Mục tiêu lợi nhuận từ năm 2007 đến 2016 thông qua TTCK là 48 tỉ với số vốn 50 triệu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hung592, 13/03/2010.

6885 người đang online, trong đó có 1138 thành viên. 10:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31348 lượt đọc và 265 bài trả lời
  1. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Kinh nghiệm cho thấy vàng , đô xuống thì CK phải lên!
    Nhà đầu tư thờ ơ với vàng và USD (08/04, 08:16)

    Tin liên quanSCB đạt lợi nhuận hơn 113 tỷ đồng trong tháng 3 WB gợi ý Việt Nam tăng lãi suất tiền đồng Đồng thuận hạ lãi suất
    Giá vàng không còn cảnh nhảy múa” nên nhà đầu tư không còn "sóng" để lướt! Giá vàng trong nước những tuần qua hầu như không có “sóng”. Mãi lực yếu khiến các tiệm vàng phải liên tục điều chỉnh giảm giá
    Sàn vàng đóng cửa, không còn đòn bẩy tài chính hấp dẫn cho nhà đầu tư nên thị trường vàng vật chất cũng lình xình kéo dài.

    Trong khi đó, giá USD trên thị trường tự do những ngày qua liên tục giảm mạnh, kéo khoảng cách chênh lệch giữa tỉ giá niêm yết chính thức và thị trường tự do xuống dưới 100 đồng/USD. Chính vì vậy nhà đầu tư đã thờ ơ với hai kênh đầu tư này.

    Đứng ngoài thị trường

    Đã hết thời giá vàng tăng giật cục hai, ba triệu đồng một lượng chỉ trong một phiên. Từ khi có thông tin sàn vàng buộc phải đóng cửa theo yêu cầu của Thủ tướng thì thị trường vàng vật chất trong nước cũng bị ảnh hưởng theo.

    Kể từ đầu năm, giá vàng dao động quanh mốc 26-26,5 triệu đồng/lượng, biên độ biến động hẹp, một phiên chỉ tăng giảm vài chục ngàn đồng, thậm chí mười mấy ngàn đồng một lượng. Mức biến động này chẳng bõ bèn cho nhà đầu tư lướt sóng.

    Anh Đinh Nhật Minh, một nhà đầu tư vàng chia sẻ: “Vốn bỏ ra đầu tư nhiều mà tỉ suất lợi nhuận không bõ bèn nên tìm cơ hội khác từ chứng khoán, bất động sản thì ngon hơn”.

    Các chuyên gia dự báo, trong xu hướng ngắn hạn, giá vàng sẽ giảm và bấp bênh theo tình hình kinh tế và chính trị thế giới. Theo đó, giá vàng trong nước những tuần qua hầu như không có “sóng”. Mãi lực yếu khiến các tiệm vàng phải liên tục điều chỉnh giảm giá. Không còn cảnh chen lấn, xô đẩy nhau mua vàng khi giá vàng biến động mạnh, nhiều tiệm vàng ế ẩm.

    Chị Mai Kim Liên, chủ tiệm vàng Kim Liên trên đường Quang Trung (Gò Vấp, Tp.HCM), thở dài: “Năm ngoái, những ngày giá vàng biến động mạnh tiệm vàng của tôi giao dịch hàng trăm lượng một ngày, giờ chỉ có vài ba lượng. Khách chủ yếu mua nữ trang”. Bà Cao Thị Mỹ Dung, Tổng Giám đốc PNJ, cho biết lượng vàng miếng bán ra thời điểm này khá chậm, giảm mạnh so với quý III/2009.

    USD đang lao dốc

    Trong khi giá vàng lình xình thì tỉ giá USD liên tục tuột dốc trên cả thị trường tự do lẫn ngân hàng. Sáng qua, giá loại ngoại tệ này đã xuống dưới mức 19.000 VND/USD, cụ thể Vietcombank mua vào, bán ra ở mức 18.980-19.080 VND/USD.

    Trên thị trường tự do, giá USD tiếp tục giảm mạnh 40-60 đồng/USD, giao dịch ở mức 19.100-19.140 đồng/USD. Với mức giá này, khoảng cách USD trong và ngoài ngân hàng đã gần như không còn được giới đầu cơ quan tâm nhiều.

    Các điểm thu mua ngoại tệ tự do khu vực chợ Bến Thành (quận 1), chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh) trở nên im ắng, ít ai hỏi mua, bán USD. Với mức chênh lệch khoảng 30-40 đồng/USD so với ngân hàng, giới đầu cơ không còn mặn mà.

    “Với mức chênh lệch này, chỉ có người dân có nhu cầu nhỏ, vài trăm USD ngại vào ngân hàng làm thủ tục lâu nên mới mua ngoài tự do, còn khách mua lớn họ vào ngân hàng mua cho an toàn, số lượng lại nhiều” - chị Phương Mỹ, chủ tiệm vàng chợ Bến Thành nói.
  2. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Hom nay đè kss múc dưới tham chiếu thật ngoạn mục...
  3. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Hôm nay ATC xả lệnh bán 200k, bên mua thì đặt 2 lệnh mua giá cao có 10cp, che khuất toàn bộ các lệnh mua khác, bên sau mức màn bí ẩn lệnh mua đặt 1 đống lệnh mua floor, vậy thì lệnh bán ATC kia ai đặt vậy??? Không cần nói thì AE cổ đông KSS cũng biết bán ATC kia ai đặt rồi??? và đặt có ý định làm gì rồi??? Chẳng qua là muôn mua quá mà sợ không có ai bán nên đặt ATC bán 1 đống, để AE yếu tim xả hàng, nó ngồi bên trong tấm màn bí ẩn lệnh mua, đưa ra lệnh mua sàn 1 đống. Ka ka ka, nhờ vậy mà tôi cũng đặt mua ATC, khớp trước lệnh mua floor của nó. Hôm nay nó ăn 1 quả cũng đậm hàng floor, nhưng cũng tức lắm đây. Vì lượng hàng nó bán ATC, bị 1 vài AE gan dạ hẳng tay trên mất, cuối cùng lệnh mua floor dư. Ka ka ka..... thứ 2 tuần sau chắc nó tởn rồi.
  4. pvh_yb

    pvh_yb Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    0
  5. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    letravu viết lúc 23:46 - 09/04/2010 [​IMG]
    Hàng Việt Nam chất lượng quốc tế
    [​IMG]

    Tuan sau nhìn hinh nay kss sẽ cei....giai tri cuoi tuan...
  6. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Tuần sau cuộc hành trình kss về mốc 100x....
  7. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Mọi điều sẽ về lại giá trị thực của nó, tiềm năng thì ko phải bàn, klg GD thì quá tuyệt, mức độ quan tâm của cổ đông thì khỏi nói cũng biết....KSS tuần sau chắc chắn về 100x[r37)]
  8. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Giấc mơ trứng vàng của tín đồ cổ phiếu10/04/2010 11:29:39 AM

    [​IMG]

    Những ai ngủ quên trên đỉnh vinh quang của chứng khoán Việt Nam năm 2006 đều từng trải qua cơn bĩ cực khi con tim đập loạn nhịp với đà tụt dốc không phanh của thị trường trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
    Ngô Sơn Dương, một nhà đầu tư từng nếm trải các cung bậc cảm xúc trên thị trường chứng khoán đã chia sẻ kinh nghiệm của mình trong cuốn sách "Giấc mơ trứng vàng".
    "Cũng như bao người khác, một chàng trai trẻ tuổi như tôi bước vào thị trường chứng khoán do những cám dỗ làm giàu thôi thúc. Có lúc tôi đã may mắn chạm tay được vào những quả trứng vàng do chú gà chứng khoán đẻ ra. Nhưng cuối cùng những bọt bong bóng vàng ấy vỡ tan đưa tôi vào vòng xoáy khủng hoảng mà phần lớn xã hội phải gánh chịu. Giấc mơ trứng vàng mô tả những bước đi bỡ ngỡ ban đầu mang lại cho tôi trải nghiệm về may mắn, thành công, và thất bại. Lắm lúc cuộc sống tưởng như cùng cực, nhưng trên tất cả, tôi đã có được bài học về quy luật kinh tế, cách sống tích cực với ý chí sắt đá vươn lên trước những quy luật nghiệt ngã của thị trường.
    Tôi tâm niệm: “Lùi một bước để tiến hai bước. Khi một cánh cửa đóng lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra”. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào hãy luôn suy nghĩ lạc quan, có một góc nhìn rộng, biết cách giữ thái độ điềm tĩnh và sáng suốt về những biến động của nền kinh tế.
    Năm 2006, đi đâu cũng nghe thấy người ta nhắc đến chứng khoán như một hiện tượng xã hội. Từ ngoài chợ, quán nước hay nơi làm việc văn phòng và ngay cả giảng đường đại học, chứng khoán được đưa ra bàn luận một cách sôi nổi. Nhiều câu chuyện thần kỳ về những người này, người kia giàu lên một cách nhanh chóng nhờ chứng khoán tựa như những giấc mơ đẹp sau một đêm là trước nhà lại có thêm một con Camry 2.4 hoặc BMW, đã hun đúc trong tôi một giấc mơ đổi đời “Giấc mơ trứng vàng”. Quả là một giấc chiêm bao tươi đẹp tại thời điểm đó mà không chỉ riêng tôi mơ ước. Chẳng ai buồn băn khoăn tại sao lại có mức lợi nhuận khổng lồ như vậy mỗi ngày mà công nhận nó như một sự thật hiển nhiên tựa phép nhiệm mầu mang tên chứng khoán vàng.
    Cuốn theo vòng xoáy kim tiền mang lại lợi nhuận quá dễ dàng, mặc dù không có nhiều kiến thức về kinh tế, chứng khoán nhưng tôi vẫn cố gắng tìm mọi cách trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản trước khi tham gia vào một chiến trường tưởng như trải đầy hoa hồng. Đây cũng là lúc tôi vừa mới chuyển việc từ một công ty của Nhật sang làm cho một tập đoàn hàng đầu về CNTT của Mỹ. Tại thời điểm đó, tôi cũng xin được một học bổng đào tạo quản lý dự án của ngành CNTT nhờ cam kết tài trợ của chính phủ Nhật dành những khóa học kéo dài gần một tháng với các chuyên gia từ Nhật Bản sang Việt Nam giảng dạy. Và tôi đã thuyết phục được giám đốc cho tôi tạm nghỉ ở công ty để tham gia khóa học quản lý dự án. Đó chính là một cách mà công ty đầu tư vào nhân viên hiệu quả nhất mà lại không mất chi phí đào tạo gì cả. Vậy là vừa tham gia một lớp quản lý dự án ban ngày, tôi lại vừa đăng ký một khóa học ban đêm về phân tích và đầu tư chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong vòng hai tuần về những kỹ năng cơ bản cần thiết nhất cho một nhà đầu tư chứng khoán.
    Cái thời điểm mà ngay cả một bà bán rau ngoài chợ, vứt tiền vào thị trường chứng khoán và chỉ cần chờ đợi, sau một thời gian ngắn số tiền ấy đã tăng lên gấp nhiều lần tới mức đủ để họ cảm thấy cuộc đời giờ đây không còn phải gắn với những mớ rau bán ngoài chợ nữa. Một thời điểm mà thị trường chứng khoán chỉ có tăng bền vững chứ không giảm. Có thể đối với những người đã từng trải qua nhiều thử thách và cam go trên thị trường chứng khoán… thì suy nghĩ thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng bền vững thật nực cười. Nhưng tại thời điểm sôi động đó tôi tin chắc rằng không chỉ riêng chúng tôi - những kẻ ngoại đạo về kinh tế và chứng khoán lao như thiêu thân liều mình đánh đổi lấy giá trị ảo của tiền bạc, mà còn có sự tham gia của những tổ chức, chuyên gia tin vào sự phát triển thần kỳ của một nền kinh tế VN mới nổi, một mãnh hổ của Đông Nam Á vươn mình gia nhập WTO.
    Buổi học đầu tiên đã cho tôi biết mù mờ về khái niệm chứng khoán. Thực chất tín chỉ cổ phiếu, trái phiếu xác nhận rằng tôi có tham gia đóng góp một lượng tiền đầu tư cho một công ty nào đó để đổi lại một số tín chỉ, giấy tờ do chính tổ chức này phát hành với số lượng và mệnh giá quy định. Chứng khoán cũng là một mặt hàng có thể đem ra mua bán, trao đổi như vàng bạc, sắt thép, nhà cửa… tại một cái chợ mà người ta gọi là thị trường chứng khoán. Và nó cũng mang yếu tố tâm lý thị trường - cung cầu giằng co giữa người bán, người mua với tính rủi ro và lợi nhuận cao.
    Cô giáo cứ ở trên giảng bài còn chúng tôi hơn 80 con người ngồi chen chúc trong một lớp học nhồi vội mớ kiến thức xa lạ mù mờ qua những bài giảng trình chiếu vội vàng trên màn hình trong khoảng thời gian hai tiếng. Nhìn qua lớp học gồm đủ mọi tầng lớp, từ già tới trẻ, từ lao động phổ thông đến giới trí thức… Nó chính xác là một lớp xóa mù chứng khoán cho mọi đối tượng, không có quy định lựa chọn đầu vào như hồi còn đi học phổ thông hay đại học. Tôi thường nói đùa với hội bạn là đi học cho đỡ bị “cớm chứng khoán”. T
    hời điểm đó nổi lên phong trào “ăn chứng khoán ngủ chứng khoán” của mọi người dân. Có học viên không biết là vì vô ý thức hay không hiểu nên đành tán dóc cho qua thời gian, số khác thì chăm chú nghe giảng để cố hiểu cho được những con số khô khan cùng với nhiều khái niệm lạ hoắc mà cô giáo đang cố gắng nhồi nhét vào những cái đầu rỗng tuếch về chứng khoán của chúng tôi. Những cái đầu đang mải mê hy vọng trở nên giàu có.
    Ngoài việc cố nhồi nhét kiến thức trên lớp buổi tối, về nhà tôi còn tìm hiểu thêm trong sách để có thể vẽ cho được mô hình thị trường chứng khoán. Bởi vì cách mô hình hóa tổng quát kiến thức đã học được là cách tốt nhất để hiểu rõ và nhớ lâu những vấn đề bị coi là khô khan.
    Những chiến binh trên thị trường
    Trong một cuộc chiến nếu biết mình biết ta thì trăm trận trăm thắng. Thị trường chứng khoán chính là một trận chiến cân não căng thẳng giữa các bên tham gia. Biết những điểm mạnh, điểm yếu, diễn biến tâm lý và các đặc điểm của đối phương sẽ giúp ta nắm quyền chủ động. Dù bên mua là dân mình (khoai lang), nước ngoài (khoai tây) hay các quỹ đầu tư đều mang những phong cách giao dịch riêng vào tùy từng thời điểm. Các động thái giao dịch hình thành dựa vào thói quen tri thức, văn hóa, tiềm lực tài chính và kinh nghiệm của mỗi bên. Đây là buổi học mà tôi đã mong chờ từ đầu, bởi nó dạy cho tôi cách “lựa gió bẻ măng” sau khi đã hiểu hơn về những bên tham chiến.
    Khoai lang thích mua những cổ phiếu mang lại mức lợi nhuận cao mặc dù chứa đựng nhiều rủi ro. Trong thời điểm thị trường tăng tốc, giai đoạn từ cuối năm 2005-2007, hầu hết những nhà đầu tư cá nhân khi tham gia thị trường đều thắng lớn, may mắn đã mỉm cười khiến họ tự ngộ nhận là những chuyên gia về chứng khoán. Khoai lang cũng đem cái tôi bản thân vào thị trường chứng khoán và đầu tư theo cảm tính nhiều hơn. Đó là lý do tại sao bạn hay thấy mọi người nhắc đến từ “tâm lý đám đông” theo hướng tiêu cực trong thời gian đầu của thị trường chứng khoán. Vì thiếu kinh nghiệm và dễ bị tác động bởi người khác nên khoai lang hay dựa vào phương thức mua và bán của khoai tây hoặc các tổ chức đầu tư để làm theo mà thông thường họ không đủ khả năng để tự kiểm chứng xem hành động đầu tư cổ phiếu theo như thế có đúng hay không. Đôi khi chính họ lại là một con cá mắc lưới chỉ vì mải làm theo một con cá mồi.
    Những đợt suy giảm của thị trường và đặc biệt là khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã gây nhiều thiệt hại to lớn và người chịu thiệt thòi nhất là khoai lang. Vì thiếu kinh nghiệm nên nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước đã bị mất toàn bộ số tiền dành dụm và còn chìm đắm trong nợ nần. Nhiều người vì nhụt chí nhận thấy mình không có tố chất để tham gia vào thị trường chứng khoán đầy nghiệt ngã và rủi ro này nên đã cam chịu thua lỗ nặng và rút ra khỏi thị trường chứng khoán để tìm cơ hội dành dụm lại từ đầu. Một số ít nhà đầu tư may mắn và thông minh hơn số đông hoặc được các quỹ đầu tư chuyên nghiệp tư vấn thì lại kiếm được những món lời kếch xù vì họ biết dừng đúng lúc khi thị trường lên cao. Còn hầu hết nhà đầu tư khác cam chịu mất mát nhưng vẫn bám trụ lại thị trường để học hỏi và chờ thời cơ mới. Đối với những con người này họ coi chứng khoán thực sự là một sân chơi đầy đam mê và với kinh nghiệm quý báu tích lũy được trong thời kỳ khủng hoảng về cả tính cách và chuyên môn sẽ là bệ phóng vững chắc cho họ trong tương lai.
    Nếu khoai lang chỉ là những anh nông dân còn lấm bùn học chơi chứng khoán thì khoai tây lại được ví như những lão trọc phú sành sỏi. Xét về tiềm lực kinh tế và trải nghiệm thì khoai tây đều hơn hẳn khoai lang. Khi những nhà đầu tư nước ngoài xem xét đầu tư tại một thị trường không phải là mẫu quốc thì có nghĩa họ thấy thị trường dự định đầu tư dễ mang lại lợi nhuận và đôi khi là chứa ít rủi ro hơn. Khoai tây cũng là những nhà đầu tư chuyên nghiệp tại đất nước của họ hoặc chí ít cũng có nhiều kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán thì mới đủ tự tin để mang chuông đi đánh xứ người. Không những kinh nghiệm đầu tư nhiều hơn mà họ còn có một góc nhìn tổng quát hơn về những thị trường chứng khoán trên toàn cầu. Họ đưa ra các so sánh, nhận xét rút kinh nghiệm từ nhiều thị trường khác nhau và chọn cho mình đâu là nơi đầu tư mang lại lợi nhuận cao và có thể luân chuyển qua lại giữa các thị trường với nhau.
    Khoai tây còn được hưởng lợi thế do chênh lệch tỷ giá giữa đồng tiền bản xứ với đồng tiền ngoại quốc - nơi họ đầu tư. Đồng tiền bản xứ có giá trị càng cao so với đồng tiền khác thì càng có lợi cho họ. Tuy nhiên, khoai tây cũng phải chịu đựng rủi ro từ những chính sách điều tiết kinh tế của đất nước sở tại mà họ đầu tư. Chính sách tỷ giá nếu được điều chỉnh càng rộng, có nghĩa đồng tiền của họ càng có giá trị so với đồng tiền sở tại thì khi rút vốn về nước họ sẽ bị thiệt nhiều. Đó chính là cách mà Việt Nam tìm cách ngăn chặn luồng tiền đầu tư của người nước ngoài rút về nước.
    Trong những giai đoạn đầu của thời kỳ bùng nổ chứng khoán tại Việt Nam, khoai tây được coi như những người đầu tàu lái chỉ số VN-Index tăng (giảm) để khoai lang mua theo. Nhờ vậy, họ cũng là những kẻ đã kiếm được món lợi kếch xù từ nhiều chú khoai lang mập ú ngây ngô. Họ thích đầu tư vào những cổ phiếu chất lượng trên sàn HOSE hơn là HNX. Những mã cổ phiếu họ đầu tư thường là của những công ty phát triển mạnh với mức lãi ổn định và tiềm lực tài chính lớn. Tuy nhiên, thời gian đã cho những nhà đầu tư Việt Nam nhiều kinh nghiệm hơn và dần dần nhà đầu tư nước ngoài không còn giữ vị trí kim chỉ nam nữa. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế dẫn đến việc mất lòng tin của các nhà đầu tư, khoai lang lại mới chính là những người vực thị trường chứng khoán đi lên bằng nội lực trong nước, còn khoai tây lại chỉ là những người đi theo khi họ thấy thị trường đã có xu hướng tăng rõ ràng.
    Các quỹ đầu tư trong và ngoài nước là những tổ chức có tiềm lực tài chính vững mạnh và một đội ngũ phân tích, thu thập thông tin chuyên nghiệp nhằm đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Họ luôn chiếm thế chủ động trong việc đầu tư và có sức mạnh to lớn trong việc điều tiết xu hướng lên xuống của thị trường. Cách giao dịch của họ thường rất cẩn trọng và có nguyên tắc rõ ràng. Họ xác định đâu là khoản đầu tư dài hạn vào một công ty đầy tiềm năng với mục tiêu trở thành cổ đông lớn có tiếng nói trong việc điều hành công ty, đâu là khoản đầu tư ngắn hạn - chỉ mua vào khi thấy rõ xu hướng đi lên của cổ phiếu và bán ra khi có lời hợp lý. Họ cũng sẵn sàng cắt lỗ khi tìm ra dấu hiệu thị trường giảm sâu. Tác phong đầu tư của họ dựa vào lý trí và phân tích là chủ yếu chứ không để tình cảm chi phối. Các quỹ đầu tư luôn có những luồng tin nội bộ hoặc được mời đầu tư cổ phiếu với giá ưu đãi nên mức lợi nhuận mang lại cho họ là rất lớn và chứa đựng ít rủi ro. Vì có nguồn tin đáng tin cậy nên họ thường chọn đầu tư vào những cổ phiếu nhỏ nhưng mang lại lợi nhuận tăng vọt trong thời kỳ kinh tế phát triển tốt. Rồi trong những giai đoạn suy thoái, họ lại có xu hướng chọn đầu tư những cổ phiếu blue-chip có tiềm lực tài chính mạnh để tránh bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế.
    Cho dù là khoai lang, khoai tây hay các quỹ đầu tư đều có những lợi thế và phong cách đầu tư riêng nhưng bản chất vẫn là tranh giành lợi nhuận của nhau để trở thành người thắng cuộc. Tất cả đều có thể mua chuộc những luồng tin riêng đáng tin cậy, các ý kiến phân tích chuẩn xác, liên kết với nhau để dùng thế lực đồng tiền điều chỉnh sự lên xuống của thị trường hay tung ra những chiêu bài đánh lạc hướng đối phương. Có lúc khoai lang nhìn động thái của khoai tây, còn khoai tây lại nhìn động thái của các quỹ đầu tư để thực hiện mua bán cổ phiếu. Đó chính là thời điểm lúc thị trường chứng khoán trong giai đoạn những năm đầu phát triển mạnh 2005-2007. Có lúc thì ngược lại, khoai lang vùng lên khởi nghĩa trước, rồi lôi kéo thêm khoai tây và các quỹ đầu tư. Đó là thời điểm thị trường chứng khoán lâm vào khủng hoảng trầm trọng, các quỹ đầu tư, khoai tây và cả khoai lang đều chán nản với thị trường. Toàn giao dịch chỉ còn của những nhà đầu tư khoai lang nhỏ lẻ. Khi thị trường vào cuối giai đoạn suy thoái và bắt đầu đi lên thì đối tượng tham gia đầu tiên chính là khoai lang. Khoai tây và quỹ đầu tư vì sợ rủi ro nên chỉ giải ngân khi đã thấy xu hướng đi lên rõ ràng của thị trường".
  9. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Mai 12/4 có thể rất khó mua kss...
  10. cleopart

    cleopart Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/03/2008
    Đã được thích:
    2
    Nào cùng hô: Quyết tâm, quyết tâm, quyeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeetttttttt tâm :D

Chia sẻ trang này