MWG -thegioididong, giá đang di động chưa biết đỉnh. Tự tin với doanh thu 2015 1 tỉ USD!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TUANANHVietNam, 16/04/2015.

7181 người đang online, trong đó có 1058 thành viên. 10:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 36093 lượt đọc và 340 bài trả lời
  1. TUANANHVietNam

    TUANANHVietNam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Đã được thích:
    815
    Điều chắc chắn hiện tại đã xuống. Tương lai sẽ đi lên. :drm4
  2. TUANANHVietNam

    TUANANHVietNam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Đã được thích:
    815
    CEO Thế giới Di động: “Đầu tư vào chuỗi thực phẩm vì thấy vợ đi chợ khổ quá”
    [​IMG]
    Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động
    [​IMG]
    TIN MỚI

    Ông Nguyễn Đức Tài cho rằng, so với kinh doanh điện máy thì kinh doanh thực phẩm bản chất vẫn là bán lẻ, chỉ sản phẩm là khác nhau.
    Với tham vọng mang lại sự tiện lợi, tiện ích cho các bà nội trợ trong việc mua hàng hóa, thực phẩm mỗi ngày, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Thế giới Di động tiết lộ về kế hoạch đầu tư chuỗi bán lẻ thực phẩm tại TPHCM.

    Trao đổi với chúng tôi, vị chủ tịch của Thế giới Di động cho rằng về bản chất kinh doanh thực phẩm cũng là ngành bán lẻ. Do đó, với kinh nghiệm vận hành chuỗi bán lẻ điện thoại, điện máy, Thế giới Di động sẽ chính thức đưa vào thử nghiệm chuỗi bán lẻ thực phẩm vào tháng 11 tới tại TPHCM.

    Bán lẻ thực phẩm dù sao cũng là ngành đặc thù có yêu cầu khắt khe về bảo quản, vận chuyển. Ông có nghĩ đến khó khăn này khi đầu tư vào mảng bán lẻ thực phẩm?

    Bản chất thì kinh doanh thực phẩm vẫn là bán lẻ, chỉ sản phẩm là khác nhau. Bán lẻ điện máy thì phải học về sản phẩm, lắp đặt cho khách hàng. Song về cơ bản đây đều là những ngành hàng tiêu dùng, có nền chung là bán lẻ hàng hóa tiêu dùng.

    Tôi hiểu lĩnh vực nào cũng có cái khó riêng. Điện thoại trước đây không ai dám đầu tư vào, nhưng giờ thì rất nhiều nhà đầu tư. Tôi cũng hiểu hàng thực phẩm không như điện thoại, không để được lâu, song chúng tôi có hệ thống riêng biệt, hoàn toàn mới để khắc phục những đặc thù của ngành thực phẩm. Hiện chúng tôi đang chuẩn bị những bước cuối cùng để lên hàng và đưa ra thị trường.

    Vậy tại sao ông lại thích đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực đặc thù và có nhiều thử thách này?

    Tôi đầu tư vào lĩnh vực này bởi đây là thị trường quá lớn và tiềm năng, nhưng các bà nội trợ lại vất vả khi đi chợ. Tôi nhìn bà xã thấy vất vả quá, cuối tuần cứ phải mất 3, 4 tiếng đi siêu thị, mua mắm muối, đồ ăn cho cả nhà, thay vì thời gian đó có thể dành đi uống cà phê, đi chơi, giải trí với gia đình, chồng con, nhưng lại phải đi siêu thị.

    Điều này tôi thấy vô lý trong xã hội hiện đại. Bên Nhật bản thì họ chỉ cần nhấn nút, click là có thể mua được hàng, đưa đến tận nhà. Tôi đã tự hỏi tại sao các bà nội trợ lại phải dành thời gian cho những việc này?

    Ông có thể tiết lộ về mô hình mới mà ông sẽ áp dụng cho chuỗi bán lẻ thực phẩm sắp khai trương?

    Chúng tôi đang là người đi sau trong ngành kinh doanh bán lẻ thực phẩm, ở Việt Nam không có mô hình của chúng tôi, nhưng mô hình này không mới ở nước ngoài.

    Thực tế với ngành này, có quá nhiều khó khăn và rào cản nên Việt Nam chưa có mô hình nào chuẩn. Tôi cho rằng sẽ làm tốt tất cả những vấn đề như bảo quản, vận chuyển. Cái thiên hạ làm được thì mình phải làm được. Giá bán bằng thiên hạ, đồ ăn sẽ tươi không thua chợ truyền thống.

    Mô hình sẽ tích hợp thương mại điện tử, đưa đến tận nhà. Song sẽ tích hợp online và offline, nếu cần gấp thì có thể vào cửa hàng, hoặc có thể đặt hàng, có thời gian và địa điểm và cứ đúng giờ ấy nhân viên sẽ giao hàng cho bạn.

    Tôi khảo sát thấy hệ thống chợ vẫn đắt hơn siêu thị. Chúng tôi sẽ xử lý việc này. Thay vì mất vài tiếng đi siêu thị thì sẽ mất 5 phút thôi, tiết kiệm thời gian, gần gũi hơn với khách hàng. Quy mô mỗi shop sẽ khoảng 150 – 200 m2

    Mô hình cuối cùng mà 3 – 5 năm là vài ngàn shop. Còn trước mắt sẽ thử nghiệm tại TPHCM, vài chục shop thôi. Hàng hóa sẽ mua về bán, vì chỉ có mấy chục shop mà liên kết nông dân thì chưa được, chưa đến thời điểm để làm vậy. Chúng tôi sẽ thử nghiệm xem cửa hàng mình có được và khách hàng có đến hay không?

    Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành bán lẻ, theo ông đâu là thách thức lớn nhất với một nhà bán lẻ?

    Khó nhất với bán lẻ là hiểu khách hàng, khách hàng không phải là cái gì cố định, tâm lý họ luôn thay đổi. Chúng ta phải lắng nghe được cái này thích, cái kia không thích, cái này khách hàng bực bội hay không. Song Cin học để giảm chi phí, kết hợp lắng nghe khách hàng muốn gì. Bán lẻ mà không biết thực tế khách hàng muốn gì là thua.

    Chúng tôi cũng xác định không đầu tư ra ngoài ngành, hay đầu tư vào các DN cùng ngành để ăn chia kiếm lời. Chúng tôi sẽ chỉ tập trung phát triển cho nội bộ của DN mình. Có thể Thế giới Di động sẽ tính đến việc mua lại các công ty, tiến hành M&A nhưng để phát triển hệ thống của chính DN.

    Thế Giới Di Động: 8 tháng lãi 644 tỷ đồng, hoàn thành 73% kế hoạch năm 2015
    Cẩm An (thực hiện)

    Theo Trí thức trẻ
  3. TUANANHVietNam

    TUANANHVietNam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Đã được thích:
    815
    Thế Giới Di Động bán thịt: Lãi hơn cả hàng điện tử?
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. TUANANHVietNam

    TUANANHVietNam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Đã được thích:
    815
    Đầu tư kiểu Thế giới di động: Cửa hàng nhỏ + nhiều = Thu tiền to


    Từ Thế giới di động tới chuỗi điện máy Xanh và trong tương lai là Thế giới thực phẩm, chiến lược của Thế giới di động luôn có một điểm chung.
    [​IMG]

    Ông Nguyễn Đức Tài, nhà sáng lập của chuỗi bán lẻ này từng phát biểu, đầu tư tại Việt Nam có những đặc thù rất khác, vì vậy không thể cứ sao chép nguyên trạng mô hình của nước ngoài về là có thể thành công.

    Công thức thành công của Thế giới di động

    Sự khác biệt mà ông Tài nhắc đến, có lẽ dễ thấy nhất là diện tích mỗi địa điểm, một điểm chung trong các chuỗi mà công ty này đã và đang dự dịnh triển khai. Trong khi các siêu thị điện máy tập trung xây dựng theo mô hình đại siêu thị, quy mô lên tới vài nghìn mét vuông và bày bán đầy đủ các loại mặt hàng từ di động đến điện máy, Thế giới di động lại chọn ngách nhỏ hơn.

    Chuỗi cửa hàng TGDĐ không bán tập trung vào mặt hàng điện máy, tốn diện tích và tăng trưởng chậm như TV, tủ lạnh, mà tập trung vào nhóm hàng ICT (điện thoại, máy tính bảng, laptop) nhỏ gọn, tốn ít diện tích trưng bày và tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều.

    Hệ quả là chi phí đầu tư để mở 1 cửa hàng mới của TGDĐ rất thấp. Ông Vũ Đăng Linh, giám đốc tài chính TGDĐ cho biết, chi phí mở mới một cửa hàng TGDĐ hiện chỉ khoảng 2 – 2,5 tỉ đồng. Mặt hàng ICT lại có sức tăng trưởng trên 20%/năm, trong khi tăng trưởng của hàng điện tử tiêu dùng chỉ là trên 10%.

    Chi phí thấp giúp chuỗi cửa hàng này gia tăng số lượng cửa hàng rất nhanh chóng.Nếu năm 2009, chuỗi này có 38 cửa hàng thì chỉ sau 5 năm, số lượng cửa hàng đã tăng gấp 9 lần. Tính tới thời điểm này, chuỗi này đã có tới 465 cửa hàng.


    [​IMG]

    Việc tăng nhanh về số lượng cửa hàng đẩy doanh thu của Thế giới di động nhảy vọt. 8 tháng năm 2015, doanh thu của chuỗi Thế giới di động đạt 12,6 nghìn tỉ đồng, cao nhất trong ngành bán lẻ điện máy Việt Nam. Mô hình của Thế giới di động về sau cũng được một số chuỗi khác vận dụng và gặt hái thành công. Fshop của FPT là một ví dụ. Chỉ sau 2 năm đi vào vận hành, chuỗi này đạt doanh thu trên 5,2 nghìn tỉ trong năm 2014 và tuyên bố bắt đầu có lãi.

    “Một ưu thế của mô hình nhỏ đó là với những địa điểm kinh doanh không mang lại kết quả mong muốn, TGDĐ có thể nhanh chóng đóng cửa”, một chuyên gia trong ngành cho biết. Trong khi đó, với những doanh nghiệp theo mô hình đại siêu thị điện máy, việc đóng cửa một trung tâm sẽ có tác động rất lớn.

    Điện máy Xanh tiếp bước

    Chiến lược quy mô nhỏ, chọn một nhóm mặt hàng để đánh tập trung tiếp tục được TGDĐ áp dụng khi quay lại với hàng điện máy truyền thống. Điện máy Xanh, khi bán TV, tủ lạnh cũng tuân thủ nghiêm ngặt công thức thành công cũ của TGDĐ: Không hướng tới mặt bằng lớn.

    Một trung tâm điện máy Xanh sẽ có diện tích rộng chỉ 800m2, trong khi diện tích chuẩn của một đại siêu thị điện máy là 4.000 – 5.000m2 cho diện tích bày bán và tổng diện tích có thể lên tới 10.000m2. Chi phí đầu tư sẽ vào khoảng 50 tỉ đồng. Trong khi ước tính, chi phí trung bình cho một trung tâm sẽ vào khoảng từ 6 – 10 tỉ đồng, thấp hơn rất nhiều so với mô hình truyền thống.

    “Chi phí đầu tư cho một trung tâm điện máy Xanh cao hơn từ 3 – 5 lần so với một cửa hàng Thế giới di động, tùy vào kích thước, diện tích từng địa điểm”, ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc của TGDĐ cho biết.


    [​IMG]

    Cơ cấu hàng bày bán tại điện máy Xanh là 25% hàng ICT và 75% hàng điện máy tiêu dùng. Tuy nhiên, để phù hợp với diện tích bị co nhỏ lại, trung tâm này định hướng rõ:Không phải cái gì cũng bán mà chỉ tập trung vào nhóm sản phẩm chủ lực, bán tốt nhất.

    “90% mặt hàng tại điện máy Xanh sẽ chỉ tập trung vào nhu cầu phổ thông của khách hàng. Chúng tôi loại bỏ các mặt hàng không phổ thông và chỉ tập trung đa dạng hóa nhóm chủ lực”, đại diện chuỗi này cho biết.

    Việc thay đổi cơ cấu không chỉ giúp điện máy Xanh tăng doanh số mà còn giảm diện tích trưng bày. Sau khi bỏ tên cũ là dienmay.com để chuyển sang tên điện máy Xanh vào tháng 5 năm nay, chuỗi điện máy này cũng tăng số lượng rất nhanh. Tính tới thời điểm này, chuỗi này có 36 địa điểm. Nếu so với những tên tuổi “gạo cội” cùng ngành điện máy như Nguyễn Kim, Mediamart, HC, Trần Anh,… Điện máy Xanh vụt lên trở thành chuỗi có nhiều trung tâm nhất. Nguyên nhân không chỉ nhờ vào nguồn lực tài chính dồi dào, mà còn đến từ chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn rất nhiều so với mô hình truyền thống.

    8 tháng đầu năm 2015, chuỗi điện máy Xanh đạt doanh thu 2,4 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng 183%. Dù doanh thu còn nhỏ, nhưng tốc độ tăng trưởng của điện máy Xanh so với các doanh nghiệp còn lại trong ngành là khá đáng nể.

    Mở ra 500 trung tâm nhỏ mang tới cái lợi lớn hơn rất nhiều so với mở ra vài chục siêu thị lớn. Mục tiêu của TGDĐ năm nay là đạt hơn 23,5 nghìn tỉ đồng doanh thu. Với những kết quả hiện tại, mục tiêu này là khả thi.

    [​IMG]

    Sẽ còn nhiều chuỗi khác nữa...

    Tất nhiên, để làm được như Thế giới di động không hề đơn giản. Chiến lược này đòi hỏi kỹ năng quản lý chuỗi cực tốt. Để vận hành trơn tru vài trăm địa điểm bán lẻ không phải là bài toán quản trị mà doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng có thể làm được. Nó cũng cho thấy TGDĐ đã nắm vững tâm lý mua sắm cũng như đặc thù tiêu dùng ở Việt Nam.

    Những dự định trong tương lai của Thế giới di động cũng gắn liền với chữ nhỏ. Với tuyên bố chuyển sang lĩnh vực thực phẩm, doanh nghiệp này tuyên bố sẽ ra mắt “Thế giới Thực phẩm với không gian giống siêu thị, chuyên tập trung vào nhóm hàng thực phẩm”. Diện tích của thế giới thực phẩm là 200m2.

    Theo một chuyên gia trong ngành bán lẻ siêu thị, mô hình siêu thị thông thường cần diện tích trung bình 800 – 1000m2 để trưng bày đầy đủ các loại mặt hàng. Với diện tích chỉ 200m2, Thế giới thực phẩm sẽ là mô hình siêu thị mini. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Thế giới thực phẩm cũng sẽ chỉ tập trung vào những mặt hàng thiết yếu với nhu cầu sử dụng lớn.

    Với kết quả kinh doanh ấn tượng, Thế giới di động đang ở thời điểm kinh doanh cực thịnh và việc nhảy sang lĩnh vực thực phẩm có thể coi là bước đi mới để tìm động lực phát triển. Theo ông Doanh, quy mô của thị trường hàng tiêu dùng thiết yếu từ 20 – 30 tỉ USD/năm, cao gấp 4 – 5 lần so với hàng điện thoại, điện gia dụng. Mục tiêu được chuỗi này đặt ra là 30 – 50 cửa hàng trong 24 tháng tới.

    Lựa chọn một lĩnh vực bán lẻ hoàn toàn mới so với trước đây, nhưng Thế giới di động vẫn chọn cách tiếp cận cũ: Cửa hàng nhỏ + nhiều = Thu tiền to.

    Thế giới Di động muốn đi bán thịt, liệu có đáng lo?
    Trang Lam

    Theo Trí Thức Trẻ


    “Thế giới Di động mở rộng ngành hàng không có gì đáng quan ngại”

    Trao đổi với ông Vicente Nguyen – CEO CTCK HVS Vitenam, vị CEO này cho biết cửa hàng của Thế giới Di động thường là quy mô nhỏ, không phải là đại siêu thị và MWG đang có một lợi thế rất lớn chính là khả năng mở rộng quy mô cửa hàng, siêu thị của mình.

    Hiện công ty này chỉ mới bắt đầu ở mức độ thử nghiệm và con số vốn đầu tư cũng không lớn, họ đang tính những bước đường rất thận trọng và nếu thử nghiệm thành công, họ sẽ ‘ăn đứt’ những cửa hàng bán thực phẩm hiện tại bởi tốc độ mở cửa hàng của Thế giới Di động phải nói rất là ‘kinh khủng’, khả năng quản lý cũng tốt và vốn thì chưa bao giờ gọi là thiếu”.

    Ông Vicente Nguyen cũng cho biết bản thân Thế giới Di động là công ty bán lẻ, nếu muốn mở rộng thêm các mảng sản phẩm khác thì không có gì đáng lo ngại.

    "Những doanh nghiệp bán lẻ lớn trên thế giới như Walmart trước chỉ bán đồ thực phẩm, đồ uống hay tập đoàn Target của Mỹ trước chỉ kinh doanh đồ chơi nhưng bây giờ đã kinh doanh tất cả mọi thứ thì việc Thế giới di động mở rộng việc này không có gì đáng quan ngại bởi đây dường như là xu hướng tất yếu".

    Trong một trao đổi với báo giới gần đây, ông Trần Kinh Doanh – Tổng giám đốc Thế giới Di động cũng thể hiện rõ định hướng: Nếu thành công, triển khai rộng thì chúng tôi kỳ vọng đạt 10-15% thị phần, với mạng lưới từ 6.000 đến 8.000 cửa hàng từ năm 2018 đến năm 2020.

    Hiện MWG đã hoàn thiện các khâu để triển khai khoảng 30 đến 50 cửa hàng trong một địa bàn nhỏ thuộc một quận tại TP.HCM.

    Thế Giới Di Động bán thịt: Lãi hơn cả hàng điện tử?
    Theo Nguyên Minh

    Diễn đàn đầu tư
    Ozawa thích bài này.
  5. thevinh114

    thevinh114 Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    08/02/2015
    Đã được thích:
    34
    Giá phải tăng qua mức 62 - 63 vùng kháng cự đầu tiên là ở 66 - 69...
    --- Gộp bài viết, 25/09/2015, Bài cũ: 25/09/2015 ---
    Band trên nằm ở vùng 67, giá đang di chuyển ngay giữa đường band chưa xác định được xu hướng ....
    TUANANHVietNam thích bài này.
  6. kiemchutchao87

    kiemchutchao87 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2015
    Đã được thích:
    312
  7. thevinh114

    thevinh114 Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    08/02/2015
    Đã được thích:
    34
    Tuan sau gia tang nhe... chuan bi bung manh roi kekeke
    --- Gộp bài viết, 26/09/2015, Bài cũ: 26/09/2015 ---
    100 thang tien nhe ba con...
    TUANANHVietNam thích bài này.
  8. Ozawa

    Ozawa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    1.048
    Hự hự, Thứ nhất về công nghệ thì đĩ cho rằng đĩ không phải gà mờ vì đĩ có CCNP, MCSE và có thể múa tạm với Java, C nên đĩ có đôi lời: Đĩ đây năm nào cũng đổi smart phone và đĩ đã mua đủ các nơi nhưng không nơi nào được như TGDD về chất lượng dịch vụ. Giá có thể cao hơn mấy cửa hàng nhỏ nhưng với các siêu thị di động khác thì tương đương. Cái này cũng dễ hiểu vì hàng của họ là chuẩn và dịch vụ chăm sóc khách hàng ở VN họ là number one nhé. Còn mua ngoài có hàng rẻ hơn nhưng chưa chắc là hàng thật vì có thể là hàng dựng. Đĩ thà mua hàng đổi trả của TGDĐ chứ không bao giờ mua của máy của hàng nhỏ lẻ (Kinh nghiệm xương máu nhé ). Cụ nên xem xét lại phát ngôn không người ta bảo là kém hiểu biết lại còn bày đặt nhé:D
    --- Gộp bài viết, 27/09/2015, Bài cũ: 26/09/2015 ---

    Cụ nick 2007 mà có cái phân tích hay nhể:D
    Nói FPT shop đủ năng lực thâu tóm TGDĐ khác gì nói Trananh nó chuẩn bị thâu tóm FPT:D
    Cả tập đoàn FPT không nói chứ FPT shop không có cửa so sánh với TGDĐ. So vậy chả khác gì so chồn với sư tử:D
    Doanh thu năm nay khảng 1 tỷ obama thì FPT shop chắc đến 2050 sẽ đạt mức này của TGDĐ:D
    --- Gộp bài viết, 27/09/2015 ---
    Tính đến tháng 6/2015 FPT shop có 130 cửa hàng trên toàn quốc FPT shop + FPT studio có doanh thu 2100 tỷ và đạt lợi nhuận sau thuế là 17 tỷ :(
    Tính đên tháng 6/2015 TGDĐ có hơn 500 cửa hàng trên toàn quốc với doanh thu hơn 11.000 tỷ và đạt lợi nhuận sau thuế là 456 tỷ:-bd
    --- Gộp bài viết, 27/09/2015 ---
    Hở cổ nào ra là bọn tây lông ngu dốt vét máng bằng sạch. Ước gì đĩ được làm MWG:D


    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 27/09/2015 ---
    Hàng siêu tăng trưởng bị đè giá ăn hàng thời gian qua. Quy mô siêu thị phủ sóng rộng khắp, cầm trùm bán lẻ thiệt bị di động. Bọn tây lông rất khoái thâu tóm em này
    TUANANHVietNam thích bài này.
  9. phongitb

    phongitb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2015
    Đã được thích:
    256
    Dm có gà mờ về công nghệ mới phải đi mua hàng ở mấy công ty lớn. Chi phí phản ánh hết vào giá sản phẩm. Còn riêng TGDĐ cửa hàng to, chi phí nhiều , khách thì lèo tèo chưa hiểu sao doanh thu lớn thế.
  10. ANVLaw

    ANVLaw Thành viên quen thuộc Not Official

    Tham gia ngày:
    26/09/2015
    Đã được thích:
    5
    Nhà phân phối điện thoại lớn nhất Việt Nam trong tay người Việt, thấy mừng vì may đó không phải là một thương hiệu đến từ nước ngoài :)
    TUANANHVietNam thích bài này.

Chia sẻ trang này