MPC – Hưởng lợi lớn từ tình hình khan hiếm tôm nguyên liệu nhờ tích trữ tồn kho đến 5700 tỷ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stocktrade, 04/10/2023.

6636 người đang online, trong đó có 1006 thành viên. 13:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11525 lượt đọc và 93 bài trả lời
  1. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://nguoiquansat.vn/vcbs-loi-nh...mc-co-the-tang-cao-trong-nam-2024-105879.html

    VCBS: Lợi nhuận Minh Phú (MPC) và Sao Ta (FMC) có thể tăng cao trong năm 2024

    VCBS đánh giá ngành tôm Việt Nam đang được hỗ trợ bởi một số tín hiệu tích cực từ các thị trường như Mỹ, Nhật Bản hay Trung Quốc song cũng sẽ gặp phải sự cạnh tranh tại thị trường châu Âu và Mỹ.

    Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCBS) mới đây đã công bố báo cáo về ngành tôm trong quý IV/2023 cũng như nhận định về thị trường trong năm 2024.

    Đánh giá về triển vọng của ngành tôm, VCBS cho biết lạm phát tại Mỹ đang dần hạ nhiệt, qua đó kích thích tiêu dùng tại thị trường Mỹ. Ngoài ra, các dịp lễ cuối năm sẽ tăng nhu cầu nhập khẩu của các nước phương Tây. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho của các nhà nhập khẩu còn dư thừa nhiều nên ngành thủy sản nhìn chung sẽ có những hồi phục rõ ràng hơn ở nửa cuối năm 2024.

    Ngoài ra, việc nền kinh tế Trung Quốc cũng có những dấu hiệu phục hồi trở lại cũng như Việt Nam vẫn giữ thị phần lớn (khoảng 22%) tại thị trường Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm cũng sẽ trở thành nền móng thúc đẩy sản lượng xuất khẩu tôm.

    Mặt khác, VCBS nhận định sản lượng tôm của hai nhà sản xuất lớn là Ecuador và Ấn Độ vẫn còn dư thừa để đáp ứng nhu cầu trong năm tới. Việc mở rộng sang sản xuất chế biến sâu sẽ làm tăng sự cạnh tranh cho ngành tôm Việt Nam ở thị trường Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, áp lực giảm giá bán được dự báo sẽ hạ nhiệt do nguồn cung không còn gia tăng, và chi phí sản xuất tại Ecuardo vẫn ở trên điểm hoà vốn.

    Sao Ta đẩy mạnh xuất khẩu vào Nhật Bản và Tây Âu

    VCBS cho rằng tình hình kinh tế tại Mỹ chịu ảnh hưởng nhiều từ lạm phát và cạnh tranh gay gắt với đối thủ Ecuador nên CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) sẽ chuyển hướng tập trung hơn vào thị trường Nhật Bản và Tây Âu, đặc biệt là ở thị trường Nhật.

    Đánh giá về doanh nghiệp, VCBS cho rằng việc hoàn thiện nhà máy Tam An và Sao Ta 2 được dự báo sẽ giúp FMC nâng sản lượng chế biến thêm 26% trong năm 2023 so với năm trước, cùng với kỳ vọng giá tôm ấm dần lên từ nửa cuối năm 2024 sẽ giúp biên lợi nhuận của FMC cải thiện 0,1% so với cùng kỳ.

    Ngoài ra, FMC cũng tích cực kiểm soát chi phí thông qua mở rộng vùng nuôi thêm 203 ha sau khi tăng vốn điều lệ vào công ty Vĩnh Thuận, nhằm đảm bảo tỷ lệ tự chủ 30%; cố gắng hoàn thiện kho lạnh 3.000 tấn cho nhà máy Nam An trong năm 2023 và kho lạnh 3.000 tấn cho nhà máy Sao Ta trong năm tới.

    VCBS dự đoán doanh thu thuần và lãi sau thuế của FMC năm 2023 lần lượt là 4.893 tỷ đồng và 278 tỷ đồng, lần lượt giảm 14,2% và 10,05% so với năm trước. Tuy nhiên, bước sang năm 2024, VCBS dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của FMC có thể đạt mức 6.259 tỷ đồng và 340 tỷ đồng, lần lượt tăng 28% và 22% so với ước tính năm 2023.

    [​IMG]
    Dự báo về kết quả kinh doanh Sao Ta giai đoạn 2022 - 2024 của VCBS. (Ảnh: VCBS).
    Minh Phú chuẩn bị cho những năm cao điểm

    Lũy kế 9 tháng đầu năm năm nay, doanh thu thuần của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) đạt 7.466 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp của MPC đạt 776 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ năm 2022.

    VCBS nhận định rằng Nhà máy Minh Phát hoàn thiện và đi vào hoạt động trong năm 2024 sẽ giúp MPC nâng sản lượng tôm sản xuất lên 62.220 tấn, đem về doanh thu thành phẩm khoảng 16.622 tỷ đồng. Đến nửa đầu năm 2023, dự án nhà máy Minh Phát (với công suất thiết kế 30.000 tấn thành phẩm/ năm) đã giải ngân được khoảng 33% tổng tiền dự kiến đầu tư.

    Ngoài ra, dự án Minh Quý và Minh Phú với công suất thiết kế khoảng 30.000 tấn thành phẩm/năm dự kiến sẽ được hoàn thiện và đi vào hoạt động vào giữa năm 2025 và 2027, giúp sản lượng sản xuất được cải thiện từ 2-5% và doanh thu thuần mảng tôm được cải thiện 20-80% so với năm 2022.

    [​IMG]
    Dự báo về kết quả kinh doanh Minh Phú giai đoạn 2022 - 2024 của VCBS. (Ảnh: VCBS).
    Từ đó, VCBS nhận định doanh thu thuần và lãi sau thuế cả năm 2023 của MPC đạt mức 10.194 tỷ đồng và 343 tỷ đồng, lần lượt giảm 38% và 58% so với năm 2022. Dù vậy, năm 2024, VCBS dự đoán doanh thu thuần và lãi sau thuế của MPC có thể đạt 16.622 tỷ đồng và 832 tỷ đồng, tăng lần lượt 63% và 142% so với ước tính năm 2023.
  2. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://vietnambiz.vn/xuat-khau-tom-sang-my-tang-truong-5-thang-lien-tiep-20231222124617738.htm

    Xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng trưởng 5 tháng liên tiếp

    Trong tháng 11, Mỹ là thị trường nhập khẩu đơn lẻ lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch 51 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là tháng thứ 5 liên tiếp, xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng trưởng dương.

    Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết trong tháng 11, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 284 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022. Dù chưa thoát khỏi tăng trưởng âm, ngành tôm đã ghi nhận mức giảm thấp nhất kể từ đầu năm.

    Lũy kế 11 tháng năm 2023, xuất khẩu tôm đạt 3,1 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. VASEP cho rằng xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2023 dự kiến đạt khoảng 3,4 tỷ USD, thấp hơn 21% so với năm 2022.

    [​IMG]
    Trong tháng 11, Mỹ là thị trường nhập khẩu đơn lẻ lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch 51 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là tháng thứ 5 liên tiếp, xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng trưởng dương.

    Lũy kế 11 tháng năm 2023, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 640 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Dữ liệu từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), tổng nhập khẩu tôm vào Mỹ trong tháng 10 cũng tăng trưởng tháng thứ tư liên tiếp, sau 13 tháng sụt giảm.

    Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất cả về khối lượng và giá trị trong top 7 nguồn cung tôm cho Mỹ, lần lượt tăng 30% và 17% so với cùng kỳ. Giá tôm xuất khẩu trung bình khoảng 10,6 USD/kg, giảm 10% so với tháng 10/2022, mức giảm thấp nhất so với các nguồn cung còn lại.

    Tại EU, xuất khẩu tôm sang thị trường này trong tháng 11 đạt 36 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022, mức sụt giảm nhẹ dần do nhu cầu cuối năm tăng, lạm phát bớt căng thẳng.

    Trong khi đó, trong tháng này, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Hong Kong đạt 52 triệu USD, giảm 24% so với tháng 11/2022.

    Nhu cầu của thị trường này không ổn định, chỉ tăng trưởng dương từ tháng 6 đến tháng 8, còn lại các tháng khác đều giảm. Tuy nhiên, mức độ sụt giảm đang dần thu hẹp lại so với những tháng đầu năm.

    Trung Quốc và Hong Kong cũng là thị trường có mức sụt giảm thấp nhất trong số các thị trường nhập khẩu chính.

    Tính chung 11 tháng năm 2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Trung Quốc đạt 569 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

    VASEP cho rằng nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam của thị trường Trung Quốc và Hong Kong không chỉ phụ thuộc tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng tồn kho tại nước này mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung giá rẻ từ Ecuador.

    Nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc vẫn tăng mạnh nhưng có quá nhiều nguồn cung “đổ xô” vào thị trường này với giá chào thấp, do vậy tôm Việt Nam khó cạnh tranh về giá. Trong tháng 12 này, xuất khẩu tôm Việt sang thị trường này dự kiến vẫn giảm so với cùng kỳ.

    VASEP nhận định ngành tôm Việt Nam sắp trải qua năm 2023 với nhiều thách thức cả nội tại lẫn khách quan. Trong thời gian tới, Việt Nam kỳ vọng trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chế biến sâu và tạo ra các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao, để ngành tôm tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
  3. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://cafef.vn/loai-thuc-pham-bac...-song-hon-1-3-the-gioi-188231226000004417.chn

    Loại thực phẩm 'bạc tỷ' này của Việt Nam được người Mỹ, Hàn Quốc cực kỳ ưa chuộng: Thu về mỗi tháng hàng trăm triệu USD, phủ sóng hơn 1/3 thế giới

    Hiện Việt Nam là 1 trong 2 'ông trùm' thống trị nguồn cung của thế giới ở mặt hàng này.

    Bên cạnh cá tra và cá ngừ, tôm là một trong những loại hải sản tỷ đô khi mang về hàng tỷ USD trong những năm gần đây. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 11/2023 đạt 284 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022 – mức giảm thấp nhất kể từ đầu năm. Lũy kế 11 tháng năm 2023, xuất khẩu tôm cán mốc 3,1 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2022.

    Trong 11 tháng năm 2023, Mỹ là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam. Tháng 11 cũng đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp quốc gia này tăng nhập khẩu tôm của Việt Nam với 51 triệu USD, tăng 24% so với tháng 10. Lũy kế 11 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 640 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc & Hong Kong tiếp tục giảm 24% đạt 52 triệu USD trong tháng 11/2023. Theo đánh giá của VASEP, nhu cầu của thị trường này không ổn định, tăng trưởng dương trong 3 tháng từ tháng 6 đến tháng 8, sau đó quay lại đà giảm trong tháng 9,10 và 11. Tính tới tháng 11/2023, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 569 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022.

    Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của tôm Việt Nam với 467 triệu USD trong 11 tháng đầu năm. Hàn Quốc là thị trường thứ 4 với hơn 316 triệu USD, đồng thời thị trường Hàn Quốc đang ngày càng trở nên tiềm năng cho tôm Việt Nam. Mặc dù xuất khẩu tôm các loại sang Hàn Quốc giảm, tuy nhiên Việt Nam vẫn giữ vững vị trí là thị trường cung cấp tôm các loại lớn nhất cho thị trường này với tỷ trọng chiếm 46,1% trong 10 tháng năm 2023, tăng so với mức 45% trong 10 tháng năm 2022.

    [​IMG]
    Theo báo cáo của Future Market Insights, nhu cầu tôm ở Hàn Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng bình quân 8,9%/năm trong giai đoạn 2023 - 2033. Theo đó, doanh thu bán tôm tại nước này được dự báo sẽ tăng đáng kể, từ mức dự kiến 2,75 tỷ USD năm 2023 lên khoảng 6,45 tỷ USD vào năm 2033.

    Nhu cầu tiêu thụ tôm tại Hàn Quốc ngày càng tăng do các món làm từ tôm ngày càng đa dạng và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chế độ ăn lành mạnh và giàu protein.

    Hiện nay tôm Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó phải kể đến 5 thị trường lớn nhất gồm: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tôm Việt Nam xuất khẩu cũng nhận được lời khen ngợi tại các thị trường khó tính. Tại chuỗi nhà hàng hải sản Shaking Crab ở bang New Jersey (Mỹ), để chế biến các món từ tôm, nhà hàng thường lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc Mexico. Theo các đầu bếp ở đây, tôm Việt Nam chắc thịt, có vị giòn và ngọt. Các món từ tôm kết hợp với nước sốt đặc biệt của Shaking Crab là thực đơn yêu thích của nhiều khách hàng dù là ăn tại chỗ hay lấy để mang về.

    Theo thống kê của Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ, tôm là loại hải sản được ưa thích nhất trong thực đơn của người tiêu dùng ở quốc gia này. Hàng năm, mỗi người dân Mỹ sẽ tiêu thụ trung bình khoảng 2 kg tôm.

    Với những nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.

    Theo dự báo, xuất khẩu nhóm nông lâm thủy sản năm 2023 ước đạt hơn 53 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm dự kiến sẽ mang về 3,6 tỷ USD.
  4. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm trên 474 ao nuôi, cuối cùng MPC đã thành công với công nghệ nuôi tôm MPBio tạo ra tôm nuôi ôxy giá bán cao với giá thành chỉ 50% ngang ngửa với tôm Ecuador và còn thành công ký kết hợp đồng bảo hiểm nuôi tôm với chi phí thức ăn nuôi trồng giảm mạnh trên 25%.

    MPC sẽ là siêu cổ phiếu trong năm 2024.


    https://tepbac.com/tin-tuc/full/tap-doan-thuy-san-minh-phu-nuoi-tom-giam-gia-thanh-36029.html

    Tập đoàn Thủy sản Minh Phú nuôi tôm giảm giá thành

    Tại hội nghị “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành tôm” do Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Cà Mau tổ chức ngày 11/12/2023, ông Lê Văn Quang là Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã giới thiệu Công nghệ nuôi tôm sinh học MPBiO (Công nghệ MPBiO) đã giảm được giá thành, đưa tới lợi nhuận cao.

    Nhiều đêm thức trắng

    Ông Lê Văn Quang nêu câu hỏi cả ngành tôm đang day dứt: Tại sao giá thành tôm Việt Nam lại cao gấp đôi Ecuador? Và ông trả lời: “Tìm hiểu sâu nhiều năm tôi thấy Ecuador tiếp cận theo cách tôm kháng bệnh/chống chịu cao và nuôi tôm vừa sức tải môi trường nên hơn 20 năm nay họ đã có tôm kháng bệnh và chống chịu cao. Còn Việt Nam tiếp cận theo cách tôm sạch bệnh và lớn nhanh, sạch bệnh nhưng thả vào môi trường đầy rẫy mầm bệnh thì tôm rất dễ chết, lớn nhanh thì khả năng chống chịu với thời tiết, khí hậu và môi trường kém nên tôm cũng dễ chết. Còn giá thành tôm nuôi của Việt Nam cao hơn cả Ấn Độ và Indonesia 30% là vì hai nước kia chỉ nuôi với mật độ 60-70con/m2; Còn Việt Nam nuôi với mật độ 200-500con/m2 để mong sản lượng cao hơn và lợi nhuận cao hơn”.

    Kết quả sau hơn 30 năm nuôi tôm, ông Quang thừa nhận, mong muốn trên của Việt Nam là không thể đạt được. Việt Nam trước kia nuôi với mật độ 60-70con/m2 thì rất thành công, lợi nhuận cao, nhưng rồi cứ tăng lên 120, 150, 200, 250, 300 và tới 350con/m2 lúc nào không hay. Theo đó, tỷ lệ tôm sống ngày càng thấp chỉ dưới 40% và càng nuôi càng lỗ, đến mức trầm trọng. Nên ông Quang đã quyết định trên diện tích của doanh nghiệp, giảm mật độ xuống 150 con/m2 và không để vượt sức tải 2,5 kg/m3 thì tỷ lệ tôm sống nâng lên được 77,5%. Tuy nhiên, vẫn lỗ vì giá thành nuôi cao mà giá bán thấp.

    “Chả lẽ mình bỏ nghề nuôi tôm sao? Phải tìm được cách nào vượt qua vấn đề này chứ? Nuôi tôm theo Ecuador thì bất khả thi, còn nuôi tôm theo Ấn Độ và Indonesia thì giá thành tôm quá cao vì môi trường của Việt Nam đã quá xấu rồi, muốn nuôi được tôm thì phải xử lý nước đầu vào thật sạch ngăn chặn mầm bệnh thật nghiêm ngặt nên đẩy giá thành lên rất cao, nuôi được 30 con/kg nhưng vẫn lỗ. Làm thế nào đây?”, ông Quang chia sẻ niềm day dứt ông trong nhiều đêm thức trắng.

    Công nghệ MPBiO

    Sau thời gian dài cùng các chuyên gia, các tiến sỹ khoa học rà soát lại hơn 50 công nghệ nuôi tôm và ông Quang cho hay, đã học và nuôi thử nghiệm để giải cho bài toán hóc búa là nuôi tôm giảm giá thành bằng hoặc thấp hơn Ecuador tức là dưới 80.000 đồng/30con/kg. Thế là ra đời Công nghệ MPBiO, đầu tiên áp dụng 7 ha ở xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau qua 1,5 vụ thành công 100%. Tiếp theo nuôi thử nghiệm 474 ao ở MPLA với Công nghệ MPBiO 2-4-6 cũng thành công.

    Cụ thể, ông Quang giới thiệu, đến giờ này ao nuôi dài nhất là 100 ngày thu size 25 con/kg, ao trung bình 90- 95 ngày thu size 28-34 con/kg, còn ao ngắn nhất 55-65 ngày thu size 50-55con/kg.

    Đặc biệt nuôi theo Công nghệ MPBiO tôm khỏe và luộc lên có màu đỏ rất đẹp, bán được tôm ôxy giá cao tới 195.000 đồng/30con/kg, trong lúc giá thành không quá 80.000 đồng/30con/kg.

    Công nghệ MPBiO theo ông Quang là tổng hợp của 9 giải pháp công nghệ: Kháng thể IgY, Biomimiray, Copefloc, Biofloc, Tảo khuê, Probiotics, Sinh học, BioClear, Tôm bố mẹ có khả năng chống chịu cao. Công nghệ đã đạt 5 mục tiêu: Phỏng theo tự nhiên, Cân bằng môi trường, Phát triển bền vững, Chi phí sản xuất thấp, Lợi nhuận cao và ổn định.


    Sau thành công ở diện tích nuôi tôm của Minh Phú, ông Quang bộc bạch là lại nhiều đêm trăn trở để làm sao cho người dân nuôi tôm cùng được hưởng lợi của Công nghệ MPBiO, nhất là hơn 70% diện tích nuôi tôm của các hộ nuôi tôm đang treo ao. Và ông Quang quyết định, Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú phải hợp tác với các hộ nuôi tôm để nuôi tôm theo Công nghệ MPBiO và còn phải hợp tác với Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế bán bảo hiểm cho hộ nuôi tôm để giảm thiểu rủi ro và nhất là thông dòng vốn cho nuôi tôm. Vì có Công ty bảo hiểm bán bảo hiểm cho hộ nuôi tôm thì ngân hàng mới sẵn sàng cho hộ nuôi tôm vay tiền với lãi suất phù hợp.

    Sau nhiều tháng Công ty bảo hiểm khảo sát Công cụ giám sát ao nuôi tôm theo thời gian thực TOMOTA của Minh Phú, họ thấy là đã ngăn chặn được trục lợi bảo hiểm và đặc biệt họ khảo sát kỹ Công nghệ MPBiO thấy tỷ lệ thành công rất cao nên đã đồng ý ký hợp đồng bảo hiểm nuôi tôm với Minh Phú.

    Theo ông Quang, nếu có bảo hiểm nuôi tôm thì hộ nuôi chỉ mua thức ăn nuôi tôm với giá không quá 27.000 đồng/kg chứ không phải mua giá 35.000-40.000 đồng/kg như hiện nay, giảm được trên 25%.

    “Chặng đường phía trước còn gian nan và vất vả nhưng nếu được sự chỉ đạo và đồng hành của các cấp Đảng và Chính quyền cùng sự hợp tác của các hộ nuôi tôm thì chắc chắn giá thành tôm Việt Nam sẽ thấp hơn Ecuador và lúc đó Việt Nam sẽ là cường quốc tôm trên thế giới”, ông Quang kết luận.
    drnmkcl thích bài này.
  5. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/thuy-san-vao-mua-cao-diem-post336491.html

    https://thuysanvietnam.com.vn/xuat-khau-tom-but-toc-cuoi-năm/

    Thủy sản vào mùa cao điểm

    Dịp lễ, tết cuối năm là mùa cao điểm xuất khẩu thủy sản, nhiều doanh nghiệp bắt đầu ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn trong thời gian tới.
    Xuất khẩu tăng trở lại


    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 11/2023, ngành thủy sản ghi nhận kim ngạch xuất khẩu 8,27 tỷ USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2022, do bất ổn địa chính trị và lạm phát toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ suy giảm. Tính riêng tháng 11, xuất khẩu thủy sản mang về gần 840 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu tôm tăng 4%, cá ngừ tăng 26%, cá tra tăng 12%, mực, bạch tuộc tăng 3%, cá biển khác tăng 4%.

    VASEP dự báo, xuất khẩu thủy sản quý IV/2023 có thể đạt 2,4 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm 2022, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm 2023 lên 9 tỷ USD, giảm 17% so với năm 2022.

    Thực tế, các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, EU thường đẩy mạnh nhập khẩu trong quý cuối năm để phục vụ mùa tiêu dùng cao điểm tháng 12 năm cũ và 2 tháng đầu năm mới.

    Hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam là tôm và cá tra. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tôm ước đạt 3,6 tỷ USD, dự báo năm 2024 sẽ tăng 10 - 15%; kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt 1,8 tỷ USD, dự kiến năm 2024 đạt 2 tỷ USD.

    Công ty Chứng khoán Mirae Asset đánh giá, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, nhu cầu đang dần hồi phục, bên cạnh yếu tố mùa vụ là chính sách kích thích kinh tế của nước này phát huy tác dụng.

    Với nhóm ngành tôm, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận xét, áp lực cạnh tranh dần hạ nhiệt. Cụ thể, ngành tôm ở Ecuador và Ấn Độ đang dư thừa nguồn cung, nhưng dư địa giảm thêm giá bán hầu như không còn, nhất là khi giá thành sản xuất tại Ecuardo vẫn cao hơn điểm hoà vốn. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi điều chỉnh, giúp doanh nghiệp ngành tôm Việt Nam tiết giảm được chi phí.


    Xuất khẩu thủy sản dần hồi phục đã giúp các doanh nghiệp ngành thủy sản ghi nhận doanh thu khởi sắc trở lại.

    Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán VHC) sau thời gian dài ghi nhận doanh thu sụt giảm đã trở lại khi doanh thu tháng 11/2023 đạt 855 tỷ đồng, tăng 14% so với tháng 10. Cá tra vẫn là sản phẩm mang lại doanh thu lớn nhất cho Vĩnh Hoàn, với 376 tỷ đồng. Sản phẩm hỗn hợp có doanh thu lớn thứ hai, đạt 217 tỷ đồng, gấp 2,2 lần tháng 10.

    Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Vĩnh Hoàn, mang lại 213 tỷ đồng doanh thu trong tháng 11, tăng 26% so với tháng 10. Doanh thu tại thị trường nội địa đạt 325 tỷ đồng, tăng 48%. Riêng doanh thu tại thị trường EU và Trung Quốc lần lượt giảm 21% và 24%.

    Tại Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sao Ta, mã chứng khoán FMC), doanh thu trong tháng 11/2023 đạt 17,4 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm tăng 45%, đạt 1.524 tấn; sản lượng tiêu thụ nông sản thành phẩm tăng 9%, đạt 113 tấn. Tôm nuôi thu hoạch hoàn tất nửa đầu tháng 11. Kết quả khá tốt, góp phần đáng kể giảm giá thành tôm cuối cùng, bảo đảm lợi nhuận đạt kế hoạch (đã điều chỉnh).

    Triển vọng sáng dần

    Vụ Âu - Mỹ, Bộ Công Thương nhận định, năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thị trường châu Âu và châu Mỹ sẽ có những điều kiện thuận lợi. Các hiệp định thương mại tự do sẽ tiếp tục có tác động tích cực, duy trì lợi thế của Việt Nam trong hoạt động thương mại, đầu tư. Nhu cầu thị trường thế giới và khu vực châu Âu, châu Mỹ từng bước phục hồi do tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm từ cuối năm 2023 và có khả năng sẽ tiệm cận mức mục tiêu mà các ngân hàng trung ương đề ra cho năm 2024 (ECB và Fed là 2%).

    Các doanh nghiệp cũng kỳ vọng vào bức tranh xuất khẩu năm 2024 sẽ sáng. Thị trường xuất khẩu trọng điểm của Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phú, mã chứng khoán MPC) là Mỹ đã có tín hiệu hồi phục nhu cầu, khi người tiêu dùng lạc quan hơn về tình hình kinh tế. Năm 2024, Nhà máy Minh Phát của Minh Phú đi vào hoạt động sẽ nâng sản lượng tôm sản xuất lên 62.220 tấn, ước tính đem về doanh thu thành phẩm khoảng 16.622 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án Minh Quý và Minh Phú với công suất thiết kế khoảng 30.000 tấn thành phẩm/năm dự kiến sẽ được hoàn thiện và lần lượt đi vào hoạt động trong năm 2025 và 2027, giúp sản lượng sản xuất tăng 2 - 5%, doanh thu thuần mảng tôm tăng 20 - 80% so với năm 2022.

    Đối với Sao Ta, VCBS đánh giá, doanh nghiệp có nhiều triển vọng trong năm 2024 khi thị trường Nhật Bản ưa chuộng sản phẩm chất lượng cao, chế biến sâu từ thị trường Việt Nam.

    Theo Sao Ta, từ cuối tháng 11/2023, Công ty tiến hành thả nuôi tôm mùa nghịch, bước đột phá đầu tiên trong tiến trình hoạt động nuôi tôm của doanh nghiệp. Do nhiệt độ cuối năm nay cao hơn trung bình và nguồn cung tôm thương phẩm sắp tới giảm, nhiều khả năng giá sẽ tăng theo quy luật cung cầu.

    Với cá tra, năm 2024, sản lượng cá tra trên thế giới ước đạt 3,2 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2023 và Việt Nam chiếm 52% sản lượng cá tra toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ tăng mở ra triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam, dự báo sản lượng và xuất khẩu năm 2024 tăng khoảng 3%.

    Nhìn về trung và dài hạn, xuất khẩu thủy sản có triển vọng tích cực khi tình hình tiêu thụ tại các thị trường lớn dần khởi sắc. Trên sàn chứng khoán, nhóm cổ phiếu thủy sản đang được không ít nhà đầu tư quan tâm, mua tích lũy trong những nhịp điều chỉnh, đón đầu cơ hội tăng trưởng trở lại.
  6. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    Giá tôm đồng loạt tăng do nguồn cung khan hiếm

    Ở các tỉnh ven biển miền Tây như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang...Giá tôm tăng từ 10.000 - 30.000 đồng/kg tùy loại. Một số hộ nuôi tôm ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho biết giá tôm thẻ các loại tăng thêm khoảng 10.000 đồng so với đầu năm nay. Cụ thể loại 20 con đang ở mức 230.000 - 240.000 đồng/kg, loại 40 con giá khoảng 180.000 -195.000 đồng/kg.

    Trong khi đó, các hộ nuôi tôm sú ở Cà Mau, Kiên Giang cho hay giá tôm sú loại 20 con giá từ 245.000 - 255.000 đồng/kg, tôm sú loại 30 con giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg.

    Dù giá tôm cao nhưng theo nhiều nông dân lợi nhuận không đáng kể vì năm nay mưa trái mùa nhiều và mùa mưa cũng đến sớm nên tôm chậm lớn lại bị dịch bệnh nhiều cộng thêm mức giá thức ăn cao. Theo các doanh nghiệp, yếu tố thời tiết bất lợi khiến sản lượng tôm sụt giảm làm nguồn cung khan hiếm. Một doanh nghiệp chế biến tôm ở Cà Mau cho biết: Với tình hình xuất khẩu thuận lợi như hiện nay, khả năng khan hiếm tôm nguyên liệu còn kéo dài.

    Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 5, xuất khẩu tôm ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 38% và chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Xuất khẩu tôm 4 tháng đầu năm nay tăng mạnh là do các doanh nghiệp có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ từ năm 2021 các nhà nhập khẩu lo lắng thiếu hụt nguồn cung vì dịch bệnh và vận chuyển nên đã ký hợp đồng nhiều hơn so với nhu cầu thực tế. Trong những tháng tiếp theo tốc độ tăng trưởng sẽ không cao như những tháng đầu năm.
  7. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://www.quochoitv.vn/ca-mau-gia-tom-tang-nguoi-dan-bat-dau-tha-nuoi-tro-lai-205113.htm

    Cà Mau: Giá tôm tăng người dân bắt đầu thả nuôi trở lại

    Từ đầu năm đến khoảng giữa năm 2023, giá tôm nguyên liệu giảm sâu khiến cho người nuôi tôm gặp khó khăn, nhiều hộ đã phải treo ao. Hiện nay, giá tôm đã tăng trở lại nhiều hộ đang cải tạo để thả nuôi, với kỳ vọng giá tôm ổn định trong năm mới.

    Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở tỉnh Cà Mau đã bắt đầu cải tạo ao. Giá tôm tăng đã tạo động lực cho người dân thả nuôi trở lại sau thời gian dài giá tôm bị sụt giảm mạnh.

    Theo người dân, hiện nay giá tôm thẻ nguyên liệu loại 30 con/kg được thương lái thu mua với giá khoảng 140.000 đồng, tăng 40.000 đồng so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, chi phí con giống và vật tư đầu vào cũng tăng nên người dân vẫn còn lo lắng.

    Trong nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh thì chi phí đầu vào chiếm tỷ lệ rất lớn. Do đó, người nuôi tôm rất cần sự bình ổn về giá các các mặt hàng cũng như giá tôm nguyên liệu đảm bảo hài hòa để người dân an tâm thả nuôi trong năm mới.
  8. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://vietnambiz.vn/thi-truong-to...h-cuc-vao-cuoi-nam-2023-20231230222853414.htm

    Thị trường tôm Trung Quốc có dấu hiệu tích cực vào cuối năm 2023

    Nhu cầu thị trường đang tăng lên, các thương lái, đại lý trung gian đang tích cực điều chỉnh giá thu mua từ nông dân. Nhiều nông dân ngần ngại bán với số lượng lớn vì họ dự đoán giá sẽ tốt hơn trong dịp Tết Nguyên đán.

    Theo trang Undercurrent News, năm 2023 sắp qua và năm 2024 đang tới, thị trường tôm nuôi Trung Quốc đang có những dấu hiệu tích cực. Giá tôm thẻ chân trắng đã tăng vào tuần cuối cùng của năm 2023 và áp lực tồn kho đối với tôm nhập khẩu cũng giảm bớt.

    Tại khu vực Đồng bằng sông Châu Giang của Quảng Đông, giá tôm, đặc biệt là loại 60 con/kg, đã tăng lên hơn 57 nhân dân tệ/kg ( tương đương 8 USD/kg) tính đến tuần thứ 52. Tương tự, giá tôm nuôi trong nhà kính ở Giang Tô cũng có xu hướng tăng.

    Vào ngày 25/12, Fish First , một cơ quan truyền thông địa phương, đưa tin giá tôm tăng đột biến trên khắp cả nước trong tuần cuối cùng của năm 2023.

    Báo cáo cho biết: “Nhu cầu thị trường đang tăng lên, các thương lái, đại lý trung gian đang tích cực điều chỉnh giá thu mua từ nông dân. Nhiều nông dân ngần ngại bán với số lượng lớn vì họ dự đoán giá sẽ tốt hơn trong dịp Tết Nguyên đán”.

    Trong lĩnh vực tôm đông lạnh nhập khẩu, hiện áp lực tồn kho đã giảm bớt do lượng hàng container cập bến giảm. Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, các lô hàng tôm đông lạnh trong tháng 11 đạt tổng cộng 73.800 tấn, đánh dấu mức giảm 5.300 tấn so với tháng trước.
    Đồng thời, đây là tháng 4 liên tiếp ghi nhận lượng tôm nhập khẩu giảm mạnh. Trong tháng 11, Trung Quốc nhập khẩu 50.600 tấn tôm từ Ecuador, chiếm gần 70% tổng lượng.

    Theo trang Seafood Guide, việc lượng tôm nhập khẩu vào Trung Quốc liên tục giảm đã hạ bớt áp lực tồn kho trên thị trường.

    Luỹ kế 11 tháng, Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 916.900 tấn tôm đông lạnh, trong đó tôm Ecuador chiếm 646.900 tấn.

    Quanlian Jicai, nhà nhập khẩu tôm lớn nhất Trung Quốc, đã thông báo cho người mua vào tuần 51 thông qua kênh WeChat rằng do lễ Giáng sinh và Năm mới ở Ecuador nên các nhà cung cấp hiện đang bận rộn, chuyển sự chú ý khỏi hoạt động bán hàng.
  9. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://tapchicongthuong.vn/bai-vie...m-du-kien-tang-manh-trong-nam-2024-115560.htm

    Lợi nhuận các “ông lớn” xuất khẩu tôm Việt Nam dự kiến tăng mạnh trong năm 2024

    Các dữ liệu mới nhất cho thấy áp lực nguồn cung và cuộc chiến về giá từ tôm Ecuardo và Ấn Độ đang dần suy yếu. Điều này sẽ hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2024.

    Nguồn cung từ Ecuardo và Ấn Độ dần suy yếu, cuộc chiến về giá hạ nhiệt

    Theo báo cáo mới đây của ngân hàng Rabobank (Hà Lan), sản lượng tôm toàn cầu trong năm 2023 ước tính giảm 0,4% so với năm 2022 nhưng sẽ tăng 4,8% trong năm 2024. Trong đó, sản lượng tôm tại hai nước sản xuất lớn là Ecuador và Ấn Độ sẽ tăng trưởng chậm lại.

    Cụ thể, ngành tôm của Ecuador hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng giá thấp trong khi chi phí tăng cao. Theo một số ước tính, ngành tôm nước này đã lỗ ròng gần 1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023. Bên cạnh đó, hàng tồn kho ở Trung Quốc, thị trường tiêu thụ trọng điểm của Ecuador, tiếp tục gia tăng càng gây áp lực giảm giá cho tôm xuất khẩu.

    Chính phủ Ecuador cũng đã bỏ trợ cấp dầu diesel cho các trang trại nuôi tôm. Ngoài ra, hiện tượng El Nino khiến dịch bệnh lây lan tại nhiều vùng nuôi ở Ecuador. Áp lực giá xuất khẩu tôm giảm cùng chi phí tăng cao đang khiến các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp tại Ecuador trở nên ngần ngại hơn trong việc thả nuôi.

    Theo Rabobank, dự kiến tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm của Ecuador trong năm 2023 và năm 2024 sẽ lần lượt đạt 6,3% và 6,5% - thấp hơn đáng kể so với các năm trước đây. Nguồn cung ra thị trường chậm lại sẽ tạo điều kiện hỗ trợ giá xuất khẩu tôm của Ecuador hồi phục dần.

    [​IMG]
    Lượng tôm giống nhập khẩu của Ecuador và Ấn Độ đã giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023 là tín hiệu sớm cho thấy sản lượng tôm nguyên liệu của hai nước này sẽ giảm xuống. (Nguồn: Agromonitor, CEIC, Investing.com, VCBS)

    Tại Ấn Độ, trước lo ngại cung vượt cầu và tình trạng giá xuất khẩu thấp, ngành tôm nước này đang áp dụng thả nuôi theo từng giai đoạn. Sản lượng tôm thẻ chân trắng trong năm 2023 của Ấn Độ ước tính giảm 12,4% so với năm 2022.

    Tuy nhiên, sản lượng tôm sú của Ấn Độ được nhận định duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực khi nhu cầu từ thị trường châu Á vẫn ở mức tốt. Chỉ trong vòng nửa đầu năm 2023, nước này đã xuất khẩu tới 12.000 tấn tôm sú, tăng 137% so với cùng kỳ năm 2022.

    Dự báo sản lượng tôm trong năm 2024 của Ấn Độ sẽ phục hồi nhẹ 2%. Dự kiến giá tôm xuất khẩu của Ấn Độ dự kiến không biến động quá mạnh trong thời gian tới nhờ chiến lược điều tiết thả nuôi tốt, theo Rabobank.

    Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích từ hãng Chứng khoán Vietcombank (VCBS), sản lượng tôm của hai quốc gia lớn là Ecuador và Ấn Độ nhìn chung vẫn còn dư thừa để đáp ứng nhu cầu toàn cầu trong năm 2024. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh về giá sẽ hạ nhiệt do nguồn cung không còn tăng mạnh như giai đoạn trước đây.

    Xuất khẩu tôm Việt Nam kỳ vọng tăng tốc trong năm 2024

    [​IMG]
    Giá tôm thẻ xuất khẩu (bên trái) và giá tôm sú xuất khẩu (bên phải) của Việt Nam qua các tháng. (Nguồn: Agromonitor, VCBS)
    Hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần phục hồi khi mặt bằng giá xuất khẩu và nhu cầu tại loại thị trường lớn dần hồi phục trong bối cảnh lạm phát đã hạ nhiệt rõ rệt.

    Một số doanh nghiệp đầu ngành như Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã cổ phiếu MPC) đang triển khai nhiều hoạt động nhằm sẵn sàng đón đầu cơ hội khi thị trường khởi sắc trở lại.

    Trong đó, Thực phẩm Sao Ta đang dồn lực phát triển tại thị trường Nhật Bản nhằm tránh cạnh tranh về giá trực tiếp với Ecuador tại thị trường Mỹ. Thị trường Nhật Bản có nhu cầu cao về các sản phẩm chế biến sâu vốn là thế mạnh của Thực phẩm Sao Ta. Đặc biệt, Thực phẩm Sao Ta đã xây dựng quan hệ kinh doanh thành công với một số đối tác có nền tảng tốt, giúp đảm bảo đầu ra tại Nhật Bản.

    [​IMG]
    Dự báo sản lượng tôm chế biến và tiêu thụ của Thực phẩm Sao Ta trong những năm tới đây. (Nguồn: Thực phẩm Sao Ta, VCBS)

    Bên cạnh đó, vùng nuôi mới rộng 203 ha của Thực phẩm Sao Ta đã được cấp chứng nhận ASC, giúp mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Tây Âu.

    Hiện Thực phẩm Sao Ta đang hoàn thiện công tác vận hành tại hai nhà máy mới: Tam An và Sao Ta 2 với tổng công suất thiết kế 20.000 tấn/ngày. Trong đó, nhà máy Tam An và Sao Ta 2 đã vận hành lần lượt được 20% và 2% công suất thiết kế.

    Theo VCBS, doanh thu thuần và lãi ròng của Thực phẩm Sao Ta trong năm 2024 có thể lần lượt đạt 6.259 tỷ đồng và 340 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 28% và 22% so với năm 2023.

    [​IMG]
    Dự báo sản lượng tôm chế biến và tiêu thụ của Thuỷ sản Minh Phú trong những năm tới đây. (Nguồn: Thực phẩm Sao Ta, VCBS)

    Đối với Thủy sản Minh Phú, dự kiến nhà máy mới Minh Phát sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động trong năm 2024, giúp nâng tổng sản lượng tôm sản xuất lên 62.220 tấn.

    Ngoài ra, hai dự án nhà máy khác của Thủy sản Minh Phú là nhà máy Minh Quý và nhà máy Minh Phú với tổng công suất thiết kế khoảng 30.000 tấn thành phẩm/năm dự kiến sẽ được hoàn thiện và đi vào hoạt động vào giữa năm 2025 - 2027.

    VCBS dự báo doanh thu thuần và lãi ròng của Thủy sản Minh Phú trong năm 2024 lần lượt đạt 16.622 tỷ đồng và 832 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 63% và 142% so với năm 2023.
    QuangCAD thích bài này.
  10. stocktrade

    stocktrade Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Đã được thích:
    169
    https://nguoinuoitom.vn/tom-viet-nam-ky-vong-tang-xuat-khau-sang-trung-quoc-trong-nam-2024/

    Tôm Việt Nam: Kỳ vọng tăng xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2024

    Trung Quốc tăng nhập khẩu tôm

    Phân tích từ bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hong Kong tiếp tục giảm 24% xuống 52 triệu USD trong tháng 11/2023.

    Theo bà Thu, năm nay nhu cầu của thị trường Trung Quốc không ổn định. Theo đó, xuất khẩu tôm Việt Nam tăng trưởng dương trong 3 tháng từ tháng 6 đến tháng 8, sau đó sụt giảm vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11. Tuy nhiên, mức giảm không mạnh như những tháng đầu năm. Trung Quốc và Hong Kong là những thị trường có mức giảm thấp nhất trong số các thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam.

    Nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc và Hong Kong không chỉ phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế và tồn kho tại nước này mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung giá rẻ từ Ecuador.

    Nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc vẫn tăng mạnh nhưng do có quá nhiều nguồn cung “ồ ạt” vào thị trường này với giá thấp nên tôm Việt khó cạnh tranh về giá. Tháng 12/2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này dự báo vẫn giảm so với cùng kỳ.

    Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông dao động từ 543 triệu USD năm 2019 lên 664 triệu USD năm 2022. Trong 5 năm qua, xuất khẩu tôm sang thị trường này không ổn định nhưng thị trường này vẫn là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Mặc dù xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc, Hong Kong năm 2023 sẽ giảm so với năm 2022 nhưng vẫn tăng so với các năm trước.

    Còn nhiều dư địa từ thị trường Trung Quốc

    Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, năm 2023 ngành thủy sản phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong khi nhiều thị trường quan trọng giảm mạnh thì Trung Quốc giảm ít nhất. Vì vậy, nước này đang trở thành thị trường quan trọng nhất của thủy sản Việt Nam, trong đó có tôm.

    Xét về cơ hội và tiềm năng, thị trường Trung Quốc vẫn còn nhiều triển vọng tăng trưởng. Đáng chú ý, Trung Quốc có tính đa dạng cao nên sẽ có nhiều cơ hội cho các sản phẩm như cá tra nhờ giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, nước này còn có lượng khách hàng cao cấp nên phù hợp với sản phẩm tôm chế biến sâu vốn là thế mạnh của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp thủy sản cũng xác định Trung Quốc là thị trường quan trọng cần tập trung phát triển.

    Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tích cực sau đại dịch Covid – 19, nhu cầu tôm sú và tôm chân trắng đang phục hồi. Vị trí địa lý thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc về mặt chi phí logistics.

    Bên cạnh đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh phục hồi kinh tế nhưng có vẻ như họ không chi nhiều ngân sách cho sản xuất thủy sản trong nước do Trung Quốc không coi đây là ngành mũi nhọn, có lợi nhuận cao. Vì vậy, đây là cơ hội để Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường này.

    Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá, Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào thủy sản nhập khẩu. Tiêu thụ tôm của Trung Quốc lớn, thậm chí nhiều hơn Hoa Kỳ và châu Âu. Năm 2023, ước tính nước này sẽ nhập khẩu lượng tôm cực lớn lên tới 1 triệu tấn, chủ yếu để chế biến và tiêu thụ nội địa, xuất khẩu không đáng kể.

    Đại sứ Trung Quốc khẳng định, nước này sẵn sàng mở rộng nhập khẩu nông sản, thủy sản của Việt Nam. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mở ra nhiều triển vọng trong hợp tác thương mại giữa hai nước.

    Trung Quốc là thị trường mục tiêu của nhiều nước xuất khẩu tôm như Ecuador, Ấn Độ với nguồn cung tôm nguyên liệu giá rẻ nên tôm Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh về giá. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà chế biến tôm tại thị trường nội địa Trung Quốc.

    Để tận dụng cơ hội từ Trung Quốc, theo các chuyên gia, hoạt động thương mại kết nối doanh nghiệp hai nước cần được tăng cường, trong đó thương mại địa phương cần được quan tâm hơn nữa. Ngoài ra, cần có sự trao đổi, chia sẻ thông tin về nhu cầu, quy định của thị trường, nhất là khi có những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu.

Chia sẻ trang này