MWG- Xin trả lại giá trị cho em

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NiemTinBatDiet, 08/05/2023.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3775 người đang online, trong đó có 193 thành viên. 00:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 147409 lượt đọc và 1363 bài trả lời
  1. Nguoihuongnoi

    Nguoihuongnoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2018
    Đã được thích:
    2.500
    Mấy ae này lạ nhỉ. Cứ vào nói phét tý bị ghẻ lạnh vc. :)) Đã éo ai nói gì đến giá rổ. Hàng nát mà giá rẻ hơn cái nó nát thì cứ mua còn hơn mua hàng đẹp mà giá trên mây.
    Tôi chỉ vào chém bác kia bảo thần tốc thì tôi k biết thần tốc ở đâu. Tôi hỏi để biết. Vs bác ấy bảo tỷ 4/ CH rồi. Nếu đúng tỷ 4/ CH rồi thì ngon. Hihi. Hỏi tý để biết thôi mà ae?? Vì biện pháp nói quá hay ẩn dụ là ở văn học chứ k phải ở CK. :))
    Cái nữa là chưa thấy ae đếm cua con Blue gì bên Indo... hihi
    Tiếp nữa k thấy ae chém về TGDD, ĐMX. Dự kiến LN tăng giảm ra sao trong năm nay? An Khang thì thôi bé quá bỏ qua.
    Thấy bàn mỗi BHX...
    Dù sao giai đoạn này Pic về MWG mà page vẫn nhảy nhanh thế này chứng tỏ đội quân hóng hơt khá đông, nói chung cổ có sức hấp dẫn. Hihi
    Bin7723, binh_an11NiemTinBatDiet thích bài này.
  2. b0bimbim

    b0bimbim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2013
    Đã được thích:
    736
    Tiền đang bận chinh chiến các cp hot, nhỏ, nhẹ. Mwg nặng mông muốn chạy phải có tiền lớn vào đẩy. Trc khi đẩy thì nó vùi dập ép giá chặn chiếc các kiểu để gom. Thôi chịu khó ôm đến cuối năm chắc cũng có tí lộc.
    binh_an11, Bin7723NiemTinBatDiet thích bài này.
  3. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.389
    ...................
    Cơ hội cho ngành bán lẻ trong nước
    Mới đây, Parkson Việt Nam đã nộp đơn xin phá sản, kết thúc sự hiện diện của nhà bán lẻ nước ngoài đến từ Malaysia từng được xếp vào hàng các trung tâm thương mại mua sắm hạng sang bậc nhất tại Việt Nam. Trước đó, suốt từ năm 2015 đến nay, 5 trung tâm thương mại của Parkson lần lượt đóng cửa với những khoản lỗ lớn do môi trường kinh doanh đầy thách thức và hậu quả dịch Covid-19.
    Thứ năm, ngày 11/05/2023 - 07:19
    [​IMG]
    Ảnh minh họa: Nguyên Trang
    Điều này cho thấy, Parkson đã bộc lộ dấu hiệu kiệt sức trong cuộc đua giành thị phần và “miếng bánh” bán lẻ của Việt Nam không còn dễ ăn như trước dù được đánh giá đầy tiềm năng và gặt hái nhiều thành công.

    Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ, nguyên nhân thất bại của Parkson do “lười” thay đổi từ phong cách đến phương pháp, chiến lược kinh doanh. Trong khi thói quen của người tiêu dùng luôn thay đổi, các trung tâm thương mại luôn phải nghiên cứu, lắng nghe để hiểu khách hàng cần gì, chứ không đơn thuần chỉ tạo ra một địa điểm bán hàng. Nhưng dường như Parkson đã “ngủ quên” trên chiến thắng, không chịu thay đổi theo xu hướng mới để phù hợp thị trường hơn.

    Parkson vẫn giữ mô hình kinh doanh nhắm vào đối tượng khách hàng có thu nhập cao, ít có các hoạt động hướng tới những người thu nhập trung bình hoặc khách hàng tiềm năng ở những đối tượng khác,… Bên cạnh đó, Parkson cũng không tạo được sự mới mẻ trong hoạt động, như những đối thủ vào sau là Lotte hay Aeon Mall,... bằng việc tích hợp khu vui chơi, rạp chiếu phim và ăn uống trong khu mua sắm khiến sức mua được cải thiện và mở rộng được nhóm khách hàng hơn so với chỉ nhắm vào một nhóm đối tượng “lớp trên” như Parkson.

    Nhờ các điểm mua sắm phức hợp “all in one”, các đối thủ đàn em của Parkson luôn giữ được lượng khách ổn định và mở rộng thêm. Với dân số gần 100 triệu người, tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất Đông Nam Á và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt nhất thế giới, Việt Nam được coi là mảnh đất giàu tiềm năng cho ngành bán lẻ.

    Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt cho tất cả những người tham gia trong “cuộc chơi” này. Nếu phân tích kỹ vào từng trường hợp riêng lẻ, có thể thấy điểm chung giữa những nhà bán lẻ thua lỗ và rời bỏ thị trường Việt Nam do các chiến lược kinh doanh của họ không phù hợp tâm lý và văn hóa người Việt Nam.

    Chính vì vậy, với ưu thế “sân nhà” sẵn có, cùng sự am hiểu về thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của người dân, đã đến lúc các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải nắm bắt cơ hội, tạo ra sự bứt phá nhằm nâng cao vị thế, chất lượng sản phẩm, cũng như đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp, nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần bán lẻ tại Việt Nam.


    Đã đến lúc các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải nắm bắt cơ hội, tạo ra sự bứt phá nhằm nâng cao vị thế, chất lượng sản phẩm, cũng như đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp, nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần bán lẻ tại Việt Nam.

    Hiện Việt Nam có khoảng 1.085 siêu thị, 240 trung tâm thương mại và gần 2.000 cửa hàng tiện lợi; trong đó, doanh nghiệp Việt Nam đang chiếm khoảng 70 đến 80% số điểm bán trên cả nước. Song để phát triển bền vững, các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ phải luôn đổi mới nhằm tạo ra thiết kế và trải nghiệm đa dạng, phong phú với khách hàng, không chỉ dừng lại ở việc sao chép và mang tới những mô hình “na ná” nhau như thực tế đang tồn tại trên thị trường hiện nay. Đồng thời, cần tăng cường xây dựng thể chế, chính sách bảo vệ doanh nghiệp trong nước bằng việc tạo lập các hàng rào kỹ thuật.

    Song song với sự hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp cần nâng tầm bản thân, nghiên cứu các quy tắc nội khối để tận dụng lợi ích của các FTA. Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp bán lẻ nội địa cần liên kết thành các tổng công ty, tập đoàn bán lẻ lớn, xây dựng thương hiệu bán lẻ của riêng mình; chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu.

    Khi đó, chắc chắn các doanh nghiệp bán lẻ sẽ “sống khỏe”, còn người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi khi có thêm nhiều sự lựa chọn, cũng như thuận tiện trong thỏa mãn nhu cầu mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí và phục vụ chuyên nghiệp hơn.


    MINH DŨNG
    https://nhandan.vn/co-hoi-cho-nganh-ban-le-trong-nuoc-post752066.html
    Last edited: 11/05/2023
  4. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.389
    .................
    Bán lẻ nội địa vươn lên mạnh mẽ
    SGGP8 giờ trước
    Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% vào tổng sản phẩm nội địa (GDP).
    [​IMG]
    Saigon Co.op đón hàng triệu lượt khách mua sắm mỗi ngày
    Tiềm năng là vậy, song thị trường cũng cạnh tranh rất khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia cuộc chơi cần có chiến lược linh hoạt để không bị loại khỏi cuộc đua.

    Qua đánh giá của các chuyên gia, thị trường bán lẻ Việt Nam rất tiềm năng, nhất là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1-2007. Các thống kê cho thấy, nếu như ở thời điểm năm 2007, Việt Nam mới chỉ có 140 siêu thị và đại siêu thị, 20 trung tâm thương mại, thì tới nay theo thống kê từ Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), cả nước hiện có khoảng 1.100 siêu thị, 240 trung tâm thương mại và gần 2.000 cửa hàng tiện lợi. Cùng với đó, quy mô của thị trường cũng tăng trưởng mạnh mẽ, từ mức 42,5 tỷ USD vào năm 2007 lên mức 142 tỷ USD trong năm 2022.

    Đặc biệt, thị trường cũng thu hút sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp ngoại, từ đó tác động nhất định tới thị trường bán lẻ Việt Nam về mạng lưới, cách quản lý, tổ chức nguồn hàng, tổ chức dịch vụ… Theo đó, các nhà bán lẻ nội địa như Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op), Bách hóa Xanh, Winmart/ Winmart+, Satra, Hapro… đã từng bước đặt nền móng, giúp thị trường phát triển theo hướng hiện đại, góp phần thúc đẩy tổng mức lưu chuyển hàng hóa thị trường bán lẻ Việt Nam tăng nhanh.

    Tuy vậy, khi thị trường thu hút càng nhiều doanh nghiệp tham gia thì mức độ cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn. Theo đó, thị trường đã chứng kiến nhiều tên tuổi cả nội lẫn ngoại phải rời cuộc chơi. Mới đây nhất là Công ty TNHH Parkson Việt Nam đã đệ đơn xin phá sản tự nguyện và sẽ rời Việt Nam sau 18 năm gắn bó. Trước đó, năm 2016, Hãng phân phối Casino Group (Pháp) đã bán lại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam cho Tập đoàn Central Group; Tập đoàn TCC (Thái Lan) mua lại toàn bộ cơ sở bán buôn của Tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) tại Việt Nam, sau đó đổi tên thành Mega Market Việt Nam; hay Auchan (Pháp) cũng bán lại toàn bộ hệ thống siêu thị tại Việt Nam cho Saigon Co.op…

    Điều đáng mừng là trong cuộc đua khốc liệt này, các doanh nghiệp bán lẻ nội đã chứng tỏ được sức cạnh tranh và vươn lên mạnh mẽ, góp phần thay đổi cục diện của bán lẻ. Điển hình là Saigon Co.op đang cho thấy bản lĩnh của hệ thống bán lẻ thuần Việt khi phát triển được hơn 800 điểm bán với 10 mô hình bán lẻ khác nhau từ siêu thị, đại siêu thị đến cửa hàng chuyên doanh, chuyên biệt cũng như kênh bán hàng qua thương mại điện tử. Từ đó giúp nhà bán lẻ này trở thành nơi mua sắm tin cậy của hàng triệu người tiêu dùng Việt khắp cả nước.

    Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết, Saigon Co.op đã đi sâu tìm hiểu sở thích, nhu cầu của khách hàng từng vùng miền, từ đó đa dạng hóa mô hình kinh doanh, chủng loại sản phẩm, tăng tiện ích dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn. Cùng đó, trước làn sóng kỹ thuật số đang bùng nổ, Saigon Co.op cũng tạo cho khách hàng trải nghiệm mua sắm dễ dàng như: khách hàng trải nghiệm mua sắm ở cửa hàng vật lý sẽ có cơ hội tận hưởng những giá trị cộng thêm từ cửa hàng trực tuyến.

    Đồng thời, Saigon Co.op còn tăng cường hợp tác với các đơn vị thanh toán để giúp khách hàng thanh toán đơn giản, tiện lợi hơn. Cuối năm 2022, Saigon Co.op bắt tay với Công ty CP Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) triển khai thanh toán điện tử trên toàn hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op. Mới đây nhất, ngày 8-5, Saigon Co.op và UrBox đã ký kết hợp tác chiến lược trong việc triển khai số hóa phiếu mua hàng của Co.opmart. Theo đó, Saigon Co.op và UrBox sẽ phối hợp ra mắt phiếu mua hàng điện tử Co.opmart (E-Voucher) nhằm thực hiện số hóa trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Trước mắt, dự kiến từ ngày 15-5, E-Voucher sẽ được phân phối trên các nền tảng của UrBox, bao gồm ứng dụng UrBox trên điện thoại di động (UrBox App), và mạng lưới hơn 200 chương trình quà tặng thực hiện tại các khách hàng doanh nghiệp của UrBox.

    “Saigon Co.op đang thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi số trong chăm sóc khách hàng, thông qua chiến lược sử dụng công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, cũng như cập nhật gần như tất cả công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt đang có trên thị trường. Từ năm 2022, Saigon Co.op bắt tay thực hiện số hóa phiếu mua hàng in giấy truyền thống trở thành phiếu mua hàng điện tử (E-Voucher). Và nay, Saigon Co.op phối hợp với UrBox để tiếp tục số hóa phiếu quà tặng, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đa dạng hóa các chương trình khuyến mãi, giúp khách hàng có thể trải nghiệm mua sắm tốt nhất ở những hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op”, ông Lê Trường Sơn, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, chia sẻ.

    MỸ ANH
    https://www.sggp.org.vn/ban-le-noi-dia-vuon-len-manh-me-post689131.html
  5. binh_an11

    binh_an11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2020
    Đã được thích:
    499
    tôi ko biết các bác khác thế nào chứ cá nhân tôi thấy anh em vào comment góp ý khen chê là bình thường :)). Chê là dễ hiểu tại vì mấy cái khó khăn nó cũng hiển nhiên quá rồi :)).

    lợi nhuận năm nay chắc giảm thôi bác ạ :)), xác định thế đi đỡ phải đếm cua. Quý 1 giảm 99% rồi thì quý 2 có giảm 98% thì cũng đỡ xấu hơn rồi =))
    Bin7723 thích bài này.
  6. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.389
    ................
    Mỗi cửa hàng Erablue thu về 4,5 – 5 tỷ đồng/tháng, Thế Giới Di Động (MWG) muốn tăng lên 500 cửa hàng trong 5 năm
    Mới kinh doanh ở Indonesia tròn một quý nhưng lãnh đạo Thế Giới Di Động tỏ ra tự tin ở thị trường này. Thế giới Di động và đối tác liên doanh Erajaya vưa tổ chức Hội nghị Đối tác Erablue vào ngày 12/4 với sự tham gia của 62 nhà cung cấp hàng đầu đất nước vạn đảo.
    Thái Duy - Thứ sáu, 14/04/2023 | 12:30

    [​IMG]
    Trung bình mỗi cửa hàng Era Blue thu về 4,5-5 tỷ đồng/tháng
    Tính đến tháng 4/2023, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã CK: MWG) đã kinh doanh tại thị trường Indonesia với thương hiệu Erablue tròn một quý. Theo CEO Đoàn Văn Hiểu Em, hiệu suất kinh doanh ban đầu "tương đối tốt", trung bình thu về 4,5-5 tỷ đồng/tháng/cửa hàng.

    Với mốc doanh thu này, nếu ở Việt Nam là doanh nghiệp đã có lời. Kế hoạch của công ty là bắt đầu tăng tốc mở mới từ quý II và sẽ "mở như vũ bão" khi "tự tin nhất có thể".

    Thương hiệu Erablue thuộc liên doanh PT Erablue Elektronic (thương hiệu Erablue), do Thế giới Di động hợp tác với đơn vị địa phương PT Erafone Artha Retailindo (Erafone) - một công ty con của Tập đoàn bán lẻ sản phẩm công nghệ lớn nhất Indonesia. Liên doanh này thành lập cách đây một năm và đến nay có 5 cửa hàng bán lẻ điện máy tại khu vực Tangerang, Jakarta: Ciledug, Ciputat, BSD & Pamulang.

    Theo lãnh đạo Thế giới Di động, triển vọng của Erablue là rất lớn, gấp 2-3 lần Việt Nam, đồng thời thị trường bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng Indonesia còn ở những bước sơ khai. Mảng bán lẻ phần lớn thuộc về các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống, hai hệ thống lớn nhất chiếm chưa tới 200 cửa hàng. Việc giao hàng, lắp đặt thiết bị hiện phụ thuộc các hãng sản xuất với thời gian có thể kéo dài 5-7 ngày. Trong khi đó Thế giới Di động mang đến giá cả cạnh tranh cùng dịch vụ hoàn toàn khác biệt: khách mua hàng sẽ nhận dịch vụ trọn gói, từ lựa chọn hàng hóa tại không gian trưng bày phong phú, nhân viên tư vấn tận tâm, tới giao hàng, lắp đặt trong ngày. Dịch vụ bảo hành nhanh chóng cùng chính sách đổi trả trong vòng 30 ngày… chính là những điểm khiến ban lãnh đạo MWG đặt tự tin lớn vào khả năng thắng lợi tại Indonesia.

    Sự xuất hiện của các lãnh đạo cấp cao nhất của Thế giới Di động tại Indonesia cùng cuộc gặp với 62 nhà cung cấp đã cho thấy quyết tâm của Thế giới Di động tại thị trường này.

    Sự kiện có sự tham gia của 62 nhà cung cấp đến từ các doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ ngành điện tử viễn thông cùng toàn thể Ban lãnh đạo MWG; bao gồm ông Nguyễn Đức Tài (Chủ tịch tập đoàn Thế giới Di động), ông Trần Huy Thanh Tùng (Tổng Giám Đốc kiêm nhà sáng lập Thế giới Di động), ông Đoàn Văn Hiểu Em (CEO công ty CP Thế giới Di động) và các ông Charlie Bae (CEO - PT Era Blu Elektronik), ông Joy Wahjudi (CEO của Erajaya Digital) cùng ban lãnh đạo cấp cao của tập đoàn Erajaya.

    Quảng cáo
    Erablue đặt mục tiêu trở thành công ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực bán lẻ điện tử tiêu dùng bằng cách xây dựng 500 cửa hàng Erablue tại Indonesia trong vòng 5 năm tới, chiếm 20-40% thị phần, mang lại doanh thu 2-4 tỷ USD mỗi năm tương tự lộ trình của Điện Máy Xanh đạt được ở Việt Nam.

    Liên quan đến quyết định rút khỏi thị trường Campuchia sau 6 năm, ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết, dù mới điều chỉnh lại vào năm ngoái nhưng doanh nghiệp buộc phải rút khỏi do Campuchia là thị trường khá nhỏ, trong khi chính sách thuế bên đó rất phức tạp. Nếu theo đúng chính sách thuế bên đó, thì công ty phải bán giá cao hơn đến 10-15%, không còn tính cạnh tranh. Nếu hạ giá bán thì không còn hiệu quả.

    [​IMG]
    Thế giới Di động sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ, từ bán hàng, đến giao hàng lắp đặt và bảo trì. Mô hình này trước đó chưa từng có tại Indonesia.
    Các doanh nghiệp điện máy khác tại Indonesia chỉ bán sản phẩm và không có dịch vụ. Còn công ty này khi sang thì cung cấp đầy đủ các dịch vụ, từ bán hàng, đến giao hàng lắp đặt và bảo trì. Mô hình này trước đó chưa từng có tại Indonesia.

    Trong khi, thị trường Indonesia có quy mô, diện tích và dân số đều lớn hơn Việt Nam. Về cơ cấu tiêu dùng, doanh thu mảng điện thoại cũng gấp hai lần Việt Nam. Nhưng mảng điện máy thì không cao như vậy, doanh thu chỉ bằng khoảng phân nửa tại Việt Nam, nghĩa là còn sơ khai.

    "Hai nhà bán lẻ lớn nhất tại Indonesia cộng lại chưa đến 100 cửa hàng và phần lớn đặt trong mall (trung tâm thương mại) nên mua sắm không thuận tiện. Chúng tôi chọn hướng ngược lại, mở Erablue trên đường vì nhận thấy tập quán mua sắm của người dân hai nước khá tương đồng. Điều này ngay lập tức được khách hàng đón nhận", ông Hiểu Em nói.

    Còn theo quan điểm của Chủ tịch Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài, dịch vụ mới là khác biệt lớn nhất giúp các cửa hàng Erablue chiếm được cảm tình của khách hàng và cũng là điều công ty tự tin sẽ giúp họ đánh bại đối thủ tại thị trường này. Ông Tài phân tích, trước khi các cửa hàng Erablue ra đời, Indonesia chỉ có mô hình tư vấn và giới thiệu sản phẩm tại cửa hàng, nếu khách mua, thông tin được chuyển cho đối tác (thường là nhà sản xuất) xử lý, vận chuyển và lắp đặt nên quy trình kéo dài nhiều ngày.

    Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, ban lãnh đạo MWG xác định mục tiêu kinh doanh năm 2023 với 135 ngàn tỷ đồng doanh thu và 4.2 ngàn tỷ đồng lãi sau thuế, tăng lần lượt 1.2% và 2.4% so với kết quả năm 2022. Mặt khác, hai mục tiêu trên là con số tối thiểu trong kế hoạch 135 - 150 ngàn tỷ đồng doanh thu và 4.2 - 4.7 ngàn tỷ đồng lợi nhuận được Công ty công bố vào tháng 2 vừa qua.
    https://thuonggiaonline.vn/moi-cua-...n-tang-len-500-cua-hang-trong-5-nam-56339.htm
    NiemTinBatDiet đã loan bài này
  7. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.389
    - EraBlue,EraPhone tham vọng trở thành TGDD thứ 2. @};-
    - BXH tham vọng trở thành chuỗi Bán lẻ lớn nhất VN. @};-

    BLĐ là những người hùng...Có ước mơ, có tham vọng, có năng lực.=D>=D>=D>
    dophi91Pomelooo thích bài này.
    NiemTinBatDiet đã loan bài này
  8. Suahatkakao

    Suahatkakao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2021
    Đã được thích:
    718
    binh_an11, Pomelooo, Bin77231 người khác thích bài này.
  9. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.389
    Mua giá cao hơn anh em trong pic, yên tâm rùi :D
    Pomelooodophi91 thích bài này.
  10. binh_an11

    binh_an11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2020
    Đã được thích:
    499
    Hôm nay tự doanh mua ròng 230k mwg bác ạ :)) chẳng lẽ tự doanh ko sợ suy giảm lợi nhuận năm nay hả :((
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này