1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nắng ban mai trên thị trường chứng khoán!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kakalotta, 09/05/2007.

3362 người đang online, trong đó có 55 thành viên. 04:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2226 lượt đọc và 35 bài trả lời
  1. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    VN-Index tăng phiên thứ 7 liên tiếp

    09/05/2007 -- 4:06 PM

    Hà Nội (TTXVN) - Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/5, chỉ số chứng khoán của hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều tăng điểm nhưng thị trường không còn nóng bỏng như hai phiên trước.

    Tại Thành phố Hồ Chí Minh, VN-Index tăng phiên thứ 7 liên tiếp, với mức tăng 4,53 điểm, đóng cửa ở 1019,96 điểm.

    So cả 3 đợt khớp lệnh, chỉ số sàn có dấu hiệu đi xuống, khi đợt khớp lệnh thứ ba thấp hơn đợt thứ nhất tới 13 điểm. Thị trường vào lúc đóng cửa có 47 mã chứng khoán tăng giá, 23 mã đứng giá và 39 mã giảm giá. Các cổ phiếu blue-chip như BMC, SJS, BMP, REE hay SAM tiếp tục tăng giá mạnh đã tiếp sức cho thị trường.

    Tổng khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh, đạt hơn 6,8 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, với giá trị giao dịch đạt gần 840 tỷ đồng.

    Tại Hà Nội, HASTC-Index cũng tăng nhẹ ở mức 2,96 điểm lên 334,16 điểm. Thị trường có 41 mã chứng khoán tăng giá, 38 mã giảm giá và 7 mã đứng giá. Các cổ phiếu đầu tàu, trừ SSI, tiếp tục đà tăng giá. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt hơn 1,33 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 181 tỷ đồng.

    Theo nhận xét của nhiều chuyên gia, tuy thị trường đã tăng trở lại trong những ngày qua, kéo các nhà đầu tư quay trở lại các sàn, nhưng vẫn còn dè dặt. Trước đây lệnh mua bán được các nhà đầu tư đua nhau đặt với số lượng lớn nhưng hiện nay các lệnh chỉ được đặt với số lượng hạn chế, mang tính chất thăm dò./.
  2. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [CẬP NHẬT: 09/05/2007 15:01:21 (GMT+7) BẢN ĐỂ IN

    Chứng khoán phiên 9/5: Tăng giá không đồng loạt



    n Lan Ngọc


    Phiên giao dịch ngày 9/5, hai chỉ số VN-Index và HASTC-Index tiếp tục lên điểm, nhưng không còn nóng.

    Đây là phiên thứ 7 liên tiếp, chỉ số VN-Index lên điểm với mức tăng vừa phải. Diễn biến này phù hợp với một số nhận định trước đó về khả năng mức tăng nóng sốt khó lặp lại sau khi mốc 1.000 điểm đã vượt qua và sau hai phiên tăng mạnh. Những mức tăng nhanh, nóng thường đi cùng với tâm lý lo ngại không bền vững.

    Cụ thể, trong đợt 1 của phiên, chỉ số VN-Index đã tăng mạnh với +14,23 điểm, lên 1.029,66 điểm. Tuy nhiên, qua đợt 2 và 3, chỉ số này trở về mức 1.019,96 điểm, tăng 4,53 điểm.

    Điểm nhấn của phiên này tại sàn Tp.HCM là những diễn biến tích cực ở chiều sâu, khi giá trị giao dịch đã có sự bứt phá đáng kể và sự phân loại cổ phiếu đã diễn ra rõ nét.

    Theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, tổng giá trị khớp lệnh phiên này đạt gần 840 tỷ đồng, một bước vượt trội so với biên độ quanh 550 tỷ đồng trước đó và cả mức trên 680 tỷ của ngày hôm qua.

    Trong số 109 mã niêm yết, sự tăng giá không còn đồng loạt như trước đó mà đã có phân loại rõ nét với 47 mã tăng, 39 mã giảm và 23 mã đứng giá.

    Phiên này, BMC tiếp tục dẫn đầu thị trường khi tăng thêm 27.000 đồng/cổ phiếu, đạt 577.000 đồng/cổ phiếu; kế đến là SJS với mức tăng 15.000 đồng/cổ phiếu (lên 317.000 đồng/cổ phiếu); DHG cũng duy trì xu hướng tăng mạnh trong 3 phiên vừa qua với +6.000 đồng/cổ phiếu. BMP, TCT cũng tăng gần kịch trần với lần lượng +9.000 đồng và +6.000 đồng/cổ phiếu?

    Trong số 39 mã ngược chiều, mức giảm cũng đã nới rộng và phổ biến từ 3.000 ?" 4.000 đồng/cổ phiếu; trong đó NAV, SFI, DRC cùng giảm 3.000 đồng/cổ phiếu; riêng FMC và RAL giảm lần lượt là 3.500 và 4.000 đồng/cổ phiếu.

    Tại sàn Hà Nội, chỉ số HASTC-Index phiên này tiếp tục tăng thêm 2,96 điểm, lên 334,16 điểm. Nổi bật trên sàn này là cổ phiếu NTP với mức tăng mạnh tới 16.400 đồng/cổ phiếu sau khi có thông tin chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức.

    Cổ phiếu BMI cũng tạo được sự chú ý khi có một mức tăng hiếm thấy: tăng 7.900 đồng/cổ phiếu. Thông tin hỗ trợ là những bước đi mới trong kế hoạch kinh doanh của Bảo Minh đang được nhà đầu tư kỳ vọng.

    Còn lại, mức tăng ?" giảm của hầu hết các cổ phiếu trên sàn Hà Nội đều nằm trong biên độ hẹp. Giá trị giao dịch phiên này đạt trên 181 tỷ đồng.
  3. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Trong "cơn bão" chứng khoán
    Thứ tư, 9/5/2007, 16:12 GMT+7
    Dù cho VN - Index đang có những dấu hiệu của sự phục hồi thì hậu quả mà nó gây ra do đợt sụt giảm vừa qua đang làm đau đầu không biết bao nhiêu "thân chủ". Có một ít tiền, tương đối khá giả hoặc thậm chí rất giàu có nhưng chỉ vì muốn "chơi thử", một số nhà đầu cơ giờ đang phải tìm mọi cách xoay xở để trả nợ chứng khoán hoặc nghiến răng chờ thời.


    Minh họa DAD
    Những cuộc tháo chạy

    Tại TP.HCM, một anh bạn tên Q. làm trong một tờ báo lớn tâm sự với chúng tôi: "Chứng khoán xuống, may mà rút ra kịp, nếu không là đi tong 2 tỉ bạc rồi". Số là anh bạn này bị hút hồn vào những con số tăng đến chóng mặt của thị trường chứng khoán nên bỏ tiền vào chơi. Càng chơi càng lãi. Từ con số hơn trăm triệu đồng, chỉ vài tháng sau anh đã có số tiền bạc tỉ trong tay.

    Vốn nhanh nhẹn, năng động trong công việc lại có cơ hội tiếp xúc nhiều đơn vị kinh doanh nên Q. cũng nghe ngóng, nắm bắt được nhiều thông tin. Mới đây, thấy thị trường chứng khoán đảo chiều từ xanh sang đỏ, Q. bán hết sạch. Mấy ngày, thấy VN Index rớt xuống gần ngưỡng 900, Q. hồ hởi ra mặt vì phán quyết chính xác của mình: "Thôi, kiếm được nhiêu đó đủ rồi, không chơi chứng khoán nữa".

    Chị D. làm trong công ty nhà nước, lương tháng chừng dăm triệu. Dành dụm mấy năm trời, chị có được chừng hai trăm triệu. Số tiền đó, chị tính tìm nhà dự án mua để thoát khỏi cảnh ăn nhờ ở đậu. Thế nhưng, cách đây vài tháng, thấy bà con kiếm tiền ào ào từ chứng khoán, sau ít ngày tìm hiểu người quen, chị D. quyết định bỏ hết tiền "thật" để đổi lấy tiền "ảo" từ sàn giao dịch. Sau hơn một tháng gặp lại, chúng tôi giật mình khi thấy D. cứ như từ cõi khác trở về. Chị thảng thốt: "Lúc nhảy vô mua cổ phiếu hồi tháng 3, giá chúng chót vót tận trên trời. Giờ chúng rớt giá ghê quá, đến độ tui không dám xem nữa". Hỏi tại sao không bán ra thu tiền về, được đồng nào hay đồng đó, chị D. ngán ngẩm: "Mấy cổ phiếu tui mua có cái giảm đến 50 - 60%. Giờ bán đi thì trắng tay, chưa kể tiền vay mượn phải trả lãi. Giờ tui chỉ còn cách im lặng chờ đợi".

    Bán đất trả nợ cổ phiếu

    Một trong những nguyên nhân gây sốt đất tại TP.HCM trong thời gian qua có khởi nguồn từ... chứng khoán. Tại nhiều quận vùng ven, giá đất tăng gấp rưỡi, thậm chí tăng gấp đôi chỉ trong thời gian quá ngắn, chưa đầy 3 tuần. Lấy ví dụ, ở một nơi giá đất "tăng nhanh từ từ rồi đứng giá" như Q.2. L. là chủ một lô đất 7x23m tại Q.2 mua từ năm ngoái, giá gần 10 triệu/m2. Đất sốt, "cò" bán giùm L. 16 triệu/m2, L. "quất" luôn mảnh đất này thu về hơn 2,5 tỉ đồng.

    Tương tự, gần đó, một mảnh đất gần 500m2, mua 6,6 triệu/m2, khách trả 12 triệu/m2 mà chủ không bán. L. lý giải: "Sở dĩ có chuyện đất đai sôi động vừa qua vì có một số đại gia quận 2 bị "lụt" theo chứng khoán. Những người này đã có đất ở đây từ lâu, có quá nhiều, giàu quá tiền không biết để đâu nên ném tiền sang chứng khoán "chơi thử". Ai dè thua nặng. Họ xắt đất mà lâu nay để dành bán ào ào". Trong khi đó, theo L. thì có một dòng đầu tư khác - những người thắng chứng khoán hoặc đang hòa - muốn đầu tư sang đất cho chắc ăn; lập tức họ mua vào. Người mua, kẻ bán, đất đai cứ thế mà sôi động!

    Một đại gia ở Sài Gòn, đợt qua Tết vừa rồi trúng hơn 10 tỉ đồng từ cổ phiếu. Trước đó, tay này bỏ gần 20 tỉ đồng gồm tiền mặt và cắm đất ngân hàng để làm vốn chơi. Như nhiều "đại thụ" làng chứng khoán từng nhận định: "Đại gia" Việt Nam hầu như ai cũng có máu đen đỏ, cờ bạc. Tay này cũng thế. Thắng được chừng đó dường như chưa đủ, hắn ném nốt cả vốn lẫn lời vô 6 - 7 đầu cổ phiếu blue - chip. Tất cả gần 30 tỉ. Xoa tay đợi tiền về.

    Chẳng dè, cổ phiếu xuống giá không phanh chỉ trong nửa tháng trời. Lúc này, nợ cũ ngân hàng bắt đầu gọi điện. Đang cay cú, hắn bán phắt cổ phiếu để trả nợ ngân hàng, bất chấp giá cổ phiếu đang xuống. Chưa đủ, lấy được đất về, lần này hắn không cầm ngân hàng nữa mà kêu "cò" vô bán lấy tiền luôn. Lại ném hết vô cổ phiếu. Dân làm ăn biết về đại gia này nhận định, hắn đã thua gần hết số tiền đã thắng (10 tỉ), hiện giờ đang "lụt", không mua không bán nữa để chờ thời.

    Tương tự, một tay nhà giàu khác, qua Tết mới bán được một căn nhà mặt tiền trên 1.000 lượng vàng. Tiền nhàn rỗi chẳng biết làm gì, mặc dù cũng mờ mịt về chứng khoán nhưng tay này vẫn xắt ra 300 lượng vàng trong số này ném vô cổ phiếu. Đến nay, hắn thua gần 1 tỉ đồng và cũng ghìm lại chờ thời.

    Và nợ nần ngập đầu, còng lưng trả lãi

    Chị D. đã nói ở trên giờ tiều tụy hơn nhiều, cuộc sống cũng khác so với trước. Cuộc sống thong thả thư thái của chị biến mất. Giờ ăn gì cũng phải tính, một ngày không được tiêu quá 30 ngàn đồng. Lâu rồi D. cũng quên mất thói quen lang thang siêu thị sắm đồ vì không có tiền cho những khoản này. Thỉnh thoảng, sếp trong cơ quan còn "canh me" với lời nhắc nhở tế nhị: "Em còn bỏ giờ làm ra sàn một lần nữa thì...". Trong cơn tai biến này, D. chỉ còn tự hào vì cái hên hơn người của mình: "Hôm trước về quê, nói ông bà già thế chấp nhà vay cho ít tiền chơi chứng khoán, cũng may là hồ sơ bị kẹt, nếu không cũng đi tong cái nhà dưới quê luôn rồi!".

    Không chỉ những người non kinh nghiệm như D. mà ngay cả những người từng lăn lộn ở sàn chứng khoán từ khi còn mới mẻ như H. cũng vấp phải cú ngã đau điếng. H. được coi là người am hiểu, bình tĩnh với những cú lên xuống nhảy múa của thị trường chứng khoán nên từ số vốn 30 triệu đồng H. đã kiếm được vài tỉ bạc. Sau một năm gia nhập thị trường, H. đã chuyển từ nhà chung cư xuống nhà mặt phố. Hai vợ chồng H. đăng ký học lái xe hơi để chuẩn bị tậu con xe Mercedes. H. bảo Mercedes đang ưu đãi chỉ cần 50.000 USD là mua được rồi.

    Vậy mà, mới tuần trước gặp lại căn nhà mặt phố của H., đã thấy anh "đẩy" đi để lấy tiền chống lại cơn bão đang đổ bộ xuống thị trường chứng khoán. Vợ chồng H. cùng hai đứa con giờ phải lấy lại căn chung cư cho thuê để chui ra chui vào. H. cho biết, nếu tính từ đầu năm 2007 cho đến khoảng đầu tháng 3, VN - Index đã "đi" gần 400 điểm (từ 750 - 1.150), hay là 50% upside. Thấy thị trường lên quá nhanh, H. chuyển sang đầu tư vào những cổ phiếu blue - chip vì cho rằng độ an toàn cao.

    Mấy lần thị trường xuống, H. tính toán rồi bung tiền ra đầu cơ, thậm chí "gửi" luôn nhà vào ngân hàng để lấy tiền gom hàng. Nhưng thị trường không chiều theo tính toán của những nhà đầu tư như H. Cổ phiếu tiếp tục xuống, H. liều mạng "đẩy" luôn căn nhà trả nợ ngân hàng để khỏi phải trả tiền lãi hằng tháng. Số tiền còn lại, H. chuyển sang chứng khoán của những công ty thật lớn (big market cap). H. tin tưởng: "Các đại gia nằm ở đó không chết được. Một liều ba bảy cũng liều. Thắng thì làm vua, thua thì nhà chung cư ta lại ở nhà chung cư".

    Kinh nghiệm từ nhà đầu tư nước ngoài

    Mua khi giá rẻ, bán khi giá đắt - đó là nguyên tắc sống còn trong kinh doanh và bất kỳ ai chơi chứng khoán có lẽ đều biết nguyên tắc này. Quan sát diễn biến thị trường trong thời gian qua, thấy được rằng chỉ có nhà đầu tư nước ngoài mới dám thực hiện rất sát nguyên tắc trên. Đơn giản bởi họ nhiều tiền, xác định chơi chứng khoán là để đầu tư, không phải là đầu cơ và càng không phải là đánh bạc với đen đỏ.

    Trong khi nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vô Việt Nam, xác định đầu tư lâu dài từ 5 - 10 năm và rất "lì" trước những cơn nóng lạnh của thị trường thì đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ Việt Nam trông ngóng VN - Index từng giờ, chơi sao... khỏi thua, thắng thì chỉ mong có "tiền chợ". Từ suy nghĩ hạn hẹp ấy, đang dẫn đến một sự thật phũ phàng mà ít người biết được: Đồng vốn của những nhà đầu tư nhỏ lẻ Việt Nam đang chảy dần sang túi của nhà đầu tư nước ngoài.

    Dân mình chơi chứng khoán kiểu gì chắc nhiều người cũng biết: "Nghe đồn rằng", "nghe nói rằng"... Thế là nhà có bao nhiêu tiền, vài chục triệu, đến 100 triệu, 200 triệu, 300 triệu,... rồi đi vay mượn lung tung dồn hết sang cổ phiếu. Thậm chí có người còn không biết mã cổ phiếu mình chơi là gì!!! Mua xong, cất đó, xem ti vi - báo chí chờ giá lên! Giá lên đến ngưỡng thì không bán, sợ giá lên nữa lại tiếc của. Đến khi thị trường mới "hắt hơi sổ mũi", họ hốt hoảng rủ nhau bán ra, bán sao lỗ ít là... thắng. Đến lúc này, nhà đầu tư nước ngoài mới đủng đỉnh mua vào.

    Thời gian gần đây, có một dòng vốn không hề nhỏ của Việt kiều cũng đổ về cổ phiếu. Nhưng được biết, nhiều trong số đó lại thua. Thua vì chiến lược: Nghĩ thị trường Việt Nam còn non trẻ, họ sẵn sàng bỏ ra năm bảy chục ngàn đô để nhảy vô theo kiểu "lấy thịt đè người", mong đầu cơ chóng vánh theo cơn sốt. Khi chứng khoán sụt giảm, thay vì ghìm lại chờ giá lên, họ lại nóng vội bán ra hòng thu vốn về. Chỉ có nhà đầu tư nước ngoài thực hiện triệt để rằng, đầu tư chứng khoán không phải là đánh bạc. Giá xuống, họ lại đủng đỉnh mua vào! Và mua theo chiến lược rõ ràng: Chỉ "ôm" cổ phiếu của các công ty làm ăn chắc chắn, có tương lai... Và thực tế thị trường mấy ngày gần đây đang chứng minh là họ đúng

    bài này hay nhất là cái hình chụp minh hoạ http://www.tintuconline.com.vn/vn/kinhte/141648/
  4. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Cạnh tranh Ngân hàng:
    Thời khắc quyết định
    03:45'' PM - Thứ tư, 09/05/2007

    Với tít đề "Open season" tạm dịch là mùa mở cửa, Tạp chí Time vừa mới có bài bình luận về thị trường tài chính, ngân hàng VN.

    Với tít đề "Open season" tạm dịch là mùa mở cửa, Tạp chí Time vừa mới có bài bình luận về thị trường tài chính, ngân hàng VN.



    Theo ông Kay Johnson - tác giả bài viết, cho tới nay, VN dường như là quốc gia có những cam kết mở cửa khu vực tài chính nhanh hơn bất kỳ thành viên WTO mới nào.

    Đua với thời gian

    Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, nhưng phải tới 5 năm sau nước này mới mở cửa khu vực ngân hàng. Thế nhưng với VN, con đường hội nhập trong lĩnh vực này đã tới sớm hơn rất nhiều. Khó khăn có nhiều, nhưng xem ra đây cũng chính là động lực. Hầu hết các NH lớn nhỏ đều đang gắng sức cho cuộc chạy nước rút trước ngày mồng Một tháng Giêng tới, thời khắc mà những rào cản cho các nhà đầu tư tài chính nước ngoài bị gỡ bỏ. Việc đối xử giữa các NH trong và ngoài nước được chính thức bình đẳng. Các NHTM VN đua nhau ?ovắt chân lên cổ? mà chạy. Chạy để giành giật thị phần, chạy để xây dựng thương hiệu và tìm kiếm chỗ đứng vững chắc. Theo đánh giá của giới đầu tư quốc tế: bất chấp những rủi ro, và bất ổn, kể cả những nốt trầm của thị trường chứng khoán lúc này đây, tiềm năng trong lĩnh vực NH của VN còn rất lớn. Ước tính mới chỉ có 8% trong tổng số gần 85 triệu dân có mở tài khoản. Đây quả thực là ?okhông gian sống? lý tưởng để các NH phát triển. Chỉ trong năm qua, lợi nhuận của NH cỡ như Sacombank cũng tăng tới 50%. Và cũng như các đồng nghiệp khác, Sacombank đang chạy đua với thời gian để trưởng thành. Bởi dường như các NH đều hiểu rằng, thời gian ưu ái đang ngắn lại. Và khả năng tồn tại và phát triển của những NH này phụ thuộc chính vào nỗ lực đua tranh của họ lúc này đây.

    Hiện đại và mở chi nhánh

    Theo như nhận định của ông Patrick Winsbusy - Phó Chủ tịch cao cấp của Moody''s Investors Services, kinh nghiệm từ các nước chuyển đổi như Trung Quốc, Ấn Độ cho thấy, "Các NH địa phương cần nhanh chóng đáp ứng những nhu cầu dịch vụ NH cơ bản. Bởi thời cơ như lúc này đây không tái diễn hai lần".

    Trong số những tên tuổi đang nhòm ngó thị phần VN, có HSBC, NH nổi tiếng với đại bản doanh ở London, hay ANZ một trong những nhà băng lớn nhất toàn cầu. Cả hai đại gia tài chính này đang sẵn sàng cho việc mở thêm những chi nhánh mới. Và đáng ngại hơn là chính những tài phiệt khổng lồ này cũng đang thèm muốn khu vực thẻ, cầm cố nhà đất và cho vay cá nhân. Quả là thách thức đối với các NH TMCP khi phải đối đầu với những nhà khổng lồ ngoại quốc. Dù có nỗ lực nhiều song tổng tài sản của cả NH tên tuổi như ACB cũng chỉ mới đạt 2,8 tỷ USD. Con số này thật nhỏ bé và khập khiễng khi chỉ cần đem so với NH thương mại trong nước như Agribank. Chính vì thể để có được chỗ đứng trong thương trường thời mở cửa nhiều NH như Đông Á (EAB) hay Techcombank, không ngừng mở rộng chi nhánh, hiện đại hóa hệ thống dịch vụ, đẩy nhanh phong cách phục vụ chuyên nghiệp theo hướng NH nhờ khách hàng. Tính tới nay EAB đã mở tới 100 chi nhánh trên toàn quốc. Còn Techcombank cũng đang dự định nâng con số chi nhánh lên tới 300 từ con số 80 chi nhánh như hiện nay. Bội thu từ cổ phiếu, và dịch vụ tài chính đang là đòn bẩy để các NH địa phương phát triển. Tuy nhiên cuộc chiến sinh tồn vẫn đang ở phía trước, và xem ra cũng như những ngành khác sự hưng thịnh của NH không phụ thuộc quá nhiều vào năng lực tài chính mà sẽ phụ thuộc vào năng lực quản lý, năng lực cung ứng dịch vụ, đặc biệt là năng lực ứng xử với khách hàng.

    Nguyễn Hữu
    >>> kakalotta đoán tài quá
  5. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    5 mặt hàng xuất khẩu có khả năng tăng giá
    05:17'' AM - Thứ tư, 09/05/2007

    Hội đồng Tư vấn thông tin - Bộ Thương mại vừa có dự báo về khả năng tăng giá của 5 mặt hàng nông sản XK chủ yếu gồm cà phê, hạt tiêu, thủy sản, gạo và cao su.

    - Cà phê là mặt hàng có khả năng tăng giá kể cả thu mua trong nước lẫn XK cao nhất do những tác động khá mạnh mẽ từ tình trạng thiếu hụt nguồn cung của thị trường cà phê thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức Cà phê thế giới, nguồn cung cà phê niên vụ 2006/2007 chỉ ước đạt khoảng 112 triệu bao, giảm 7,87% so với vụ trước. Do đó, giá cà phê tại thị trường thế giới đã tăng khá mạnh so với tháng 3/2007. Đơn cử giá cà phê Robusta hiện đã lên mức 1.525 USD/tấn.

    - Gạo được xếp thứ 2 về khả năng tăng giá XK. Giá chào gạo XK của VN đang theo xu hướng tăng và hiện giá chào gạo XK 5% tấm đang ở mức 310 USD/tấn, 25% tấm là 290 USD/tấn. Trong khi đó, nhu cầu NK gạo của các nước trên thế giới cũng đang tăng lên cùng với việc Thái Lan tiếp tục thực hiện chính sách can thiệp vào thị trường gạo (từ 16/3 - 31/7) và đồng Baht vững giá nên giá chào gạo XK cũng tăng 5 - 10 USD/tấn.

    - Thủy sản - ngoại trừ các mặt hàng thủy sản trong đó nhiều khả năng giá thu mua cá tra, ba sa đứng yên hoặc có thể giảm nhẹ trong khi giá tôm nhiều khả năng sẽ tăng do nhu cầu của thị trường thế giới cao.

    - Hạt tiêu XK có nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng giá trong tháng 5 do cung cầu hạt tiêu trên thế giới mất cân đối theo hướng cầu tăng. Dự báo giá hạt tiêu XK có thể lên đến 4.000-5.000 USD/tấn. Vào thời điểm này giá hạt tiêu XK của VN đã tăng 28%, từ 2.550 USD/tấn lên 3.200 USD/tấn.

    - Giá cao su XK dự kiến cũng sẽ tăng so với thời điểm trước do nhu cầu NK của Trung Quốc tăng.
  6. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [Nhập khẩu đa phần là nguyên liệu đầu vào
    05:17'' AM - Thứ tư, 09/05/2007

    Các số liệu thống kê cho thấy, nếu như tỷ trọng của hàng hoá NK so với GDP của nước ta năm 2001 mới là 51%, thì năm 2006 vừa qua đã là 73,3%. Cần nhấn mạnh, đây là một đặc thù nổi bật. Bởi lẽ, tỷ lệ này không chỉ cao hơn rất nhiều so với những nước có cùng trình độ phát triển kinh tế như nước ta (tính theo GDP bình quân đầu người) mà hiện còn cao gấp hơn 2,5 lần so với Trung Quốc (tỷ lệ tương ứng là 25,1% và 29,3%), một quốc gia đã trở thành cường quốc xuất NK thế giới và GDP bình quân đầu người đã cao gấp hơn 2,8 lần.

    Hơn thế, bộ phận chủ yếu làm cho độ mở ở đầu vào của nền kinh tế lớn như vậy chính là nguyên liệu NK. Bốn tháng đầu năm, chỉ riêng kim ngạch NK 29 mặt hàng nguyên liệu đã lên tới trên 10,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 63,5% trong "rổ hàng hoá NK" của nền kinh tế.

    Trong bối cảnh như vậy, sốt nóng giá nguyên liệu thế giới thực sự là một thảm hoạ đối với một nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu này như nước ta. Các số liệu thống kê của IMF (Quỹ Tiền tệ quốc tế) cho thấy, trong những tháng đầu năm nay, giá các loại hàng đầu vào của các ngành công nghiệp vẫn tiếp tục sốt nóng và hiện đã đạt 193 điểm (bình quân năm 2004 chỉ mới là 99,8 điểm; năm 2005 là 167,2 điểm; giữa năm 2006 là 174,5 điểm; cuối năm 2006 là 185,4 điểm).

    Các tính toán từ các số liệu thống kê của nước ta cũng cho thấy những kết quả tương tự. Đó là, tuy kim ngạch NK những mặt hàng này trong 4 tháng vừa qua tăng bùng nổ 30,8%, nhưng nếu quy về giá năm 2006 thì chỉ tăng 20%, tức là khối lượng hàng hoá NK tăng chỉ chiếm xấp xỉ 2/3, còn lại 10,8% trong tổng mức tăng là do giá NK khuếch đại lên.

Chia sẻ trang này