoài ra, vùng nuôi mới 203 ha của Sao Ta cũng đã có chứng nhận ASC để thâm nhập vào thị trường Tây Âu.

    Theo báo cáo, việc hoàn thiện nhà máy Tam An và Sao Ta 2 được dự báo sẽ giúp doanh nghiệp nâng sản lượng chế biến thêm 26% so với cùng kỳ trong năm 2023, cùng với kỳ vọng giá tôm ấm dần lên từ nửa cuối năm 2024 sẽ giúp biên lợi nhuận của Sao Ta cải thiện 0,1% so với cùng kỳ.

    VCBS dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Sao Ta sẽ đạt lần lượt 4.893 và 278 tỷ đồng trong năm 2023, tương ứng giảm 14% và 10% so với năm trước.

    Năm 2024, doanh thu thuần của Sao Ta có thể đạt 6.259 tỷ đồng, tăng 28% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 340 tỷ đồng, tăng 22%.

    Để hỗ trợ việc cải thiện biên lợi nhuận, bên cạnh mở rộng vùng nuôi thêm 2023 ha, Sao Ta cũng đang hoàn thiện kho lạnh 3.000 tấn cho nhà máy Nam An trong năm 2023 và kho lạnh 3.000 tấn cho nhà máy Sao Ta trong năm tới.

    Nhu cầu tiêu dùng ở thị trường Nhật Bản cũng đang có tín hiệu phục hồi với chỉ số niềm tin tiêu dùng CCI tăng từ 0,3 - 0,6% từ quý IV. VCBS dự báo, Sao Ta sẽ có nhiều triển vọng hơn trong 2024, khi thị trường Nhật Bản ưa chuộng sản phẩm chất lượng cao, chế biến sâu từ thị trường Việt Nam.

    Minh Phú: Giá tôm có thể vẫn thấp đến nửa đầu năm 2024

    Đối với CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC), tỷ trọng doanh thu chủ yếu chuyển dịch từ thị trường Bắc Mỹ sang Australia. Nguyên nhân là tồn kho tôm còn nhiều cũng như lạm phát tăng cao khiến nhu cầu tôm ở thị trường trọng điểm Bắc Mỹ bị sụt giảm, Minh Phú phải tìm kiếm đến các nhà nhập khẩu ở thị trường khác.

    Theo báo cáo, việc Nhà máy Minh Phát hoàn thiện và đi vào hoạt động trong năm 2024 sẽ giúp Minh Phú nâng sản lượng tôm sản xuất lên 62.220 tấn, đem về doanh thu thành phẩm khoảng 16.622 tỷ đồng.

    Ngoài ra, dự án Minh Quý và Minh Phú với công suất thiết kế khoảng 30.000 tấn thành phẩm/năm dự kiến sẽ được hoàn thiện và đi vào hoạt động vào giữa năm 2025 và 2027, giúp sản lượng sản xuất được cải thiện từ 2-5% và doanh thu thuần mảng tôm được cải thiện 20 - 80% so với năm 2022.

    Đến thời điểm tháng 11/2023, thị trường xuất khẩu trọng điểm của Minh Phú là Mỹ có tín hiệu hồi phục nhu cầu sau đợt sụt giảm từ quý II. Bên cạnh đó, tăng trưởng kim ngạch tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng 89% so với cùng kỳ trong tháng 10, cho thấy nhu cầu đang dần hồi phục.


    VCBS dự báo, doanh thu thuần của Minh Phú năm 2023 có thể đạt 10.194 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 343 tỷ đồng, giảm 58%. Sang năm sau, doanh thu thuần của Minh Phú có thể đạt 16.622 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 832 tỷ đồng, tăng lần lượt 63% và 142%.
  9. drnmkcl

    drnmkcl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2020
    Đã được thích:
    73
  10. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Đây là phản ánh tình trạng chung của ngành tôm trong 9 tháng đầu năm bác ah, vì giá tôm xuống thấp quá kéo dài 2 năm qua dẫn đến tình trạng nuôi thua lỗ kéo dài nên người dân treo ao/bỏ ao phải đến 30% diện tích nuôi trồng dẫn đến tình trạng hụt sản lượng cuối năm và làm giá tôm tăng liên tục từ đầu tháng 10 tới nay rồi,giờ thì những hộ nông dân nào còn ai nuôi có sản lượng bán thì lãi lãi to đấy, bác có thể vào youtube để xem các bản tin về tình hình giá tôm của các tỉnh miền Tây Nam Bộ sẽ nắm rõ tình hình hơn nhé.
    drnmkcl thích bài này.

Chia sẻ trang này