1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Mua - mua dần cho dài hạn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 13/02/2013.

5547 người đang online, trong đó có 544 thành viên. 21:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 63266 lượt đọc và 483 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Các bác xem thêm tin này nhé
    10.07.2013
    Đại diện Hội đồng các tổ chức dệt may Mỹ nói hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP mà Hoa Kỳ đang thương lượng với Việt Nam có thể đe dọa ngành dệt may Mỹ.

    Phát biểu tại buổi điều trần ở Quốc hội Hoa Kỳ hôm 9/7, ông Smyth McKissick nhấn mạnh hiệp định này sẽ gây ảnh hưởng lớn với ngành công nghiệp may mặc Hoa Kỳ hiện có khoảng 500 ngàn lao động trên toàn quốc.

    Ông McKissick cho biết việc làm trong ngành sản xuất may mặc tại Mỹ đang bị đe dọa, cho nên, các giới chức tham gia đàm phán nên đạt một thỏa thuận mậu dịch đúng đắn vì một hiệp định TPP thương lượng không khéo sẽ khiến nhiều dân Mỹ mất công ăn việc làm.

    Ông kêu gọi các nhà lập pháp Hoa Kỳ ký tên vào thư gửi Đại diện Thương mại của Mỹ yêu cầu duy trì quy định rằng các sản phẩm dệt may phải được sản xuất và gia công tại một nước là đối tác tự do thương mại của Mỹ thì mới được miễn thuế khi nhập vào thị trường Hoa Kỳ.

    Nếu không, ngành công nghiệp dệt may Mỹ lo ngại rằng, Trung Quốc sẽ đưa hàng sang cắt may ở Việt Nam, nơi có ngành dệt may được chính phủ trợ giá, rồi lợi dụng quy chế đó để xuất hàng giá rẻ sang Mỹ.

    Ông McKissick nói việc cạnh tranh không công bằng như thế sẽ giúp Việt Nam và Trung Quốc thu lợi hàng tỷ đô la thương mại dệt mại trong khi ngành may mặc của Mỹ bị thiệt hại nặng.

    Tới nay, trên 160 nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã ký tên vào bức thư.

    Hoa Kỳ đang thương lượng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương với 10 quốc gia bao gồm Việt Nam.
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Hiện tại mới có 2 tỉnh thành lập ban nội chính địa phương trong xu hướng tham nhũng vẫn có chiều hướng gia tăng

    09.07.2013
    Theo kết quả cuộc khảo sát lớn nhất thế giới năm 2013 về quan điểm và trải nghiệm của người dân đối với tình trạng tham nhũng do Tổ chức Minh bạch Quốc tế thực hiện, 55% người dân Việt Nam cảm nhận tình trạng tham nhũng tăng lên trong 2 năm qua, tức là cao hơn so với mức trung bình 48% ở khu vực Đông Nam Á.

    Chỉ có 18% số người được hỏi cho rằng tham nhũng đã giảm và 27% cho rằng mức độ tham nhũng không đổi.

    Ngoài ra, theo cuộc khảo sát có tên gọi Phong vũ biểu Tham nhũng toàn cầu lần thứ 8, lòng tin của người dân vào các nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ cũng giảm sút đáng kể.

    Trong cuộc khảo sát tương tự năm 2010 tại 5 thành phố lớn của Việt Nam, chỉ có 35% người dân cho rằng nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ không hiệu quả, nhưng con số này đã tăng lên 60% trong năm 2013.

    Trong số 13 ngành được khảo sát, cảnh sát, y tế và đất đai được cho là bị ảnh hưởng nhất bởi tình trạng tham nhũng và cũng là những ngành có mức độ xảy ra tham nhũng nhiều nhất theo trải nghiệm của người dân.

    Cuộc khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cũng chỉ ra rằng người dân muốn chính phủ trong thời gian tới phải xử lý mạnh mẽ hơn nữa các đối tượng tham nhũng, tăng cường tính liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức, đồng thời bảo vệ tốt hơn nạn nhân, nhân chứng và những người tố cáo tham nhũng.

    Dù bi quan về tình trạng tham nhũng, người dân Việt Nam giờ tự tin hơn về vai trò của họ trong cuộc chiến chống tham nhũng.
  3. EDS.COM

    EDS.COM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2012
    Đã được thích:
    6.296
    Ông Nguyễn Văn Đực: BĐS chỉ mới bắt đầu đổ vỡ...

    (ĐVO) - "Coi chừng gói 30.000 tỷ hiện nay người dân không vay được. Coi chừng những thủ tục cho người dân vay khó quá rồi cuối cùng tập trung cho DN vay. Cho DN vay có thể có rất nhiều quyền lợi cho ngành xây dựng và ngân hàng. Cho dân vay thì rất khó, lấy tiền của người dân là người ta la lên ngay. Nhưng cho DN vay thì tôi đảm bảo gói này không dưới 10%" - Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết.
  4. EDS.COM

    EDS.COM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2012
    Đã được thích:
    6.296
    'Gói 30 nghìn tỷ sẽ lại thổi bong bóng bất động sản'

    Tranh cãi lại dấy lên quanh gói cứu trợ 30 nghìn tỷ đồng cho thị trường bất động sản. Nhiều người cho rằng "dù có chi bao nhiêu tiền đi nữa thì bất động sản cũng không khá lên được".
    > 'Để bất động sản rơi tự do sẽ là thảm họa'
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Vẫn đã có những người TQ khôn ngoan đi trước tại nhiều nơi ko chỉ Hà Tỉnh , Hải Phòng ...

    [​IMG] Biển hiệu tiếng Trung xen lẫn tiếng Việt

    Làng nghề Việt hay “phố Trung Quốc”?


    Thứ bẩy, 13/07/2013, 13:25 (GMT+7)
    Làng nghề mộc truyền thống từ hàng trăm năm của Bắc Ninh đang dần bị biến thành… “khu phố tiếng Tàu”.


    Đi dọc con đường làng vào thôn Đông và Phù Khê Thượng (Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh), nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp hàng loạt biển hiệu "lạ". Những tấm biển hiệu tràn ngập tiếng Trung xen giữa tiếng Việt ở những xưởng sản xuất gỗ, công ty vận tải, cửa hàng ăn, nhà nghỉ...
    [​IMG]
    Đường liên xã Phù Khê – Hương Mạc như một “khu phố” của người Trung Quốc với các biển hiệu chữ Trung và chữ Việt đan xen nhau
    Theo Phó chủ tịch UBND xã Phù Khê, đây là nơi có nghề mộc truyền thống từ hàng trăm năm nay. Hiện xã có hơn 20 công ty và hơn 2.000 hộ với hàng chục ngàn người tham gia sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp. Sản phẩm gỗ ở đây được sản xuất từ các loại gỗ quý như: gỗ trắc, gụ, hương, mun.. nên giá thành rất cao và chủ yếu xuất đi Trung Quốc.Rẽ vào một cửa hàng đồ gỗ ở thôn Đông, chúng tôi gặp chị Nguyễn Kim Cúc (30 tuổi) chủ cửa hàng. Chị Cúc cho biết gia đình sản xuất và bán đồ gỗ được 4 năm, mặt hàng chủ yếu là bàn ghế bằng gỗ trắc cao cấp. Nhìn lên tấm biển ghi hai thứ tiếng, chị giải thích: “Toàn bộ sản phẩm làm ra đều được người Trung Quốc đến tận nơi thu mua nên biển hiệu cũng phải có tiếng Trung để họ dễ nhận biết mà tìm đến. Hồi mới mở cửa hàng, tôi nhờ một người giỏi tiếng Trung trong làng dịch hộ rồi đem lên thị xã đặt làm”. Chị Cúc còn cho biết thêm mình mới đi học một khóa tiếng Trung giao tiếp.
    Hoạt động mua bán đồ gỗ chủ yếu diễn ra về chiều, từng tốp người bước ra từ các nhà nghỉ. Họ đi bộ đến các cửa hàng gỗ hỏi han, xì xồ ngã giá bằng tiếng Trung.
    Bằng giọng nói tiếng Việt khá sõi, một lái buôn tên Nán (34 tuổi, đến từ tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc) cho hay đã ở Việt Nam được hơn 2 năm, đang thuê nhà tại thành phố Bắc Ninh.
    “Mình thường xuyên sang mua hàng, mua được nhiều nhiều thì thuê ô tô chở về… Mình chỉ nói được thôi, không đọc được chữ Việt, ở đây nhiều chữ nước mình, thấy tiện quá!", lái buôn người Trung Quốc nói.
    [​IMG]
    Anh Nán - một trong rất nhiều lái buôn người Trung Quốc thường xuyên đến Phù Khê thu mua đồ gỗ
    Tò mò hỏi Nán liệu ở Trung Quốc có nơi nào treo biển hiệu nhiều tiếng nước ngoài hay không, Nán mỉm cười, lắc đầu: “Không… không có đâu".
    Qua khảo sát, hầu hết những cửa hàng đồ gỗ đều của người dân Phù Khê. Tuy nhiên, không chỉ cửa hàng đồ gỗ mà các nhà nghỉ, công ty vận chuyển, cửa hàng ăn uống đều treo biển hiệu tiếng Trung xen lẫn tiếng Việt. Theo một số người dân ở đây, nhiều người Trung Quốc thuê lại nhà nghỉ, cửa hàng để kinh doanh dịch vụ cho người Trung Quốc.
    Anh Đàm Văn Luân, 40 tuổi, chủ một xưởng sản xuất cho biết khoảng từ năm 2000, người Trung Quốc đã về Phù Khê mua đồ gỗ. Càng ngày người Trung Quốc đổ về đây càng đông. Phần lớn họ không biết tiếng Việt nên các biển hiệu đều viết thêm cả tiếng Trung.
    [​IMG]
    Biển quảng cáo dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc trên đường vào xã Phù Khê
    Anh Luân chia sẻ: “Sản phẩm làm ra chủ yếu xuất đi Trung Quốc, bán trong nước chẳng được bao nhiêu. Bởi vậy, dù biết treo biển hiệu thế này nhìn chướng mắt nhưng cũng đành chịu”.
    Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Khương, Phó chủ tịch UBND xã Phù Khê cho biết: “Thường xuyên có khoảng hơn 100 người Trung Quốc đăng ký tạm trú tại xã. Họ về đây mua đồ gỗ rồi vận chuyển về nước. Một số người Trung Quốc cũng mở các dịch vụ như cửa hàng tạp hóa, nhà nghỉ, quán ăn... phục vụ người nước họ”.
    Khi chúng tôi hỏi thêm về hiện tượng chữ tiếng Trung tràn ngập trên biển hiệu. Vị phó chủ tịch xã giải thích người dân buôn bán với người Trung Quốc nên treo biển hiệu như vậy để tiện giao dịch. Sau đó, ông Khương lấy lý do đang bận, không thể trao đổi tiếp với chúng tôi.
    Công việc sản xuất và buôn bán gỗ với thương lái Trung Quốc đem lại cuộc sống khá giả cho người dân Phù Khê. Nhưng nó cũng dần biến một làng nghề truyền thống xứ Kinh Bắc thành “ khu phố Trung Quốc ”.
    [​IMG]
    Một cửa hàng ở thôn Đông – Phù Khê đặt biển cố định duy nhất một loại chữ Trung Quốc
    [​IMG]
    Biển chỉ dẫn bằng tiếng Trung ở thôn Đông - Phù Khê
    [​IMG]
    Công ty vận tải của người Trung Quốc dày đặc chữ tiếng Trung
    [​IMG]
    Chữ Trung Quốc được đặt trước chữ tiếng Việt sai quy định
    Theo Luật Quảng cáo 2012, các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.

    Tất Định

    http://khampha.vn/tin-nhanh/lang-nghe-viet-hay-pho-trung-quoc-c4a100050.html
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    BDS TPHCM chuẩn bị đón sóng lớn

    Warburg Pincus nghiên cứu đầu tư vào TPHCM Thứ năm, 11/07/2013, 09:13 (GMT+7) (SGGP).- Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân vừa tiếp ông Juster Kenneth, Tổng Giám đốc toàn cầu Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Mỹ). Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cho biết, dù kinh tế TPHCM chịu sự tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước nhưng những tháng đầu năm 2013, kinh tế TP vẫn duy trì ổn định và đang dần phục hồi. Hiện TPHCM có khoảng 4.500 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); TP cũng đang kêu gọi đầu tư vào Khu đô thị Hiệp Phước. Vì vậy, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân mong muốn Quỹ đầu tư Warburg Pincus có thể nghiên cứu đối tác cụ thể và thị trường để đầu tư vào TP.
    Ông Juster Kenneth cho biết, Quỹ đầu tư Warburg Pincus có vốn đầu tư 45 tỷ USD và đã đầu tư ở nhiều nước trên thế giới. Hiện quỹ đang tập trung vào thị trường mới nổi, trong đó đặc biệt quan tâm đến Việt Nam. Các lĩnh vực quỹ đang nghiên cứu đầu tư vào TPHCM là bất động sản, trung tâm thương mại.
    ĐÌNH LÝ


    http://www.sggp.org.vn/kinhte/2013/7/323108/
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Dòng tiền năm nay yếu trong phạm vi mang tính toàn cầu , một vài mã cơ bản đã đc kéo lên theo các gọi là ăn bằng lần nhưng cơ bản nội tại chưa có điểm sáng thậm chí xu hướng còn yếu hơn thì việc đổ bô lẫn nhau là việc ko tránh khỏi ....=))
    Điểm nhấn thay đổi cục diện vẫn chính là đón đầu dòng vốn lớn từ các tổ chức tài chính có qui mô toàn cầu và các gói kich cầu trong nước đang nhắm đến tuy mang tính tình thế nhưng ít nhiều nhóm doanh nghiệp này sẽ hưởng lợi
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Câu chuyện hàng cơ bản thì PX từng đã cảnh báo xuyên suốt trong topic tuy vậy nhiều bác cũng lỡ ngồi vào đỉnh nên đành chịu chờ tín hiệu tốt từ BDS vậy

    Gạo VN rẻ nhất thế giới, Hiệp hội còn định giảm tiếp


    (Đời sống) - Dù gạo VN đã đạt thành tích có giá rẻ nhất thế giới, nông dân trồng lúa hầu như không có lãi, thậm chí càng làm càng lỗ, nhưng khi hay tin Thái Lan bắt đầu xả gạo dự trữ, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) lập tức đánh tiếng tiếp tục giảm giá thêm.


    Tờ Thanh niên ngày 15/7, dẫn lời ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cho biết: “Doanh nghiệp sẽ chấp nhận giảm giá và tăng tốc xuất khẩu để kích giá trong nước tăng lên. Với giải pháp này, doanh nghiệp tiếp tục chịu lỗ nhưng sẽ tạo được sự luân chuyển lúa gạo trên thị trường, nhằm trước hết là không để giá giảm thêm nữa thay vì để nằm trong kho chờ giá lên. Thời điểm này chưa nên đặt vấn đề lời 30% hay không mà là làm sao bán được lúa gạo.

    Vì vậy, để giữ được giá lúa gạo không giảm mạnh, việc mua tạm trữ phải thật sự rốt ráo nhằm kích hoạt thị trường, cộng với việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giúp giá cả ở mức chấp nhận được”.

    [​IMG]VFA thông báo sẽ tiếp tục giảm giá gạo xuất khẩu dù giá gạo VN hiện nay đang rẻ nhất thế giới, nông dân vẫn đang chịu nỗ.
    Đồng thời với đó, trước thực trạng nguồn cung quá lớn và dự báo Thái Lan chuẩn bị xả hàng, VFA vừa hạ mục tiêu xuất khẩu gạo năm nay từ 8 triệu tấn xuống còn 7,5 triệu tấn.

    Khi đánh giá về giá lúa gạo hiện nay của VN, các chuyên gia đều có chung nhận định việc giao cho VFA thu mua tạm trữ gạo đang đẩy giá gạo VN xuống thấp, và không đúng đối tượng. Vì các doanh nghiệp thuộc VFA là các nhà làm thương mại, khi mua được giá rẻ thì sẵng sàng bán rẻ vẫn giữ được lợi nhuận, và ngược lại khi bán rẻ thì sẵn sàng về ép giá thu mua gạo trong nước, vì mục tiêu lợi nhuận của nhà kinh doanh.

    Ngay như trong lời nói của Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong cũng có rất nhiều điểm ngược nhau. Chẳng hạn bán rẻ để về mua đắt là điều không thể, doanh nghiệp chấp nhận lỗ cũng khó xảy ra vì lỗ thì chẳng ai làm; nói là tăng thu mua tạm trữ nhưng phải tăng xuất khẩu thay vì để nằm trong kho chờ giá lên; mục tiêu chương trình thu mua tạm trữ gạo là để nông dân có lãi 30% nhưng chính ông Phong cũng nói rất rõ rằng “chưa nên đặt vấn đề lời 30% hay không mà là làm sao bán được lúa gạo”.

    Với cách bán gạo bằng mọi giá như vậy thì việc gạo VN bị ép giá, giá rẻ nhất thế giới đâu có gì là khó hiểu.

    Theo hãng tin Reuters, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của VN giữa tuần qua được chào ở mức 410-415 USD/tấn, giá gạo 25% tấm ở mức 370-375 USD/tấn.

    Trong khi cùng thời điểm giá gạo 5% tấm của Thái Lan ở mức 480 USD/tấn, còn giá gạo trắng tiêu chuẩn 100% B của Thái Lan ở mức 600 USD/tấn.

    Giá lúa hàng hóa ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được thương lái thu mua với giá 4.300 - 4.400 đồng/kg; lúa tươi hạt dài giá 4.600 - 4.700 đồng/kg…

    Giới thương nhân cho biết, hiện Thái Lan đang tìm cách “xả” kho lúa gạo tạm trữ khoảng 17 triệu tấn. Tuy nhiên không vì thế mà họ bán quá rẻ và bán bằng mọi giá, khi hơn hai tuần trước Chính phủ Thái Lan đã hủy một đợt chào thầu bán 250.535 tấn gạo từ kho tạm trữ, với lý do là các mức giá đặt thầu quá thấp.

    Các quan chức cấp cao của Thái Lan cũng thừa nhận, họ vừa trở về sau chuyến thăm châu Phi nhằm nỗ lực bán gạo thông qua các thỏa thuận giữa chính phủ với chính phủ.

    Tuy vậy, nhận định trên tờ Thanh niên, ông Nguyễn Đình Bích, Phó ban Nghiên cứu chiến lược phát triển thương mại (Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công thương), cho rằng, việc Thái Lan giữ nguyên hay giảm giá thu mua tạm trữ gạo đều không tác động nhiều tới tình hình xuất khẩu gạo của VN. Bởi hiện nay, giá gạo nước ta vẫn thấp hơn của Thái Lan rất nhiều.

    “Lâu nay, giá gạo xuất khẩu của VN luôn ở mức thấp hơn nhiều so với giá xuất khẩu của các nước khác như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan... Nếu Thái Lan có giảm giá thì cũng khó có thể hạ giá xuống mức cạnh tranh được với gạo VN. Theo tôi, Ấn Độ và Pakistan mới đáng lo trước, vì giá gạo của họ tương đương Thái Lan”, ông Bích nói.

    Theo thống kê của VFA, so với cùng kỳ năm 2012, nửa đầu năm nay, xuất khẩu gạo tăng 2,55% về số lượng nhưng lại giảm 2,04% về kim ngạch do giá giảm.
    • P.V(Tổng hợp)
    http://phunutoday.vn/xa-hoi/doi-son...the-gioi-hiep-hoi-con-dinh-giam-tiep-2217278/
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    NHư PX từng cảnh báo từ đầu tháng 7 này mục tiêu sắp tới của khối ngoại ko phải là hàng hóa cơ bản nữa mà sẽ à cp BDS

    Ai đang gom cổ phiếu bất động sản?


    [​IMG]
    Thị trường nhà đất lấp ló tín hiệu khởi sắc nhưng giá cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) vẫn biến động thất thường. Trong khi nhà đầu tư (NĐT) trong nước bán cổ phiếu BĐS thì NĐT nước ngoài lại tích cực thu gom.

    Cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản đang có lợi thế.
    Chọn lọc doanh nghiệp
    Những phiên giao dịch gần đây cho thấy NĐT nước ngoài chọn lọc cổ phiếu của một số doanh nghiệp BĐS để gom hàng. Đơn cử phiên giao dịch ngày 13/7, NĐT nước ngoài mua ròng các mã SJS (Công ty Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà), NTL (Công ty Phát triển nhà đô thị Từ Liêm), SD7 (Công ty Cổ phần Sông Đà 7)...
    Nếu tính từ ngày 8 đến 10/7, tại sàn HoSE, NĐT nước ngoài đã mua hơn nửa triệu chứng khoán SJS, bán ra hơn 20.000 cổ phiếu. Tương tự, NĐT nước ngoài mua 11.000 cổ phiếu NTL. Trên sàn HNX (Hà Nội), NĐT nước ngoài gom vào 62.800 cổ phiếu SD7 và không một cổ phiếu nào được bán ra...
    Nhiều người thường xuyên theo dõi cổ phiếu BĐS cho biết NĐT nước ngoài thường mua vào với số lượng cổ phiếu vừa phải, kéo theo sức mua của nhiều người khác, sau đó họ lại bán ra nhưng số lượng ít hơn số đã mua.
    Động thái này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến giá cổ phiếu của khoảng 50 doanh nghiệp BĐS tăng, giảm theo hình răng cưa. NĐT nhỏ lẻ trong nước nản lòng phải bán ra. Khi đó, NĐT nước ngoài lại mua vào. Và mỗi đợt như thế họ tích lũy dần cổ phiếu.
    Tăng tỉ lệ sở hữu
    Một số ý kiến cho rằng NĐT nước ngoài nhìn thấy doanh nghiệp BĐS có vốn Nhà nước trên 50% đang chiếm ưu thế vì những doanh nghiệp đó sẽ hưởng lợi từ chính sách phát triển nhà ở của Chính phủ.
    Điều này thể hiện khá rõ khi họ thu gom cổ phiếu, tăng dần tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ tại SJS lên 26,5%, SD7 25%, VCG (Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam) 14,8%,... (số liệu ngày 10/7).
    Theo giới phân tích, một số doanh nghiệp BĐS đang có lợi thế về lâu dài. Hiện SJS đã đầu tư khoảng 180 tỉ đồng vào các dự án lớn ở Hà Nội. Đặc biệt, sau khi rót 765 tỉ đồng khu đô thị mới Nam An Khánh (Hà Nội), SJS đã huy động thành công 500 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp để bổ sung vốn cho dự án Nam An Khánh, chứng tỏ các NĐT kỳ vọng SJS khá dài hơi.
    Trong khi đó, NTL có thu nhập dự kiến gần 17.000 đồng/cổ phiếu, tính ra mức lãi khi đầu tư vào NTL gấp đôi lãi suất ngân hàng. SD7 cũng có doanh thu chủ yếu từ các dự án nhà ở.
    Nhiều người thông thạo thị trường khuyến cáo, chỉ cần thanh khoản nhà đất tăng lên, một số doanh nghiệp BĐS sẽ thắng lớn.
    Tuy thời điểm này, giá cổ phiếu BĐS tăng, giảm thất thường nhưng nếu NĐT trong nước thiếu kiên nhẫn bán cổ phiếu mà cổ phiếu đó đang là đích ngắm của NĐT nước ngoài sẽ bất lợi trong tương lai. Đơn giản vì khi thị trường nhà đất sôi động thì trước đó cổ phiếu ngành BĐS đã nóng sốt.
    Theo Thy Thơ
    Báo Người lao động


    http://www.baomoi.com/Ai-dang-gom-co-phieu-bat-dong-san/147/2937725.epi
  10. hien83tn

    hien83tn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/02/2011
    Đã được thích:
    274
    Đọc để biết về BDS và CK này

    Vợ ngoại tình khi đi học khiêu vũ
    Cách đây 2 tháng, vì công việc tôi phải vào miền Trung gấp để giải quyết. Trong lúc đó cô ấy đã ngoại tình với một ngưới bạn khiêu vũ lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm, ly dị vợ, 65 tuổi. Cả hai đã trải qua đầy đủ cung bậc của tình yêu.

    Chúng tôi là một cặp vợ chồng được xây dựng lên từ tình bạn đẹp. Cách đây 32 năm tôi và vợ học một lớp PTTH, nảy sinh tình cảm sau khi chia tay cấp 3, trong lớp duy nhất có chúng tôi thành vợ thành chồng. Bạn bè thường nói kín quá, đến khi cưới mà nhiều người không tin là sự thực, các bạn rất ngưỡng mộ chúng tôi bởi tôi khác xa em, nghịch nghợm, em trí thức, hiền lành. Tình yêu của chúng tôi rất gian truân, gia đình em khá giả, có điều kiện, bố mẹ làm cán bộ, có vị trí trong xã hội và sống rất hạnh phúc. Em sinh trưởng trong gia đình gia giáo, mẫu gia đình rất nhiều người mong ước.

    Bố mẹ tôi làm cán bộ nhà nước nhưng gia đình không hạnh phúc, đã ly dị, tôi sống với mẹ, khi đó mới 13 tuổi, sự việc đã làm cho tâm hồn tôi tổn thương rất nặng nề cả một quãng thời gian dài sau này. Thật đau khổ, hụt hẫng và luôn cảm thấy mặc cảm, tôi lớn lên bằng sự cố gắng của bản thân, tự học, tự giao tiếp, tự tìm kiếm công việc, tôi đã có ước mơ trở thành triệu phú đôla từ rất sớm, 15 tuổi tôi tự kinh doanh kiếm tiền.

    Chúng tôi đến với nhau bằng tình yêu mãnh liệt, đây là tình đầu của tôi, tôi luôn nâng niu gìn giữ và dám chấp nhận tất cả. Khi bắt đầu yêu, gặp phải phản ứng dữ dội của gia đình vợ, âu cũng là lẽ thường tình hợp lý, ai cũng muốn trao gửi con đến một nơi có tương lai tốt, cuộc sống đầy đủ, có một già đình nề nếp, tôi thì không được vậy, còn quá trẻ, chưa công ăn việc làm, bố mẹ ly dị.

    Sau một thời gian, bằng sự quyết tâm, chúng tôi đã thuyết phục được gia đình và tổ chức cưới đến nay được 20 năm, có với nhau 3 con. Trong quá trình 20 năm đó tôi luôn đứng ở vị trí trụ cột để phấn đấu học thêm, kiếm tiền và thực hiện ước mơ từ nhỏ của mình, vợ tôi phần lớn thời gian ở nhà sinh đẻ, nuôi dậy con cái, trở thành hậu phương vững chắc của gia đình. Cô ấy là người vợ tuyệt vời, yêu thương con cái, bố mẹ đẻ, thương bố mẹ chồng. Thậm chí có những việc đối nhân xử thế với gia đình nhà chồng còn chu đáo trách nhiệm hơn cả tôi, những việc này tôi rất nể phục.

    Trải qua 20 năm chúng tôi cũng có một khối tài sản tương đối, có thể sống đầy đủ, bất động sản, ôtô, tiền mặt. Thật không may khi gặp cuộc khủng hoảng 2009, toàn bộ tài sản đã phải bán đi để trả nợ ngân hàng và bạn bè, sau đó vẫn còn nợ gần hai tỷ đồng, lĩnh vực kinh doanh của tôi là bất động sản và chứng khoán nhưng thất bại chủ yếu là chứng khoán. Hiện nay chúng tôi đang phải thuê nhà để ở, thu nhập rất thấp, không đủ chi tiêu hàng tháng, cuộc sống rất mong manh.

    Đổ vỡ trong kinh doanh, tôi đã ý thức được những công việc mình đang làm là không bền vững, rất rủi ro, vì thế cũng mạnh dạn đầu tư vào một dự án tại miền Trung về khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, nhưng hiện nay gặp cuộc khủng hoảng mới và rắc rối trong vấn đề nội bộ nên để có thu nhập thì không biết đến bao giờ. Nhiều khi tôi hay nói đùa với bạn bè rằng mình còn nghèo hơn ăn mày, vì ăn mày tài sản bằng không, còn mình thì âm tài sản.

    Vấn đề chính nằm ở đây, trong lúc khó khăn nhất của cuộc đời là lúc tôi cần một hậu phương vững chắc để động viên, khích lệ mình vượt qua khó khăn thử thách thì cuộc sống của chúng tôi xuất hiện một người thứ ba. Điều này bắt nguồn từ vợ. Trong mấy năm khó khăn căng thẳng, vợ tôi muốn tham dự khiêu vũ để có thêm ban bè giao lưu, mở mang đầu óc vì cô ấy rất thích bộ môn luyện tập đó. Bao năm phải ở nhà chăm sóc con cái, cộng với tình hình tài chính gia đình kiệt quệ, đầu óc luôn căng thẳng mệt mỏi, cô ấy đã tham dự bộ môn đó.

    Lúc đầu tôi đã cảnh báo, thực ra khiêu vũ không có lỗi nhưng hiện nay những người tham dự với một số lượng không nhỏ đến đấy để tìm kiếm mục tiêu khác, vợ tôi đều trả lời là lành mạnh và cô ấy không bao giờ để xảy ra chuyện ngoại tình. Chúng tôi rất yêu nhau, sau ngày cưới có cam kết và hứa sẽ không bao giờ ngoại tình trong hôn nhân, nếu có điều gì thì nói thẳng và giải phóng cho nhau, tuyên bố này vợ tôi là người kiên quyết nhất. Tất nhiên cái gì cũng có lý do của nó, cách đây 2 tháng, vì công việc tôi phải vào miền Trung gấp để giải quyết, trong lúc đó cô ấy đã ngoại tình với một ngưới bạn khiêu vũ lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm, đã ly dị vợ, ông ấy 65 tuổi và cả hai đã trải qua đầy đủ các cung bậc của tình yêu.

    Thật đau đớn! Tại sao sự việc đó lại xảy ra vào thời điểm này, đến nay tôi không giải thích nổi. Tại sao em lại phá vỡ cam kết? Tại sao em được dạy dỗ nề nếp lại như vậy? Tại sao em phải che giấu, nói dối tôi? Khi cảm nhận được sự không bình thường về sinh hoạt của vợ một thời gian và đỉnh điểm là cách đây 3 ngày, với một số căn cứ, chúng tôi đã ngồi nói chuyện thẳng thắn, trung thực. Vợ đã nói cho tôi biết toàn bộ sự thực, em đã nhận toàn bộ lỗi lầm và cho tôi đưa ra quyết định.

    Em nói cho tôi biết các lý do xảy ra việc đó là do tôi đi quá lâu, không tâm lý, không hay gọi điện về nhà an ủi động viên mặc dù em đã nhiều lần gọi cho tôi. Đến nay tình yêu của tôi dành cho em rất lớn, gần như còn nguyên vẹn, không biết tôi có đủ sức vượt qua không khi niềm tin đã mất? Với công việc, tôi luôn tin tưởng sẽ vượt qua, với ý chí tôi tin rằng sẽ phục hồi được những gì đã mất và thành công hơn thế nữa. Mong các bạn chia sẻ lời khuyên, lời tư vấn, xin chân thành cảm ơn các bạn.

Chia sẻ trang này