MPC - Vua tôm VN, tăng trưởng mạnh mẽ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi .bloomberg., 24/07/2018.

6879 người đang online, trong đó có 897 thành viên. 16:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 574646 lượt đọc và 3259 bài trả lời
  1. AUDI88

    AUDI88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/02/2011
    Đã được thích:
    1.355
    chia gì mà chẳng giảm, quan trọng là chia tiền tươi thì cổ phiếu không bị loãng, đó là cơ sở để cổ phiếu có thể tăng mạnh
    Đừng lăn tăn vài ba giá, bởi mai nó CE cái lên 51k ngay, kiểu gì cũng phải bằng VHC, tức gấp đôi giá bây giờ, mà là sàn Upcom biên độ 15% thì nhanh lắm
    CodongchienluocAlexDo thích bài này.
  2. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.873
    Cổ tức bằng tiền vừa là thực vừa là niềm tin của cổ đông vào DN và giúp cp tăng giá .
    Hơn nữa , mặc dù bị điều chỉnh giá khi chia nhưng giả sử trong một đk mà kg có thêm dòng tiền mới từ Tt và với dòng tiền nhận về từ cổ tức , nếu cđ lại tái đt vào DN và mua cp thì sẽ làm giá cp tăng . Còn DN kg chia cổ tức giá cp sẽ đứng yên tại chỗ :D
    Có thực mới vực được đạo . Theo mình thì cổ tức bằng tiền cao ổn định là tiêu chí rất quan trọng để nhà đt có thể nắm giữ cp lâu dài , thậm chí là ngay cả khi TT khủng hoảng nhưng DN làm ăn vẫn ổn và đủ sức chia tiền cho cổ đông bạn ạ . Nó cũng là điều mà cđ kg bán cp bằng mọi giá ( do TT giảm hay lái liếc làm giá cp giảm ) nên cp sẽ giữ được giá tốt vì nhà đầu tư vẫn có thể thu hồi vốn tốt mà kg cần người đến sau mua cp của họ .
    Vì thế , muốn nói gì thì nói , cổ tức TM cao và đều đặn luôn là một lợi thế của DN khi nó cho thấy DN có làm ra LN thật mới có tiền chia cho cổ đông chứ kg phải bút toán ảo bùa chú :p Và việc mua cp của những DN như thế kg phải là rezo sum game như nhiều người vẫn nói về đầu tư CK .

    Còn việc đt vào DN và nhận cổ tức bằng tiền có hiệu quả hay kg thì phải xét đến vấn đề định giá dựa trên lãi suất , CPI và tốc độ tăng trưởng của DN ...
    Ntkn238, thienquyen, AlexDo3 người khác thích bài này.
  3. ninjavn

    ninjavn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/08/2018
    Đã được thích:
    20
  4. newjerk

    newjerk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2017
    Đã được thích:
    1.028
  5. Haidangnguyen226

    Haidangnguyen226 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    11/07/2017
    Đã được thích:
    56
  6. AUDI88

    AUDI88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/02/2011
    Đã được thích:
    1.355
  7. thienquyen

    thienquyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2016
    Đã được thích:
    3.472
    hatmuasa2006 thích bài này.
  8. thienquyen

    thienquyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2016
    Đã được thích:
    3.472
    chính xác. ;)
    Binh Yen thích bài này.
  9. hatmuasa2006

    hatmuasa2006 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    29/10/2014
    Đã được thích:
    3.057
    duy nhât MPC được xóa hoàn toàn, các DN khác như FMC , THỦY SẢN SÓC TRĂNG THÌ TẦM 4% TÙY NĂM (Short list ngắn), còn số ngoài danh sách ngắn còn bị tận 25%, đối vơi ngành chế biến cứ thêm đươc 4% doanh thu thì cũng là mười mấy % lợi nhuận cả.
    Mình thích FMC giai đoạn trước , vì giá cp nó rẻ, chứ nó thu gọn thị trường xuất Mỹ mà đi vào chế biến với Nhật là vì không cạnh tranh nổi giá rồi . Tuy nhiên FMC rất tiềm năng với số vốn tương đối nhỏ nếu nó theo đuổi nuôi tôm CNC thì eps cũng rất cao nhưng anh Lực và anh Hưng có vẻ làm điều này chậm chạp và thận trọng ... Trong khi đó , không phải không có cơ sở khi a Quang khẳng định MPC là số 1 về kinh nghiệm nuôi trồng và xuất khẩu, mpc tham vọng điều tiết được thị trường tôm thế giới chứ không phải là chém gió đâu :)).
    Tất nhiên những loại DN mà cá nhân làm chủ như MPC thì tham vọng lớn và động lực theo đuổi lợi nhuận lớn, họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn những DN mà ban lãnh đạo được coi là BAN ĐIỀU HÀNH hơn là chủ DN như FMC - đề cao tính an toàn. Cái mà mình thích ở ngành tôm VN là lợi nhuận hứa hẹn cao từ nuôi tôm CNC , mà mình nhìn rõ sự quyết liệt và nắm thời cơ này ở MPC.
    Mình nghĩ là MPC sẽ sớm được mức LN trên 2.000 tỷ , dù có thể trễ hơn mức Chủ tịch Quang nêu ra trong 1, 2 quý ! Khi chu kỳ trổ biên lợi bị trễ, thì ai nghĩ ông ý "chém gió" cũng là bình thường, nhưng đầu tư dài hạn thì chúng ta không ngại!
    Binh Yen, thienquyenYeuCK thích bài này.
    thienquyen đã loan bài này
  10. thienquyen

    thienquyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2016
    Đã được thích:
    3.472
    ok. thanks b có nhận định ntn về tôm sinh thái tự nhiên camimex ko ?

    Lợi thế kép của Minh Phú

    [​IMG]

    Được Mỹ áp mức thuế POR12 bằng 0%, tôm Minh Phú thuận dòng chinh phục thị trường khổng lồ này.


    Được Mỹ áp mức thuế POR12 bằng 0%, tôm Minh Phú thuận dòng chinh phục thị trường khổng lồ này.


    Lũy kế 12 tháng đầu năm 2018, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) thu về kim ngạch xuất khẩu đạt 750,69 triệu USD (tăng 7%). Trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất, với giá trị xuất khẩu 305,69 triệu USD cả năm. Áp dụng chuỗi giá trị tôm khép kín, Minh Phú đầu tư từ R&D - trại giống - thức ăn - chuỗi cung ứng - vùng nuôi và cuối cùng là khâu chế biến và xuất khẩu. Tại thị trường Mỹ, với việc hưởng mức thuế suất tốt hơn các đối thủ, dư địa tăng trưởng của doanh nghiệp này được đánh giá là rất lớn.

    Năm 2019, ngành thủy sản Việt Nam sẽ phấn đấu đạt 10 tỉ USD giá trị xuất khẩu, trong đó xuất khẩu tôm đặt mục tiêu 4,2 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu. Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực năm 2019. Ngành tôm Việt Nam sẽ nỗ lực tạo đột phá xuất khẩu mạnh vào 28 nước ở châu Âu để tận dụng lợi thế thuế quan, khi EVFTA có hiệu lực với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD. Nhóm 4 thị trường còn lại gồm Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng dự kiến được đẩy mạnh tăng trưởng với kim ngạch cộng dồn đạt 3 tỉ USD.

    Trong đó, Mỹ được xác định là thị trường tăng trưởng chủ chốt của tôm Việt Nam.
    Nhằm đạt mục tiêu đó, ngành tôm cần phải lên kế hoạch giảm thiểu ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá cũng như sức ép giá thấp từ Ấn Độ bằng cách tăng dần xuất khẩu các mặt hàng giá trị gia tăng không bị áp thuế chống bán phá giá vào Mỹ.


    Theo tìm hiểu, trong đợt xem xét hành chính lần thứ 12 (giai đoạn 1.2.2016-31.1.2017), mức thuế chống bán phá giá POR12 cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm vào Mỹ là 4,58% (mức dự kiến sơ bộ là 25,76%), riêng Minh Phú được hưởng mức thuế suất tối huệ là 0%.

    Ý thức được sự giám sát liên tục và khắt khe của Chính phủ Mỹ, ban lãnh đạo Minh Phú đưa ra kế hoạch đầu tư khu nuôi tôm công nghệ cao 10.000ha, qua đó nâng tỉ lệ tự chủ nguồn nguyên liệu lên 30% vào năm 2020. Kế hoạch này dự kiến giúp Minh Phú kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn, việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu cũng trở nên dễ dàng, thỏa mãn những điều khoản của Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP).

    Về năng lực sản xuất, Minh Phú là doanh nghiệp đầu ngành với sản lượng tôm sản xuất hàng năm gấp 4-5 lần so với các doanh nghiệp cùng ngành, dựa trên so sánh với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm (niêm yết) như Sao Ta (FMC) và Caminex (CMC). Cụ thể hơn, Minh Phú sở hữu 2 nhà máy chế biến lớn là Minh Phú Cà Mau và Minh Phú Hậu Giang có công suất sản xuất 76.000 tấn/năm. Minh Phú đặt kế hoạch xây dựng mở rộng năng lực sản suất, gồm: mở rộng nhà máy Minh Phú Kiên Giang, nâng công suất từ 36.000 tấn/năm lên 66.000 tấn/năm; xây dựng nhà máy tôm tẩm bột công suất 40.000 tấn/năm, với vốn đầu tư 1.800 tỉ đồng.

    “Nguyên liệu chiếm 60-70% giá thành sản xuất của Minh Phú nên đầu vào là yếu tố sống còn”, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Công ty Minh Phú, cho biết. Minh Phú đang vận hành 2 loại vùng nuôi, gồm vùng nuôi công nghiệp và vùng nuôi sinh thái. Theo đó, vùng nuôi công nghiệp được đặt tại Lộc An (300ha, Vũng Tàu) và Kiên Giang (600ha). Nuôi bằng thức ăn tự nhiên, vùng nuôi tôm sinh thái 1 của Minh Phú có diện tích ước đạt 50.000ha.

    Theo báo cáo tài chính quý IV, doanh thu bán hàng năm 2018 của Minh Phú đạt 17.023 tỉ đồng (doanh thu năm 2017 đạt 16.954 tỉ đồng), lợi nhuận ròng ghi nhận 707 tỉ đồng (tăng trưởng 10%). Trong tương lai giá nguyên liệu đầu vào dự kiến giảm 30% so với năm 2018, sản lượng nuôi tôm kỳ vọng năm 2019 đạt 11.080 tấn với 558 ao nuôi và 3 vụ.

    Do việc tăng cường đầu tư, nhu cầu về vốn với Minh Phú có khả năng tăng cao. Do đó, doanh nghiệp này dự kiến sẽ có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược. Theo MBKE, MPC cũng thông qua phương án phát hành riêng lẻ 75,72 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Vốn điều lệ sau phát hành sẽ tăng lên 2.157 tỉ đồng. Dự kiến tiền thu được sẽ tập trung phát triển vùng nuôi 900ha với chi phí khoảng 1.000 tỉ đồng, bổ sung vốn lưu động và trả một phần nợ vay.

    Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019, Minh Phú đặt kế hoạch sản lượng xuất khẩu đạt 77.400 tấn, doanh thu xuất khẩu đạt 850 triệu USD và lợi nhuận trước thuế đạt 2.300 tỉ đồng. Về chiến lược đầu tư cổ phiếu, MBKE khuyến nghị, trong trường hợp vùng hỗ trợ quanh 45.000 đồng được bảo vệ thành công và thanh khoản có dấu hiệu gia tăng trở lại, có thể xem đó là tín hiệu mua vào trong ngắn hạn dành cho MPC. Tham chiếu ngày 25.3.2019, MPC được giao dịch quanh mốc 47.600 đồng/cổ phiếu.

    * Phân tích của Maybank Kim Eng chỉ có giá trị tham khảo




    hatmuasa2006, CodongchienluocBinh Yen thích bài này.

Chia sẻ trang này