Mùa lá rụng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 18/07/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8080 người đang online, trong đó có 1056 thành viên. 11:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 103202 lượt đọc và 1011 bài trả lời
  1. cottages

    cottages Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Đã được thích:
    0
    He he, em có chút may mắn nghề nghiệp nên em đều đã được đến hầu hết những nơi như thế, nhưng nơi em đã đến thăm có thể kể tới: nghĩa trang TS, hàng rào điện tử Mac, NB đồng lộc ở hà tĩnh, các huyện tiền đồn như gio linh, vĩnh lĩnh, cồn tiên giốc miếu, thành cổ QT, có cái bến đò gì đó nữa ở quảng trị còn ác liệt hơn cái mẹ suốt ở quảng bình (cửa sông nhật lệ). Hôm đó em cùng hai bác cán bộ đi thực địa, leo mất đúng nửa ngày sau khi xe uoat éo đi đc nữa. Lên một đỉnh núi nhìn xuống cánh đồng phía dưới giờ đã là ruông lúa xanh tươi, nhưng đứng trên nhìn xuống mới thấy cánh đồng lỗ chỗ các "ao" nước trắng như tổ ong. Hỏi ra thì đấy là các hố bom cũ mà nó vẫn chưa bồi lấp xong. Trên đỉnh núi còn những vết hố bom cháy (em đoán thế) mà quanh miệng nó mọi thứ bị cháy sùi như viên gạch phồng bị nung quá lửa, đến giờ cỏ gianh cũng không mọc nổi.
    Hôm em vào khu vực hàng rào điện tử. Toàn bộ khu vực đó chỉ có sim mua lúp xúp, không có cây rừng gì. trên các quả đồi vẫn còn từng tảng bê tông lớn nằm rải rác, các mảnh kim loại rỉ sét, mẩu dây thep gai, ở đấy có thể dễ dàng lượm một đầu đạn rỉ nằm ngay mặt đất. Bác cán bộ bảo bên dưới những quả đổi này nghe đồn có một bệnh viện dã chiến ngầm của mẽo mà éo biết ở chỗ nào. Đi vào rừng thì thỉnh thoảng gặp những "lỗ" to do dân nhà mình đào được ...bom. Bác trưởng thôn bảo, ở đây, trâu bò "mất tích" là chuyện thường, hoặc đạp mìn hoặc sụt hố bom cũ không lên được.
    Lần khác em đi Kontum, là theo dân làm thuỷ điện sesan 3A (cái này giờ chắc xong rồi). Cái hồ tích của nó nằm đúng khu vực sa thầy là địa danh đã được nhắc đến trong chuyện "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh. Tây nguyên hùng vĩ nên dấu ấn của chiến tranh cũng mờ nhạt hơn. Chỉ có môộtcâu chuyện các bác kể là em còn nhớ mãi. Hôm động thổ làm lán trại ...các cụ nhà mềnh thấy 1 khu vực khá trống chải liền cho máy súc vào san ủi để làm lán công nhân. Xe vừa phi vào nghe phụp phát húc lên mấy cái thuỳ phuy bột trắng xoá. Éo ai bảo ai cùng nhau rút hết. Hôm sau lính hoá học vào xử lý. Từ đó rút ra bài học, cứ khu vực nào éo có câu rừng là chỗ đó có...chất độc da cam. :). Chỉ có điều, hơn 1 tuần nằm lán cùng các bác dân xây dựng, ăn cơm cùng các bác hay đùa, con cá này bọn anh bắt ở dưới suối đấy, mà nó to thật, cá quả toàn vài kg, éo biết có bị,,,da cam ko :)).

    Em cũng có may mắn được đến khe sanh - giờ đã thành khu kinh tế lao bảo. Dù các cụ kể đây là khu vực ác liệt nhất nhưng giờ đã thành các rẫy cafe và hồ tiêu xanh ngát. Có rảnh được hôm CN định vào khu vực sân bay ngó nghiêng nhưng cuối cùng lại hò nhau mò ra cửa khẩu lao bảo. Thành ra dấu ấn duy nhất là lúc đi qua làng vây còn ngó thấy cái ...xe tăng hỏng. Bác cán bộ bảo, hồi xưa cái (tượng đài) xe tăng quay sang lào, nhưng thế éo nào anh lào bảo éo được quay súng sang phía nó nên giờ quay lại vào trong như thế,..:). Ấn tượng thú hai là quân...buôn lậu thồ hàng đúng là éo khác gì TV quay ...:))
    Lạng Sơn, Bắc Giang và Hà Giang em cũng đã đi. Ở Lạng sơn thì dấu ấn chiến tranh vẫn khá rõ trên thực địa. Em vào rừng các huyện như văn lãng, đình lập, lộc bình...vẫn thấy đường hào ngoằn ngoeo trên các quả đổi. nhưng chiến tranh bộ binh nên nó cũng dễ xoá nhoà hơn. Năm ngoái có lên lại LS định vào cái pháo đài Đồng đăng nhưng thằng ku bạn ở đấy cũng éo biết nó ở chỗ nào, với lại trời cũng tối lại có trẻ con nên thôi. Hà giang em cũng đi các huyện như mèo vạc, đồng văn, hoàng su phì, và quản bạ. Cũng đi sâu vào các bản mất khoảng 1/2 ngày đường = xe cào cào (win tàu) nhưng không thấy dấu vết chiến tranh đâu cả. Có lẽ em không đến các khu vực như Vị Xuyên, dù có đi thanh thuỷ nhưng chỉ lớt phớt cửa khẩu nên cũng chả thấy gì. Ấn tượng duy nhât ở Hà Giang là tịnh không thấy bóng dáng hàng TQ. Một chị cán bộ sở bảo, ở đây dân rất gét TQ, có lẽ chiến tranh còn liên miên đến tận những năm 80.

    Phía trong kia thì cũng có đi củ chi và khu vực tinh biên, châu đốc giáp cambôt, nhưng nói chung là ko có âấn tượng gì.

    Túm cái váy lại thì em thấy choáng nhất vẫn là quảng trị, nhìn cái thành cổ (mấy cái mảng tường nó còn giữ lại đạn chi chit như tổ ong đủ các cỡ), cái nghĩa trang TS như cụ không quần nói, và cái vùng hàng rào điện tử là khiếp nhất.
  2. Immortal1982

    Immortal1982 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Đã được thích:
    1
    thế bác đang sống độc lập hay là nô lệ thế? Độc lập kiểu đói ăn thế này thì độc lập làm gì, thà có anh Mẽo bảo kê còn ngon hơn gấp vạn, vì bọn khốn nó lo giữ ghế nên bỏ qua cơ hội anh Mẽo bao bọc rồi, nhục lắm thay
  3. Dongnat_Online

    Dongnat_Online Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Thật ra tinh thần tự hào dân tộc thì đất nước nào cũng có.
    VN mình cũng mạnh đấy chứ.[};- Nhưng bị định hướng do ...thôi ếch chém.
    Chém thằng Triều Tiên vậy. Mệ cái Đảng của nó làm dân ngu...
  4. quynhpm

    quynhpm Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Đã được thích:
    1
    Tôi cũng đi Hà Giang rồi, dân ở đó đúng là ghét tq lắm, họ còn kể thời chiến thỉnh thoảng lại thấy xác quân tq trôi sông về, nhìn trắng nõn, ko biết có đúng ko. Ở Hà Giang 1 tháng nhưng ko đi được Đồng Văn, Mèo Vạc giờ tiếc quá. Tôi đã qua cửa khẩu mấy bố thổ đẫn đi họ nói đùa để e táng cho thằng gác 1 phát rồi chạy về VN nó đếch làm gì được đâu
  5. cottages

    cottages Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Đã được thích:
    0
    Em có ông anh (ruột) là lính hai quần, ông này đã hai lần ở TS, 1 lần ở Song Tử tây và một lần ở TS lớn hay sao ý. Giờ ở trong bờ nằm CR ở một cái tàu huấn luyện thuộc trường sqhq. Năm kia em vào CR chơi. ông này dẫn lên cái chùa gì trên một hòn núi nhỏ ở Ba ngòi nhìn vào trong quân cảng thấy tàu chiến đậu cũng hoành phết. Em dùng con máy lởm rum vào chụp được mấy quả ảnh mà éo để ở máy tính này. không thì cũng post len cho các bác ngắm hàng :)). Em mới đổi chữ kí ..hehe
  6. treconlonton93

    treconlonton93 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    0
  7. thanh_cx

    thanh_cx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    269
    Hôm nay 27/7, chúng ta tri ân đến tất cả ngững người đã hy sinh xương máu của mình vì mảnh đất Việt Nam thân yêu của chúng ta, bất kỳ họ là ai, họ hy sinh trên mặt trận nào, máu của họ đã tô thắm lên truyền thống ngàn năm văn vật. Dù lịch sử có phán xét thế nào thì tất cả những người đã hy sinh vì mảnh đất hình chữ S này mãi mãi sẽ được người dân VN vinh danh.

    Nhân các cụ trong Topic này đề cập đến chuyện các nghĩa trang liệt sỹ ở phía Bắc hay miền trung. Tôi đã đi khắp từ miền Băc tới miền Trung, đi qua những Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên, Tây nguyên... rồi đến Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, QUảng ninh. Đâu đâu cũng có những Nghĩa trang liệt sỹ từ xã huyện đến tỉnh rồi cả nghĩa trang quốc gia. Nhìn mỗi nấm mồ là 1 sự hy sinh, nhưng từ đáy lòng mình tôi thấy sự hy sinh của các chiến sỹ ở các chiến trường miền trung những năm 60-70 của thế kỷ 20 là đáng buồn nhất, vì họ đã hy sinh dưới chính họng súng của người Việt Nam, nói đúng hơn các chiến trường này là nồi da nấu thịt hay huynh đệ tương tàn. Thật đau buồn khi phía bên này là thì tung hô chiến thắng, còn phía bên kia lặng lẽ đìu hiu, thân xác họ thậm chí còn không yên khi đã ngã xuống.

    Trong khi đó, những nấm mồ của các chiến sỹ đã hy sinh anh dũng trước họng súng của giặc ngoại xâm thì hương lạnh khói tàn. Các bạn cứ đến Hà Giang, Cao Bằng .... mà xem, có chăng chỉ là những ngôi mộ được xây cất nên 1 cách vội vàng, cẩu thả.

    Vì vậy, trong mỗi chúng ta đây, nếu có điều kiện lên vùng miền núi phía bắc các bạn hãy vào các nghĩ trang, bớt chút thời gian thắp cho các chiến sỹ của chúng ta đã hy sinh tại các chiến trường năm 1979, 1982, 1988,1989, 1990, 1991 một nén hương với lòng biết ơn thành kính và đầy sâu sắc. Âu đó cũng chỉ là việc chúng ta có thể làm được bằng sự tri ân chân thành của mỗi người dân VN đối với những người đã đổ máu vì dân tộc VN của chúng ta!
  8. ssvn.vn

    ssvn.vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2012
    Đã được thích:
    12
    Các cụ có nghe câu khẩu hiệu này: "Lực lượng ******* chỉ biết còn Đ còn mình".
  9. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Nó chả trương quả biển to tướng ở Yết Kiêu đó, sau đó bà con nhà mình post đầy trên mạng :D
  10. cottages

    cottages Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bác LTH này mới nhớ. Ông anh làm về phòng hoá (huấn luyện chiến tranh phòng hoá học cho HQ) khi đóng quân ở đảo thì cũng nhàn. Vì huấn luyện sử dụng vũ khí trang bị thì nó cũng chỉ có kỳ. Còn lại thì loanh quanh đi câu cá, bắt cua ...Mỗi một cái là đảo éo có đủ rau xanh. Chín thằng đi đảo thỉ 11 thằng bị...trĩ (xl các bác, hơi mất lịch sự nhưng đó là sự thật) vì éo i được. Lúc về đất liền có thời gian người xanh như tàu lá mặc dù ông này khoẻ nhất trong mấy anh em nhà em. Sau phải cắt thuốc bắc nam éo gì đấy cả năm mới khỏi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này