MSR, trọng trách mang tầm thương hiệu quốc tế

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi damlong, 07/05/2016.

8614 người đang online, trong đó có 1073 thành viên. 14:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10088 lượt đọc và 139 bài trả lời
  1. trunglph

    trunglph Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    27.709
    3x là thế nào, có ít thì phải 7x nếu tungsten nó cứ tăng thế này chứ bác
    hình như cập nhật lúc 1h30 bác ah. mình không có nick nên ko xem trực tiếp được:D
    damlong thích bài này.
  2. ngoctrinhvip1

    ngoctrinhvip1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2015
    Đã được thích:
    12.460
    nó lên 3x lúc nào chả biết đâu, cứ tình hình thế này nhỏ lẻ bán sạch vào tay BB thì sau này ko có hàng mà mua
    damlongtrunglph thích bài này.
  3. trunglph

    trunglph Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    27.709
    Cho cái ảnh ngọc trinh tắm ấy mới xinh , cái chữ ký thế cổ không "nude" được đâu:D
    damlongngoctrinhvip1 thích bài này.
  4. ngoctrinhvip1

    ngoctrinhvip1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2015
    Đã được thích:
    12.460
    Nude thì nhanh ra lắm, cứ khởi động từ từ nó mới cứng và chắc, kéo dài đến điểm cực khoái và độ phê mạnh nhất.
    Bác thấy Nude nhanh lên 36.1 là xỉu ngay xuống 16 à? hehe
    damlongtrunglph thích bài này.
  5. damlong

    damlong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1.225
    Khi nhà nhà hô MSR xấu quá rồi, trông thế mà làm chẳng thấy lãi đâu, ts thừa nhiều quá chẳng biết bán cho ai, đang phá giá kìa, là lúc mấy con sói già bắt đầu dìm hàng, đánh xuống, gom cần mẫn, mua khi tin xấu nhất, kể cả bỏ tiền ra thuê mấy thằng bồi bút viết 1 bài lờ tốt, bêu xấu ( Miễn là dn k kiện được) trên Media . Rồi 1 ngày nào đó, 1-2 năm sau tin tốt rợp trời, sao MSR tốt thế ôi EPS những 15-20k cơ à, siêu siêu cổ đấy, lên 1 tr/ cp đấy, thì mấy sói già trên lại làm quy trình ngược lại, thuê mấy bồi viết pro vẽ ra viễn cảnh gấp 5-10 lần và xuống tàu dần.Nhiều người dự được điều ấy nhưng lại không kiên nhẫn hái được quả ngọt, với họ là mua vào T+ phải tăng giá và mỗi năm phải ăn rất nhiều vòng cơ, nên cứ thấy hô là mua và xả là chạy rào rào như vịt, cái vòng luẩn quẩn với tư duy ăn xổi làm biết bao kẻ sỹ ngã ngựa ngay trước cửa thiên đường, nhưng dẫu sao ck là cuộc chơi tâm lý, và T+ cũng là 1 phần trong số đó, làm nên hỉ nộ ái ố trong từng phút giây...
    04051961, pigbank, anf93 người khác thích bài này.
  6. 178ngogiatu

    178ngogiatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Đã được thích:
    960
    Chuẩn!
    damlong thích bài này.
  7. trunglph

    trunglph Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    27.709
    T+ hay chết là do thế, tôi mua cứ đến giá tôi định mới bán, xuống hay lên chưa đến giá mặc kệ trừ có thay đổi lớn.
    VD giá ks đảo chiều chẳng hạn hay như VNM tốc độ tăng trưởng đang trên 25% về lại nhỏ hơn 20% thì dù đang tăng cũng táng hết
    damlong thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Từ gần hai tháng nay, giới kinh doanh hàng hóa nguyên liệu thở phào vì giá trên nhiều sàn kỳ hạn có dấu hiệu phục hồi. Phải chăng giai đoạn khốn khó của thị trường hàng hóa đã qua, hay chỉ là một đợt điều chỉnh thoáng qua của các nguồn vốn trên thị trường tài chính.

    Ai thấy lên, ai nghĩ xuống?

    Trong thời gian ngắn, giá dầu thô từ 35 đô la Mỹ/thùng có lúc nhảy lên trên 45 đô la/thùng, giá kim loại vàng mới đây vượt ngưỡng tâm lý 1.300 đô la Mỹ/ounce, ngay như giá cà phê vối robusta, loại cà phê được Việt Nam cung cấp nhiều nhất trên thị trường thế giới, cũng từ dưới 1.400 đô la nay ngấp nghé 1.650 đô la/tấn...

    Ai cho rằng đợt tăng giá vừa rồi trên các sàn kỳ hạn hàng hóa chỉ là bước khởi đầu cho một đợt hồi phục lâu dài theo chu kỳ tăng giá, thì niềm tin ấy hoàn toàn phù hợp với cách nhìn lạc quan của Citigroup.

    [​IMG]

    Trong quá khứ, Citigroup đã từng đoán “trúng phóc” khi vào năm 2012, họ cho rằng một chu kỳ tiêu thụ hàng hóa đã “mãn nhiệm” và đến lúc giá hàng hóa phải thời đi xuống. Còn bây giờ Citigroup lại lý luận rằng giá trị đồng đô la Mỹ giảm cộng hưởng với tình hình kinh tế Trung Quốc đang lại mạch ổn định, đồng nghĩa với giá kỳ hạn hàng hóa đã chạm đáy.

    Giá hàng hóa nguyên liệu đang chực tăng sau năm năm liên tiếp giảm do nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc giảm và thị trường thế giới tràn ngập hàng hóa, nào là kim loại, ngũ cốc và nhiên liệu.

    Ngược lại, Goldman Sachs thấy đợt tăng giá lần này chưa phải là bền vững nhìn từ góc độ cung-cầu và lo lắng rằng chỉ nay mai đây thôi, quyết định tăng lãi suất căn bản đồng đô la Mỹ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ lại làm rung rinh các sàn kỳ hạn hàng hóa. Một khi có tin đồng đô la Mỹ tăng lãi suất, giá hàng hóa lại lục tục đi xuống cho mà xem.

    Còn người đầu tư, các quỹ đầu tư tài chính thì hết sức lạc quan với giá thị trường hàng hóa và họ đã đặt cược vào các sàn hàng hóa với một lượng vốn lớn nhất tính từ năm 2014 đến nay.

    Căn nguyên của giá tăng đợt này

    “Thị trường hàng hóa nguyên liệu đã xuống đáy, chớ có cái nhìn đơn giản như vậy”, bà Fiona Boal, Giám đốc nghiên cứu tại Quỹ Tài sản Fulcrum ở London, quản lý một nguồn quỹ chừng 4 tỉ đô la Mỹ, nói. “Có thể diễn giải rằng sau một thời gian giá tăng, người sản xuất đẩy mạnh khai thác và cung ứng, làm cung thừa và giá xuống thấp, thì bây giờ phải cắt hãm khai thác hầm mỏ, dầu thô kể cả phải giảm diện tích trồng trọt”. Ngọn nguồn giá tăng đợt này ở chỗ ấy.

    Chỉ số hàng hóa thương phẩm Bloomberg (Bloomberg Commodity Index - BCI), thước đo lợi suất của 22 sàn hàng hóa nguyên liệu cho thấy đã tăng đến 17% từ mức đóng cửa thấp kỷ lục vào ngày 20-1. Theo cách hiểu chung, nếu chỉ số này tăng được 20% thì quy ước gọi đấy là thị trường giá tăng (bull market). Đậu nành, kim loại vàng, bạc, dầu thô và cà phê đều đã qua ngưỡng ấy trong mấy tháng gần đây. Trong tháng 4-2016, chỉ số này cũng tăng thêm 8,5%, là mức tăng nhiều nhất tính từ năm 2010 đến nay.

    Các nhà đầu tư đã trút 18,3 tỉ đô la Mỹ vào các quỹ kinh doanh hàng hóa toàn cầu nhờ giá nguyên liệu vững trong năm 2016, dữ liệu tổng hợp của Bloomberg chứng minh điều ấy. Tài sản được đưa vào đầu tư cho các quỹ bảo vệ hàng hóa, quỹ kinh doanh hàng hóa và một số chỉ số khác đã báo lượng vốn giao dịch tăng lên 315 tỉ đô la Mỹ, là mức cao nhất tính từ tháng 5-2015, theo báo cáo tháng 4-2016 của Bloomberg.

    Thật vậy, chỉ riêng trong lĩnh vực khai thác dầu thô, khi giá dầu chạm mức thấp nhất tính từ năm 2003 đến nay, lượng giếng dầu thô còn hoạt động tại Mỹ đến hết tháng 4-2016 chỉ còn 332, là số thấp nhất tính từ tháng 11-2009 đến nay. Giá dầu thô rớt từ khoảng 108 đô la Mỹ/thùng vào năm 2014 xuống còn 26 đô la/thùng vào tháng 2-2016.

    Nguồn cung ứng kim loại đồng co lại. Tồn kho tại cả London, Thượng Hải và New York đã giảm 15% so với con số của tháng 3-2016.

    Về phía nông sản, mưa lụt tại Argentina và Uruguay làm giảm sản lượng đậu nành tại các nước Nam Mỹ. Các dự đoán sản lượng đậu nành toàn cầu mới đây giảm mất 6,6 triệu tấn so với dự đoán tháng trước. Hạn hán tại Brazil đe dọa sản lượng bắp, đường ăn, cà phê cũng có khả năng giảm do khô hạn tại Việt Nam, Indonesia, Ấn độ và Thái Lan.

    Giá tăng lâu bền? Còn tùy cách nhìn...

    Tuy nhiên, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs lại bóng gió cho rằng giá hàng hóa vẫn chưa chắc tăng do quyết định tăng lãi suất đồng đô la Mỹ của FED vẫn còn treo “3 cục” lủng lẳng trên các sàn hàng hóa, vốn rất nhạy cảm với chính sách tiền tệ Mỹ. Goldman Sachs nghĩ giá tăng lần này chỉ là một đợt hiệu chỉnh, mang tính ngắn hạn chứ vấn nạn thừa hàng hóa đến nay vẫn còn, đặc biệt dầu thô và thép. Goldman Sachs còn đoán giá dầu thô WTI trong ba tháng tới sẽ xuống còn quanh 40 đô la/thùng, trước khi lên lại mức 60 đô la/thùng trong 12 tháng tới.

    Các nhà phân tích tại Morgan Stanley vẫn có cái nhìn tiêu cực trên giá nhiên liệu. Mới đây họ nói rằng bức tranh “kinh tế vĩ mô làng nhàng thế này dễ kích một đợt bán tháo” và có thể làm giá dầu rớt đậm. Xuất khẩu dầu thô của Iraq lên cận mức cao kỷ lục trong tháng 4-2016, còn số liệu tồn kho dầu thô tại Mỹ ở mức cao nhất tính từ năm 1929.

    Tuy nhiên, các nước xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu thích cách nhìn theo hướng giá tăng của Citigroup hơn. Ngay thời điểm hiện nay, “luồng vốn đầu tư quay lại với các sàn hàng hóa nhanh hơn người ta tưởng”, David Wilson, nhà phân tích của Citigroup tại London, cho biết. Khi các quỹ đầu tư đặt cược nhiều vào các sàn kỳ hạn, giá đương nhiên tăng.

    Đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tính chuyện trữ hàng như cà phê, ngũ cốc, kim loại vàng bạc, sắt thép... Nhưng dù có tăng, giá kỳ hạn hàng hóa vẫn rất thất thường và đầy rủi ro vì yếu tố đầu cơ nhỏ lẻ từ Trung Quốc đang ảnh hưởng mạnh trên thị trường. Yếu tố đầu cơ từ các nhà đầu cơ nhỏ sẽ làm giá hàng hóa dễ mất phương hướng và chỉ làm lợi cho các tay đầu cơ cá mập!
  9. tay_ho

    tay_ho Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    18/07/2015
    Đã được thích:
    18.072
    Chuỗi ngày tăng giá MSR mới chỉ bắt đầu.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Liên doanh giữa H.C. Starck và Núi Pháo sẽ giúp hình thành dây chuyền tinh luyện vonfram tối ưu từ vương quốc Đức, xứ sở nổi tiếng với các công nghệ lẫy lừng như của xe BMW hay các dòng sản phẩm máy Bosch. Nhà máy này sẽ sử dụng công nghệ hiện đại đẳng cấp thế giới để sản xuất ra các sản phẩm hóa chất vonfram tinh chế từ nguyên liệu là quặng vonfram đã được làm giàu khai thác từ mỏ Núi Pháo. Sản phẩm vonfram sẽ có giá trị cao với hàm lượng tới 65%, vượt xa mức tiêu chuẩn của Chính phủ đưa ra cho việc xuất khẩu vonfram là 55%.

    Trên thực tế, các chuyên gia trong ngành đã nhận định rằng chỉ với nhà máy hiện tại mà Núi Pháo đang đưa vào hoạt động thì sản phẩm đầu ra của họ cũng đủ điều kiện xuất khẩu khoáng sản chế biến sâu. Tuy nhiên, việc thành lập liên doanh này là để mang công nghệ và kỹ thuật tối ưu trên thế giới vào Việt Nam nhằm tạo ra các sản phẩm vonfram có giá trị cao hơn, đồng thời đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm tinh luyện bởi H.C. Starck cũng sẽ bao tiêu phần lớn số lượng này.

Chia sẻ trang này