Múc HLA !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi donamreal, 29/12/2009.

3741 người đang online, trong đó có 169 thành viên. 07:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3856 lượt đọc và 75 bài trả lời
  1. donamreal

    donamreal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2009
    Đã được thích:
    0
  2. donamreal

    donamreal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2009
    Đã được thích:
    0
    CTY CK TRÀNG AN khuyến nghị mua HLA giá 28.5 và bán 47.5


    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  3. donamreal

    donamreal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2009
    Đã được thích:
    0
  4. donamreal

    donamreal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Theo thông tin từ NHNN, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm đối với hầu hết các kỳ hạn, với mức giảm từ 0,07% đến 2,23%/năm.



    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  5. donamreal

    donamreal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2009
    Đã được thích:
    0
  6. donamreal

    donamreal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2009
    Đã được thích:
    0
    - Trong thị trường tăng trưởng, nên áp dụng quy luật của thị trường tăng.

    - Trong thị trường giảm, nên áp dụng quy luật của thị trường giảm.

    - Trong thị trương tăng trưởng khi các quy luật tăng không tỏ ra hiệu quả, rất có thể đỉnh đang được định dạng.

    - Tương tự cho thị trường giảm, khi các quy luật giảm không tỏ ra hiệu quả, rất có thể đáy đang được định dạng.

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. donamreal

    donamreal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Quy luật về thị trường tăng

    Chiến lược 1 : mua khi có sự điều chỉnh

    Chiến lược 2 : kỳ vọng hỗ trợ giữ và kháng cự bị phá

    Chiến lược 3 : kỳ vọng tạo ra đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước

    Chiến lược 4 : xu hướng tăng là chủ đạo

    Chiến lược 5 : khối lượng tăng trong xu thế tăng và ngược lại

    Khi các điều trên không còn phù hợp, phân phối đỉnh diễn ra.


    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  8. donamreal

    donamreal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu ngành thép sẽ tạo sóng.

    [​IMG]

    Ngành thép trong năm 2010 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm 2009.Tuy nhiên, theo AVSC, vẫn sẽ có một vài đợt sóng ngành thép sẽ diễn ra trong năm.



    Trong năm 2009, giá cổ phiếu ngành thép biến động tương đương với VN-Index và có nhiều nét tương đồng với nhóm ngành bất động sản.
    Tính chung từ đầu năm 2009 đến ngày 29/12/2009, tốc độ tăng của VN-Index là 1,55 lần, tốc độ tăng của nhóm cổ phiếu bất động sản là 2,0 lần, tốc độ tăng của nhóm cổ phiếu ngành thép là 1,93 lần.
    Trong quý 2 và quý 3/2009, sóng cổ phiếu ngành thép lên mạnh hơn sóng cổ phiếu ngành bất động sản do nhóm ngành này được hưởng lợi từ lượng hàng tồn kho giá rẻ lớn và doanh thu tăng đột biến.

    [​IMG]
    Tăng trưởng mạnh trong năm 2009
    Kết thúc năm 2009, ngành thép được đánh giá là một trong các ngành công nghiệp nặng có mức tăng trưởng cao nhất: sản xuất tăng 25% và tiêu thụ tăng 30% so với năm 2008.
    Ðầu năm 2009, ngành thép được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do lượng hàng tồn kho lớn, trong khi giá thị truờng giảm gần 70% (thép xây dựng từ mức giá bán gần 20 triệu đồng/tấn hạ xuống chỉ còn từ 7-9 triệu đồng/tấn).
    Truớc những khó khăn của ngành thép và nguy cơ cạnh tranh từ hàng ngoại nhập, Chính phủ đã nhanh chóng áp dụng một số biện pháp như tăng thuế nhập khẩu. Mặt khác gói kích cầu của Chính phủ tập trung phần lớn vào đầu tư cơ sở hạ tầng kéo nhu cầu tiêu thụ thép trong xây dựng tăng cao.
    Bên cạnh đó, ngành thép đã được huởng lợi từ việc giá thép trên thị truờng phục hồi mạnh, trong khi Công ty dã có sẵn luợng hàng tồn kho giá rẻ.
    Ngành thép đã phục hồi và tăng trưởng trở lại từ tháng 3/2009; đặc biệt trong các tháng 7,8,9 và 2 tháng cuối năm 2009. Tiêu thụ thép sản xuất trong nước tăng mạnh mẽ, có lúc tăng trên 40% so với cùng kỳ năm trước.
    Năm 2010 sẽ khó khăn hơn
    Tăng giá đầu vào: Một số nguyên nhiên liệu đầu vào chủ yếu như giá quặng sắt, than, dầu, phôi thép, thép phế, điện tăng cao hơn năm 2009.
    Giá quặng sắt trong các hợp đồng sẽ được thương lượng lại vào đầu năm 2010, dự kiến tăng 10-25% so với mức 75 USD/tấn trong tài khóa 2008-2009.
    Ngoài ra, do tỷ giá tăng từ cuối tháng 11/2009 cũng làm chi phí đầu vào của các công ty trong ngành tăng tương ứng vì phần lớn nguyên liệu đầu vào là hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, chi phí vay vốn cũng sẽ tăng lên khi NHNN tăng lãi suất cơ bản.
    Cung tăng hơn cầu: Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), đến năm 2010, khi các nhà máy của Tập đoàn Hoa Sen, Nhà máy Thống Nhất hay của liên doanh Tata Steel (Ấn Ðộ) và Tổng Công ty thép Việt Nam (VNsteel) đi vào sản xuất thì nguồn cung sẽ gấp 2 lần sức tiêu thụ của thị trường nội địa.
    Theo tính toán, sức tiêu thụ của mặt hàng thép cán nguội trong năm 2010 chỉ ở mức 1,2-1,4 triệu tấn nhưng hiện tại công suất của các nhà máy đã đạt mức 2,4 triệu tấn.
    Mặt khác, việc thu hẹp dư nợ vay của Ngân hàng đối với lĩnh vực xây dựng sẽ làm giảm nhu cầu về thép, qua đó làm giảm tổng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
    Bên cạnh đó là một số rủi ro khác như sự đe dọa từ thép nhập khẩu, rủi ro từ chính sách tiền tệ, tỷ giá…

    [​IMG]
    Một số chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp ngành thép
    Nguồn: AVSC
    Một số đặc điểm ngành thép cần chú ý
    Vay nợ lớn, phụ thuộc vào chính sách tiền tệ: Ðặc thù của ngành là gồm cả sản xuất và thương mại, do vậy tỷ lệ nợ vay ngân hàng thuờng khá lớn.
    Theo tính toán của AVSC, tỷ lệ Nợ/Vốn Chủ sở hữu chung của toàn ngành là 1,3. Ngoại trừ HPG có tỷ lệ này là 0.5, nhiều các doanh nghiệp khác như HLA, KKC, NVC, VIS đều có tỷ lệ này lớn hon 3.
    Các doanh nghiệp dùng vốn vay dể mua thép từ các công ty trong nội bộ ngành, nhập khẩu nguyên vật liệu hoặc xây dựng thêm nhà xuởng mở rộng sản xuất kinh doanh. Do vậy, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc nhiều vào vốn vay, dồng thời rất nhạy cảm với chính sách tiền tệ.
    Lợi nhuận chính dến từ hoạt động thương mại: Giá thép trên thị trường nội địa phụ thuộc lớn vào giá thép thế giới. Do đó, các doanh nghiệp thường tận dụng nhập khẩu nhiều khi giá thép trên thế giới giảm.
    Khi giá thép thế giới tăng trở lại, các doanh nghiệp đã có sẵn lượng hàng tồn kho giá rẻ bán ra thu lợi nhuận. Năm 2009 là năm thành công của toàn ngành, nhiều công ty có lợi nhuận đột biến nhờ vào việc bán ra lượng lớn hàng tồn kho giá rẻ.
    Do dó, việc xây dựng thêm nhà xuởng sản xuất thường làm tăng chi phí cố định, có tác dụng ổn định lợi nhuận trong dài hạn, trong ngắn hạn tỷ suất lợi nhuận có thể không cao bằng hoạt động thương mại. Tuy nhiên, khi nhà máy đã đi vào hoạt động sẽ giúp cho việc ổn định lợi nhuận.
    Giá thép trong nuớc phụ thuộc nhiều vào giá thép và giá nhiên liệu thế giới: Giá thép trên thế giới phụ thuộc nhiều vào giá quặng, giá dầu và than do dây là những nguyên liệu chính dùng dể sản xuất thép.
    Giá quặng sắt trong các hợp đồng thường được ký 6 tháng một lần, người bán căn cứ vào nhu cầu về thép trên thế giới (tốc độ hồi phục kinh tế, hồi phục của ngành xây dựng, ô tô, công nghiệp nặng…) để đưa ra giá cho hợp đồng mới. Bên cạnh dó, giá dầu và than thuờng xuyên biến dộng gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá thép.
    Là hàng hóa cơ bản, giá thép thế giới cũng biến động phụ thuộc vào cung cầu đầu cơ.
    Ngành tôn, mạ kẽm có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm thép khác sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt loại tôn nhỏ (2mm) do loại này dòi hỏi sự tinh xảo, khéo tay của nguời thợ. Lao động Việt Nam thường có lợi thế này hơn lao động các nuớc khác. Do vậy ngành này không phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ thép ngoại nhập của Trung Quốc, Ấn Ðộ...
    Cổ phiếu thép sẽ sớm tạo sóng?
    Ngành thép trong năm 2010 mặc dù gặp một số khó khăn như đã nêu ở trên, tuy nhiên, theo AVSC, vẫn sẽ có một vài đợt sóng ngành thép sẽ diễn ra trong năm.
    Dự kiến kết quả kinh doanh Quý IV/2009 của ngành thép không tốt do giá thép giảm và siết tín dụng làm sản phẩm thép khó tiêu thụ. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh cả năm 2009 của ngành thép vẫn rất ấn tuợng nên AVSC cho rằng vẫn có sóng trong tháng 1/2010 hoặc truớc Tết Âm lịch.
    Trong quý I/2010, có nhiều dấu hiệu cho thấy xu huớng là giá thép thế giới đang trong dà tăng. Kết hợp với hàng tồn kho giá thấp từ quý IV/2009 (một phần do tiêu thụ hạn chế), AVSC dự kiến lợi nhuận quý I/2010 của nhiều doanh nghiệp sẽ tăng trưởng rất mạnh so với quý IV/2009. Do đó, khả năng có dợt sóng đón kết quả kinh doanh quý I/2010 là rất cao. Đợt sóng này có thể diễn ra từ cuối tháng 3/2010 hoặc tháng 4/2010.
    Các doanh nghiệp ngành thép có thể chia làm 2 nhóm: nhóm sản xuất kết hợp với thương mại và nhóm thuần túy về thương mại.
    Nhóm có tỷ trọng thương mại cao (SMC, HMC…) thường có doanh thu và lợi nhuận biến động mạnh, phụ thuộc nhiều vào biến động của giá thép thế giới, do vậy sẽ có nhiều đợt sóng hơn.
    Ngược lại, nhóm sản xuất kết hợp với thương mại (HPG, VIS, HLA) sẽ có lợi nhuận ổn định hơn, tuy nhiên sóng cổ phiếu có thể sẽ không mạnh như nhóm kia.



  9. obamaviet

    obamaviet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2009
    Đã được thích:
    0
    Thép thế này thì ăn lồi mồm ra rồi !

    :-bd:-bd:-bd
  10. tito2007

    tito2007 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2009
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này