MPC - Vua tôm VN, tăng trưởng mạnh mẽ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi .bloomberg., 24/07/2018.

3871 người đang online, trong đó có 396 thành viên. 10:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 574207 lượt đọc và 3259 bài trả lời
  1. gigiling

    gigiling Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    375
    Chúc mừng chú với VTP

    Tôm



    Góc nhìn, đánh giá, đề xuất cho ngành tôm nuôi Việt Nam
    Thứ 6, 23/11/2018 | 14:09 GTM +07
    Để nâng cao giá trị và tính cạnh tranh cho các sản phẩm tôm nuôi của Việt Nam trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng và cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nước đối thủ, việc phân tích tình hình, đánh giá tác động và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng tới phát triển bền vững của ngành tôm là hết sức trọng. Ban biên tập Portal VASEP xin giới thiệu bài tham luận “Góc nhìn, đánh giá, đề xuất cho ngành Tôm nuôi Việt Nam” của ông Lê Văn Quang, Phó Chủ tịch VASEP, Chủ tịch UB Tôm, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú dưới đây tại Đối thoại bàn tròn ngành thủy sản với chủ đề “Làm thế nào để nâng cao giá trị cho sản phẩm thủy sản nuôi trồng của Việt Nam”. Đối thoại bàn tròn do Tổng cục Thủy sản, Bộ NN & PTNT phối hợp với VASEP và Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức ngày 22/11/2018 tại Tp. Hồ Chí Minh.
    Các yếu tố khách quan ảnh hưởng thị trường tôm năm 2018

    [​IMG]


    Thời tiết đầu năm 2018 không thuận lợi, các nước như Mỹ, Canada có bão tuyết nên lượng tiêu thụ tôm giảm đáng kể, hàng tồn kho lớn, kéo theo lượng hàng tồn kho ở Nhật Bản, Hàn Quốc, EU cao.


    Trung Quốc siết chặt lại vấn đề tôm XK đường tiểu ngạch qua biên giới, do vậy tôm từ Ấn Độ, Ecuador Indonesia…không nhập được đường tiểu ngạch vào Trung Quốc làm hàng tồn kho của các nước này tăng đáng cao.


    Nhu cầu mua tôm những tháng đầu năm thường thấp và khách hàng có tâm lý đợi giá tôm giảm “đến giá đáy” mới mua vào.

    Trong khi các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philipines, Việt Nam… đang vào vụ thu hoạch, người nuôi tôm muốn bán được tôm và các nhà máy chế biến cũng muốn bán được hàng nên giá tôm trên thị trường giảm.

    Khi không bán được hàng thì người bán tiếp tục giảm giá để bán được hàng và với tình hình như vậy đã tạo ra tâm lý tiếp tục chờ giá giảm, trong đó giá ở các thị trường Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam giảm liên tục. Giá nguyên liệu giảm, người nuôi lo giá sẽ giảm nữa và sẽ lỗ nên thu hoạch sớm.

    Trước đây, thường người nuôi sẽ thu hoạch tôm khi đạt size 30 – 50 con/kg, nhưng đầu năm 2018 với tâm lý bất ổn về giá nên phần lớn người nuôi đã thu hoạch đồng loạt sớm khi tôm nuôi đạt size 70 - 100con/kg. Với lượng tôm có size nhỏ như vậy và thu hoạch đồng loạt làm cho nguồn cung ở 1 size rất cao, cộng với năng suất chế biến ở các nhà máy hạn chế nên dư thừa nguyên liệu dẫn đến áp lực về cung vượt cầu làm cho giá tôm trong tháng 4 đến đầu tháng 5 giảm hơn 20% và xấp xỉ chạm mốc giảm 30%.

    Với giá mua tôm nguyên liệu các tháng đầu năm rẻ, kích thích tiêu dùng nhưng người nuôi tôm tại các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam… bị lỗ và họ treo ao không nuôi tiếp.

    Nhìn chung, tình hình nuôi tôm 6 tháng đầu năm 2018 của các nước trong khu vực tăng trưởng tốt, nhất là Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam… với mức tăng trưởng trên 10% năng suất nhưng mức tiêu thụ đầu năm giảm, dẫn đến nguồn cung vượt cầu, kéo theo giá tôm 6 tháng đầu năm 2018 giảm liên tục và ở mức thấp hơn giá tôm của năm 2017 khoảng 20%.

    Bước vào vụ hè năm 2018, người nuôi tôm hạn chế thả nuôi vì giá tôm nguyên liệu thấp và chi phí sản xuất tăng trong nửa đầu năm 2018 khiến nhiều người nuôi thua lỗ. Giá tôm thế giới ổn định và tăng từ cuối tháng 7 khiến người nuôi tôm tăng cường thả nuôi cho vụ đông. Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch tôm dự đoán vẫn thấp hơn nhu cầu của các nhà chế biến nên về cuối năm giá tôm tăng do cung thấp hơn cầu.

    Các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến thị trường tôm

    Thứ nhất là về chi phí kiểm dư lượng kháng sinh. Các thị trường XK lớn và nhiều tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu … kiểm soát rất gắt gao về vấn đề dư lượng kháng sinh trong sản phẩm tôm. Để kiểm soát được vấn đề về kháng sinh, Minh Phú đã và đang phải đầu tư các phòng lab kiểm kháng sinh ở các vùng nuôi với chi phí đầu tư bình quân là 10 tỷ/phòng lab và chi phí kiểm kháng sinh cho 1kg tôm nguyên liệu khoảng 6 nghìn đồng, quy ra 1kg thành phẩm tốn khoảng 9 nghìn đồng, như vậy làm tăng giá thành, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam với các quốc gia khác.

    Thứ hai là về màu sắc tôm. Hiện nay, các thị trường khi họ nhập khẩu tôm thì họ rất ưa chuộng và chú trọng đến màu sắc tôm. Họ cần tôm khi luộc lên có màu đỏ, trong khi các sản phẩm tôm nuôi từ Việt Nam sau khi luộc lên phần lớn có màu hồng nhạt và trắng nên khó đạt yêu cầu của khách hàng. Đây là hạn chế của sản phẩm tôm nuôi của Việt Nam. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam so với tôm từ các quốc gia khác.

    Thứ ba là về size/cỡ tôm khi thu hoạch. Người nông dân thường nuôi tôm và chỉ thu hoạch tập trung một lần khi tôm đạt kích cỡ 30 – 50 con/kg. Với cách thức nuôi này, tôm nuôi vừa chậm lớn lại hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm tôm nuôi vì nguồn cung không phù hợp với nhu cầu của thị trường.

    Khi người nuôi thu hoạch đồng loạt, tập trung ở cùng một size thì size đó dư thừa trong khi các size khác không có, dẫn đến thị trường “thiếu mà thừa”, dẫn đến giá tôm của size “thừa” thì giảm, trong khi các size khác lại không có để bán.

    Trên thực tế, các thị trường đều có nhu cầu mạnh và đa dạng các size khác nhau. Tiêu biểu các size được ưa chuộng là: 20 – 30 con/kg; 40 – 60 con/kg, 60 - 80 con/kg…

    Các thị trường Châu Âu và thị trường Nhật Bản chuộng các size nhỏ. Do vậy nếu chỉ nuôi 1 size thì rất khó cạnh tranh và khó tìm kiếm khách hàng.

    [​IMG]


    Các giải pháp cho ngành tôm Việt Nam

    Giải pháp theo quy trình công nghệ 234 - Minh Phú

    Trong quá trình nuôi – chế biến và XK tôm, Minh Phú đã và đang hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi tôm 234. Với quy trình công nghệ này, vừa mang lại hiệu quả cho người nuôi, vừa nâng cao hiệu quả trong sản xuất đối với các nhà máy/đơn vị chế biến và đặc biệt tăng tính cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi Việt Nam đối với các quốc gia khác.

    Với quy trình công nghệ nuôi 234, số 2 nghĩa là nuôi 2 giai đoạn:

    Giai đoạn 1: dèo tôm trong ao dèo đường kính 17,2m trong thời gian 25-30 ngày.

    Giai đoạn 2: nuôi tôm trong ao nuôi đường kính 32m trong 70-80 ngày.

    Số 3 có nghĩa là thu tỉa 3 lần:

    Thu tỉa lần 1: khi tôm nuôi được 60-65 ngày tuổi, thu tỉa 50% lượng tôm nuôi trong ao, trọng lượng bình quân đạt 65-70con/kg.

    Thu tỉa lần 2: khi tôm nuôi được 80-85 ngày tuổi, thu tỉa 50% lượng tôm trong ao, trọng lượng bình quân đạt 40-45con/kg.

    Lần 3: thu hết lượng tôm trong ao khi tôm nuôi được 110 -115 ngày tuổi, trọng lượng bình quân đạt 20-25con/kg

    Số 4 có nghĩa là 4 Sạch: Con giống sạch bệnh, Nguồn nước nuôi sạch, Sạch kháng sinh, Sạch môi trường.

    Giải pháp cải thiện màu sắc tôm nuôi.

    Thứ nhất, áp dụng kỹ thuật nuôi:

    Sử dụng nước biển nuôi tôm có độ mặt từ 25‰ trở lên sẽ tạo ra lợi thế:

    Màu sắc đỏ đẹp;

    Tôm nuôi có hương vị ngon;

    Tạo sự khác biệt cho sản phẩm;

    Tạo sự cạnh tranh, đa dạng cho sản phẩm;

    Và đáp ứng các yêu cầu khắc khe của khách hàng.

    Thứ hai, sử dụng Astaxanthin để tạo màu sắc cho tôm:

    Đối với những khu vực mà độ mặn nguồn nước dưới 25‰, thì sử dụng Astaxanthin để tạo màu sắc cho tôm nuôi.

    Một số quốc gia họ sử dụng Astaxanthin trộn vào thức ăn để tăng màu sắc cho tôm, hay quy trình nuôi tôm gây tảo tạo màu sắc xám đen cho tôm nuôi khi thu hoach.

    Tuy nhiên, vấn đề về tạo màu sắc cho tôm nuôi có sử dụng Astaxanthin cần được nghiên cứu thêm để tạo ra được Astaxanthin có nguồn gốc hữu cơ để đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của thị trường.


    Kim Thu
    hoxunaquyet68.bloomberg. thích bài này.
  2. .bloomberg.

    .bloomberg. Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    3.718
    Chủ doanh nghiệp am hiểu kỹ thuật và thị trường thì MPC có ngày hôm nay quá dễ hiểu
    Giờ chờ đối tác chiến lược giúp phát triển thị trường để tăng trưởng bền vũng
    mover1299 thích bài này.
  3. NhoKor

    NhoKor Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2017
    Đã được thích:
    148
  4. hoxunaquyet68

    hoxunaquyet68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/05/2010
    Đã được thích:
    5.803
    Tuần sau vượt 52 rồi lúc đó mình mới vào thêm
  5. handsomexcel

    handsomexcel Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Đã được thích:
    20.710
    Cơn bão Usagi đang gây ảnh hưởng nặng nề tới khu vực miền Nam, không biết tây nam bộ bi ảnh hưởng ntn? Chứ vùng nguyen liệu mà dính bão thì mệt đấy.
    hoxunaquyet68 thích bài này.
  6. TLTL14

    TLTL14 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/11/2015
    Đã được thích:
    8.189
    mưa gây lụt ở HCM, vũng tàu.
    An giang: cá tra an toàn
    Càu mau: tôm an toàn
    hết.
    hoxunaquyet68 thích bài này.
  7. Phuongdt

    Phuongdt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2018
    Đã được thích:
    164
    MPC tháng này doanh thu hơi thấp, tạm thời vào TCM đã.
  8. .bloomberg.

    .bloomberg. Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    3.718
    tt đang ngủ đông nên cứ từ từ :D
  9. smartinvestor79

    smartinvestor79 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2016
    Đã được thích:
    55
    Quý IV xuất khẩu tôm dự báo phục hồi, cả năm đạt gần 3,8 tỷ USD
    [​IMG]
    Phan Vũ

    (NDH) Kể từ tháng 4 đến tháng 10, xuất khẩu tôm Việt chưa có dấu hiệu phục hồi so với cùng kỳ năm 2017 do giá tôm tiếp tục giảm và nhu cầu thấp. Ngành tôm dự báo sẽ khởi sắc hơn vào cuối 2018.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 10 tiếp tục giảm 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 348 triệu USD. Tính chung 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mặt hàng này đạt 2,97 tỷ USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2017.

    Tuy nhiên, VASEP dự báo xuất khẩu tôm trong quý IV sẽ tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 1,14 tỷ USD. Như vậy, xuất khẩu tôm năm 2018 sẽ cán đích gần 3,8 tỷ USD, giảm nhẹ 2% so với năm 2017.

    Tại sao xuất khẩu vẫn chưa phục hồi?

    Xuất khẩu tôm có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do giá tôm giảm và nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường chính yếu ớt.

    [​IMG]Giá tôm trong nước những tháng đầu năm 2018 bị tác động bởi các yếu tố thị trường thế giới. Thời tiết lạnh, đặc biệt các nước như Mỹ, Canada có bão tuyết, nên lượng tôm tiêu thụ giảm đáng kể, đẩy lượng hàng tồn kho ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU) lên cao… Bên cạnh đó, do giá tôm giảm nên khách hàng thường có tâm lý đợi giá tôm “chạm đáy” mới mua vào.

    Xét về cơ cấu mặt hàng, tôm chân trắng vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu các sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 68,7%. Tiếp đến là tôm sú chiếm 22,9% và tôm biển là 8,3%.

    Xét về thị trường, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường lớn đều giảm mạnh như EU (-30,6%), Trung Quốc (-38%), Hàn Quốc (-18,4%), Nhật Bản (-5%). Tuy nhiên, xuất khẩu sang Mỹ tăng nhẹ 0,8% và ASEAN tăng mạnh trên 55% so với cùng kỳ năm ngoái.

    EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

    Xuất khẩu tôm Việt sang EU chiếm 24,4% trong tổng xuất khẩu mặt hàng này đi các thị trường và là thị trường nhập khẩu tôm Việt lớn nhất.

    Hai quý đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU tăng trưởng mạnh trong bối cảnh nhu cầu từ các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản sụt giảm. Bước sang quý III, xuất khẩu tôm sang thị trường này bắt đầu suy yếu, và tháng 10 ghi nhận mức giảm 30,6%, với giá trị xuất khẩu sang Anh, Hà Lan và Đức đều giảm.

    Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng tốt trong 2 quý đầu năm nên xuất khẩu mặt hàng này sang EU tính tới tháng 10 năm nay vẫn tăng nhẹ 4,4% và đạt 724,7 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu tôm sang Anh và Đức tăng lần lượt 19% và 16% trong khi xuất khẩu sang Hà Lan giảm 1,4%.

    Tín hiệu tích cực cho con tôm tại Mỹ

    Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 18,2%. Xuất khẩu tôm sang thị trường này ghi nhận mức tăng trưởng dương từ tháng 8 sau 4 tháng giảm liên tục trước đó. Tính chung 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ vẫn giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 540,4 triệu USD.

    Kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 (từ 1/2/2016 đến 31/1/2017) khả quan hơn nhiều so với những lần xem xét trước đó đã giúp các doanh nghiệp tôm Việt Nam yên tâm đẩy mạnh bán hàng vào thị trường Mỹ trong thời gian tới, nhất là giai đoạn tập trung mua hàng từ các nhà nhập khẩu Mỹ phục vụ cho các dịp lễ Tết cuối năm, theo VASEP.

    Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng là một cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này do Mỹ áp thuế cao với các mặt hàng của Trung Quốc.

    http://ndh.vn/quy-iv-xuat-khau-tom-...gan-3-8-ty-usd-20181126120742698p150c170.news
  10. hoxunaquyet68

    hoxunaquyet68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/05/2010
    Đã được thích:
    5.803
    Tranh thủ nhặt dong thuỷ sản thôi anh em.
    MPC CAT CMX

Chia sẻ trang này