1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Mua - mua dần cho dài hạn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 13/02/2013.

4610 người đang online, trong đó có 355 thành viên. 22:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 63300 lượt đọc và 483 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Năm 2013, Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại kỷ lục 12,5 tỷ USD
    10.04.2013, 08:27 AM
    [​IMG]
    Cơ hội giao thương - Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2013 vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 9/4 dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 5,2% trong năm 2013 và 5,6% trong năm 2014, lạm phát dự kiến sẽ khoảng 7,5% vào cuối năm 2013, trước khi tăng lên dến 8,2% trong năm 2014.
    Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao
    Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 12%, cao hơn so với kết quả 8,9% đạt được trong năm 2012. Sau khi lạm phát tháng 3/2013 giảm xuống còn 6,6% so với cùng kỳ, Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm một số lãi suất, bãi bỏ các hạn mức về cho vay tiêu dùng, bất động sản và chứng khoán.
    Trong năm 2012, Chính phủ đã cải cách nhằm tăng cường hệ thống ngân hàng thông qua sáp nhập, tái cấp vốn, áp dụng các chuẩn mực an toàn quốc tế và cải thiện công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Một số ngân hàng gặp khó khăn về tài chính đã được sáp nhập. Tuy nhiên, tiến bộ trong việc giải quyết nợ xấu rất hạn chế. Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng giảm xuống còn 13,6% trong tháng 1/2013 so với 14,6% trong tháng 4/2012.
    ADB cũng dự báo, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 sẽ tiếp tục xu hướng tăng khi các nhà máy có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào sản xuất. Mặc dù vậy, nhập khẩu cũng sẽ tăng do cầu trong nước đang dần hồi phục và để cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất định hướng xuất khẩu. Nghiên cứu của ADB cho thấy, GDP tăng trưởng 4,9% trong quý I/2013 cao hơn một chút so với cùng kỳ năm trước, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) có xu hướng tăng nhẹ do số đơn đặt hàng tăng lên. Thặng dư thương mại dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 12,5 tỷ USD trong năm 2013 và thặng dư cán cân tài khoản vãng lai tăng trong năm nay trước khi giảm nhẹ trong năm 2014 do nhập khẩu tăng tốc song song với tăng trưởng GDP.
    Đẩy mạnh tái cơ cấu và cải thiện môi trường kinh doanh
    Các chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế Việt Nam ổn định trong năm 2012 nhờ việc thắt chặt chính sách trước đó đã kiềm chế lạm phát và cải thiện cán cân thanh toán. Tăng trưởng kinh tế chậm lại dẫn đến việc nới lỏng chính sách tiền tệ vào năm ngoái, song hoạt động tín dụng vẫn hạn chế do sự không rõ ràng về tài chính của các ngân hàng.
    Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam - ông Tomoyuki Kimura – cho rằng, Chính phủ cần có một cách tiếp cận có tính chiến lược và có lựa chọn đối với việc tái cơ cấu các DN nhà nước vì không thể thực hiện tất cả cùng một lúc. Những năm gần đây, tiến trình cổ phần hóa đã chậm lại. Nhiều DN nhà nước đã mắc nợ nhiều khi đầu tư vào các lĩnh vực không liên quan đến ngành kinh doanh cốt lõi của mình. Theo đánh giá của ADB, điều này sẽ khó tập trung hỗ trợ cho viêc tái cơ cấu DN nhà nước nếu chưa có các chương trình hỗ trợ và đào tạo lại cho người lao động bị mất việc làm.
    Nhằm thu hút vốn và kinh nghiệm chuyên môn từ nước ngoài, Chính phủ dự kiến sẽ tăng mức trần sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng trong nước bởi một tổ chức đầu tư từ 10% lên 15%, và lên đến 20% đối với các nhà đầu tư chiến lược. Đồng thời, cho phép tổng vốn nước ngoài trong các ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu được vượt quá 30%.



    Thúy Ngọc

    http://cohoigiaothuong.com.vn/chi-t...at-muc-thang-du-thuong-mai-ky-luc-12-5-ty-USD-
  2. EDS.COM

    EDS.COM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2012
    Đã được thích:
    6.296


    Nợ công, theo chuẩn quốc tế, chắc phai 120 % GDP đấy em Phương ơi. :-??
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Rất buồn cười với nhiều bác thích lập nick với chủ đề Alan Phan kể cả hiệp hội BDS ....nhưng có mấy ai biết đâu Alan Phan lại vừa lỗ vàng sặc tiết

    TS Alan Phan: "Vàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư"

    "Bốn năm nay, vàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của tôi" - đó là quan điểm của TS Alan Phan về việc đầu tư vào vàng.
    Nhiều người cho tôi một biệt danh mới, “Goldfinger” (nhân vật xấu của phim James Bond 007 có cùng tên). Các nhà phân tích thì bài bác chiến thuật này, cho rằng, vàng không thể mang lại lợi nhuận tốt hơn chứng khoán hay bất động sản khi đầu tư lâu dài (hơn 2 năm). Họ lập luận rằng, xét thuần túy về mặt kinh tế, vàng không đóng góp gì vào GDP hay thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, trong trường đua thế giới, con ngựa “vàng” của tôi đã qua mặt mọi đối thủ nặng ký, từ chỉ số Dow Jones đến các bản tệ và mọi loại hàng hóa. Sau 4 năm, kể từ lúc tôi mua vàng ở giá 600 USD/oz, nay giá vàng đã là 1.800 USD/oz. Theo tôi, giá vàng sẽ có thể lên hơn 2.500 USD/oz vào cuối năm 2012.ffice:eek:ffice" />Để hiểu vì sao giá vàng tăng nhiều và nhanh như vậy, phải hiểu rõ lạm phát. Trong lịch sử, lạm phát là một danh từ chỉ sự lên giá của hàng hóa. Ít chuyên gia tài chính nào muốn nói lên lý do thực sự gây ra lạm phát. Họ cho rằng lạm phát trong nước là do lạm phát toàn cầu, vì những nhà đầu cơ, vì thiên tai, vì niềm tin của người tiêu dùng, vì sản xuất sụt giảm... Thậm chí, số liệu thống kê còn được bẻ cong để họ có thể tuyên bố là lạm phát chỉ vài ba phần trăm mỗi tháng, không gì quan trọng. Họ không muốn đề cập tới một nguyên nhân rất quan trọng là: Lạm phát là do đồng tiền mất giá.Và hai lý do gây ra tình trạng này cũng rất đơn giản: một, sự vay mượn để tiêu xài của ngân sách quá cao so với thu nhập qua thuế và đầu tư; hai, việc in tiền bừa bãi làm tổng cung tiền tăng lên.Khi tiền mất giá, người ta đổ thừa do người dân mất niềm tin vào đồng nội tệ khi kinh tế vĩ mô bất ổn. Kỳ thực, người dân rất khôn ngoan. Họ không tin vào những chuyện không có thực. Hay, nếu nói sự tăng giá hàng hóa là do đầu cơ, thì tôi không nghĩ là ai có đủ tiền để kinh doanh lâu dài theo chiến thuật này, trừ khi họ biết chắc là đồng tiền càng ngày càng mất giá.Khi tất cả các đồng tiền đều mất giá, nhất là USD, thì vàng sẽ lên giá. Điều đó không bao giờ thay đổi. Nếu lấy vàng làm bản tệ (kim bản vị) và nhìn lại mấy chục năm qua, ta mới thấy trong thực tế, hàng hóa đã xuống giá vì cung vượt cầu, nhất là thời điểm Trung Quốc trở thành “cơ xưởng của thế giới”.Trong một bài viết ba năm trước đây, tôi có so sánh giá cả hàng hóa và vàng. Lần đầu tiên tôi qua Mỹ vào năm 1963, giá vàng là 35 USD/lượng. Một chiếc xe Mustang mới của hãng Ford có giá 3.300 USD, tức khoảng 100 lượng vàng; giá một căn nhà trung bình là 14.000 USD hay khoảng 400 oz vàng; giá 1 ổ bánh mì là 22 cents (1 oz vàng mua được 150 ổ bánh mì). Năm nay, giá vàng lên 1.800 USD/oz, tôi có thể dùng 100 oz để mua 6 chiếc xe Mustang; mua một căn nhà trung bình sẽ tốn khoảng 230.000 USD, tương đương 130 oz vàng thay vì 400 oz; còn với 1 oz vàng tôi sẽ mua được khoảng 1.300 ổ bánh mì. Có nghĩa là, trong khi tiền USD mất giá trầm trọng, mãi lực của tôi lại gia tăng đáng kể so với số vàng tôi giữ suốt 48 năm qua.Trên thế giới, lượng vàng lại hữu hạn. Năm 2007, theo National Geographic, chỉ có khoảng 161.000 tấn vàng đã từng được khai thác. Lượng vàng khai thác qua từng năm tương đối bền vững, nếu tính theo nhu cầu. Năm 2010, toàn thế giới khai thác được 3.859 tấn vàng, nhu cầu mua vàng là 3.754 tấn. Sự cân đối cung cầu và giá trị gần như bền vững này đã khiến giá vàng không biến động nhiều. Mọi biến động về giá vàng thực sự phát sinh từ sự biến động của USD và các bản tệ khác.Không như tiền giấy, cổ phiếu, trái phiếu, vàng là một ốc đảo thanh bình trong bão tố. Bởi không ai “in” ra vàng được hay dùng các thủ thuật chi phối của thế giới “ảo” nên vàng thực sự là một kênh phòng thủ an toàn. Ai đọc lịch sử đều nhớ chuyện lạm phát phi mã do tiền giấy hạ giá, như đồng Mark thời Weimar của Đức, như đồng yuan của Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch, như đồng peso của Argentina trong 50 năm qua, như đồng dollar của Zimbabwe (mất giá kỷ lục khi rớt 11 triệu phần trăm trong 1 năm). Suốt 5000 năm lịch sử, vàng không bao giờ mất giá. Tôi yêu vàng là vì vậy. http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=43377

    Một câu chuyện khá khôi hài trong lịch sử tài chính thế giới là việc ông Gordon Brown khi còn là Bộ trưởng Tài chính đã quyết định bán hơn nửa số vàng dự trữ của Anh (415 tấn) vào năm 2000 với giá trung bình là 276 USD/oz, đem về cho nước Anh hơn 4 tỷ USD. Ý định của ông là hạ giá vàng thế giới và giữ giá trị đồng bảng Anh. Sau 4 tháng, đồng bảng Anh tiếp tục sụt giá, còn giá vàng thế giới lại tăng 25%, làm Anh mất hơn 3 tỷ USD trong giao dịch này. Nếu là một nhà đầu tư tài chính, ông Brown sẽ mất việc ngay lập tức. Nhưng vì ông là chính trị gia, nên ông Brown không những không bị sa thải mà sau đó còn đắc cử Thủ tướng với biệt danh “ Gold Brown (vàng)”.
    Theo một báo cáo của Thụy Sĩ, trong vòng 3 năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 200 tấn vàng, với giá trung bình 1,200 USD/oz, thu về được 8,4 tỷ USD. Trong khi đó, nếu vẫn giữ số vàng này thì giá trị hiện nay là 12,7 tỷ USD (với giá 1,800 USD/oz). Tính ra, mức thiệt hại của Việt Nam từ việc mua cao, bán thấp này là 4,3 tỷ USD. Tôi không biết quyết định này gây thiệt hại trực tiếp đến những ai, nhưng đây là một sự thất thoát kỷ lục so với con số GDP nhỏ nhoi của Việt Nam, hơn 4% GDP.
    Vì vậy, tôi sẽ vẫn cứ còn giữ vàng!

    Theo - Doanh Nhân


    http://www.dvsc.com.vn/TinTuc/TinKi...trong-lon-nhat-trong-danh-muc-dau-tuquot.aspx
  4. JanisJoplin

    JanisJoplin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Đã được thích:
    5.390
    thằng Ăn Ph ân này chém giỏi hơn cả Ép bác nhỉ:))
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Lại một TS vẹt phát biểu

    Thứ 6, 19/04/2013, 09:02
    NHNN đang mơ hồ mục tiêu vàng miếng
    [​IMG]
    Đó là chia sẻ của chuyên gia tài chính - TS Ngô Trí Long về cách điều hành thị trường vàng sau các phiên đấu thầu vừa qua.

    Hôm qua (18-4) diễn biến giá vàng khá đặc biệt, nhất là vào buổi sáng khi mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước so với thế giới lên đến 7 triệu đồng/lượng. Vấn đề được đặt ra là tại sao qua các phiên đấu thầu với một lực cung không nhỏ vàng miếng ra thị trường, mức chênh lệch lại càng xa nhau?
    Cao hơn thế giới 7 triệu đồng
    Vào lúc 16 giờ 35 hôm qua, giá vàng miếng SJC tại TP.HCM tăng thêm 150.000 đồng/lượng so với phiên buổi sáng. Giá giao dịch bán ra ở mức 41,4 triệu đồng/lượng, mua vào 41 triệu đồng/lượng. So sánh với giá vàng thế giới cùng thời điểm mức 1.396,7 USD/ounce, giá vàng trong nước cao hơn khoảng 6,2 triệu đồng/lượng. Trước đó, khi mở phiên giao dịch lúc 8 giờ 40, giá vàng SJC tại TP.HCM mua vào - bán ra là 40-41 triệu đồng/lượng, tại Hà Nội là 40-40,02 triệu đồng/lượng. Thời điểm này, giá vàng thế giới là 1.348,5 USD/ounce. Quy đổi ra giá vàng trong nước đã cao hơn thế giới tới 7 triệu đồng/lượng.
    Nhớ lại thời điểm ngày 26-2-2013, khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Công ty SJC ký kết hợp tác gia công vàng miếng, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch SJC, khẳng định: “Trong vòng một tuần sau lễ ký kết, giá vàng trong nước sẽ sát với giá vàng thế giới. Nguyên do trước đây nguồn cung của mình bị gián đoạn vì nhập siêu, chống lạm phát. Khi có nguồn cung, đặc biệt là có nguồn nguyên liệu từ NHNN do SJC gia công thì giá trong nước chắc chắn sẽ gần với giá thế giới”.
    Còn ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (NHNN), cho biết NHNN đóng vai trò là người kiến tạo thị trường, mua bán cuối cùng với mục tiêu như Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đặt ra là đảm bảo giá vàng trong nước bám sát giá vàng thế giới. Trước mắt, NHNN sẽ bán vàng ra thị trường thông qua cơ chế đấu thầu với mức giá sẽ được tính toán theo hướng giảm dần qua các phiên.​

    [​IMG]


    Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới qua chín phiên đấu thầu(mức cao nhất trong ngày). Đơn vị: Triệu đồng/lượng.


    Ảnh: HTD. Đồ họa: HHTT

    Lời khẳng định của hai vị trên hiệu quả đến đâu chưa rõ nhưng tính đến ngày 18-4, qua chín phiên đấu thầu, NHNN tung ra thị trường gần 10 tấn vàng, một khối lượng không nhỏ nhưng khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới càng ngày càng giãn ra. Tại phiên đấu thầu đầu tiên ngày 28-3, giá vàng trong nước và thế giới chênh nhau khoảng 2,6 triệu đồng/lượng còn đến nay mức chênh lệch đã trên 6 triệu đồng/lượng, dù giá vàng trong nước liên tiếp có chiều hướng giảm.
    Dân thiệt, NHNN lãi
    Chuyên gia tài chính ngân hàng - TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng hầu hết số vàng trúng thầu vào tay ngân hàng thương mại nên nguồn cung ra thị trường vẫn eo hẹp. “Khi giá vàng giảm, người dân theo tâm lý sẽ đi mua vào, nhu cầu vàng đẩy lên cao trong khi cung không đổi, giá đương nhiên sẽ đẩy lên. Khi nào cung - cầu trong nước gặp nhau chừng đó giá mới ổn định” - ông nhận xét.
    Còn chuyên gia tài chính TS Ngô Trí Long nhận định: NHNN đang mơ hồ về mục tiêu điều hành thị trường vàng.
    Để làm rõ hơn, ông Long dẫn chứng việc NHNN không thống nhất quan điểm điều hành. Trước Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời: “Nếu để giá vàng trong nước liên thông giá vàng thế giới có nghĩa là chúng ta lại chấp nhận một thị trường đầu cơ về vàng. Cho nên không có việc liên thông với vàng thế giới”. Trong khi đó, mới đây Vụ trưởng Vụ Ngoại hối Nguyễn Quang Huy lại bảo mục tiêu là bình ổn thị trường không bình ổn giá vàng.
    Theo quy luật điều hành hàng hóa, giá là hệ quả của mối quan hệ cung cầu, thông qua giá để biết thị trường biến động ra sao. Nghị quyết 13 có nêu: Khắc phục bất cập trong quản lý, ổn định thị trường vàng trong nước, liên thông với giá vàng thế giới, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân.
    Ông Long đánh giá cách điều hành của NHNN là kiểu “một mình một chợ” và nặng hành chính. “Đấu thầu để tăng cung nhưng lại không đạt được mục tiêu đề ra khiến chênh lệch giá vọt lên mức kỷ lục, tức là không ổn định được giá, mà không ổn định được giá đồng nghĩa không ổn định được thị trường”.​

    Theo vị chuyên gia này, nguyên nhân làm cho mức chênh lệch giá vàng đi lên là do không có ngân hàng trung ương ở nước nào lại vừa kinh doanh vàng rồi vừa quản lý. Mà NHNN đã kinh doanh thì không thể để lỗ nhằm đảm bảo dự trữ quốc gia. Khâu định giá và dự báo giá của NHNN thì không chính xác vì giá vàng luôn biến động khó lường. Cũng do sợ lỗ nên NHNN định giá sát với giá thị trường trong nước và xa giá thế giới. Ngoài ra, việc các ngân hàng thương mại gom vàng để tất toán trước 30-6 cũng ảnh hưởng đến cung cầu thị trường, tác động đến giá.
    “Qua các phiên đấu thầu có thể thấy người hưởng lợi là NHNN vì họ có toàn quyền trong điều phối. Theo thông tin nhận được thì NHNN lãi hơn 100 tỉ đồng. Các ngân hàng thương mại thì có cơ hội gom hàng tất toán trước thời hạn. Chịu thiệt vẫn là người dân” - ông Long nói.
    Để giải quyết các vấn đề trên, chuyên gia Ngô Trí Long đã đề xuất một số giải pháp. Cụ thể, NHNN không nên điều hành thị trường bằng hành chính quá nhiều, nên bỏ vai trò kinh doanh vàng và tạo cơ hội cho doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện. NHNN chỉ nên tập trung quản lý. “Việc NHNN chủ động tung vàng ra thị trường là trái với quy luật phát triển. Thế giới nay đã dùng chứng chỉ vàng tài khoản mà NHNN vẫn dùng vàng vật chất để điều hành. Vì vậy, NHNN hãy trả vàng lại đúng thị trường và thông lệ quốc tế” - ông Long kiến nghị.​
    Theo Trà Phương


    Thực chất NHNN có đầy đủ công cụ để điều tiết giá vàng nhưng hiện tại thì chưa cần thiết , vàng hiện tại ko đc khuyến khích tích trữ trong nền kt , hiện tại các NHTM đang có nhu cầu nhất định để kết toán sổ sach theo lệnh của NHNN nên đây là lệnh có thời hạn nên dù đắt hay rẻ thì NHTM cũng phải mua , còn người dân có tiền mua theo phong trào thì tùy họ ....nhưng chắc chắn rằng sau 30/6 sẽ có cái lệnh tăng giá trị cất giữ vàng tại các NHTM là cái chắc cũng như những khoản thuế nhất định lại áp đặc vào vàng thì sớm hay muộn họ cũng phải nôn tháo ra hết ...:))
  6. okesss

    okesss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/01/2013
    Đã được thích:
    5.794
    Vụ vàng chờ tháng 7 sẽ có câu trả lời
    Bán lúc này vẫn hời chán
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Hết lúa gạo , đường , cafe , cao su ...vàng rơi thẳng đứng ....ko ngoại trừ cả ngành chăn nuôi như thủy sản , tôm cá và heo , gà vịt ....
    Thứ 7, 20/04/2013, 21:08
    Ngành chăn nuôi điêu đứng vì dự báo kém?

    [​IMG]
    Giá lên xuống bấp bênh, người chăn nuôi bị lỗ nặng bởi một trong những nguyên nhân là công tác dự báo thị trường còn kém.

    Hiện giá lợn hơi chỉ còn trên dưới 37.000 đồng/kg, trung bình người chăn nuôi lỗ gần 10.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với gà lông, giá cũng giảm từ 10.000 đồng tới 12.000 đồng/kg. Giá sản phẩm chăn nuôi của chúng ta đang thấp hơn Thái Lan từ 5000-6000đ/kg; Trung Quốc gần 10.000 đ/kg. ​


    Khảo sát tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi Quốc gia thì sức mua lợn giống giảm 70% so năm ngoái. Hiện trung tâm còn hơn 10.000 con (cả lợn nái giống, lợn giống và lợn thịt) chưa bán được. Khó khăn chồng chất khó khăn, khi số lợn quá lứa tăng lên, sản lượng thịt thương phẩm cao thì càng khó xuất chuồng, khiến giá lợn hơi có thể sẽ tiếp tục giảm nữa.​


    Ông Lê Thế Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương cho biết:“Từ năm 2012, do ảnh hưởng của chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn và nền kinh tế suy giảm nên sức mua của người dân cũng giới hạn. Ngoài ra tình hình dịch bệnh trên đàn lợn vẫn xảy ra tại nhiều nơi, ít nhiều ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm. Nhiều thời điểm, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tương đối nhiều thì giá lợn cao lên nhưng một lúc nào đấy họ lại cấm không nhập nữa, làm giá lợn lại tụt xuống, nên cung-cầu vẫn không cân bằng được. Giá cả thị trường biến động liên tục”.
    Nguyên nhân của sự bấp bênh đó, là do chưa có quy hoạch phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Các trang trại quy mô lớn theo chuỗi khép kín từ chăn nuôi - đến chế biến trên cả nước mới chỉ chiếm 25%, phần lớn còn lại là trang trại nhỏ lẻ, manh mún. Hiện nay, ngoài tiêu thụ trong nước, thì chúng ta mới chỉ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chưa có khả năng đáp ứng cho các thị trường cao cấp hơn như Nhật Bản, Châu Âu. Vì vậy, khi thị trường Trung Quốc thu hẹp, giá sản phẩm chăn nuôi trong nước bị tác động, khiến cả người chăn nuôi và nhà quản lý đều bị động.
    PGS, TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam thừa nhận người chăn nuôi và cơ quan chức năng đều bị động khi những dự báo và giải pháp thị trường đều không đúng với thực tế. Các Bộ đưa ra dự báo trên cơ sở số liệu của Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, thống kê hiện nay lại dựa nhiều vào báo cáo từ cơ sở, mà ít có cuộc điều tra quy mô lớn nên nhiều khi chưa chính xác, nhất quán.

    Ông Nguyễn Đăng Vang dẫn chứng: Ví dụ như năm 2012 số liệu của tổng cục thống kê đưa ra là 730 ngàn tấn thịt gà, nhưng chúng tôi thống kê lại xấp xỉ 2 triệu tấn, bởi ngay thức ăn công nghiệp từ nhà máy đưa ra đã là 4,2 triệu tấn thì gà lông trắng mất khoảng 2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng, còn gà thả vườn là 2,7 kg thức ăn cho kg tăng trọng. Vậy theo số lượng thì riêng gà công nghiệp đã là trên 1 triệu tấn rồi chưa kể số lượng gà ri, gà thả, số lượng này khoảng 700 tấn nữa thì như vậy 2 triệu tấn hiện nay nhưng số liệu thống kê chỉ có 730.000 tấn dự báo thị trường không chính xác.
    Công tác thông tin, nghiên cứu, dự báo thị trường, quy hoạch của ngành chức năng còn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp nên người chăn nuôi thiếu thông tin cần thiết. Do vậy người dân chỉ biết chăn nuôi theo cảm tính, khi giá tăng thì tự phát tăng đàn, khi giá giảm thua lỗ thì phá bỏ chuồng trại, dẫn đến mất cân đối cung cầu. Vì vậy, theo PGS.TS Nguyễn Đăng Vang, muốn quy hoạch tốt thì cần phải có dự báo tốt và nâng cao công tác dự báo là việc làm cấp bách của các cơ quan chức năng hiện nay.
    Năm 2015, Ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ đứng trước thách thức rất lớn,bởikhi đó khối ASEAN trở thành một thị trường chung, các hàng rào phi thuế quan được dỡ bỏ. Lúc đó, nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi sẽ gia nhập thị trường Việt Nam, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ hết sức khó khăn. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác dự báo thị trường là yêu cầu cấp thiết để có định hướng phát triển chính xác, bền vững cho ngành chăn nuôi nước ta./.\
    Theo Hải Yến
    VOV
    http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lie...dung-vi-du-bao-kem-201304201838235009ca39.chn

    http://cafef.vn/nong-thuy-san/dua-hau-rot-gia-con-1700-dongkg-201304201838455031ca52.chn

    thật chẳng hiểu chính phủ nuôi và chu cấp đông đảo các chuyên gia như thế để làm gì ?...tiền CP có đáng để lãng phí thế ko?...có xứng đáng để tiêu tiền thuế của dân ?
  8. EDS.COM

    EDS.COM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2012
    Đã được thích:
    6.296


    Giải ngân hết tiền chưa? ;))
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    http://cafef.vn/doanh-nghiep/lap-quy-phat-trien-doanh-nghiep-nho-va-vua-2013042017564947017ca36.chn

Chia sẻ trang này