1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

MPC -- Vua tôm 8x.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bloombergvn, 10/06/2021.

4032 người đang online, trong đó có 115 thành viên. 06:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 16444 lượt đọc và 92 bài trả lời
  1. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    15.484
    hold MPC từ đây đến giữa năm 2022 cổ tích đã tối thiểu đc 70% tiền mặt rồi,tính bank là tầm đc 20%/năm,cũng quá xá ngon
    nvhoanbloombergvn thích bài này.
  2. nvhoan

    nvhoan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/10/2017
    Đã được thích:
    4.181
    Tình hình xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian qua phục hồi rất khả quan.

    Theo số liệu của Thống kê thương mại (VASEP) cho thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 3,27 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

    Từ năm 2020 đến tháng 2, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải trải qua nhiều thách thức do gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu trước ảnh hưởng dịch Covid-19. Tuy nhiên, sự phục hồi đã bắt đầu diễn ra trong 3 tháng gần đây, xuất khẩu thủy sản tăng lần lượt 17%, 30% và 24% so với cùng kỳ 2020 trong tháng 3, 4 và 5. Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong các tháng tới sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan nhờ nhu cầu từ Mỹ và EU tăng.

    Triển vọng đầu tư ngành thuỷ sản

    + Thứ nhất, nhu cầu phục hồi tại các thị trường xuất khẩu => Hỗ trợ đà tăng trưởng của thuỷ sản o Tại thị trường Mỹ - Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất và nhiều tiềm năng của Việt Nam, khi xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2021 tăng mạnh so với cùng kỳ cả 2 năm 2020 và 2019, tăng lần lượt 28,2% và 25,5% - Việc triển khai nhanh và rộng rãi chiến dịch tiêm phòng Covid cùng với gói kích thích kinh tế kịp thời của Chính phủ Mỹ đã mang lại động lực để nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của nước này hồi phục “thần tốc” không chỉ ở phân khúc bán lẻ mà cả các kênh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, giải trí... - Theo Arlin Wasserman Giám đốc Điều hành Change Tastes, người tiêu dùng Mỹ ngày càng có nhu cầu tiêu thụ nhiêu thuỷ sản hơn so với thịt, và mong muôn đa dạng các mặt hàng thuỷ sản, tôm là loài được ưa chuộng nhất ở Mỹ. Tại thị trường Châu Âu - Sau nhiều tháng chống chọi với đại dịch COVID-19, châu Âu hiện đạt được bước tiến trong tiêm phòng, kinh tế dần hồi phục, nhiều nước trong khu vực mở cửa, thậm chí đón khách du lịch quốc tế.

    + Thứ hai, giành thị phần từ đối thủ cạnh tranh có sản lượng sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 - Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm được hưởng lợi từ làn sóng Covid mới Ấn Độ, nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, gặp khó khăn với sản xuất và xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề . Ấn Độ sản xuất khoảng 650.000-700.000 tấn tôm trong năm 2020 (-30% so với cùng kỳ) - => Cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh (cụ thể là Ecuador, Indonesia, và Việt Nam) cải thiện thị phần trong các nước nhập khẩu - đặc biệt là ở Mỹ

    + Thứ ba, Các hiệp định tiếp tục có ảnh hưởng tích cực trong năm 2021 - Đây là năm đầu tiên Hiệp định UK – hiệu lực FTA ( thay thế cho EV – FTA) riêng với nước Anh và năm thứ 2 EV – FTA có hiệu lực - Đối với tôm thuế ưu đã duy trì ở mức 0% => tạo lợi thế cạnh tranh lớn, xuất khẩu tôm vào Anh và Hà Lan tăng trưởng mạnh ngay khi EV – FTA có hiệu lực Đối với cá tra: thuế tiếp tục giảm theo lộ trình: năm 2021 giảm về 3%, năm 2022 giảm về 0%.
  3. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Thế giới sẽ thiếu hụt nguồn cung tôm vào 6 tháng cuối năm?
    Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết tại hội thảo "Triển vọng thị trường tôm nuôi thế giới" do Undercurrentnews tổ chức trực tuyến, các chuyên gia dự báo thị trường tôm toàn cầu có thể sẽ thiếu nguồn cung trong 6 tháng cuối năm 2021.

    Nguồn cung tôm có thể thiếu hụt do dịch COVID-19 ảnh hưởng đến sản lượng tôm của các nước nuôi tôm chính, trong khi tình hình vận tải hàng hóa vẫn bất ổn và nhu cầu tiêu thụ trong mùa hè dự kiến sẽ tăng mạnh khi ngành dịch vụ thực phẩm phục hồi.

    Mỹ và các nước châu Âu mở cửa dịch vụ ăn uống khiến nhiều nhà nhập khẩu bắt đầu tăng dự trữ hàng với dự đoán rằng hoạt động kinh doanh sẽ hồi phục.

    Trong khi đó, dịch COVID-19 ở Ấn Độ khiến nhiều nhà máy chế biến tôm ở nước này làm việc với công suất dưới một nửa.

    Vấn đề logistics cũng sẽ tiếp tục khó khăn với tình trạng tắc nghẽn khi vào các cảng, kho lạnh và thiếu container. Một số tuyến vận chuyển hàng hóa tăng giá từ 8.000 USD/container lên 16.000 USD/ container.

    Vấn đề này sẽ kéo dài đến cuối năm 2021, không thể giải quyết trong vài tháng tới, thậm chí có thể khó khăn hơn nữa trong mùa hè khi nhu cầu từ Mỹ, Canada và EU tăng.

    Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC), ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc MPC nhận định giá tôm trong thời gian tới sẽ tăng mạnh do nguồn cung thiếu hụt.

    Theo đó, Ấn Độ đang chịu tác động nặng nề từ dịch COVID-19 và nguồn cung dự kiến giảm 50% còn 350.000 tấn.

    "Không một quốc gia nào có thể bù đắp được lượng sụt giảm này do đó nguồn cung thời gian tới sẽ thiếu hụt kéo theo giá tôm tăng liên tục từ tháng 5 đến nay.", ông Quang nói.

    Đại diện Minh Phú dự đoán giá tôm dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10 bởi đây là thời điểm các doanh nghiệp đẩy mạnh việc chế biến để kịp các dịp lễ cuối năm như Giáng Sinh, năm mới.

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mặc dù vụ thu hoạch tôm đầu tiên trong năm của Ấn Độ vẫn chưa thành công, nhưng việc thu hoạch một phần sản lượng sớm có nghĩa là có khả năng nguồn cung tôm cỡ lớn sẽ ít hơn trong những tháng tới.

    Do đó, giá tôm cỡ 20 con và 30 con/kg dự kiến sẽ tăng do có thể bị thiếu hụt nguồn cung vào quý III.

    Với tình hình khủng hoảng y tế hiện nay ở Ấn Độ, rất ít dự đoán rất ít người nuôi tích trữ tôm trong mùa hè, dẫn đến nguồn cung tiếp tục giảm mạnh.
    --- Gộp bài viết, 23/06/2021, Bài cũ: 23/06/2021 ---
    Kểu này giá sẽ tăng mạnh lợi nhuận cũng tăng mạnh theo
    chukinvhoan thích bài này.
  4. nvhoan

    nvhoan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/10/2017
    Đã được thích:
    4.181
    các em thuỷ sản sóng dải đến 2022
    Kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận vào 2022 vì cầu cao , giá thuỷ sản tăng, cước phí ổn định lại sau covid va usd lên giá
  5. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Đầu tư thì ko cần xem bảng điểm nhiều. Lâu lâu mở lên coi giá thấp thì mua lai rai vào. 1 năm lụm 30-40%. Ngon hơn gủi bank nhiều
    nvhoan thích bài này.
  6. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Xuất khẩu tôm 5 tháng tăng 11,8%, đạt 1,31 tỷ USD
    VOV.VN - CPTPP vẫn là khối thị trường xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp tôm Việt Nam.
    Nguyên Long/VOV1

    VOV.VN - CPTPP vẫn là khối thị trường xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp tôm Việt Nam.
    Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng (chỉ trừ xuất khẩu tôm sang Trung Quốc - Hồng Kông giảm 19% so với cùng kỳ năm 2020). Tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam tính tới hết tháng 5/2021 đạt 1,31 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

    Hiện nay, CPTPP vẫn là khối thị trường xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp tôm Việt Nam. 5 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu tôm sang khối này đạt 383,4 triệu USD, tăng 11,8%, chiếm 28,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm. Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm và sản phẩm tôm sú nói riêng lớn nhất với tổng giá trị xuất khẩu đạt 230,7 triệu USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

    [​IMG]
    Xuất khẩu tôm 5 tháng tăng 11,8%, đạt 1,31 tỷ USD.
    Trong 5 tháng năm 2021, xuất khẩu tôm sang thị trường Australia tăng mạnh 79,2%, đạt hơn 71,8 triệu USD. Riêng tháng 5/2021, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 17,14 triệu USD, tăng gần 144%.

    Xuất khẩu tôm sang các thị trường Mỹ Và EU vẫn khá ổn định và tăng trưởng tốt. Cả hai thị trường này đều tăng cường nhập khẩu tôm chân trắng đông lạnh từ Việt Nam.

    Ngoài ra, trong 5 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu sang một số thị trường lớn khác như Hàn Quốc; Anh, Đài Loan và Nga cũng tăng trưởng khá tốt với mức tăng lần lượt là: 1,2%; 14,9%; 16,2% và 72,8% so với cùng kỳ năm 2020./.
    Nguyên Long/VOV1
    --- Gộp bài viết, 24/06/2021, Bài cũ: 24/06/2021 ---
    https://vov.vn/kinh-te/xuat-khau-tom-5-thang-tang-118-dat-131-ty-usd-868614.vov
    nvhoan thích bài này.
  7. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Xuất khẩu tôm tiếp tục phục hồi hơn 12%
    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam tính tới hết tháng 5/2021 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Nguồn: VASEP

    Hiện nay, CPTPP vẫn là khối thị trường xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp tôm Việt Nam. 5 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩutôm sang khối này đạt 383 triệu USD, tăng 11,8%, chiếm 28,8% tổng giá trị xuất khẩutôm.

    Đáng chú ý, trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm sang thị trường Australia tăng mạnh 79%, đạt hơn 72 triệu USD.

    VASEP cho biết: "Cho tới nay, xuất khẩu tôm sang hai thị trường Mỹ và EU vẫn khá ổn định và tăng trưởng tốt. Cả hai thị trường này đều tăng cường nhập khẩu tôm chân trắng đông lạnh từ Việt Nam".

    Nửa đầu năm nay, trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu, tôm thẻ thịt hấp, chế biến, chiếm gần 47% giá trị sang Mỹ với giá trung bình từ 10,15 – 11,5 USD/kg.

    Hiện Việt Nam là 1 trong 4 nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ (cùng với Ấn Độ, Ecuador, Indonesia).

    Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, sản phẩm tôm Việt Nam đang cạnh tranh khá tốt tại Mỹ. Tính tới hết tháng 5/2021, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 294 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020.

    Tại EU, sản phẩm tôm chân trắng liên tục tăng thị phần do giá bán thấp hơn so với tôm sú, doanh số bán tăng nhanh hơn so với mức trung bình. Mặc dù năm 2020, bức tranh nhập khẩu tôm của Châu Âu không mấy khả quan với ngành tôm toàn cầu do nhập khẩu giảm vì COVID-19.

    Tuy nhiên, kể từ đầu năm nay, nhu cầu tiêu thụ tôm, đặc biệt là tôm chân trắng của nhiều nước Châu Âu đã tăng trở lại.

    Tính tới hết tháng 5/2021, giá trị xuất khẩu tôm sang EU đạt 201,3 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
    nvhoan thích bài này.
  8. traidepftu

    traidepftu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/11/2015
    Đã được thích:
    1.664
    raiderchau thích bài này.
  9. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    KHÔNG LÊN 8X THÌ ĐÂU ĐUO GỌI LÀ VUA TÔM


    “Vua tôm” Minh Phú liệu có đạt mục tiêu kinh doanh đầy tham vọng?
    BNEWS Dù biên lợi nhuận của "vua tôm" Minh Phú được kỳ vọng sẽ được cải thiện trong các quý tiếp theo, nhưng giá cước tàu cao sẽ là điểm nghẽn khiến doanh nghiệp có thể khó đạt được kế hoạch lợi nhuận.

    [​IMG]Cấp đông sản phẩm tôm hấp chín xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
    Nhu cầu thế giới về sản phẩm tôm tăng cao trong khi nguồn cung giảm mang tới nhiều thuận lợi cho Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán: MPC) - doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực xuất khẩu tôm. Dù vậy, tình trạng thiếu container khiến chi phí vận chuyển liên tục tăng cũng đặt ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp được mệnh danh “vua tôm” của Việt Nam này. Giới phân tích cho rằng, kế hoạch kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phúđầy tham vọng, nhưng khả năng hoàn thành vẫn là một dấu hỏi lớn.
    *Cơ hội gia tăng xuất khẩu
    Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HSC), hiện nhu cầu về tôm xuất khẩu tại các thị trường tăng, trong khi cạnh tranh giảm.
    Doanh thu xuất khẩu tôm của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021 và 2022. Điều này được thúc đẩy bởi nguồn cung từ Ấn Độ suy giảm và nhu cầu trên toàn cầu gia tăng.
    Cuộc khủng hoảng COVID-19 tại Ấn Độ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành tôm của nước này. Các chuyên gia trong ngành ước tính sản lượng tôm của Ấn Độ - một trong những nhà xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với tôm Việt Nam sẽ giảm từ 30 - 50%, do gián đoạn chuỗi cung ứng.
    Hàng năm, Ấn Độ cung cấp khoảng 700.000 tấn tôm, chiếm 17-18% nguồn cung toàn cầu. Do đó, sản lượng của Ấn Độ suy giảm đáng kể sẽ khiến nguồn cung tôm trên toàn cầu thiếu hụt và thúc đẩy giá bán tăng.
    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, sản lượng tôm 4 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam tăng 9% so với cùng kỳ, trong khi Ấn Độ chứng kiến mức sụt giảm hai chữ số.
    Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã trì hoãn ký hợp đồng xuất khẩu để chờ đợi hưởng lợi trong quý III và quý IV/ 2021.
    Theo tờ báo Undercurrent News, các nhà nhập khẩu Mỹ đã nhận ra vấn đề của Ấn Độ nên họ đang chuyển sang nhập khẩu tôm từ Việt Nam; trong đó có sản phẩm tôm của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.
    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú diễn ra gần đây, ban lãnh đạo doanh nghiệp tiết lộ chỉ trong tháng 5/2021, công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu với giá trị 150 triệu USD, cao hơn 23% so với tổng doanh thu quý I/2021 và lợi nhuận trước thuế 6 tháng năm 2021 dự kiến đạt khoảng 300 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Theo Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, con số cao của tháng 5 chỉ là khởi đầu, giai đoạn bùng nổ sẽ rơi vào tháng 7 đến tháng 10 khi doanh nghiệp đẩy mạnh ký kết hợp đồng.
    Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HSC), xuất khẩu của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tăng trưởng mạnh mẽ 15,2 % trong 5 tháng đầu năm 2021. Công ty chứng khoán này cho rằng, tăng trưởng trong nửa cuối năm 2021 thậm chí sẽ còn mạnh mẽ hơn khi đây thường là mùa cao điểm về nhu cầu.
    Thực tế, nửa đầu năm thường là mùa thấp điểm của xuất khẩu tôm do kỳ nghỉ Tết kéo dài và sản lượng thấp. Nửa cuối năm là mùa cao điểm nhờ nhu cầu mạnh mẽ trước các kỳ nghỉ lễ tại các thị trường lớn.
    Các chuyên gia cho rằng, nhu cầu sản phẩm tôm xuất khẩu tăng cao khiến giá đầu vào là tôm nguyên liệu cũng có thể tăng theo, nhưng giá bán trung bình sẽ tăng nhanh hơn.
    Theo Công ty cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (AgroMonitor), giá tôm nguyên liệu tăng vọt kể từ giữa năm 2020, do nguồn cung tôm cạn kiệt bởi ảnh hưởng của COVID-19. Tuy nhiên, từ tháng 3/2021, giá nguyên liệu đầu vào hạ nhiệt do nguồn cung tôm dồi dào ở Đồng bằng sông Cửu Long.
    Dù vậy, theo HSC, từ tháng 6 trở đi, giá tôm nguyên liệu có thể tăng trở lại nhờ sản lượng xuất khẩu phục hồi mạnh và giá thức ăn cho tôm tăng, nhưng giá bán trung bình sẽ tăng nhanh hơn nhờ nhu cầu phục hồi mạnh trong bối cảnh nguồn cung tôm Ấn Độ sụt giảm.
    Do đó, HSC kỳ vọng biên lợi nhuận của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú sẽ cải thiện hiệu quả hơn trong các quý tiếp theo.
    *Những điểm nghẽn
    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú năm 2021, cổ đông công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng với 15.775 tỷ đồng doanh thu và 1.092 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 10% và tăng 62% so với thực hiện năm 2020.
    Theo ban lãnh đạo doanh nghiệp, phí vận tải tại thời điểm này tăng liên tục, nhưng cũng không có container để xuất hàng đi. Chưa kể, cước container đi các cảng hiện tăng từ 2-4 lần.
    Lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chưa thể nhận định được liệu cước còn tăng nữa không, do đó không chắc chắn năm 2021 sẽ hoàn thành kế hoạch.
    Theo lãnh đạo doanh nghiệp, ước tính, giá thức ăn và giá cước tăng ảnh hưởng khoảng 20% lên giá bán. Dù vậy, bài toán khó nhất hiện nay là lo ngại không có container rỗng để xuất hàng đi.
    [​IMG]Kế hoạch kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đầy tham vọng, nhưng khả năng hoàn thành vẫn là một dấu hỏi lớn. Ảnh minh họa: Vũ Sinh - TTXVN
    Theo VDSC, kế hoạch kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đầy tham vọng, nhưng khả năng hoàn thành vẫn là một dấu hỏi lớn. Công ty chứng khoán này cho rằng, rủi ro lớn nhất đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là thiếu container rỗng. Giá cước vận chuyển rất khó để đưa vào giá bán do các hợp đồng thường được ký trước từ 1-3 tháng.
    Theo Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, có thể phải đến cuối năm 2022, vấn đề thiếu container mới được cải thiện. Tuy nhiên, công ty sẽ chuyển sang các hãng tàu nhỏ, dù giá cước cao hơn để hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu kịp thời.
    Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú vẫn chưa giải quyết xong những rắc rối từ vụ kiện vụ kiện về áp thuế chống bán phá giá với tôm Ấn Độ lên sản phẩm tôm xuất khẩu từ Minh Phú vào Mỹ. Trong năm 2021, công ty chưa được hoàn thuế từ vụ kiện này.
    VDSC thông tin, phía Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết, tiền hoàn thuế đáng lẽ sẽ nhận được trong quý I/2021, nhưng phía nguyên đơn tiếp tục kiện vì vậy, công ty phải tiếp tục giải quyết vụ kiện và có thể phải đến 2022 mới nhận được tiền hoàn thuế.
    Trước đó, trong tháng 2, Mỹ đã hủy quyết định áp thuế chống bán phá giá với công ty và dự kiến sẽ hoàn thuế đã nộp trong năm 2020.
    Nhìn lại diễn biến vụ kiện, ngày 13/10/2020, công ty con MSeafood Corporation (MSeafood) của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú bị áp thuế chống bán phá giá. Đến ngày 11/2/2021, Cục Hải quan Mỹ xác định công ty không trộn lẫn tôm xuất xứ Ấn Độ vào tôm xuất khẩu của MPC xuất khẩu qua Mỹ, dẫn đến gỡ bỏ lệnh áp thuế và quyết định sẽ hoàn thuế mà công ty đã nộp. Theo số liệu trong Báo cáo tài chính, công ty đã nộp 308 tỷ đồng tiền thuế bị áp chống bán phá giá trong quá trình điều tra.
    Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cũng gặp những khó phát triển được thị trường nội địa. Phía công ty cho biết, tỷ lệ doanh thu nội địa hiện tại chỉ chiếm 1%, bản thân công ty đã rất nỗ lực để đưa sản phẩm vào các siêu thị nhưng việc này đã trở nên bất khả thi.
    Nguyên nhân là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam chưa được kiểm soát hiệu quả, nhất là vấn đề kiểm tra chất kháng sinh. Trong khi đó, các siêu thị ưu tiên đầu vào giá rẻ từ các nhà cung cấp nhỏ lẻ nhưng có chứa chất kháng sinh.
    Trong khi tôm của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú hoàn toàn không có chất kháng sinh khiến giá bán cao hơn từ 20 - 30% nên rất khó cạnh tranh.
    Ngoài những vấn đề trên, hiện các dự án đầu tư xây dựng chậm hơn dự kiến. Dự án nhà máy tẩm bột Minh Phú - Kiên Giang có vốn đầu tư 360 tỷ đồng dự kiến khởi công tháng 3/2021, nhưng hoãn đến tháng 5/2021 mới bắt đầu và dự kiến tháng 3/2022 mới đưa vào vận hành.
    Nhà máy Minh Phát Cà Mau vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng dự kiến khởi công tháng 5/2021, nhưng hoãn đến tháng 7/2021 và dự kiến hoạt động từ tháng 7/2022.
    Nguyên nhân Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đưa ra cho sự chậm trễ này là do vấn đề thủ tục từ Luật Đầu tư mới, giá vật liệu xây dựng tăng và do công ty tập trung cho vụ kiện.
    Dù Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú vẫn còn những khó khăn phải đối diện, tuy nhiên sức hấp dẫn của cổ phiếu MPC trên sàn là không thể phủ nhận.
    Sức hấp dẫn này một phần đến từ kế hoạch trả cổ tức cao của doanh nghiệp. Theo đó, công ty dự kiến sẽ trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 50-70%, gấp 2-3 lần mức trả cổ tức năm 2020; trong đó, công ty dự kiến trả bằng tiền mặt tỷ lệ 20%.
    Trên thị trường chứng khoán, MPC chốt phiên giao dịch ngày 25/6 ở mức 38.900 đồng/cổ phiếu, tăng gần 34% so với chốt phiên giao dịch đầu năm 4/1./.
    --- Gộp bài viết, 28/06/2021, Bài cũ: 28/06/2021 ---
    https://bnews.vn/vua-tom-minh-phu-lieu-co-dat-muc-tieu-kinh-doanh-day-tham-vong/200816.html
    nvhoan thích bài này.
  10. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Xuất khẩu thủy sản có nhiều cơ hội cán đích 9 tỷ USD
    (Chinhphu.vn) - Trong bối cảnh nhiều quốc gia đẩy mạnh tiêm vaccine, ngày càng kiểm soát tốt dịch COVID-19, xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam từ nay đến hết năm có không ít thuận lợi, đặc biệt tại các thị trường XK trọng điểm. Dự báo, XK thủy sản cả năm sẽ cán đích khoảng 8,7-9 tỷ USD.
    Thứ hai 28/06/2021 16:10

    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Xuất khẩu tăng 12%

    Tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2021, theo số liệu từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), XK thủy sản ước đạt 3,24 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường XK hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021, chiếm 56,1% tổng trị giá XK.

    Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, từ đầu năm đến nay, cá tra, tôm đều là những mặt hàng có trị giá XK gia tăng đáng kể. Sự chủ động, tích cực của các DN trong mở rộng thị trường dưới sự hỗ trợ, tạo điều kiện của ngành chức năng là yếu tố quan trọng làm nên kết quả khả quan trong XK toàn ngành nói chung, thủy sản nói riêng.

    Đối với thị trường trong nước, đáng chú ý là tháng qua, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL tăng nhẹ 200 đồng/kg lên mức 21.500-21.700 đồng/kg cho cá loại 800 g-1,1 kg. Đối với cá tra nguyên liệu lớn từ 1,2 kg trở lên, các công ty làm hàng gia công đi thị trường Trung Quốc bắt cá với mức giá tăng nhẹ khoảng 200 đồng/kg, lên mức 21.800-22.000 đồng/kg. Giá cá tra nguyên liệu hiện vẫn chỉ tương đương so với chi phí sản xuất do giá thức ăn cá tra đã liên tục tăng mạnh trong thời gian qua.

    Nhập khẩu (NK) cá tra tại một số thị trường lớn như Trung Quốc và các thị trường khu vực Nam Mỹ có xu hướng tăng nhẹ nhu cầu cho hàng phile cỡ lớn, trong khi tồn kho nhà máy và nguồn cung cá nguyên liệu cỡ này hiện đều ở mức không cao.

    Với mặt hàng tôm, thị trường tôm nguyên liệu ĐBSCL trong tháng qua có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào. Sản lượng tôm thẻ tiếp tục tăng nhanh ở hầu hết các cỡ nên giá tôm thẻ tiếp tục xu hướng giảm.

    Theo văn bản số 3369/BCT-XNK của Bộ Công Thương tham gia ý kiến với Báo cáo chuẩn bị cho Hội nghị toàn quốc phát triển xuất khẩu bền vững toàn quốc, việc triển khai tiêm vaccine diện rộng ở nhiều quốc gia giúp người dân dần yên tâm, quay lại với các hoạt động du lịch, giải trí và các hoạt động công cộng. Do vậy, nhu cầu thủy sản sẽ hồi phục cả ở lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và dịch vụ. Thị trường tiêu thụ hồi phục tiếp tục tác động đến nhu cầu thu mua chế biến XK, chi phối xu hướng tăng giá nguyên liệu.

    Bộ Công Thương cũng cho biết, hiện nay thị trường Hoa Kỳ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng XK thủy sản, đặc biệt là tôm, khi nguồn cung từ Ấn Độ gặp khó về sản xuất do dịch bệnh. Hoa Kỳ cũng đang tăng NK cá tra từ Việt Nam. Ngoài ra, XK bạch tuộc và surimi sang thị trường Hàn Quốc cũng sẽ tiếp tục tăng.

    Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) đánh giá, nhu cầu NK tôm của thế giới tăng trở lại, đặc biệt ở những thị trường lớn. Trong khi nguồn cung tôm từ Ấn Độ và một số nhà cung cấp khác sẽ giảm do chịu tác động xấu từ dịch COVID-19. “Dự báo, XK tôm của Việt Nam trong những tháng tiếp theo vẫn đạt kết quả tăng trưởng tốt do có nhiều lợi thế từ các Hiệp định Thuơng mại tự do (FTA) và đảm bảo được sự ổn định trong nuôi trồng và sản xuất khi kiểm soát tốt dịch COVID -19”, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhấn mạnh.

    Bên cạnh đó, nguồn cung cá tra đang ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XK cá tra nửa đầu năm 2021. Do đó, trong quý III/2021 cần tập trung đẩy mạnh XK cá tra tới những thị trường lớn và truyền thống là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và ASEAN. Ngoài ra, các DN cũng cần đặc biệt lưu ý những thị trường đang phục hồi là Nga và Anh vì nhu cầu đang gia tăng và không gặp rào cản thị trường.

    Thông tin gỡ “thẻ vàng IUU” phải thông suốt 24/24h

    Dù không được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ngay trong năm nay nhưng thị trường châu Âu luôn được quan tâm. Tuy nhiên, “thẻ vàng” IUU vẫn đang tồn tại với thủy sản Việt Nam. Nếu không quyết liệt tháo gỡ, nguy cơ Ủy ban châu Âu (EC) sẽ có những biện pháp mạnh hơn với thủy sản Việt Nam XK sang thị trường này.

    Theo đánh giá của bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế thanh tra (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT), thể chế để thực thi các biện pháp khôi phục “thẻ vàng” IUU đã hoàn thiện. Thể chế này đã được EC cơ bản chấp nhận với những nội dung liên quan đến khai thác bất hợp pháp nhưng việc thực thi các quy định của pháp luật thì cần cơ chế phối hợp rõ ràng, quyết liệt hơn.

    Cụ thể các bộ ngành, địa phương cần thực hiện rốt ráo hơn các quy định đã được xây dựng. Bà Huệ nêu ví dụ: “Một số tỉnh như Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau, Bình Định xử phạt tàu vi phạm không lắp giám sát hành trình rất mạnh. Một số tỉnh khác như Ninh Thuận, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Quảng Nam vẫn còn những nơi khá rụt rè khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản”.

    Mới đây, ngày 24/6, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra Chỉ thị số 17/CT-TTg về cơ chế phối hợp liên ngành giữa các ban, bộ, ngành và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở vùng biển nước ngoài.

    Chỉ thị đã chỉ rõ nhiệm vụ của các đơn vị và địa phương để thực hiện triệt để việc gỡ “thẻ vàng” này. Theo đó, Bộ NN&PTNT sẽ là đầu mối trao đổi và xử lý thông tin. Việc trao đổi, xử lý thông tin phải đúng với nhiệm vụ được giao và yêu cầu thông tin thông suốt 24/24h trong ngày, bằng các hình thức thông tin phù hợp theo quy định pháp luật. Đặc biệt, những nội dung thông tin 28 địa phương ven biển cần cập nhật thông suốt gồm: Những tàu cá của địa phương đã được đăng ký, đăng kiểm; cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản; tàu cá của địa phương khi đang khai thác trên biển bị mất tín hiệu, vượt ranh giới khai thác trên biển, có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài; tình hình, kết quả kiểm tra, kiểm soát tàu cá và ngư dân, xuất, nhập cảng, bến theo quy định; tình hình, kết quả xử lý tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài và các vụ việc tại địa phương có dấu hiệu móc nối, đưa người, tàu cá Việt Nam đi khai thác trái phép ở các vùng biển nước ngoài.

    Đỗ Hương
    nvhoan thích bài này.

Chia sẻ trang này