1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Mua - mua dần cho dài hạn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 13/02/2013.

5568 người đang online, trong đó có 560 thành viên. 21:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 63266 lượt đọc và 483 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Bám vào đất sẽ thắng?

    [​IMG]
    Trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2013, các bản cáo bạch của một số ngân hàng có một điểm đáng lưu ý đó là khối này vẫn thích “bám đất”, dù tình hình của các DN BĐS không mấy khả quan.



    Chẳng hạn, Ngân hàng Việt Á vẫn tiếp tục tham gia rót vốn vào khá nhiều DN BĐS, như nắm 11% vốn ở Đất Xanh (DXG), giữ 8,53% vốn ở CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp - Thương mại Củ Chi (CCI); giữ 4,13% vốn ở Sông Đà 6 (SD6). BIDV cũng đang sở hữu 8,09% vốn ở CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (PTL); 2,45% vốn ở CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IJC) và 1,19% vốn ở Nhà Thủ Đức (TDH).
    Hay NHTMCP Phương Nam (Southern Bank) vẫn giữ nguyên tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu tại BCI, là cổ đông lớn thứ hai tại đơn vị này với tỷ lệ sở hữu 12,93% vốn. Các quỹ thuộc Deutsche Bank như Deutsche Asset Managament (Asia) Limited, Deutsche Bank AG London, Deutsche Bank Aktiengesellschaf cũng là cổ đông hàng đầu ở Năm Bảy Bảy (NBB)…

    Nhìn tổng thể, nhiều ý kiến nhận định các ngân hàng nắm giữ cổ phần tại DN BĐS phần lớn là mối quan hệ trực thuộc hoặc có thể do các đơn vị này thiếu nợ nên chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, đó chỉ là một phần lý do, thực ra các ngân hàng vẫn đánh giá rất cao cổ phiếu BĐS. Theo đó, những giao dịch trên thị trường đều mang tính chiến lược của các đơn vị. Đơn cử, mối quan hệ giữa Southern Bank và BCI không hẳn là mối quan hệ tín dụng mà có thể chỉ là quan hệ giữa DN và cổ đông…

    Thừa nhận điều này, một lãnh đạo ngân hàng tại TP.Hồ Chí Minh phân tích, xét về thị giá, trong nhóm các DN BĐS đang niêm yết tại hai sàn đều đang có giá thấp nhất. Khi thị trường BĐS trầm lắng, cổ phiếu rớt giá, nhiều người e ngại không mua vì thấy khả năng tăng mạnh của cổ phiếu này khó xảy ra.

    Tuy nhiên, khi khối ngoại, thậm chí khối nội bắt đầu gia tăng mua vào cổ phiếu này, đã có nhiều nhà đầu tư cá nhân tăng mua theo. Điều này được thể hiện rõ trên bảng giao dịch, nếu xem xét kỹ con số thống kê sẽ thấy khoảng 80% các giao dịch đáng chú ý trong 7 tháng đầu năm 2013 của khoảng 20 DN BĐS trên sàn đến từ cổ đông nội.

    “Ở đây, nếu tách biệt 2 yếu tố “rẻ” và “nước ngoài” riêng biệt, khả năng nhà đầu tư sẵn sàng mua vào chưa chắc đã có. Nhưng gộp chung 2 yếu tố kèm theo tình hình thị trường đang ngày một khả quan, câu chuyện sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác”, lãnh đạo trên nói.

    Như vậy, một điều đang được các nhà đầu tư chú ý ở đây là khi đặt ra câu hỏi “sóng cổ phiếu BĐS sẽ mạnh đến đâu?” nhiều chuyên gia, nhà đầu tư có kinh nghiệm trên thị trường đều tỏ ra e dè. Nhưng thực tế, nếu nhìn vào dòng tiền tham gia cổ phiếu BĐS và các mức định giá như hiện nay, có thể thấy rõ dòng tiền đang đổ vào thị trường này, đặc biệt các tổ chức ngân hàng và Quỹ đầu tư vẫn duy trì thì chí ít diễn biến của cổ phiếu cũng sẽ ổn định.

    Đưa ra quan điểm về đầu tư, ông Phạm Phú Khôi, Tổng giám đốc CTCK ACBS cho rằng, để đánh giá về cổ phiếu ngân hàng đòi hỏi phải có thêm thời gian mới hình thành kỳ vọng mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

    Do vậy, để lựa chọn, hiện nay các nhà đầu tư đang dành nhiều sự quan tâm đối với cổ phiếu BĐS nếu cổ phiếu này vẫn giữ được mức giá ổn định. Song nếu kỳ vọng đột phá của cổ phiếu BĐS trong thời gian ngắn sẽ rất khó”, ông Khôi nói thêm.

    Theo Vũ Hoàng

    Thời báo ngân hàng

  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thị trường BĐS Việt Nam “hút” nhà đầu tư Nhật Bản
    Cập nhật lúc 16:59 27/08/2013
    KTĐT - “Các nhà đầu tư Nhật rất quan tâm đến thị trường Việt Nam và kỳ vọng thị trường bất động sản Việt Nam là điểm đến đầu tư trung và dài hạn”. Đó là nhận định của ông Neil MacGregor - Giám đốc điều hành Savills Việt Nam.
    Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) trong 7 tháng đầu năm 2013, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đóng góp gần 4,1 tỉ USD vào tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp vừa đăng ký và bổ sung vào Việt Nam. Các nhà đầu tư Singapore giữ vị trí thứ hai với tổng đầu tư xấp xỉ 3,72 tỉ USD.

    Gần đây nhất, quỹ đầu tư Warburg Pincus, chủ của chuỗi thương mại cao cấp Neiman Marcus, đã đầu tư $200 triệu đô vào mô hình bán lẻ mới của Vingroup. Quỹ đầu tư EXS Capital từ Nhật Bản gần đây cũng đã đầu tư 37 triệu USD vào công ty bất động sản Sơn Kim Land.

    [​IMG] Ảnh minh họa.

    Có được những kết quả trên là do thị trường bất động sản Việt Nam sở hữu những ưu thế nhất định so với các nước khác trong khu vực. Cụ thể, khi mà suất đầu tư của phân khúc bất động sản thương mại trên toàn thế giới vẫn có dấu hiệu giảm mạnh thì thị trường thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có dấu hiệu “chạm đáy” và đang trên đà hồi phục. Nhờ vậy các nhà đầu tư quốc tế có được cơ hội về giá cả hơn so với các thị trường lân cận như: Indonesia, Philippine và Malaysia.

    Thêm vào đó, nền tảng cơ bản của kinh tế Việt Nam vẫn đang vững mạnh. Theo Liên hợp quốc, Việt Nam đang sở hữu tháp dân số lý tưởng từ năm 2008 đến 2035 với số lượng dân số trong độ tuổi lao động vượt mức số dân số phụ thuộc. GDP được dự báo tiếp tục tăng trưởng khả quan và tình hình chính trị ổn định cũng là một lợi thế không nhỏ so với các nước khác.

    Hơn thế nữa trên thị trường đang hiện hữu nhiều cơ hội đầu tư và sự gợi mở của các chính sách nhà nước, tính hiệu quả của các thương vụ mua bán và sáp nhập nhờ đó cũng được thúc đẩy. Với lợi thế huy động vốn sẵn có như các nhà đầu tư Nhật Bản thì cơ hội này đang trong tầm tay.



    Nguyên Hà
    http://www.ktdt.vn/bat-dong-san/thi...uo-ng-bds-vie-t-nam-hu-t-nha-dau-tu-nhat-ban/
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    Cập nhật lúc: 14:07, 29/08/2013


    (function () {var po = document.createElement('script'); po.type = 'text/javascript'; po.async = true;po.src = 'https://apis.google.com/js/plusone.js';var s = document.getElementsByTagName('script')[0]; s.parentNode.insertBefore(po, s);})();Đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng trưởng mạnh
    VOV.VN -Trong 4 tháng đầu năm 2013, tổng vốn thực tế đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam tăng 162%.

    LIÊN QUAN


    Với sự nỗ lực từ 2 phía, hợp tác kinh tế Trung Quốc - Việt Nam đã đạt được bước tiến lớn. Lĩnh vực thương mại đầu tư có nhiều điểm sáng và đạt được nhiều thành quả. Thương mại Trung - Việt tăng trưởng trong 9 năm liên tiếp. Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại Trung Việt vẫn giữ được tốc độ phát triển nhanh, ổn định. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai nước đạt hơn 41 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Trên cơ sở này, đến tháng 4/2013, kim ngạch thương mại 2 nước đã đạt đến 19 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.


    [​IMG] Ông Hứa Khải Tùng- Tham tán Kinh tế thương mại (Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam) ảnh V.H
    Trao đổi với VOV online trước thềm Hội chợ triển lãm quốc tế ASEAN-Trung Quốc sẽ diễn ra vào đầu tháng 9 tới, ông Hứa Khải Tùng – Tham tán Kinh tế thương mại (Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam) cho rằng: “Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt và còn ẩn chứa nhiều yếu tố bất ổn, hợp tác kinh tế 2 nước vẫn phát triển mạnh mẽ và giành được nhiều thành quả là điều đáng mừng”.
    PV: Để đảm bảo cho tăng trưởng bền vững, các doanh nghiệp hai nước đã hướng mạnh đến đầu tư, thay vì chỉ đơn thuần quan hệ thương mại như trước đây. Ông đánh giá thế nào về tình hình đầu tư của các DN Trung Quốc vào Việt Nam?
    Ông Hứa Khải Tùng: Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, cho dù tổng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam mới chỉ ở mức con số mở đầu.
    Theo thống kê của phía Việt Nam, có khoảng 900 nhà đầu tư Trung Quốc, tổng đầu tư khoảng 5 tỷ USD, nhưng tốc độ đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam rất mạnh mẽ.
    Theo thống kê của Trung Quốc, năm 2012, lượng nhà đầu tư mới đầu tư vào Việt Nam tăng 147%. Trong 4 tháng đầu năm 2013, tổng vốn thực tế đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam tăng 162% so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư khu thương mại Hải Phòng- Thâm Quyến tại TP Hải Phòng, hay khu công nghiệp Long Giang tại tỉnh Tiền Giang. Các khu thương mại, công nghiệp này đang được tích cực được xây dựng.
    Tôi tin tưởng rằng cùng với việc hoàn thiện các khu công nghiệp này sẽ thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như nước ngoài đến Việt Nam để đầu tư. Nhân cơ hội này tôi cũng hi vọng rằng chính phủ Việt Nam, các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương tạo điều kiện, chung tay góp sức cùng phía doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng các khu thương mại, công nghiệp này.
    Ngoài ra các doanh nghiệp Trung Quốc còn đàm phán một loạt các dự án đầu tư tại Việt Nam, chúng tôi tin tưởng trong tương lai không xa mức đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam sẽ được nâng lên.
    PV: Còn với những DN Trung Quốc đã đầu tư, làm ăn tại Việt Nam thì sao thưa ông?
    Ông Hứa Khải Tùng: Các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư tại Việt Nam cũng đã có được một số điểm sáng. Họ đã rất chú trọng đến việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội tại Việt Nam, cùng chia sẻ các lợi ích, thành quả đã đạt được với địa phương.
    Theo thống kê sơ bộ, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam đã giải quyết được công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người dân địa phương. Các doanh nghiệp Trung Quốc còn tích cực triển khai nhiều hoạt động công ích như quyên góp, khuyến học, xây cầu, làm đường, hỗ trợ thiên tai, dưỡng lão… Điều đáng quan tâm là có những doanh nghiệp Trung Quốc với qui mô còn rất nhỏ, cũng có những doanh nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản vẫn chưa có doanh thu mà vẫn rất tích cực hòa nhập với cộng đồng địa phương, coi lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội tại địa phương là một. Lực lượng DN này đã góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
    PV: Ông đánh giá thế nào về tiềm năng hợp tác đầu tư tại Việt Nam?
    Ông Hứa Khải Tùng: Việt Nam là một nước đang phát triển, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Sự phát triển nhanh về kinh tế đã tạo điều kiện tốt cho việc hợp tác kinh tế giữa hai nước. Điều kiện tự nhiên thuận lợi của Việt Nam là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế, nó cũng mang lại một môi trường tốt cho hợp tác kinh tế giữa hai nước.
    Vị trí địa lý của Việt Nam rất thuận lợi, đây là cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN. Điều kiện tự nhiên ở Việt Nam cũng rất tốt cho việc phát triển ngành nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp. Dân số Việt Nam nằm trong top đầu của ASEAN với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm trên 50% dân số… Những nhân tố này không chỉ mang lại điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế bền vững, mà còn là điều kiện tốt thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc cùng doanh nghiệp Việt Nam triển khai hợp tác kinh tế thương mại.
    Ngoài ra, trong nhiều năm trở lại đây Việt Nam đã thực hiện chính sách cải cách mở cửa, xã hội phát triển ổn định, kinh tế phát triển mạnh mẽ. GDP năm 2001 đến năm 2010, hàng năm tăng 7%. Cho dù từ 2012 chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng GPD của Việt Nam vẫn tăng trên 5%. Năm 2012, xuất khẩu lúa gạo đạt 7 triệu tấn, lượng xuất khẩu các sản phẩm trọng yếu như hồ tiêu, café, hạt điều.. đều đứng hàng đầu thế giới. Có thể nói tiềm lực phát triển kinh tế của Việt Nam rất lớn.
    Trung Quốc và Việt Nam núi liền núi sông liền sông, văn hóa tương đồng, thể chế gần giống nhau chính là ưu thế lớn nhất trong hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, là điều kiện tốt để phát triển kinh tế - xã hội.


    [​IMG] KCN Long Giang - biểu tượng về hợp tác đầu tư Việt Nam-Trung Quốc (ảnh V.H)

    PV: Vậy hai nước đã và sẽ làm gì để thúc đẩy hiệu quả quan hệ đầu tư-thương mại?
    Ông Hứa Khải Tùng: Trong những năm gần đây, với sự cố gắng chung của chính phủ hai nước, doanh nghiệp hai nước, hợp tác kinh tế giữa hai nước cũng đã giành được những thành quả đáng hoan nghênh.
    Tháng 4 năm 2013, hai nước đã ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản”. Bản ghi nhớ này nhằm tăng cường sự hợp tác thương mại về hàng nông sản, đảm bảo cho ngành này phát triển ổn định, lành mạnh, có tác dụng khích lệ doanh nghiệp hai nước đầu tư kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh qua con đường chính ngạch.
    Tôi tin rằng, sau khi bản ghi nhớ này được ký kết sẽ thúc đẩy qui mô hợp tác thương mại hàng nông sản giữa hai nước. Thương mại hàng nông sản là lĩnh vực mà hai nước đều rất quan tâm, và cũng là lĩnh vực mà hai nước đều có những đặc sắc riêng, có thể bổ trợ cho nhau. Điều này sẽ có tác dụng thúc đẩy toàn diện sự phát triển kinh tế thương mại của hai nước.
    Ngoài ra, trong tháng 5/2013, Trung Quốc và Việt Nam cũng đã ký kết “Danh mục dự án hợp tác trọng điểm qui hoạch phát triển 5 năm kinh tế thương mại hai nước”. Danh mục này đã đưa ra được những chỉ dẫn chính sách cho hai nước trong quá trình triển khai những dự án trọng điểm, qui mô lớn, đa lĩnh vực.
    Có thể nói sau khi ký kết danh mục này, doanh nghiệp hai nước sẽ có nhiều cơ hội, điều kiện hơn để thúc đẩy việc triển khai các dự án hợp tác qui mô lớn. Chúng tôi cũng sẵn sàng nỗ lực, cùng phía Việt Nam thúc đẩy hợp tác, nâng cao chất lượng, qui mô hợp tác.
    PV: Xin cảm ơn ông!

    Vũ Hạnh/VOV online (thực hiên)
    http://vov.vn/kinh-te/dau-tu-tu-trung-quoc-vao-viet-nam-tang-truong-manh/278210.vov
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  5. 11Pm.11.1.11

    11Pm.11.1.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    84
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    =)) kẹp tự nguyện mừ ....kẹp giữa 2 ông lớn Mỹ - TQ thì cũng vui ....hàng loạt miếng bánh sắp tới sẽ đc chào mời vô cung hấp dẫn nhé =))
  7. 11Pm.11.1.11

    11Pm.11.1.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    84
    tuy nhiên bds kém thanh khoản, chỉ nên kẹp khi nó bắt đầu tăng chứ ko nên kẹp khi nó còn giảm :)>-
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Ngắn hạn thì cứ nên chờ , dài hạn một chút thì cơ hội đang mở ra rất lớn roài
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tiền vào BDS rõ ràng là đã tăng mạnh trên trung bình tăng trưởng của toàn nền kinh tế vào 6 tháng đầu năm và dĩ nhiên 6 tháng cuối năm càng tăng trưởng tích cực hơn khi gói KC cho vay đc triển khai mạnh cũng như gói VAMC đc bung ra ....
    Năm nào cũng thế cầu BDS cuối năm đều tăng mạnh , dự kiến năm nay sẽ tăng trưởng rất ấn tượng do giá căn hộ đã giảm rất mạnh , Ls cho vay giảm đi 3,4 lần so với năm 2012 , lạm phát giảm mạnh , người lao động dư dã tiền bạc nhiều hơn cho việc mua sắm căn hộ ....:-bd
    Tiền vào bất động sản đang tăng

    26-08-2013 04:40
    Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Nguyễn Đồng Tiến cho biết, tính đến hết ngày 30.6, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản (BĐS) toàn hệ thống ngân hàng (NH) đạt 242.804 tỉ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2012, cao hơn mức tăng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế là 4,5%.
    [​IMG]
    Dư nợ cho vay bất động sản đang tăng trở lại được các chuyên gia xem là dấu hiệu tốt .
    Trong đó, dư nợ cho vay xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 14.908 tỉ đồng, giảm 0,3% so với hồi cuối năm 2012; xây dựng khu đô thị là 49.258 tỉ đồng, tăng 14,3%; xây dựng văn phòng cao ốc cho thuê là 35.495 tỉ đồng, tăng 11,7%; xây dựng, sửa chữa, mua nhà để ở, nhà ở kết hợp với cho thuê là 57.113 tỉ đồng, tăng 6,9%; xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán, cho thuê là 37.826 tỉ đồng, tăng 4,7%...

    Một chuyên gia đánh giá, so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung đến nay khoảng 6%, thì mức tăng 6,3% đối với cho vay BĐS là một dấu hiệu tốt. Ở giai đoạn khó khăn hiện nay, bất cứ tăng trưởng cho vay được trong lĩnh vực nào đều đáng khuyến khích. Đồng tình quan điểm này, tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương, cho rằng con số nói trên cho thấy tại một vài phân khúc, BĐS đã có dấu hiệu hồi phục, đây là dấu hiệu đáng mừng.

    Tuy nhiên, điều đáng lo là đi kèm với kết quả trên, tỷ lệ nợ xấu đối với đầu tư, kinh doanh BĐS 6 tháng đầu năm cũng tăng lên 6,4% so với cuối năm 2012. Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, câu chuyện tăng trưởng tín dụng BĐS sẽ không đi theo “vết xe đổ” trước đây. Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định hiện các NH đã thận trọng hơn trước rất nhiều khi cho vay BĐS, nên chưa có gì đáng ngại. TS Võ Trí Thành phân tích: Năm nay, “quota” tăng trưởng tín dụng các NH chỉ được tối đa 12%. Chính các NH cũng không dễ có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng này cho nên với BĐS, mức tăng 5 - 6% là bình thường.

    http://asianland.com.vn/component/co...dang-tang.html
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khi Mỹ chán hàng Trung Quốc

    Tags: Trung Quốc, Việt Nam, Gia Long, Khi Mỹ, Trần Việt Tiến, Việt Kiều, giám đốc công ty, công ty cổ phần, có thể cung cấp, để ý đến, người tiêu dùng, sản phẩm, doanh nghiệp, siêu nhân, cậu bé, bán
    Trong chuyến công tác qua Mỹ, ông Trần Việt Tiến, giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ thuật Gia Long, tranh thủ đi siêu thị cùng gia đình người bạn Việt Kiều. Ông để ý đến cậu bé đang ôm khư khư một đồ chơi siêu nhân rất đẹp. Hớn hở vì món quà mới nhưng sau khi được ba nhắc xem mã xuất xứ, cậu bé 5 tuổi im lặng đặt lên kệ rồi lấy một con siêu nhân sản xuất tại Việt Nam.
    >> Đừng để người tiêu dùng chán hàng Việt!
    >> Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên thế giới
    >> Những tác phẩm \'nhái\' siêu hạng của Trung Quốc
    [​IMG]
    Thực phẩm, hải sản, gạo, gia vị… của Việt Nam đều có thể cung cấp cho Kroger.
    Ông Tiến hỏi thì cha đứa bé giải thích: “Tôi bảo cháu là không nên dùng đồ Trung Quốc và nhận biết bằng mã vạch. Giờ nhiều người Mỹ không còn mặn mà với đồ Made in China nữa”.
    Hàng Trung Quốc bị ghẻ lạnh trên đất Mỹ
    Sau những phát hiện hàng Trung Quốc kém chất lượng và có chứa chất gây ung thư, xu hướng tẩy chay hàng Trung Quốc không chỉ có ở Mỹ mà người châu Âu cũng không muốn mua hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc ở Mỹ có vẻ rầm rộ hơn. Sau buổi khảo sát các khu thương mại tại Mỹ, bà Ngọc, một khách du lịch cũng là một nhà báo mới thấy rõ sự từ chối của người Mỹ đối với hàng Trung Quốc như thế nào. Đặc biệt, tại những khu Phố Tàu (China Town) gần như vắng hoe khách.
    China Town ở New York vẫn đông đúc nhưng người ta dè dặt với hàng Trung Quốc. Ở cửa hàng thực phẩm chỉ thấy tôm khô Việt Nam, Nhật, Đài Loan tuyệt nhiên không có bóng dáng tôm Trung Quốc. Ở các tiểu bang khác của Mỹ, tỉ lệ hàng Việt chiếm ưu thế hơn hàng Trung Quốc.
    Một số người sống tại 2 tiểu bang Oklahama và Massachusetts cho biết, tại đây mức độ hàng Việt chiếm 70%, còn lại là hàng Trung Quốc. Một người dân sống tại đây cho biết, nhiều sản phẩm của Trung Quốc được dán nhãn Việt Nam để dễ bán. Thậm chí nhiều doanh nghiệp Hoa kiều sản xuất tại Mỹ đã gắn nhãn Việt Nam và đăng ký tên công ty dưới tên Việt Nam.
    Cũng tại Mỹ, các quán ăn của Việt kiều đã rộ lên phong trào bán thực phẩm chế biến ngay tại các quán. Đây cũng là một trong những cách để người tiêu dùng biết đến thực phẩm Việt Nam. Thực tế, nhu cầu tìm đến nguồn hàng thay thế Trung Quốc đang được nhiều doanh nghiệp Mỹ làm.
    Ông Trần Việt Tiến, Giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ thuật Gia Long, cho biết các doanh nghiệp tại Mỹ và châu Âu đã tìm hiểu và đang liên kết làm ăn với Công ty để đưa hàng vào. Trước đây các đối tác này chủ yếu nhập hàng Trung Quốc nhưng gần đây họ muốn mua sản phẩm Việt Nam.
    Đối tác này sẽ đại diện Công ty chịu trách nhiệm và chi phí phân phối, marketing sản phẩm và bán sản phẩm. Công ty Gia Long chỉ trả chi phí thuê kho bãi, vận chuyển và chịu trách nhiệm cung cấp nguồn hàng. Trước đây, Gia Long thường tham dự các hội chợ và tìm kiếm khách hàng. Các sản phẩm của Công ty thường xuất khẩu trực tiếp cho khách và không được người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu. Với mô hình liên kết này, Gia Long không phải chịu quá nhiều chi phí nhưng vẫn quảng bá được thương hiệu và bán được sản phẩm.
    Cơ hội cho doanh nghiệp Việt đang đến
    Trong thời điểm hàng Trung Quốc đang bị tẩy chay nhưng hàng Việt Nam trong các siêu thị tại Mỹ lại chưa nhiều.
    Giữa tháng 5 vừa qua, đại diện nhà bán lẻ số 2 tại Mỹ là Kroger đến Việt Nam tìm nguồn hàng. Ông Tim Kelbel, Phó Chủ tịch phụ trách nhãn hiệu doanh nghiệp và nguồn cung toàn cầu của Kroger, cho biết Tập đoàn đang tìm đối tác cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh để phân phối trong hệ thống bán lẻ của Kroger. Doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy của Kroger.
    Theo những gì ông Tim Kelbel tiết lộ thì hầu hết các sản phẩm hiện có tại Việt Nam như thực phẩm, hải sản, gạo, tiêu, hạt điều, rau quả đóng gói, dừa, hương liệu gia vị, đồ gỗ, quần áo, nguyên liệu mỹ phẩm, găng tay... đều có thể cung cấp cho Kroger.
    Tập đoàn này dự kiến nhập khẩu từ 5-6 tỉ USD/năm, trong đó 4-5% sẽ mua từ Việt Nam. Hiện Kroger đang mua cà phê Việt Nam với kim ngạch khoảng 50 triệu USD mỗi năm. Kroger cũng đã làm việc trực tiếp với từng ngành riêng để có thể tìm hiểu rõ hơn về nguồn hàng tại Việt Nam.
    Trong khi đó, Walmart cũng đang tìm kiếm nguồn hàng của Việt Nam với số lượng lớn. Theo nguồn tin mới nhất, một số doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam không có tên tuổi trong ngành nông sản đang có cơ hội hợp tác với Walmart.
    Viet Bao.vn (Theo Nhịp Cầu Đầu Tư)

Chia sẻ trang này