Mỹ đã xin phép Wall Street trước đợt tấn công bằng tên lửa tomahawk đêm qua chưa?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi apple68, 20/03/2011.

2925 người đang online, trong đó có 423 thành viên. 16:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3483 lượt đọc và 72 bài trả lời
  1. mswing.net

    mswing.net Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Đã được thích:
    3
  2. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    799
    bác đọc chiến tranh tiền tệ thì biết fed là ngân hàng tư nhân
  3. stockkhanh

    stockkhanh Guest

    Việt Nam ‘chi bạo’ nhất thế giới

    “Người Việt Nam tiêu xài lạc quan nhất thế giới”, đó là tựa một bài viết đăng trên báo Saigon Tiếp Thị nói rằng ở Việt Nam, làm ra một đồng thì xài tới 2, 3, 4 đồng. Vì sao người Việt được đánh giá và xếp hạng cao như vậy?


    Cửa hàng bán các loại xe hơi hạng sang
    Ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, năm nay người dân Việt mình ăn Tết Tân Mão lớn chưa từng thấy. Bên cạnh đó, tổ chức cung cấp thẻ tín dụng toàn cầu Master Card Worlwide cũng phổ biến kết quả khảo sát cho thấy qua thăm dò ý kiến trên 10 ngàn người thuộc 24 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc Châu Á, Thái Bình Dương, Châu Phi, khu vực Trung Đông thì nói về ăn chơi, giải trí, người Việt dẫn đầu so với các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Australia.
    Mặt khác, người Việt khi sang thăm người thân tại các nước Hoa Kỳ, Australia, Singapore đều nhận thức rõ về tinh thần tiết kiệm của dân chúng các quốc gia được xem là sung túc ấy.
    Vẫn căn cứ vào những số liệu thống kê thì sức mua, tiêu xài tiền của người Việt Nam tăng rất nhanh, mỗi năm tăng tới 20% tương đương với 53 tỷ đô la, thị trường bán lẻ đứng thứ tư trên thế giới chỉ sau các nước được xem là “cường quốc” có đông dân, gồm có Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Cũng có lẽ vì bản xếp hạng này mà người Việt Nam được đánh giá là “tiêu xài lạc quan nhất thế giới”.
    Lời cảnh tỉnh, mỉa mai


    Góp ý về sự đánh giá này, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhấn mạnh:
    “Nói như vậy có lẽ đó là một lời phê phán, cảnh tỉnh thì đúng hơn; họ nói đúng ‘chi bạo’ hay nói cách khác là nhiều khi không lượng được sức mình, trong nhiều chuyện lắm.
    Cái cách của mình không phù hợp với thực lực mà mình có, Việt Nam hiện nay là một đất nước đứng thứ 13 về dân số, trên thế giới. Ở một nước mà thiên nhiên không lấy gì làm ưu đãi cho lắm, nếu muốn phát triển thì có lẽ phải học như người Nhật, dạy cho con em họ biết rằng, Nhật là một nước nghèo về tài nguyên, khoáng sản, vì vậy chỉ có một cách là phải cắn răng lại để mà làm việc, lao động, có như vậy nước họ mới phát triển được.
    Trong lúc đó, Việt Nam, dân số rất đông, trình độ kinh tế rất thấp so với các nước khác trong khu vực và so với thế giới, muốn phát triển, người Việt Nam phải cần cù, biết cách vừa làm, vừa dành dụm để tạo nên cơ nghiệp.”
    Nói như vậy có lẽ đó là một lời phê phán, cảnh tỉnh thì đúng hơn.
    GS Tương Lai
    Giáo sư Tương Lai tự đặt cho mình câu hỏi : “Ai chi bạo…”?
    Và chính ông cũng tự đi tìm cho mình lời giải đáp:
    “Nói cho cùng, không phải tất cả mọi người đều ‘vung tay quá trán như thế đâu’, nhưng nếu nhìn một cách thật nghiêm khắc thì phải nói đây là một nhược điểm của riêng mình, vì vậy khi người ta nhận định về mình như thế, là người ta chê và sự chê bai đó là đúng, người Việt cần phải thấy rõ cái nhược điểm ấy của mình, để biết cách tằn tiện, biết lượng sức để mà đưa đất nước mình đi lên. Trong chuyện đó, phải giáo dục cho con em mình ngay từ khi còn bé, ở ghế nhà trường cần phải có ý thức đó, nếu không làm được như vậy, thì Việt Nam khó mà đuổi kịp được với thế giới.”
    Kẻ ăn không hết, người lần không ra


    Người bán hàng rong ngồi an trưa bên cạnh một cửa hàng bán mỹ phẩm sang trọng tại Sài Gòn. AFP Photo.
    Chi xài quá mức vốn liếng mà mình làm ra được, dễ đưa tới những tệ đoan xã hội, ăn xài hoang phí, ông Quý một người dân sinh trưởng ở Bồng Sơn, Miền Trung VN thấy rõ điều đó, khi đón nhận tin “người Việt tiêu xài lạc quan”:
    “Câu này có ý mỉa mai, bản chất của người Việt Nam là ăn tiêu dè xẻn, dùng sức lao động và mồ hôi để làm ra tiền, như người ta thường nói ‘khéo ăn thì no, khéo co thì ấm’.
    Phải dành dụm, tiết kiệm, để lo xây dựng gia đình, lo cho con cái ăn học. Tuy nhiên trong thời buổi bây giờ, có nhiều giới chức kiếm được tiền rất dễ dàng, hoặc vì có chỗ ngồi rất tốt, nhận được tiền hối lộ, lo lót, họ tiêu xài tiền như ‘ném qua cửa sổ’. Thứ hai là có những người ‘móc ngoặc’ công việc làm ăn suông sẻ, kiếm được rất nhiều tiền nên ăn chơi, một đêm có thể tiêu xài hai, ba chục triệu đồng tiền Việt Nam.”
    Theo ông, có những địa phương trên đất nước Việt Nam, dù làm việc cật lực, người dân cũng chưa đủ ăn:
    “Ở miền quê, nhất là vùng Bồng Sơn của chúng tôi, có những người suốt đời còng lưng, làm việc trên những thửa ruộng, trên nắng, dưới nóng, mà một ngày không có đủ hai bữa cơm cho no bụng, vậy mà ở thành phố con ông, cháu cha, những người móc ngoặc đã vung tiền, tiêu xài.
    “Ở miền quê, nhất là vùng Bồng Sơn của chúng tôi, có những người suốt đời còng lưng, làm việc trên những thửa ruộng, trên nắng, dưới nóng, mà một ngày không có đủ hai bữa cơm cho no bụng.
    Ông Quý
    Nếu là người hiểu biết, họ cho đó là một câu chế nhạo, bởi vì đồng tiền kiếm được không do mồ hôi, nước mắt, là một . Thứ hai là họ không tin ở ngày mai, bây giờ có tiền thì cứ xài, không biết rằng ngày mai, họ còn ngồi ở chỗ đó nữa hay không, còn xài được tiền hay không, xài được ngày nào hay ngày ấy.”
    Theo báo chí nước ngoài thì hình như người Việt Nam đang sống theo kiểu cách ‘ném tiền qua cửa sổ’, vì dư luận vẫn thường nghe kể lại rằng, có bao cây cầu xây mà không ai đi qua, bến cảng dựng lên mà không tàu thuyền nào cập vào, sân bay thẳng tấp không máy bay nào tới đáp, hàng lô biệt thự, cao ốc vô chủ ở Hà Nội và Saigon bỏ trống lâu nay.
    Còn người dân ‘thấp cổ bé họng’ thì thường nói ‘có những món hàng mà người mua không bao giờ dám đụng tới’ và ‘có những thứ hàng cao cấp bạc triệu mà người dùng không bao giờ phải mua sắm cả’.
  4. HD_76

    HD_76 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2011
    Đã được thích:
    0

    Có ! Có !

    Trên diễn đàn này cũng có Người Do Thái lập pic mỗi ngày đấy..
  5. chosoi

    chosoi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2010
    Đã được thích:
    861

    So sánh với Do Thái ?? Điên à? Thông minh thì có ích gì? Mà ai công nhận điều đó? Thông minh mà sao nằm dưới cùng? Singapore, Thái Lan nó nghe được thì đi6èu này nhục lắm. Tỉnh lại đi mấy con vịt.

    Đừng hỏi vì sao mình nghèo mà thông minh......
    Mà phải hỏi vì sao mình thông minh mà nghèo

    Biết chưa mấy con vịt?
  6. TG_TGSC

    TG_TGSC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Đã được thích:
    0
    bắc phi ngày xưa là thuộc địa của P nên P rất mạnh tay vụ này!
  7. hoikhonho

    hoikhonho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2007
    Đã được thích:
    0
    những nước văn minh và chung lập như Đan Mạch cũng tham chiến thì ********* độc tài Gà phì hết thời là xứng đáng rồi.
  8. barens

    barens Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Ngay xua roi- BIn chi phan anh mot phan thoi- Khong the noi nó là ngân hàng tư nhân được- Các bác đọc không kỹ rồi
  9. apple68

    apple68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Chú chỉ biết chửi thôi sao, chú giỏi thì chú ngồi bentley đi làm...chú giỏi thì chú có kỳ nghỉ ở paris, florida...đấy nhiều chú mà chú bảo là con vịt đấy giờ làm đc hơn thế đấy.. dm nhà chú chỉ chửi là hay
  10. apple68

    apple68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Tại sao Anh, Pháp đi đầu trong chiến dịch ở Libya?

    Giữa chiến dịch lớn nhằm vào Libya, nhiều người vẫn không khỏi thắc mắc: Tại sao Anh, Pháp lại dẫn đầu trong cuộc chiến này? Tại sao lực lượng vũ trang của họ lại can thiệp quân sự và tại sao các nhà ngoại giao của họ gây áp lực trong cuộc đàm phán dẫn tới việc ra nghị quyết chống Libya?

    Dưới đây là bài bình luận trên tạp chí Time xung quanh những câu hỏi này.

    Thủ tướng Anh David Cameron cho biết hành động quân sự chống Moammar Gadhafi là "cần thiết, nó hợp pháp và đúng đắn". Đúng đắn, "bởi vì tôi không tin rằng chúng ta nên thờ ơ trong khi tên độc tài này sát hại dân chúng của chính ông ta". Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thì nói: "Chúng ta can thiệp vì lẽ phải không cho phép dung thứ những tội ác như thế".

    Tuy thế, những lý luận của hai nhà lãnh đạo này không thực sự trả lời câu hỏi: Tại sao lại can thiệp vào Libya?


    Quân đội Mỹ nã tên lửa xuống Libya. Ảnh: US Navy.
    Liệu có phải những biến cố ở Libya có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích quốc gia của Anh và Pháp? Đúng là Libya nằm ở bên kia Địa Trung Hải, đối diện với châu Âu và hai bên có hợp tác thương mại. Tuy nhiên, Libya chỉ có hơn 6,5 triệu dân. Để so sánh, nó cũng chỉ tương đương với hai quốc gia ở Trung Mỹ là El Salvador và Honduras. Trong Chiến tranh Lạnh, các nhà lập pháp Mỹ phải tranh cãi khá lâu trước khi can thiệp quân sự tại Trung Mỹ.

    Libya có dầu mỏ và khí đốt, đúng, nhưng nó chỉ chiếm chưa tới 2% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu. Thật khó để nói rằng Anh và Pháp tham gia chiến dịch vì lý do thương mại.

    Vấn đề nhập cư? Đúng là bất ổn ở khu vực này có nhiều khả năng kéo theo làn sóng nhập cư lên phía bắc (châu Âu). Tuy nhiên, khó có thể tưởng tượng một cuộc khủng hoảng về làn sóng tị nạn sẽ diễn ra ở Bắc Phi nếu Moammar Gadhafi tiếp tục nắm quyền. Địa Trung Hải là biển lớn, nó đâu phải chỉ là một đường biên giới mà người ta chỉ việc bước qua.

    Lịch sử ư? Anh, dưới thời cựu thủ tướng Tony Blair dù có không hài lòng với chính phủ Gadhafi, thì nước này cũng không có nhiều lý do để yêu hay ghét Gadhafi. Các điệp viên Libya có bị đổ lỗi khiến phi cơ của hãng PanAm gặp nạn tại Scotland, nữ cảnh sát London có bị bắn từ sứ quán Libya năm 1984, những tội ác đó dù kinh khủng cũng không thể là lý do dẫn tới việc tham chiến.

    Muốn lấy lại hình tượng tốt đẹp? Sarkozy lỡ nhịp trong làn sóng nổi dậy ở thế giới Ảrập vì những mối liên hệ của chính quyền của ông với Tunisia. Nhiều người cho rằng Sarkozy lớn tiếng trong chiến dịch này để lập lại uy tín của Pháp trong thế giới Ảrập. Nếu điều đó là đúng, đây quả là một bước đi mạo hiểm vì không có gì đảm bảo can thiệp quân sự vào Libya sẽ thành công hoặc sẽ giúp Pháp lấy lại danh tiếng.

    Liệu có phải họ ảo tưởng về chuyện làm việc lớn? Nhiều người tranh cãi rằng Anh và Pháp hành động quân sự vì đơn giản lịch sử cho phép họ làm thế. Họ muốn chứng tỏ hai nước vẫn là cường quốc. Tuy nhiên, điều này không hợp lý vì cả Cameron và Sarkozy đều là những nhà lãnh đạo có lý lẽ. Cả hai nước đều là quốc gia dân chủ, tại đây, các cử tri không ủng hộ chủ nghĩa phiêu lưu về quân sự.

    Còn lại hai lý do cuối cùng có thể phần nào giải thích được hành động của Anh và Pháp lúc này. Thứ nhất, có lẽ Anh và Pháp tin rằng không phải lúc nào Mỹ cũng có thể gánh vác mọi chuyện. Thế giới sẽ an toàn hơn nếu các nền dân chủ khác giúp Mỹ thực hiện các sứ mệnh về ngoại giao và quân sự.

    Thứ hai, như cựu thủ tướng Tony Blair từng nói, khi đối mặt với khủng hoảng như ở Libya, việc không hành động cũng là một quyết định và đi kèm theo nó là hậu quả. Anh, Pháp, Mỹ và các nước khác có thể không lên tiếng khi Gadhafi ra tay trấn áp những người phản đối chính quyền của ông ta 3 tuần trước. Tuy nhiên, họ cực lực phản đối. Việc không làm gì khi mà Gadhafi có vẻ như sắp chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Libya sẽ phơi bày sự yếu kém của những nước từng muốn ông ta ra đi.

    Nhìn vào hai lý do đó, quyết định hành động quân sự ở Libya - dù khôn ngoan hay không - ít nhất có thể hiểu được.

    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2011/03/tai-sao-anh-phap-di-dau-trong-chien-dich-o-libya/

Chia sẻ trang này