Mùa lá rụng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 18/07/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7508 người đang online, trong đó có 1044 thành viên. 09:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 103197 lượt đọc và 1011 bài trả lời
  1. fanmatic333

    fanmatic333 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Đã được thích:
    296
    Nói thật với các cụ, nếu không quán triệt như thế, không dựa vào nhau như thế thì Chỉ có cạp đất ra mà ăn [r23)]

    [​IMG]
  2. buz_buzz

    buz_buzz Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2012
    Đã được thích:
    397
    Đây, hàng khuân vác, đọc xong rất khó tả, em mời các cụ FEEL!!!

    'Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa'
    Nhân ngày Thương binh - liệt sỹ 27/7, Infonet đã nhận được một bài viết rất cảm động của độc giả Lê Thị Hương (25 tuổi, Chí Linh - Hải Dương) chia sẻ câu chuyện về người bố là thương binh hạng 2/4 của mình, bác Lê Anh Tuấn (nhập ngũ lần đầu năm 1974, lần 2 năm 1978, tham gia chiến đấu và bị thương ở chiến trường Campuchia). Bài viết còn là những suy nghĩ rất thật, rất chân thực về chiến tranh của một người trẻ tuổi, người chưa hề biết thế nào là chiến tranh. Hiện bài viết đang lan truyền rất nhanh trên cộng đồng mạng và gây xúc động cho nhiều người.

    [​IMG]
    Lê Thị Hương - Tác giả của bài viết đã gây xúc động mạnh trên cộng đồng mạng trong những ngày qua. (Ảnh do tác giả cung cấp)



    Bố em, 18 tuổi vào bộ đội. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa "đi B". May mắn thay, bố chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.
    Tháng 8/1978, chị cả em ra đời, sau đó chỉ một tháng, chú Tư - em trai ruột của bố em, có lệnh gọi nhập ngũ. Chú vừa nhát vừa hiền, lại vừa cưới vợ nên bố xin đi thay chú. Đất nước đang cần người đã có kinh nghiệm, đơn tình nguyện của bố được chấp thuận ngay. Mẹ em, chị và ông bà tiễn bố lên đường.
    Vài tháng sau, bố đi K (chiến trường Campuchia). Chuyến tàu đưa bố đi từ ga Hải Phòng, đơn vị bố có hơn 40 người Hải Phòng, vào đến Quảng Trị còn 14 người. Họ nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng nhưng đi K thì khác.
    Thời gian đầu còn có chút tin bố về nhà, càng về sau càng biền biệt. Mấy năm sau có giấy báo tử gửi về, bà nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được.
    Mẹ ôm chị gái em từ căn nhà riêng về ở với ông bà vì chị ốm quá, lên sởi mủ xanh mủ vàng đã có lần thiếp đi, chú mang ra góc giường đặt, mẹ khóc ngất, bỗng thấy cánh tay chị vời lên, mẹ lại ôm chị, chăm nuôi bú mớm. Những năm tháng ấy, bố vẫn biền biệt bên kia, không hay biết gì về tình cảnh bi đát của con thơ, mẹ già.
    Rồi bố bị thương trong một lần đi họp giao ban buổi tối: đạp trúng mìn, bàn chân dập nát, đồng đội đưa về trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế đến không kịp, bác sĩ y tá cưa chân cho bố, cưa sống, đồng đội hát quốc ca bao nhiêu vẫn không át nổi tiếng gào thét. Rồi 2 ngày sau bố mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng, lần này nằm viện, cưa thêm một lần nữa vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều dưỡng thêm vài năm nữa 1/3 chân phải của bố đã không còn, một mảnh đạn găm ở đùi và hai tai bị điếc nhẹ. Bố về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65%. Nhưng còn về được đã là đại phúc cho cả nhà mình, bố kể hồi mới sang được 1 tháng, chính tay bố đã phải gói hài cốt của bạn mình để trực thăng mang về.
    Ngày bố về, nét mặt dữ dằn hơn, những cơn đau mê sảng thỉnh thoảng vẫn trở lại, chị em nhất định không nhận bố vì sợ cái nạng và cái chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của chị, cháu ngoại của bố, mỗi lần nhìn cái chân ấy nó đều khóc thét. Bố mất cả tháng giời chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ. Đúng, em là gái, em chỉ nhìn những thứ xung quanh mình, em nhìn thấy chiến tranh và hậu quả của nó trong suốt 18 năm sống bên bố, những lần sợ hãi đến run rẩy khi bố em mắt vằn tia máu lên nóng giận vì những điều không lớn lao gì, khi bố em những đêm rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn trong người, khi bố em có những lần đi xe máy hơi quẹt xe đã ngã vì không thể dùng chân giả mà chống như người ta được.
    Bố em chưa một lần than vãn gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố, bố vẫn bươn trải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành. Em nhớ mãi một lần lớp 11, em học kém bị bố đánh, đánh xong bố nói rất nhiều, nhưng có một câu em không thể nào quên được, bố bảo: "Chị em chúng mày đang đi học bằng tiền xương máu của tao đấy con ạ". Đúng, chúng em từ Cấp 1 cho đến hết Đại học đều được miễn học phí vì bố là thương binh.
    Bao nhiêu năm em sống trên đời là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố em từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về. Có đôi lần ai đó nói đến chiến tranh, mẹ em chỉ lơ đãng nói một điều: "Kể cả có chiến tranh, thằng HA (em trai em) nhà này cũng không bị gọi đi nhập ngũ đâu, nó con một, bố lại thương binh yếu đuối thế kia".
    Các bạn có thể cười rằng mẹ suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ, nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào. Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc thế nên, còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ.​
  3. Peerless

    Peerless Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2011
    Đã được thích:
    96
    Câu cuối có nghĩa bọn nó muốn làm gì thì làm???
    :-o:-o:-o:-o:-o:-o
  4. mrking164

    mrking164 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    2.159
    Triều Tiên nó sắp đổi mới rồi nhé, chưa biết thằng nào ngu hơn đâu =))
  5. buz_buzz

    buz_buzz Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2012
    Đã được thích:
    397
    Hẹ hẹ, có cương cũng ek tự cương được cụ nhá, nói chung có bệnh phải vái tứ phương, cùng quá thì đành phải... Ngộ sát:((:((>:)>:)
  6. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Iem nghĩ ko phải, cố mà gìn giữ thôi, chứ cố quá thì lại quá cố, còn đến lúc phải oánh thì lại chiến thôi! Lo nhất lớp trẻ bây h không còn ý chí chiến đấu để giữ gìn biên cương lãnh thổ của Tổ quốc!
  7. Peerless

    Peerless Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2011
    Đã được thích:
    96
    Bây giờ cái câu hỏi chiến đấu vì cái gì chắc chả ai trả lời được!!!
    [:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  8. Dongnat_Online

    Dongnat_Online Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Thôi thì ngu như nhau cho đỡ nhức đầu.=))
  9. cottages

    cottages Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Đã được thích:
    0
    HI hi, cái em H gì đấy thì cũng éo biết có thật không. Mà cũng có khi nếu là thật thì cái bài đấy cũng có khi được thằng cha căng chú kiết nào đó nó ấn vào tay bảo mày đăng đi cũng nên. Và nếu có người thật và có bài thâật thì các bác cũng phải biết là cái thằng TBT là thằng nào mà tự nhiên lại cho đăng cái nội dung đấy...

    Còn cái đoạn bôi đỏ đấy thì em hoàn toàn đồng ý. Các bác cứ húng quá nên éo tỉnh táo gì cả. Các bác cứ xem cái năm 1988 thì thấy, khựa nó bắn thì chỉ có phơi lưng ra mà hứng đạn thôi. Giờ thì cũng éo khác gì mấy. Mịa, tàu, lượn, cá chuối nó gấp cả trăm lần mình về số lượng, eó tính mức hiện đại cứ cho là hàng cùng cấp mà nó cứ chơi 1 đổi một cũng éo chịu được nhiệt rồi nên nó mà đã oánh là chỉ có đứt. Éo phải chém nhiều. Đấy là chém riêng về mặt quân sự thôi nhé.

    còn vì sao nó éo dám oánh là vì nhiều thứ khác, mà cái thứ khác đấy thì một số cái Vịt vẫn đang khai thác tốt.

    Còn khi mà khựa nó đã shoot thì lúc đấy mới buộc phải chiến thôi.

    Còn các bác éo phải lo chiện lúc đó Đ làm thế nào để kéo anh em ra đấy đâu. Em kể câu chiện thế này, một cụ lính (sĩ quan) già nói chiện với đám thanh niên (chuyện trà đá vỉa hè chứ éo phải hội họp j đâu nhá). Mấy chú tn mới bẩu giờ đánh nhau thì éo có đứa nào ra trận đi lính. Cụ già cười tủm tỉm bảo ấy chớ. Thế giờ đặt ở địa vị của cháu, nếu nó đến nhà cháu đánh chết mẹ cháu, híp vợ hay em gái cháu,...thì cháu có để yên không? he he, ...đúng là cụ già thâm thuý thật.
  10. duyetdaigia

    duyetdaigia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    529
    Quần đảo Hoàng Sa do TQ chiếm giữ từ năm 1974, thời kỳ đó TQ chiếm giúp phía VN rồi gữ luôn. Hiện tại quần đảo Trường Sa có 6 nước đang chiếm giữ, mỗi nước có vài đảo, trong đó VN nhiều đảo nhất (VN có 21 đảo, trong đó có 9 đảo nổi).
    Hiện tại TQ đang dồn lực để trang bị cho Biển Đông (được thể hiện trong Nghị quyết của QH TQ năm 2012). Về tiềm lực quốc phòng TQ chẳng thua 1 nước nào cả, kể cả Nga và Mỹ.
    Biển Đông có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế và quốc phòng. Là 1 trong 10 biển và vị trí lớn, quan trọng bậc nhất toàn cầu. Các nước lớn như Nga và Mỹ mặc dù chẳng có chút liên quan gì nhưng đặc biệt quan tâm tới các vấn đề về Biển Đông.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này