Múc BCC - HT1 - SCJ hay HOM ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trieudo1689, 19/09/2014.

3943 người đang online, trong đó có 252 thành viên. 06:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8352 lượt đọc và 176 bài trả lời
  1. hoanglong8681

    hoanglong8681 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/06/2014
    Đã được thích:
    323
    Ngành xi măng hồi phục: Vẫn lo bài toán đường dài
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tin mới
    [​IMG] Kinh tế vĩ mô 25/9: ADB hạ dự báo tăng trưởng của VN năm 2014 và 2015
    Tăng thuế thuốc lá, bia, rượu để hạn chế tiêu thụ
    1.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng thi công kè hai bờ sông Cà Mau
    Sản lượng xi măng, clinker xuất khẩu đang tăng mạnh cùng với đà hồi phục của tiêu thụ xi măng trong nước. Xi măng Việt Nam đang có thuận lợi về sản lượng và giá khi xuất khẩu...
    Nhưng những tín hiệu ấy chưa đủ cho thấy ngành xi măng đã ra khỏi những khó khăn nội tại.

    Theo Bộ Xây dựng, kết thúc 8 tháng của năm 2014, sản lượng clinker và ximăng xuất khẩu ước đạt 9,68 triệu tấn, trong đó riêng xi măng là khoảng 2,49 triệu tấn.

    Tại thị trường trong nước, tiêu thụ xi măng cũng đạt mức tăng trưởng tốt, tháng sau cao hơn tháng trước. Xi măng đã tăng trưởng xuất khẩu và tiêu thụ tháng thứ 5 liên tiếp, đạt bình quân 5 – 6 triệu tấn/tháng. Trong tháng 8, tiêu thụ xi măng trong nước đạt 4,19 triệu tấn, cao hơn tiêu thụ trong tháng 7.

    Đạt kế hoạch

    Tính tổng cộng qua 8 tháng của năm 2014, tổng sản lượng xi măng và clinker tiêu thụ là 42,53 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tiêu thụ xi măng tại thị trường trong nước đạt khoảng 32,85 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013, xuất khẩu xi măng và clinker đạt tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Về tỷ lệ, xi măng và clinker xuất khẩu đã tăng, bằng khoảng gần 30% so với sản lượng tiêu thụ trong nước, và chiếm khoảng trên 20% tổng sản lượng toàn ngành 8 tháng qua.

    Về giá, theo Tổng công ty xi măng Việt Nam (VICEM), xi măng và clinker xuất khẩu đang có giá tương đối ổn định. Trong tháng 9/2014, giá xi măng và clinker xuất khẩu dao động trong khoảng 54,5 USD/tấn – 55 USD/tấn đối với xi măng và khoảng 38,2 USD/tấn – 39 USD/tấn đối với clinker, tăng khoảng 3-4% so với cùng kỳ năm trước. Tại thị trường trong nước, giá bán xi măng của các nhà máy thuộc VICEM giao động trong khoảng 1,22 triệu đồng/tấn khu vực phía Bắc, 1,38 triệu đồng/tấn khu vực miền Trung và khoảng 1,65 triệu đồng/tấn tại miền Nam. Giá này là tương đối tốt so với kế hoạch lợi nhuận của các nhà máy.

    Hiện, giá xi măng bán lẻ trên thị trường trong nước cao hơn khoảng 100.000 – 200.000 đồng/tấn so với giá bán của nhà máy. Đáng chú ý, do tiêu thụ xi măng hiện đã hoàn toàn vận hành theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng, nên các DN phía Nam cũng tăng cường mua xi măng từ miền Bắc để đưa vào phía Nam tiêu thụ.

    Từ đó, góp phần bình ổn giá xi măng tại thị trường này, thậm chí, trong một số thời điểm và tại một số địa bàn, giá xi măng khu vực phía Nam còn giảm xuống thấp hơn cả giá bán tại nhà máy lớn nhất của VICEM ở phía Nam. Chẳng hạn, có thời điểm giá bán lẻ xi măng tại Đồng Nai chỉ còn 1,46 triệu đồng/tấn, nhưng giá xi măng tại nhà máy VICEM Hà Tiên 1 là 1,65 triệu đồng tấn.

    Kết thúc 8 tháng, lượng tiêu thụ và xuất khẩu xi măng, clinker là tương đối đúng với dự báo này, về kế hoạch, sản lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu xi măng, clinker tương đương 67,7% kế hoạch năm.

    Có nhiều nguyên nhân giải thích về sự hồi phục của ngành xi măng trong thời gian gần đây. Đầu tiên là sự hồi phục thị trường bất động sản và xây dựng, với hàng loạt dự án được đẩy nhanh thời gian xây dựng, rao bán sau thời gian đóng băng. Mặt khác, từ cuối năm 2012, hướng xuất khẩu xi măng được mở ra, được đẩy mạnh trong năm 2013 đã có tác dụng khơi thông hoạt động xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam trong năm 2014. Trước đó, trong suốt nhiều năm, các chuyên gia đã cảnh báo về thực tế dư thừa công suất và các dự án xi măng. Tuy nhiên, việc mở rộng được thị trường và tăng được sản lượng xuất khẩu xi măng cho thấy các DN đã tìm được hướng khai thác tốt nhất của lợi thế xi măng Việt Nam.

    Vẫn âu lo

    Về giá, giá xi măng, clinker tại thị trường một số nước ASEAN như Indonesia, Malaysia… luôn trong khoảng trên 50 USD/tấn, có thời gian lên tới trên 75 USD/tấn, thì giá xi măng xuất khẩu của Việt Nam vào khoảng 54,5 USD/tấn – 55 USD/tấn, và khoảng 38,2 USD/tấn – 39 USD/tấn đối với clinker cùng chất lượng.

    So sánh về giá cho thấy xi măng và clinker xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khá lớn, trong khi chất lượng thì tương đương. Do thế, các sản phẩm của ngành xi măng Việt Nam không chỉ xuất khẩu sang được các thị trường lân cận như Lào, Campuchia, Thái Lan, mà còn xuất khẩu sang cả Trung Quốc – quốc gia trong một số thời điểm xuất khẩu clinker thậm chí với giá chỉ khoảng 30 USD/tấn, bằng với giá thành sản xuất.

    Trước đó, trong giai đoạn đầu năm 2014, sản lượng xi măng tồn kho khoảng gần 2,5 triệu tấn đã gây áp lực lên các DN sản xuất. Theo các chuyên gia, thực tế sản lượng tồn kho này là không lớn, chỉ vào khoảng 15 ngày tiêu thụ, nên không gây áp lực về năng lực sản xuất. Tuy nhiên, lượng vốn lưu động bị "chôn" trong sản phẩm tồn kho mới gây áp lực với các DN về thanh khoản tiền mặt cho sản xuất.

    Điều đó tiếp tục cho thấy điểm yếu về tiềm lực tài chính của các DN xi măng vẫn chưa được khắc phục. Về lâu dài, điểm yếu này sẽ dễ bị các đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu xi măng khai thác, làm thiệt hại, hoặc giảm lợi thế cạnh tranh của xi măng Việt Nam.

    Đến cuối 2014, tổng công suất sản xuất của các nhà máy xi măng trên toàn quốc sẽ lên tới gần 85 triệu tấn/năm. Như vậy, xuất khẩu được xi măng và clinker là giải pháp duy nhất giải bài toán dư thừa công suất của các nhà máy. Tuy nhiên, ngay trong hiện tại thì các DN đã rất dễ bị ép giá xi măng xuất khẩu vì thiếu khả năng chịu đựng về tài chính, nếu xi măng tồn đọng quá 1 tháng.

    Điều này cho thấy, để khai thác lợi thế giá rẻ và giải bài toán thừa công suất sản xuất hiện nay, thì ngay từ bây giờ đã phải tính tới việc hình thành cơ chế tài chính, điều phối để dự phòng, chống "sốc" cạnh tranh về giá, về sản lượng của các quốc gia nhập khẩu xi măng, clinker Việt Nam.

    Đồng thời với đó là chuẩn bị điều kiện pháp lý, chi phí cho việc có thể bị kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm xi măng, clinker Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Ngành xi măng hoàn toàn có thể chuẩn bị và rút được kinh nghiệm từ những gì đã xảy ra với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như cá tra, thép…
  2. CKvui

    CKvui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2013
    Đã được thích:
    3.140
    Chờ các bác đạp mà mãi ko đạp
  3. ck797979

    ck797979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2014
    Đã được thích:
    3.301
    gì vậy, SCJ làm gì kỳ vậy
  4. Bui Duc Thang

    Bui Duc Thang Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2014
    Đã được thích:
    171
    Có 9000 cp mà đã trần.Kéo lên để xả hả
    Bui Duc Thang đã loan bài này
  5. CKvui

    CKvui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2013
    Đã được thích:
    3.140
    đặt CE SCJ mà chẳng bác nào bán, chán quá
  6. lamborghiniviet

    lamborghiniviet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    2.743
  7. hoanglong8681

    hoanglong8681 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/06/2014
    Đã được thích:
    323
    Nước ngoài đang mon men


    Sự thật đằng sau việc doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm ngành xi măng

    [​IMG]
    [​IMG]
    Tin mới
    [​IMG] Dự án cầu treo vẫn "treo"
    Chuyên gia Phạm Chi Lan: Chúng ta phải thay đổi rất mạnh mẽ để cải thiện thế yếu của mình
    Trung tâm thương mại, ế vẫn xây: Có nên xây lúc này?
    Gần đây, giới kinh tế rộ lên thông tin nhiều doanh nghiệp xi măng Việt Nam bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp Indonesia.
    Trước đó, một chuyên gia kinh tế tiết lộ thông tin rằng các doanh nghiệp nước ngoài, cụ thể là Indonesia đã và đang có ý định thâu tóm ngành xi măng Việt Nam. Vị này cho hay: “Hiện nay nhiều nhà máy xi măng ở Việt Nam đã bán cho Indonesia như các nhà máy ở tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn…và nhiều nhà máy khác đang trong quá trình đàm phán với họ”.

    Theo đó, theo vị này phía Indonesia cấm các các doanh nghiệp xi măng mở rộng đầu tư trong nước để bảo vệ môi trường. Đây chính là lý do các doanh nghiệp Indonesia ồ ạt ra nước ngoài đầu tư phát triển ngành xi măng và điểm đến trước tiên là Việt Nam.

    Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam.

    Về thông tin doanh nghiệp Indonesia mua các doanh nghiệp xi măng Việt Nam, ông nghĩ như nào về thông tin này?

    Ông Nguyễn Quang Cung: Hiệp hội chưa nắm được nhiều thông tin mới về vụ việc này. Tuy nhiên, trên thực tế đã có một số doanh nghiệp của Indonesia sang Việt Nam khảo sát tình hình sản xuất cũng như phát triển của ngành xi măng. Một số thương vụ mua bán đã được thỏa thuận.

    Cuối năm 2012, nhà sản xuất xi măng lớn nhất Indonesia - PT Semen Gresik đã ký thỏa thuận mua lại cổ phần tại Công ty xi măng Thăng Long từ Geleximco và trở thành cổ đông lớn tại doanh nghiệp này. Ngay sau đó, phía Semen Gresik cũng bày tỏ tham vọng phát triển nhiều dự án xi măng khác ở Việt Nam, nhằm chiếm thị phần lớn hơn tại Việt Nam.

    Còn về các thương vụ mua bán mới đây có thể chỉ là tin đồn hoặc do tôi chưa nắm rõ nên không thể cung cấp thông tin thêm.

    Tại sao ngành xi măng Việt Nam lại lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Indonesia, thưa ông?

    Ông Nguyễn Quang Cung: Tôi cho rằng Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới. Thời gian vừa qua, Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, sắp tới là TPP nữa… Việc mở cửa đất nước gắn liền với làn sóng ngoại nhập mạnh mẽ cho nên các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư là tốt, kinh tế sẽ phát triển.

    Về phía các doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần, thâu tóm ngành xi măng không có gì là lạ cả họ cảm thấy đầu tư có lợi nhuận thì họ mua. Đã mở cửa hội nhập là chấp nhận tất cả mọi rủi ro. Hơn nữa, các doanh nghiệp Indonexia vào Việt Nam làm ăn, mua các dự án xi măng theo đúng Luật cạnh tranh thì không có gì đáng nói. Chính Phủ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được làm như vậy. Tại sao các doanh nghiệp Việt được khuyến khích ra nước ngoài đầu tư còn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam lại không được?!

    Ông vừa nói đây là xu hướng chung của quá trình hội nhập mở cửa, vậy việc bán cổ phần cho các doanh nghiệp nước ngoài, ngành xi măng có bị ảnh hưởng gì không?

    Ông Nguyễn Quang Cung: Theo lý thuyết thì đúng là xu hướng của hội nhập nhưng nếu nhìn vào thực tế sẽ rút ra được một điều rằng nếu doanh nghiệp xi măng làm ăn kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận cao thì sao phải bán cổ phần cho nước ngoài để lợi nhuận chảy vào túi họ. Trong khi gánh nặng về môi trường Việt Nam phải hứng chịu. Có chăng vì mình yếu kém, công nghệ lạc hậu, làm ăn không hiệu quả nên phải chịu thôi!

    Có nguồn thông tin cho rằng vì ngành xi măng gây ô nhiễm môi trường lớn nên Chính phủ Indonesia hạn chế phát triển trong nước khiến các doanh nghiệp nước này phải tìm cách phát triển ở bên ngoài. Liệu rằng Việt Nam có phải gánh chịu hậu quả về môi trường do các doanh nghiệp nước ngoài gây ra?

    Ông Nguyễn Quang Cung: Sản xuất xi măng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí. Trên thực tế, năm 2013 Việt Nam xuất khẩu 14 triệu tấn, nếu so sánh mức lợi nhuận của ngành xi măng thì sẽ thấy không hề tương xứng với những tệ hại về môi trường mà Việt Nam phải gánh chịu.

    Tuy nhiên, những năm gần đây nhờ cải thiện dây chuyền sản xuất ô nhiễm môi trường đã được cải thiện phần nào. Đối với doanh nghiệp trong nước vấn đề ô nhiễm môi trường đã cần phải cẩn trọng. Đối với doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư ngành xi măng, các cơ quan chức năng càng cần quản lý chặt chẽ để Việt Nam không phải gánh thay nước ngoài về hậu quả ô nhiễm môi trường đằng sau sự phát triển của ngành xi măng.

    Về lâu dài, với làn sóng thâu tóm này thị trường xi măng trong nước có bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài?


    Ông Nguyễn Quang Cung: Hiện tại chưa có có gì ảnh hưởng, mức tiêu thụ trong nước vẫn bình thường. Tuy nhiên, về lâu dài nếu như doanh nghiệp nước ngoài nắm cổ phần lớn trong các doanh nghiệp xi măng Việt thì chuyện phụ thuộc là tất yếu.
    chau chau thích bài này.
  8. chau chau

    chau chau Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    30/08/2014
    Đã được thích:
    168
    Vậy chắc là nước ngoài thâu tóm em SCJ này rùi.
    Đề nghị cổ đông củ bán bớt cho em nó có thanh khoản
  9. ck797979

    ck797979 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2014
    Đã được thích:
    3.301
    tăng kinh vậy, chẳng biết đâu mà lần, k có hàng để bán hả
  10. chau chau

    chau chau Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    30/08/2014
    Đã được thích:
    168
    Sáng đặt mua 5000 giá trần mà không mua được. Đu theo tin tốt vài phiên xem sao

Chia sẻ trang này