Năm 2011 có 2 ngày đặc biệt là ngày 01/01/2011 và 11/11/2011

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi mendeleev, 01/01/2011.

3578 người đang online, trong đó có 194 thành viên. 06:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1411 lượt đọc và 20 bài trả lời
  1. maituanpro

    maituanpro Guest

    Cám ơn bác đã có bài viết phân tích về kinh tế vĩ mô và lựa chọn các kênh đầu tư cho năm bội thu 2011 thật là tâm huyết để ACE được tham khảo. một bài Viết rất hay và được viết vào một thời khắc thật đặc biệt của năm mới.

    Năm 2010 qua đi đã để lại cho quá nhiều các NDT với quá nhiều các tài khoản bị xẹp xuống và thủng chi chít. Có thể nói đây là một năm mất mùa như bác nói với TTCK VN. Một năm đầy cảm xúc. E cũng là người đương thời trải qua cái năm này với cái hầu bao bị giảm đi gần nửa, thật là đau xót thay khi phần lớn các NDT (trong đó có cả em) trở thành vật tế thân cho năm 2010. ra đi để lại sự nuối tiếc khôn cùng với khoản măn ni không cánh mà bay. Bồi hồi, xúc động nhìn lại các vấn đề vĩ mô VN hiện tại em xin đóng góp một vài ý kiến của mình về các yếu tố chính của kinh tế VN chúng ta như sau:



    1. về tăng trưởng kinh tế

    Việt Nam chúng ta đang quá tập trung vào mục tiêu tăng trưởng?
    Người ta cho rằng hiện tại VN chúng ta đang tập trung quá nhiều vào tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua các yếu tố vĩ mô, nhưng theo tôi việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng là hợp lý, bởi vì tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc vào quy mô hiện tại của nền kinh tế và các chính sách mà chúng ta đang áp dụng. Đương nhiên rằng các nước đang phát triển như việt nam cần phải có tốc độ tăng trưởng cao để có thể thu hẹp lại GAP thu nhập so với các nước phát triển,và rõ ràng rằng nó sẽ có nhiều khu vực, nhiều ngóc ngách hơn để mà tăng trưởng. Nếu so sánh tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam so với các nước Đông Á thời kỳ nó cũng đang phát triển thì chúng ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng của chúng ta khoảng trung bình 10 trở lại đây vào khoảng hơn 7% là thấp. Vấn đề đáng lo ngại của chúng ta là Mô hình tăng trưởng của VN đều chủ yếu có sự đóng góp lớn của các khu vực có giá trị gia tăng thấp hoặc là dựa vào nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên là chính mà ko chú trọng vào việc tăng hàm lược công nghệ và trí tuệ vào sản phẩm của mình.Và điều này sẽ tạo ra một sự tụt hậu rất xa so với các nước phát triển mà khó có khả năng thu hẹp được khi mà các nước phát triển đang tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và thu được rất nhiều lợi nhuận từ khu vực giá trị cao này. Điều này nếu cứ tiếp diễn sẽ biến Việt Nam rơi vào cái bẫy của" căn bệnh Hà Lan" khi mà các nguồn lực tự nhiên hạn hẹp không còn nữa, lúc đó chúng ta sẽ lại luống cuống với tỷ lệ tăng trưởng thấp và ì ạch chạy theo các đoàn tàu cao tốc trên thế giới đang không ngừng tăng ga. Do vậy, VN chúng ta cần phải xác định lại mô hình tăng trưởng, và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực mới có thể phát triển mạnh và bền vững được.

    2. Vấn Đề Lạm phát

    Lạm phát hiện tại có cao hay không? và nguyên nhân thực sự của nó là gì?

    Đất nước Trung Quốc tăng trưởng cả chục % nhưng họ giới hạn lạm phát chỉ ở khoảng 5%, đủ để chúng ta thấy rằng lạm phát của VN 11.75% so với mức tăng trưởng 6.78% là quá cao. Nếu như tình trạng này không được xử lý thì nó sẽ xói mòn tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nó là mức thuế thân đánh vào tất cả người dân Việt Nam mà phần lớn là họ không nhận ra sự tinh vi của hình thức trộm cắp tiền này của những người điều hành.

    Lạm phát luôn luôn là vấn đề của tiền tệ và lãi suất. Tuy nhiên chính sách nới lỏng tiền tệ và cung tiền quá mức xem ra chỉ là bề nổi, và chính sách tài khóa là trung gian gây ra nó. Còn theo tôi vấn đề côt lõi nhất gây ra lạm phát triền miên ở VN vẫn là mô hình tăng trưởng của chúng ta dựa quá nhiều vào việc đầu tư kém hiệu quả. Đối với một nền kinh tế mối nổi, việc tăng cung tiền trong chính sách tiền tệ, và tăng chi tiêu trong chính sách tài khóa là điều không thể tránh khỏi để thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên VN lại gặp vấn đề nghiêm trọng trong việc tính toán và thực thi các chính sách này,chúng ta đầu tư vào các dự án kém hiệu quả rất nhiều gây thất thoát, lãng phí mà ko tạo ra được hàng hóa tương ứng với mức cung tiền thực tế, tạo ra một lượng tiền rẻ và gây ra tình hình lạm phát như hiện nay.

    Vấn đề tiếp theo là sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa chúng ta quá thấp gây ra các phản ứng dây chuyền tác động đến các yếu tố vĩ mô. Chúng ta không có các sản phẩm có giá trị gia tăng cao để xuất khẩu và mang thương hiệu riêng biệt Việt Nam, mà khi người tiêu dùng nhắc đến là phải nhắc đến "made in Việt Nam" vẫn chỉ là các thương hiệu có giá trị gia tăng thấp như " cà phê trung nguyên, phở 24, gạo Việt, và giày dép" đây chính là hiện tượng hàng loạt các doanh nghiệp của Việt Nam thiếu tầm nhìn và chỉ tập trung vào các lợi ích ngắn hạn. Họ đầu tư vào các dự án không thuộc thế mạnh kinh doanh và rủi ro cao mà không tập trung vào lĩnh vực chính của mình để giảm chi phí và tăng cao sức cạnh tranh của mình so với hàng nhập khẩu khác. --> khi năng lực cạnh tranh hàng VN còn yếu trên thị trường thế giới, đương nhiên rằng thị phần xuất khẩu trên thị trường quốc tế sẽ rất thấp, và do đó kim ngạch xuất khẩu của chúng ta cũng sẽ rất thấp và ngoại tệ thu được về từ xuất khẩu cũng sẽ rất thấp, Trong khi Nhập siêu của chúng ta càng ngày càng gia tăng. Điều này sẽ lại gây nên áp lực đối với tỷ giá, đẩy tỷ giá tăng lên làm chi phí cho hàng nhập khẩu của chúng ta trở nên đắt đỏ--> điều này lại gây sức ép lên lạm phát.

    Năm 2010 trải qua với mức tăng trưởng 6.78% và lạm phát 11.75% và mục tiêu cho năm 2011 chúng ta đặt ra tăng trưởng khoảng 7 đến 7.5% và lạm phát dưới 7% quả thực là thiếu căn cứ. CP sẽ có động thái chính sách thế nào để đạt được mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát ở mức này?

    --> Để kiểm soát lạm phát chúng ta phải
    + Nâng lãi suất tuy nhiên điều này khó có thể xảy ra vì lãi suất hiện tại đã quá cao khó có thể tăng thêm

    + Cắt giảm chi tiêu công, giảm thâm hụt ngân sách. Đây là biện pháp có thể sẽ thực hiện. Tuy nhiên, cắt giảm chi tiêu công lại làm giảm tổng đầu tư toàn xã hội và giảm cầu nền kinh tế dẫn đến tăng trưởng lại bị đánh đổi, và không đạt được mục tiêu đề ra.

    --->> Biện pháp lâu dài nhất vẫn phải là nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế mới có thể kiểm soát được lạm phát trong dài hạn hơn và do đó chúng ta sẽ không còn phải loay hoay với lạm phát từng năm như hiện tại.

    Về ngắn hạn:

    Lạm phát Qúy I theo tôi vẫn chưa thể giảm mạnh vì đây là tháng bị ảnh hưởng của cầu tiêu dùng vào đợt tết nguyên đán, lạm phát có thể sẽ giảm dần vào tháng 3, nhưng lạm phát chung của Qúy I vẫn ở mức cao. Hơn nữa, khả năng tăng giá các mặt hàng xăng, dầu, điện... có thể được điều chỉnh tăng nên nó lại tiếp tục gây sức ép lên lạm phát.

    Tôi đưa ra hai tình huống sau:

    Thứ nhất: nếu lạm phát các tháng đầu năm cao: các chính sách kiểm soát lạm phát sẽ được thực hiện triệt để để kiểm soát nó, và tất nhiên sẽ phát đi tín hiệu xấu cho thị trường chứng khoán

    Thứ hai: Nếu lạm phát được kiểm soát các tháng đầu năm thì các biện pháp nới lỏng tiền tệ sẽ được tiến hành để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, và đương nhiên TTCK của ta sẽ khởi sắc

    Tuy nhiên theo tôi, tình hình sẽ rơi vào khoảng trung lập, tức là CP sẽ không thể kiểm soát được lạm phát hoàn toàn, tuy nhiên lạm phát QI cũng không quá cao. Và do đó, các biện pháp thúc đẩy,và nới lỏng cũng sẽ không mạnh, và hệ quả là TTCK vẫn sẽ có sóng nhưng sẽ không quá mạnh.

    3. Về vấn đề lãi suất

    Lãi suất hiện nay là thấp hay cao? và mức nào là hợp lý?

    Ta biết rằng, lãi suất không thể quá thấp hay quá cao. Vì nếu lãi suất thấp quá, tuy có thể thúc đẩy đầu tư nhưng lại là tạo nên một lượng tiền rẻ quá nhiều chảy ra nền kinh tế và tạo điều kiện cho việc đầu tư tràn lan kém hiệu quả và gây ra hiện tượng lạm phát theo cầu kéo. Nếu lãi suất quá cao lại gây ra hiện tượng thoái lui đầu tư, tạo ra lượng cung hàng thấp dẫn đến tình trạng tiền nhiều hàng ít, hơn nữa lãi suất cao khiến cho chi phí sản xuất tăng cao đẩy giá tăng theo và đây chính là hiện tượng lạm phát chi phí đẩy.

    Hiện tại mức lãi suất của nền kinh tế khoảng 14% là quá cao, làm chi phí của các doanh nghiệp đi vay sẽ bị đội lên rất nhiều gây sức ép lên việc tăng giá hàng bán.

    ---> Việc tăng lãi suất theo tôi là khó có thể tăng mà ngược lại sẽ phải dần dần giảm xuống để hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất và đây mới đúng là hướng đi thực sự để giúp hoạt động sản xuất kinh doanh được tăng trưởng.

    4. Vấn đề nhập siêu

    Tại sao Việt Nam lại nhập siêu quá nhiều và lại triền miên như vậy?

    Như phân tích ở trên của tôi vấn đề vẫn là do năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam quá thấp. Nếu như hàng hóa giá trị gia tăng cao của chúng ta có sức cạnh tranh tôt thì thị phần xuất khẩu của chúng ta sẽ tương đối lớn, và do đó sẽ giúp nền kinh tế thu được khoản ngoại tệ đủ lớn để bù đắp cho lượng nhập khẩu.

    Vấn đề tiếp theo là tại sao chúng ta lại nhập siêu từ trung quốc lớn như vậy? Tất cả các thành quả xuất siêu của chúng ta sang Mỹ và EU đều chỉ đủ để bù đắp cho nhập siêu từ phía Trung Quốc. Đành là VN đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, chúng ta cần phải nhập máy móc thiết bị nhiều để hỗ trợ cho khu vực sản xuất. Nhưng tại sao trên thị trường VN từng cây TĂM, SỢI CHỈ.. lại tràn ngập thị trường như vậy? Đó chính là vấn đề tỷ giá.

    Vì lạm phát hàng năm của chúng ta quá cao trong khi chúng ta vẫn chủ trương giữ tỷ giá trong biên độ giao động hẹp vì vậy giá VND đang được định giá quá cao khiên cho hàng nhập khẩu từ TQ sẽ rẻ hơn so với hàng nội địa tạo nên tình trạng nhập siêu này.

    ---> Năm 2011 tỷ giá VND/USD khả năng sẽ được điều chỉnh tăng để phản ánh giá trị thực của VND theo sức mua tương ứng của nó. Tuy nhiên việc điều chỉnh này nếu không được làm song song với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước ( mà việc này vốn không thể làm trong một sớm một chiều) trong bối cảnh nhập siêu như hiện nay sẽ lại làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ và lại gây nên lạm phát.

    Trên đây là một số suy nghĩ của em về các yếu tố vĩ mô chính của nền kinh tế VN.

    Hy vọng rằng Đại hội đảng lần này sẽ bầu ra được ban lãnh đạo có năng lực để đưa đất nước VN chúng ta phát triển mạnh mẽ sánh vai với các cường Quốc năm châu như lới Bác đã dạy.

    Hy vọng rằng KT Phát triển sẽ đưa VNI trở lại 1000 điểm để ACE có thể trading thắng lợi.

    good luck!

Chia sẻ trang này