Mua - mua dần cho dài hạn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 13/02/2013.

5306 người đang online, trong đó có 511 thành viên. 18:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 63180 lượt đọc và 483 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Hi...chỉ một năm trước đây thì thằng TQ còn nhập thủy sản VN cạn kiệt khiến cánh báo chí lên tiếng rầm rộ ..thế thì ngày nay họ thế nào ? ...vậy về nguyên tắc cuộc chơi nếu ta ko nắm bắt nhanh thời thế thì chuyện rớt đài là đương nhiên và câu chuyện BDS ngày trước hay câu chuyện hôm nay thì PX cũng từng đề cập từ rất lâu rồi ....đây một xu hướng tất yếu mà ai chậm tất phải ôm hận

    Thủy sản Trung Quốc ngập chợ

    Thứ Hai, 06/05/2013 23:16
    Không chỉ nhập lậu gia cầm, các loài thủy sản như cá tầm, cá trê, cá lóc, ếch của Trung Quốc cũng đang gây nhiễu loạn thị trường nước ta

    Lực lượng chức năng từ các tỉnh biên giới Quảng Ninh, Lạng Sơn... đến thủ đô Hà Nội thời gian gần đây liên tục phát hiện, bắt quả tang các vụ nhập lậu thủy sản tươi sống từ Trung Quốc.
    [​IMG]
    Cá tầm được chào bán ở chợ Nghĩa Tân - Cầu Giấy chiều 5-5 với giá 165.000 đồng/kgffice:eek:ffice" /> Cá Trung Quốc “dán tem” Việt NamTheo khảo sát của phóng viên, cá tầm, cá lóc, ếch Trung Quốc hiện được bày bán rất nhiều trong các chợ ở Hà Nội. Tại chợ đầu mối Yên Sở, quận Hoàng Mai, cá lóc, ếch Trung Quốc có giá từ 70.000 - 75.000 đồng/kg. Sau khi phân phối về các chợ nhỏ, ếch và cá lóc nhập lậu được “dán tem” Việt Nam và đội giá lên từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Ở chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, vài cửa hàng kinh doanh cá tầm với giá bán khoảng 170.000 đồng/kg. Chúng tôi ghé vào một hàng cá, chị chủ hàng đon đả: “Mua cá tầm đi anh! Cá nuôi ở Sa Pa đấy, chỉ 165.000 đồng/kg”. “Cá tầm Trung Quốc sao lại đắt thế?” - tôi hỏi. “Làm gì có cá tầm Trung Quốc, ở đây chỉ bán cá của Sa Pa. Mấy hôm trước lễ 30-4, giá rẻ còn 140.000 đồng/kg nhưng giờ khan hàng nên giá lên rồi” - chủ hàng tỏ vẻ bực bội. Chị Dung (ngụ phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) sau một hồi mặc cả đã quyết định mua con cá tầm 2,5 kg với giá 400.000 đồng. “Cũng có nghe về cá tầm Trung Quốc nhưng chẳng biết phân biệt thế nào, còn mua ở siêu thị thì đắt lắm. Ăn thì cứ ăn thôi!” - chị Dung nói. Ông Nguyễn Trọng Cử, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại đầu tư Việt Đức (chuyên sản xuất, kinh doanh cá tầm thương phẩm tại huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc), cho biết: Mỗi ngày có khoảng 13 tấn cá tầm Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam. Các chợ đầu mối tại Hà Nội hiện bán cá tầm giá từ 120.000 - 140.000 đồng/kg; còn các chợ nhỏ giá từ 155.000 - 170.000 đồng/kg. “Chúng tôi bán buôn tại trang trại đã trên 170.000 đồng/kg rồi. Vì vậy, tôi khẳng định các chợ bán cá tầm với giá đó đều là cá tầm Trung Quốc... Cá tầm được chở bằng xe tải đông lạnh từ Móng Cái (Quảng Ninh) về Hà Nội; thậm chí ở một số khu vực, người Trung Quốc sang tận bên ta để giao cá một cách lộ liễu. Vậy cơ quan kiểm dịch và cơ quan chức năng ở đâu mà không ngăn chặn?” - ông Cử bức xúc.Tiềm ẩn mầm bệnhChiều 6-5, ông Dương Tiến Thể, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Bộ NN-PTNT), cho biết với các loài thủy sản như: cá trê, ếch, cá lóc thông thường, nếu không phải là động vật ngoại lai thì Việt Nam vẫn cho nhập khẩu. Các doanh nghiệp phải tiến hành kê khai và làm thủ tục với hải quan để được cơ quan thú y cấp giấy kiểm dịch nhằm kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, ông Thể cũng lo ngại các loại thực phẩm chưa được kiểm soát chất lượng sẽ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. “Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi tăng trọng để nuôi cá trê, cá lóc, ếch hoặc các loại động vật khác có khả năng gây đột biến gien. Khi sử dụng, người dân có thể mắc bệnh” - ông Thể khuyến cáo.Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp) Việt Nam, cho biết đến nay, CITES Việt Nam chưa cấp phép nhập khẩu cá tầm thương phẩm cho bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào. Vì vậy, tất cả cá tầm Trung Quốc có mặt ở Việt Nam đều là cá tầm lậu. “Cá tầm nhập lậu có thể được nuôi trong môi trường công nghiệp với nguồn thức ăn tăng trọng không bảo đảm chất lượng, khó truy suất nguồn gốc. Đây sẽ là nguy cơ mang mầm bệnh cho người tiêu dùng trong nước, thậm chí nó còn nguy hiểm hơn cả gà loại thải của Trung Quốc” - ông Tùng nói.
    Doanh nghiệp trong nước “khóc”

    Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cho biết dù rất cố gắng nhưng vẫn có một lượng không nhỏ cá tầm và các loài tôm, cá giống nhập lậu qua biên giới phía Bắc chưa được kiểm soát. Thực tế số lượng hàng nhập lậu còn lớn hơn nhiều so với số lượng đã bị cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý. Theo ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp nuôi và kinh doanh cá nước lạnh đang hoạt động rất cầm chừng vì không chịu đựng nổi sự xâm lấn của cá tầm Trung Quốc. “Nếu cơ quan chức năng không ngăn chặn được nạn nhập lậu cá tầm sẽ khiến nghề nuôi cá nước lạnh trong nước bị triệt tiêu” - ông Mưu ngậm ngùi.

    Bài và ảnh: VĂN DUẨN
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    Phải quản lý vàng miếng như ngoại tệ
    Thời gian gần đây có một số ý kiến liên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sử dụng vàng Dự trữ ngoại hối Nhà nước để tăng cung, can thiệp bình ổn thị trường vàng. Ngày 8/5, NHNN đã chính thức khẳng định vàng miếng được lưu thông trong nước cần phải được quản lý như ngoại tệ.


    [​IMG]
    Vàng phải được quản lý như ngoại tệ. Ảnh: laodong.com.vn

    Trên thực tế, về tổng thể, toàn bộ vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng tiêu thụ tại Việt Nam phải dùng ngoại tệ để nhập khẩu từ nước ngoài; tại một số thời điểm, vàng miếng được xuất khẩu ra nước ngoài để thu ngoại tệ. Do vậy, về bản chất, vàng miếng được lưu thông trong nước cần phải được quản lý như ngoại tệ.


    Theo NHNN, thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội về bình ổn thị trường vàng, bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá vàng quốc tế và thực hiện chủ trương của chính phủ về việc xóa bỏ “vàng hóa” trong nền kinh tế và trên cơ sở đánh giá tình trạng mất cân đối về cung cầu vàng trong nước (trong đó có nhu cầu mua vàng của các tổ chức tín dụng để tất toán về cơ bản số dư huy động vốn bằng vàng đã sử dụng trước ngày 30/6/2013), thời gian qua, NHNN đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng nhằm tăng cung vàng miếng cho thị trường. Trong đó, có việc NHNN sử dụng một phần ngoại tệ thuộc Dự trữ Ngoại hối Nhà nước để nhập khẩu vàng nguyên liệu, sản xuất vàng miếng tăng cung cho thị trường thông qua đấu thầu.


    Để triển khai thực hiện biện pháp nêu trên, NHNN đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết. NHNN khẳng định việc can thiệp bình ổn thị trường vàng của NHNN trong thời gian qua hoàn toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của NHNN theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và tuân thủ các quy định tại Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Nghị định 86 về quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước, Quyết định 16 của Thủ tướng Chính phủ về mua bán vàng miếng của NHNN trên thị trường trong nước và các văn bản hướng dẫn thi hành 2 Nghị định nêu trên. Hiện NHNN tham gia thị trường với tư cách người mua bán cuối cùng theo giá thị trường, không bao cấp, bù lỗ và tuân thủ đúng quy định bảo đảm lợi ích của Nhà nước.


    Trước khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24) được ban hành, hàng năm, NHNN cấp phép nhập khẩu bình quân khoảng 50-60 tấn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Toàn bộ lượng ngoại tệ để nhập khẩu vàng được lấy từ nền kinh tế. Do vậy, nhập khẩu vàng trên quy mô lớn đã ảnh hưởng lớn đến tỷ giá, CPI, sự ổn định kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước.


    Do đó, từ đầu năm 2012, NHNN đã triển khai thực hiện một loạt giải pháp bình ổn thị trường vàng. Cụ thể là NHNN không cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng kết hợp với hiệu quả của các chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Nhờ vậy, tình hình cung cầu ngoại tệ đã cải thiện cơ bản, giảm đáng kể tình trạng "đô la hóa" nền kinh tế. Cùng đó, nhờ thực hiện chính sách Nhà nước độc quyền nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng đã làm giảm mạnh nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu vàng. Đồng thời, NHNN cũng kiên quyết thực hiện chính sách chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng (TCTD) chính là biện pháp loại trừ rủi ro liên quan đến vàng trong hoạt động của các TCTD và xử lý triệt để hiện tượng "vàng hóa".


    Theo thống kê của NHNN, trong vòng một năm qua, các TCTD đã mua được hơn 100 tấn vàng trên thị trường trong nước để chi trả cho người dân mà không cần ngoại tệ để nhập khẩu vàng. Cùng đó, khối lượng ngoại tệ NHNN sử dụng để nhập khẩu vàng đã ít hơn nhiều lần lượng ngoại tệ nền kinh tế phải bỏ ra để nhập khẩu trong những năm trước đây; chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với lượng ngoại tệ NHNN đã mua vào tăng Dự trữ ngoại hối Nhà nước trong thời gian qua. Hiện tại dự trữ ngoại hối nhà nước đang ở mức cao nhất từ trước tới nay


    Từ kết quả thực tế cho thấy, việc NHNN độc quyền nhập khẩu vàng theo quy định tại Nghị định 24 đã góp phần ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát đảm bảo cung cầu ngoại tệ và ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng chính là mục tiêu chủ chốt của Chính phủ, NHNN khi xây dựng và ban hành Nghị định 24. Ngoài ra, thực hiện chính sách chống vàng hóa nền kinh tế, Nghị định 24 cũng đã có quy định cấm sử dụng vàng miếng làm phương tiện thanh toán. Trên thực tế, kể từ khi ban hành Nghị định 24 vàng không còn là phương tiện thanh toán phổ biến và nhu cầu đầu tư vàng ở Việt Nam đã giảm rõ rệt. Như vậy, việc triển khai thực hiện Nghị định 24 đã góp phần quan trọng vào việc tăng Dự trữ ngoại hối Nhà nước và giảm đáng kể hiện tượng vàng hóa nền kinh tế.
    Thu Hằng
    http://baotintuc.vn/kinh-te/phai-quan-ly-vang-mieng-nhu-ngoai-te-20130508221126053.htm
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chu kì giảm giá hàng hóa cơ bản đang hình thành và điều này thì đến bây giờ báo chí mới đề cập tới

    Thứ 6, 10/05/2013, 10:14
    Nông sản đồng loạt mất giá




    [​IMG]
    Ruộng sương sáo trồng theo lời thương lái




    Hàng loạt nông sản ở ĐBSCL đang phải bán dưới giá thành, dù là sản phẩm chiến lược của ngành nông nghiệp hay đặc sản, khiến nông dân khốn đốn. Một số nông dân loay hoay tìm đường bằng cách “theo thương lái Trung Quốc”.

    Bán dưới giá thành

    Ông Lê Thành Quân, một đại gia nuôi cá tra ở xã An Nhơn (Châu Thành, Đồng Tháp), cân cá bán cho Cty Cổ phần Thuỷ sản Bình An ở Cần Thơ mà nét mặt kém tươi. “Bây giờ bán được cá tra cũng là may vì rất nhiều người đang không bán được, nhưng bán dưới giá thành nên không thể tươi”, ông Quân nói.
    Giá cá tra ngày 9/5, ông Quân bán tại hầm 21.300 đ/kg, trong lúc giá thành 22.000 đ/kg. Ông kể, trước khi Mỹ công bố thuế chống bán giá lần thứ 8 hồi giữa tháng 3/2013, giá cá tra còn cho lời 500 – 700 đ/kg nhưng sau đó thì giá tuột xuống 20.000 đ/kg, nay mới nhích lên nhưng bán rất khó.
    Trước đây, ông nuôi gần 30 ha, nay còn chưa đến 10 ha do thiếu vốn. Giọng ông buồn bã: “Bây giờ nuôi cá tra đi vay tiền là ngân hàng săm soi dữ lắm, cũng chỉ vay được tối đa là 30 - 40% nhu cầu”.
    Ông Đoàn Văn Hạnh, 28 tuổi, trồng 0,3 ha dưa hấu ở xã Đông Phước A (Châu Thành, Hậu Giang), ngậm ngùi: “Thời tiết không thuận nên năng suất thấp, sau 2 vụ, tôi lỗ hơn 5 triệu”. Láng giềng ông Hạnh là ông Đoàn Thanh Khuyên trồng 0,2 ha dưa hấu, than thở: “Tôi mới lên liếp trồng dưa hấu, còn hơn nửa tháng nữa mới thu hoạch nhưng thương lái đến trả 2.500 - 2.600đ/kg, coi như lỗ chắc”.
    Bên tỉnh Tiền Giang, dưa hấu cũng đang tuột giá, loại 1 từ hơn 10.000 đ/kg xuống còn 4.000 - 5.000 đ/kg, loại 2 chỉ 2.000 - 2.500 đ/kg. Ông Nguyễn Thành Đạt trồng 0,5ha dưa hấu ở xã Thạnh Lộc (Cai Lậy, Tiền Giang) cho rằng, do cung vượt cầu, khi làm lúa không lời thì bà con cố tìm cây màu xen vào, năm nay đổ xô trồng dưa hấu nên giá rẻ mà còn khó bán.
    Người nuôi heo cũng khó khăn. Ông Nguyễn Văn Bay, 54 tuổi, ở ấp Long Lợi A, xã Đông Phước A (Châu Thành, Hậu giang) nuôi hai con heo 4 tháng, mỗi con hơn 100 kg, kêu thương lái nhiều nơi mới được một ông ở chợ Cái Tranh, phường Thường Thạnh (Cái Răng, TP Cần Thơ) vô mua. “Nhưng giá 32.000đ/kg, hai con heo tôi lỗ tổng cộng gần 800.000 đồng”, ông Bay thở dài.
    Cây mía là một thế mạnh của ĐBSCL, với những ruộng mía bạt ngàn ở tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… nhưng hai năm nay giá thấp nên nông dân khó khăn.
    Ông Nguyễn Văn Tư, một nông dân trồng mía ở thị trấn Cù Lao Dung (Cù Lao Dung, Sóc Trăng), cho biết thương lái mua tại ruộng chỉ 700-800 đ/kg, giảm so với năm trước hơn 20%, trong lúc chi phí đầu vào tăng cao nên nông dân lỗ.
    Ở tỉnh Hậu Giang, diện tích trồng mía năm nay giảm hơn 700 ha, dù tỉnh đầu tư ngân sách 180 tỷ đồng xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ ở vùng mía Phụng Hiệp và Cty Cổ phần Mía đường Cần Thơ bao tiêu 700.000 tấn. Giá mía giảm liên tục từ đầu vụ vì giá đường giảm.
    Theo thương lái Trung Quốc
    Cùng ấp Long Trường 3, bà Diệp Thị Cúc, 63 tuổi, dẫn PV ra khoe ruộng sương sáo xanh mượt. Bà cho biết lý do: “Có thương lái tên Tùng quê Châu Đốc trên An Giang, khen sương sáo của tôi trồng lá to, tốt hơn sáo ở bên Trung Quốc, nên cùng thương lái Trung Quốc hứa mua để đem về bển trộn với hàng của Trung Quốc bán cho được giá”.
    Hiện nay, 0,2ha sương sáo của bà Cúc được 2,5 tháng, còn gần 1 tháng nữa thu hoạch. “Họ đặt mua của tôi giá 26.000 - 27.000 đ/kg, vụ đầu tôi thu không dưới 1 tấn. Cắt ngang gốc, tưới phân, vụ sau năng suất tăng lên gấp đôi. Trừ chi phí, tôi cầm chắc lời hơn 20 triệu đồng”.
    Nghe bà Cúc phấn khởi “tính cua trong lỗ”, PV hỏi bà có biết rõ về thương lái tên Tùng cùng các thương lái Trung Quốc và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm không? Bà Cúc trả lời: “Tùng là người làm ăn uy tín, lâu năm nên tôi không sợ, ngoài ra còn có bà Năm Bỉ quê Rạch Gòi mua cạnh tranh nữa”.
    Thế nhưng, ở xã Long Thạnh đã có bài học đáng buồn về trồng sương sáo “bán cho thương lái Trung Quốc”. Ông Lê Văn Tới, 43 tuổi, ở ấp Long Trường 2, kể năm 2009, thấy nhiều người trong ấp trồng sương sáo nên phá 0,4ha mía để trồng theo. “Vụ đầu thương lái mua xô giá 18.000đ/kg, vụ sau xuống còn 4.000đ/kg mà không bán được nhiều. Nhà tôi và nhiều nhà trong ấp phơi khô chất đống trong nhà để chờ đợi, lâu ngày không có người mua nên bỏ luôn”.
    Ông Lê Hoàng Mến, Chủ tịch UBND xã Long Thạnh, nói có biết một vài hộ trồng sương sáo nhưng diện tích bao nhiêu thì chưa thống kê được.


    Ở xã Long Thạnh (Phụng Hiệp, Hậu Giang), nhiều nông dân đã đốn mía để trồng sương sáo (thường để làm thạch sương sáo, giải khát) theo lời hứa hẹn của thương lái Trung Quốc. Ông Trần Văn Huệ ở ấp Long Trường 3, xã Long Thạnh, cho biết vừa phá 0,1 ha mía để trồng sương sáo. “Mới trồng thử, nếu được giá tôi sẽ phá hết mía để trồng sương sáo"





    Theo Sáu Nghệ - Hòa Hội



    Tiền phong
    http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/nong-san-dong-loat-mat-gia-2013051009085175010ca39.chn


    Ở đây nó mang tính chu kì tất yếu ko chỉ riêng tại VN dù ta ko muốn giảm nhưng xung quanh ta đồng loạt giảm thì ta cũng chẳng chạy khỏi qui luật này

    Xuất khẩu gạo của Ấn Độ và Thái Lan cũng lao đao không kém Việt Nam

    [​IMG]
    Xuất khẩu gạo của Ấn Độ và Thái Lan trong năm nay khó có thể đạt được mục tiêu đã đề ra trước tình hình không mấy khả quan như hiện nay.

    Ấn Độ: Xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong 3 tháng đầu năm ước đạt 2,62 triệu tấn, giảm 14% so với 3,04 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.
    Gạo Non-basmati giảm mạnh nhất, tới 30% do giá thành khá cao, ước đạt 1,43 triệu tấn, so với 2,06 triệu tấn trong quý 1/2012.
    Tuy nhiên xuất khẩu gạo Basmati đạt 1,19 triệu tấn, tăng 21% so với 980.000 tấn cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu nhập khẩu từ Iran. Trong quý 1/2013 Iran đã nhập của Ấn Độ 405.500 tấn gạo.
    Năm 2012, Ấn Độ vươn lên là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với 10,4 triệu tấn, trong đó có khoảng 6,9 triệu tấn gạo Non-basmati và khoảng 3,5 triệu tấn gạo Basmati.
    Dự đoán trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt khoảng 8,1 triệu tấn, giảm 20% so với năm ngoái.
    Thái Lan: Theo hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) giá gạo mà Chính phủ mua trong chương trình thế chấp lúa gạo cao hơn giá xuất khẩu, khiến lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan trong năm nay giảm rõ rệt.
    Ước tính trong năm 2013, lượng gạo xuất khẩu của Thái chỉ đạt khoảng 6,5 triệu tấn, giảm 6% so với 7 triệu tấn năm 2012, và giảm hơn 35% so với 10,6 triệu tấn năm 2011.
    Chủ tịch TREA cho biết, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do giá gạo Thái tương đối cao, trong khi dự trữ và nguồn cung từ các nước khác đang ngày một tăng. Tuy nhiên, ông khẳng định, Thái Lan vẫn sẽ giữ vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới sau Ấn Độ và Việt Nam.
    Bộ trưởng bộ Thương mại cũng cho biết, mục tiêu xuất khẩu gạo đề ra là 8 - 8,5 triệu tấn trong năm nay nhưng dường như Thái Lan có thể không đạt mục tiêu bởi đồng Baht tăng mạnh.
    Theo số liệu thống kê mới đây của tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) mậu dịch gạo toàn cầu năm 2013 có thể giảm khoảng 3% so với năm ngoái do nhu cầu thấp hơn ở những nước nhập khẩu gạo lâu năm như Châu Á và Châu Phi.
    Khánh Nguyễn

    Theo Trí Thức Trẻ/Oryza




    Xem thêm

  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Vàng hôm nay cũng rơi khá mạnh


    [​IMG]
  6. thocon1802

    thocon1802 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    16/04/2013
    Đã được thích:
    1.396
    thời gian qua nó gượng lại để thằng tàu khựa múc xong, rồi nó down tiếp=))=))=))

    tàu khựa bắt đáy vàng giống anh em nhà ta bắt đáy 8.2 con CMX vậy=))
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Giờ này thì nhiều vị cũng đã đạo luôn văn của PX rồi nhá , mấy tháng trước nhiều bác còn cá với PX , giờ PX lôi lên làm bằng chứng

    http://cafef.vn/thi-truong-dau-tu/g...s-la-mot-cuoc-choi-201305091712049802ca43.chn
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    thực tế những ai lái các con tàu ma dạng này anh em đều biết cả do vậy PX sẽ ko đề cập vào đề tài này mà chỉ định hướng vào tương lai

    quả ko ngoài PX từng dự sau khi NHNN bán vàng cho NHTM thì các NHTM bắt đầu đã tăng phí gởi vàng từ 0,02 lên hẳn 0,05 ...PX dự có thể CP áp thêm thuế vào vàng vật chất thì khoản này vẫn có thể tăng thêm như vậy sẽ khiến cho ai cầm vàng sẽ chịu bị thiệt hại kép
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Hiện nay vấn đề biển đông theo PX là khá ổn , đều này PX cũng từng dự vào tháng 6 năm ngoái rồi , tuy vậy rất nhiều đầu báo đang rất lo về việc TQ cho 32 tàu cá ra TS ...theo PX thì đây chỉ là đòn tâm lí mị dân thôi vì giờ giá cá down hơn 50% thì có đánh bắt gần bờ thì cũng khó đủ tiền xăng chứ nói chi chạy hơn 1000 cây số =))....đấy là chưa kể đến rủi ro còn cao gấp vạn lần khi ở ngoài khơi xa thế vào bờ thì lại bị CS biển VN thu hết cá , thuyền ko đi về ...dạo này CS biển VN lại gia tăng khá nhanh quân số
  10. Hungtqhp

    Hungtqhp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/05/2013
    Đã được thích:
    0
    [r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này