Mục tiêu lợi nhuận từ năm 2007 đến 2016 thông qua TTCK là 48 tỉ với số vốn 50 triệu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hung592, 13/03/2010.

2189 người đang online, trong đó có 70 thành viên. 05:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31338 lượt đọc và 265 bài trả lời
  1. cavangcon

    cavangcon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    9.937
    từ ngoài tiết đến giờ tổng lợi nhuận của cụ được bao nhiêu % so với tông tài sản rồi
  2. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    30%, đang có kế hoạch ăn 30% nửa của em CCM & LCG...

    Bất chấp TT thế nào cứ cp tốt mà múc như LCG qui 1 lai 61ti EPS 15000, sắp chia 2:1 giá 80x qyá bèo.
    CCM qui 1 8tỉ, cả năm 40ti/vdl 40tỉ EPS = 10000 giá 45 quá bèo.


    Chi cần thị trường ổn định thì 2 mã này cho lợi nhuận it nhất 100% trong nam nay...
  3. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Những cp(Hot) nào cho lợi nhuận cao & nhanh hơn dự kiến mục tiêu đến cuối nam 2016 từ 50 đến 75 tỉ mong các cao thủ tham gia góp ý kiến chia sẽ kinh nghiệm để chúng ta cùng làm giàu cho bản thân, cho xã hội & giúp đỡ những người khó khăn cần giúp đỡ.

    Để đạt được mục tiêu trên ta phải:

    1- Chọn thời điểm (sóng ở đáy) thích hợp vào ra.
    2- Chọn cổ phiếu tốt tăng trưởng mạnh ổn định (Canslim)
    3- Dứt khoát trong trade - Kiên nhẫn với quyết định đã chọn
    4- Hạn chế ra vào nhiều.
    5- Dùng đòn bẩy TC hết mức khi thị trường thảm khóc ( ai cũng chán nản không thèm trade)
    6- Tuyệt đối không tham lam dùng ĐBTC khi thị trường đã tăng khá.
    7- Thường xuyên nắm bắt thông tin vi - vĩ mô đặc biệt là NH & CK thế giới.
    8- Phải nhanh nhạy khi biết được tin tốt, xấu & tin tiềm năng.
    9- Nghiên cứu thật tỉ mỉ cp trước khi mua nhưng hành động nhanh.
    10- Chịu khó PR trên forum để được nhiều người bêết đền để chúng ta cùng thắng.
    11- .........@} Mong các cao thủ chỉ giáo góp ý bổ sung!

    Tình huống khó sử nên hỏi cụ già...

    Cụ ơi,tuần sao reng cụ! con thấy thị trường khó đoán quá, nhao vô hay ngồi im hả cụ?
    Cụ lại vút lại mái tóc bi rối do vừa tắm hơi xong,nhìn e nhe hàm răng còn có mấy chiếc cười trả lời:
    Cụ hỏi con nhé:"Khi con đi qua 1 ngã tư,mà con chẳng biết phải rẽ ngã nào cho đúng đường thì con phải làm sao?Nếu con cứ nhắm đại 1 ngã con rẽ,hoặc đoán đó là ngã đường đúng để con đi,chẳng may gặp phải đường 1 chiều bị ******* nó tuýt lại nó phạt là mất tiền ngu đó con.Bởi thế theo cụ,con cứ tấp vào quán cafe nào đó ngồi chơi xơi nước,rồi ngắm cho chuẩn ngã đường đã rồi đi tiếp nhé,ko vội đâu con.cái ni chồng cụ thường gọi là"lấy tịnh chế động"mỗi khi cụ chửi lão đó.hi.[:D]
    Ui,con hiểu ý cụ rồi,vậy là tuần sau con ngồi im phải ko cụ,coi thử cái thèng MR MAKER gì đó nó thích làm gì thị trường đã,chơi chứng thì chơi cả đời chứ có chơi vài ngày đâu mà sợ cụ nhỉ!
  4. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    HTV9 vừa truyền trực tiếp lễ khánh thành cầu Cần Thơ. Ko hiếu CCM có cung ứng được chút xi măng nào cho dự án Khủng này trên sân nhà ko nhỉ.???

    Cầu Cần Thơ lưu thông được là 1 lợi thế rất lớn cho CCM khi ciment đc lưu chuyển dể dàng....chết rồi thứ 2 này làm sao đua lệnh cei đây...??
  5. underprice

    underprice Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Đã được thích:
    47
  6. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
  7. DoubleSeven

    DoubleSeven Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Theo thống kê thì chủ topic còn 35tr, spam vừa thôi không thì thiếu nốt tiền net đấy em ạ.
  8. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    http://www.ximangcantho.vn/index.php...g-ty&Itemid=40

    HỢP TÁC THÀNH LẬP CTY CP KHOÁNG SẢN SOKLU 7 KHAI THÁC ĐÁ POUZOLAND VÀ ĐÁ XÂY DỰNG
    Ngày 13 tháng 4 năm 2010, Công ty cổ phần Xi măng Cần Thơ (CCM) đã ký Hợp đồng nguyên tắc số 02/2010/XMCT với DNTN Cao Sơn Lâm tại Đồng Nai v/v thành lập Công ty cổ phần Khoáng sản SOKLU 7 để khai thác đá Pouzoland và đá xây dựng, tại xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, trên diện tích 20 hecta, với trữ lượng dự kiến khoảng 08 triệu m3. Trong đó, Công ty cổ phần Xi măng Cần Thơ góp 51% vốn điều lệ của Công ty mới. Hiện tại, mỏ đá đã được cơ quan chức năng cấp phép khai thác, sau khi Công ty CP Khoáng sản SOKLU 7 được thành lập sẽ chính thức khai thác đại trà để cung cấp sản phẩm cho ngành sản xuất xi măng và xây dựng.
    Với lợi thế và tiềm năng hiện có cũng như tiềm năng từ việc hợp tác trên, dự báo sẽ mang lại lợi nhuận cao cho Xi măng Cần Thơ (CCM) trong thời gian tới.

    Các bác cover hàng gấp, tin khủng tập 1

  9. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
  10. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    01/05/2010 09:41 (GMT+7)

    [​IMG] Dòng người đổ ra đường tại Hà Nội xem bắn pháo hoa chào mừng 35 năm thống nhất đất nước - Ảnh: Reuters.
    35 năm sau ngày đất nước thống nhất, Việt Nam đã gặp và vượt qua 3 cuộc khủng hoảng, và cũng đã 3 lần chuyển vị thế
    35 năm sau ngày đất nước thống nhất, Việt Nam đã gặp và vượt qua 3 cuộc khủng hoảng, và cũng đã 3 lần chuyển vị thế.

    Cuộc khủng hoảng và chuyển vị thế lần thứ nhất

    Cuộc khủng hoảng thứ nhất tiềm ẩn từ cuối thập kỷ 70, bùng phát trong thập kỷ 80, kéo dài đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Cuộc khủng hoảng này biểu hiện trên 4 mặt - cả 4 đỉnh của “tứ giác mục tiêu” - đều bị “lùn” xuống:

    - Tăng trưởng kinh tế thấp, có những năm còn bị “tăng trưởng âm”. Bình quân thời kỳ 1977-1980, GDP chỉ tăng 0,4%/năm (trong đó năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%) - thấp xa so với tốc độ tăng 2,31%/năm- làm cho GDP bình quân đầu người bị sụt giảm (giảm 1,87%/năm).

    - Lạm phát phi mã và kéo dài. Lạm phát ngầm đã diễn ra từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 khi chênh lệch giữa giá trong và ngoài ngày một lớn. Tính phi thị trường càng rõ khi phân phối thì bao cấp hiện vật, ngân hàng thì không theo nguyên tắc lấy vay để cho vay, ngân sách thì không theo nguyên tắc lấy thu để chi, nên để bù đắp bội chi tiền mặt, bội chi ngân sách đã phải in tiền; lại gặp sai lầm khi cải cách “giá-lương-tiền” năm 1985, đã làm cho siêu lạm phát xuất hiện, lên tới 774,7% năm 1986 và kéo dài với mức 3, rồi 2 chữ số cho đến đầu thập kỷ 90.

    - Cán cân thanh toán bị mất cân đối nghiêm trọng, khi sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 80-90% sử dụng trong nước, chẳng những không có tích lũy trong nước mà còn không đủ tiêu dùng - tức là toàn bộ quá trình tích lũy và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào viện trợ và vay nợ nước ngoài.

    - Thất nghiệp cao, tỷ lệ lên đến 12,7% tổng số lao động. Do quy mô sản xuất thấp và giảm, dân số tăng nhanh, nên GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái chỉ có 86 USD, nằm trong vài ba chục nước có GDP bình quân đầu người thấp nhất thế giới.

    Nhờ đổi mới, sản xuất lương thực đạt được kết quả thần kỳ, dầu thô khai thác và xuất khẩu,... Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, bước vào giai đoạn ổn định và phát triển. Tăng trưởng kinh tế của thời kỳ 1992-1997 đã cao gấp hơn hai lần của thời kỳ 1977-1991 (8,77%/năm so với 4,07%/năm).

    Lạm phát của thời kỳ này cũng đã giảm mạnh so với thời kỳ 1986-1991 (bình quân năm là 9,5% so với 180,2%). Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 2 chữ số xuống còn một chữ số; đến năm 1996 còn 5,88%. Mất cân đối cán cân thương mại giảm dần và đến 1992, lần đầu tiên đã xuất siêu nhẹ. GDP bình quân đầu người tính bằng USD năm 1997 đạt 361 USD, cao gấp gần 4,2 lần năm 1988.

    Việt Nam đã chuyển vị thế từ nước kém phát triển sang nhóm nước đang phát triển, từ chỗ bị bao vây, cấm vận sang bước đầu mở cửa hội nhập, tiếp nhận ODA (từ 1993 đến 1997, lượng vốn ODA cam kết là 10,8 tỷ USD, giải ngân gần 3,85 tỷ USD), FDI (từ 1991-1996 thu hút 27,8 tỷ USD vốn đăng ký, bình quân 1 năm trên 4,63 tỷ USD, cao gấp 8,7 lần mức bình quân trong 3 năm trước đó, vốn thực hiện đạt trên 9,2 tỷ USD); lượng kiều hối gửi về nước từ 1993 đến 1997 đạt gần 1,55 tỷ USD,...

    Cuộc khủng hoảng và chuyển vị thế lần thứ hai

    Việt Nam đang trên đà phát triển và mở cửa hội nhập thì xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ Thái Lan lan sang Hàn Quốc, Indonesia,...

    Do tác động của cuộc khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang ở mức cao trong thời kỳ 1995-1997, thì đến năm 1998 chỉ tăng 5,76%, năm 1999 chỉ tăng 4,77%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký, nếu năm 1995 đạt trên 6,9 tỷ USD, năm 1996 đạt gần 10,2 tỷ USD, thì năm 1997 còn gần 5,6 tỷ USD, năm 1998 còn gần 5,1 tỷ USD, năm 1999 còn gần 2,6 tỷ USD.

    Lạm phát nếu năm 1996 ở mức 4,5%, năm 1997 ở mức 3,6%, thì năm 1998 lên mức 9,2%. Giá USD nếu năm 1995 giảm 0,6%, 1996 tăng 1,2%, thì năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%,... Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 1996 ở mức 33,2%, năm 1997 ở mức 26,6%, đến năm 1998 chỉ còn 1,9%.

    Nhập khẩu nếu năm 1996 còn tăng 36,6%, thì năm 1997 chỉ còn tăng 4% và năm 1998 giảm 0,8%, năm 1999 chỉ tăng 2,1%.

    Do độ mở của kinh tế Việt Nam lúc này chưa cao (xuất khẩu so với GDP mới đạt 30%, đồng tiền chưa chuyển đổi), do đã có dầu thô, gạo, xuất khẩu với khối lượng lớn, do có sự chủ động ứng phó từ trong nước, nên Việt Nam đã không bị cuốn hút vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng này và dần dần đã vượt qua. Tăng trưởng kinh tế cao dần lên, bình quân thời kỳ 2000 - 2007 đã đạt 7,63%/năm.

    GDP bình quân đầu người năm 2007 tính bằng USD đã đạt 843 USD, cao gấp gần 2,3 lần năm 1999. Bình quân năm FDI nếu thời kỳ 1998 - 1999 vốn đăng ký chỉ có trên 3,8 tỷ USD thì thời kỳ 2000 - 2008 đã đạt gần 12,9 tỷ USD và thực hiện đạt 4 tỷ USD; ODA cam kết đạt gần 3,5 tỷ USD, giải ngân đạt 1,75 tỷ USD.

    Xuất khẩu tăng liên tục với tốc độ cao (năm 2008 cao gấp trên 5,4 lần năm 1999, bình quân 1 năm thời kỳ 2000 - 2008 lên đến 20,7%). So với GDP năm 2008 xuất khẩu đạt 70%; nhập khẩu đạt 90%; cộng cả xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP lên tới 160%, thuộc loại cao thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 5 trên thế giới - chứng tỏ độ mở của nền kinh tế Việt Nam khá rộng.

    Dự trữ ngoại hối tăng khá: nếu cuối năm 2002 đạt chưa được 3,7 tỷ USD, thì đến cuối năm 2007 đã đạt trên 21 tỷ USD. Lượng kiều hối bình quân năm thời kỳ 2000 - 2008 đạt tỷ USD. Vị thế của Việt Nam đã chuyển sang mở cửa hội nhập đầy đủ với thế giới, ký hiệp định thương mại Việt-Mỹ, gia nhập WTO...

    Cuộc khủng hoảng và chuyển vị thế lần thứ ba

    Cuộc khủng hoảng thứ ba đến từ nước Mỹ, tiềm ẩn từ cuối năm 2007, bùng phát vào cuối 2008, bắt đầu từ khủng hoảng nhà đất, lan sang hệ thống tài chính, sang kinh tế thực, sang lĩnh vực lao động việc làm, lan sang các nước trên thế giới. Cuộc khủng hoảng này xảy ra trong điều kiện Việt Nam vừa mới gia nhập WTO từ đầu năm 2007.

    Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2008 giảm xuống còn 6,31%, năm 2009 còn 5,32%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh về vốn đăng ký (từ 71,7 tỷ USD năm 2008 còn 21,5 tỷ USD năm 2009) và vốn thực hiện (từ 11,5 tỷ USD xuống 10 tỷ USD). Lượng khách quốc tế giảm từ trên 4,2 triệu lượt người xuống còn trên 3,7 triệu lượt người. Lượng kiều hối giảm từ 7,2 tỷ USD xuống còn gần 6,3 tỷ USD, vốn đầu tư gián tiếp sụt giảm mạnh,...

    Tốc độ tăng giá tiêu dùng cao trong năm 2007 (12,63%), bùng phát trong năm 2008 đã tăng tới 19,89% (tính bình quân năm đã tăng tới 22,97%). Giá USD nếu năm 2007 giảm nhẹ, thì năm 2008 tăng 6,31% và năm 2009 đã tăng 10,7%. Nhập siêu năm 2007 lên trên 14,2%, năm 2008 đã lên đến trên 18 tỷ USD và năm 2009 cũng gần 12,9 tỷ USD.

    Đứng trước tình hình trên, Việt Nam đã linh hoạt chuyển đổi mục tiêu ưu tiên; áp dụng các biện pháp phù hợp; có giải pháp xử lý kịp thời các hiệu ứng phụ; bảo đảm sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm giữa Chính phủ, doanh nghiệp, người dân; chọn nông nghiệp, nông thôn làm trọng điểm; kết hợp giữa nội lực và ngoại lực; kết hợp sử dụng biện pháp cơ bản và biện pháp tình thế; kết hợp sử dụng “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vô hình”; minh bạch thông tin, xử lý nghiêm tin đồn; làm tốt công tác thông tin, phân tích kinh tế và dự báo.

    Nhờ vậy, Việt Nam đã không bị rơi vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới, đã đạt được những kết quả tích cực từ giữa năm 2009 đến nay.

    Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế sau khi rơi xuống đáy (tăng 3,1%) trong quý 1/2009, từ quý II đã thoát đáy vượt dốc đi lên để cả năm đạt 5,32%, quý 1 năm nay tăng trưởng kinh tế đã cao lên một cách rõ ràng. Biểu hiện tổng quát nhất là tăng trưởng GDP đạt 5,83%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 3,1% của năm trước. Tăng trưởng cao lên của GDP đạt được ở cả 3 nhóm ngành: nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, có số điểm phần trăm tăng nhiều nhất (từ 1,5% lên 5,65%); nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của cùng kỳ (3,45% so với 0,4%); nhóm ngành dịch vụ có số điểm phần trăm tăng ít hơn (6,64% so với 5,4%), nhưng lại có tốc độ tăng cao hơn tốc độ chung.

    Thứ hai, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân 3 tháng đó đạt 2,5 tỷ USD, trong đó tháng 3 đạt kỷ lục tháng (1,4 tỷ USD) báo hiệu cả năm sẽ tăng so với năm trước (10 tỷ USD), thậm chí vượt kỷ lục (12 tỷ USD) của năm 2008. Nguồn vốn trong nước cùng với nguồn vốn này là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định xu hướng cao lên của tăng trưởng kinh tế.

    Thứ ba, tiêu thụ trong nước - biểu hiện chủ yếu là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng - sau khi loại trừ yếu tố tăng giá đó tăng rất cao (tăng 14,5%, cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng 6,5% của cùng kỳ năm trước) và trở thành động lực, cứu cánh của tăng trưởng kinh tế.

    Thứ tư, lượng khách quốc tế tăng khá, báo hiệu cả năm sẽ vượt qua kỷ lục của năm 2008, đưa đến một lượng ngoại tệ từ du lịch tăng lên, cùng với sự tăng lên của kiều hối, ODA, đầu tư gián tiếp sẽ giảm sức ép tăng tỷ giá.

    Thứ năm, nếu bằng giờ này năm ngoái tình trạng mất và thiếu vịêc làm gia tăng đáng lo ngại, thì năm nay nhiều khu công nghiệp, khu đô thị lớn đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động! Đây là yếu tố quan trọng tác động về hai mặt: một mặt đóng góp vào tăng trưởng kinh tế do góp phần làm tăng sức mua có khả năng thanh toán; mặt khác góp phần giảm bớt khó khăn về đời sống của người lao động.

    Mặc dù còn những hạn chế, bất cập và cả năm khó đạt mục tiêu về nhập siêu, lạm phát, nhưng cũng có thể nói đến Việt Nam đã cơ bản thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.

    Mỗi lần vượt qua được khủng hoảng là mỗi lần Việt Nam chuyển được vị thế của mình. Sau cuộc khủng hoảng thứ nhất, Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước gồm vài ba chục nước có thu nhập thấp nhất thế giới (kém phát triển) sang nhóm nước đang phát triển (có thu nhập thấp). Sau cuộc khủng hoảng thứ hai, Việt Nam đã chuyển từ một nước mở rộng cửa trong nước sang mở rộng cửa hội nhập với thế giới. Sau cuộc khủng hoảng thứ ba này, Việt Nam đã chuyển sang nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp), hướng tới mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Chia sẻ trang này