Năng lượng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NiemTinBatDiet, 06/07/2024.

3323 người đang online, trong đó có 173 thành viên. 07:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 22335 lượt đọc và 163 bài trả lời
  1. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.308
    thevannd thích bài này.
  2. whitetiger12

    whitetiger12 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2020
    Đã được thích:
    694
  3. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.308
    NiemTinBatDiet đã loan bài này
  4. OtodusMegalodon

    OtodusMegalodon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2023
    Đã được thích:
    513
    NiemTinBatDiet thích bài này.
  5. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.308
    Mã nào sẽ là HVN thứ 2 đây :drm
    Morningstar1122 thích bài này.
  6. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.308
    Ngành điện đang được chú trọng đặc biệt @};-
    .............................
    Công ty Singapore muốn mua 100% cổ phần 5 dự án điện gió ở Quảng Trị4
    [​IMG]
    HOÀNG TÁO

    Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị đang lấy ý kiến các bộ ngành trung ương và địa phương về việc một công ty quốc tịch Singapore nộp hồ sơ mua lại 100% cổ phần của 5 dự án điện gió.


    [​IMG]

    5 dự án điện gió ở huyện vùng biên Hướng Hóa đang được lấy ý kiến để chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài - Ảnh: HOÀNG TÁO

    Chiều 23-12, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho hay văn bản lấy ý kiến được Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị gửi đến các bộ Kế hoạch và Đầu tư, *******, Công Thương và nhiều sở ngành của tỉnh.

    Trước đó, cuối tháng 11-2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị nhận được hồ sơ của Công ty Sembcorp Solar Vietnam Pte.Ltd đề xuất được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty TNHH Điện gió Hướng Phùng với số vốn góp là 710 tỉ đồng (chiếm 100% tổng vốn điều lệ của Công ty TNHH Điện gió Hướng Phùng).

    Cũng công ty trên muốn mua 100% tổng vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex Quảng Trị với số vốn là 1.269 tỉ đồng.

    Doanh nghiệp muốn mua vốn có quốc tịch Singapore, trụ sở đặt tại Singapore và người đại diện có quốc tịch Singapore.


    Trong khi đó, Công ty điện gió Hướng Phùng đang sở hữu 2 nhà máy điện gió Hướng Phùng 2 và 3, vận hành tháng 10-2021. Dự án xây dựng ở xã biên giới giáp Lào với thời gian hoạt động 50 năm.

    Công ty điện gió Hướng Phùng được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị cấp 14 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, với diện tích 14ha cho 2 dự án.

    Công ty Gelex Quảng Trị sở hữu 3 nhà máy điện gió Gelex 1, 2, và 3, vận hành tháng 10-2021 và thời gian hoạt động của dự án là 50 năm. Địa điểm dự án là xã Hướng Linh, là xã nội địa của huyện vùng biên Hướng Hóa.

    Công ty Gelex Quảng Trị được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, với diện tích 23ha cho cả 3 dự án.

    Sở Kế hoạch và Đầu tư muốn các bộ ngành, đơn vị đóng góp ý kiến về đề xuất góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư; việc đáp ứng điều kiện tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh có điều kiện (năng lượng điện) tại khu vực biên giới, khu vực có ảnh hưởng quốc phòng, an ninh và các nội dung khác (nếu có).

    Việc lấy ý kiến căn cứ vào Luật Đầu tư, Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, và nhiều pháp lệnh liên quan đến an ninh quốc phòng, khu vực biên giới.

    Trước đó, giữa tháng 11-2023, tỉnh Quảng Trị cũng có văn bản gửi Bộ Quốc phòng xin ý kiến về việc 2 nhà đầu tư từ Trung Quốc muốn mua lại 50% cổ phần của dự án điện gió Amaccao Quảng Trị 1.

    [​IMG]Không ngủ nổi khi sống dưới trụ tuốc bin của dự án điện gió
    Nhà cách trụ tuốc bin điện gió Hướng Linh 2 chỉ hơn 100m, hằng đêm gia đình ông Hồ Văn Tơ chịu sự tra tấn của tiếng ồn cánh quạt, không thể yên giấc, còn lúa, hoa màu giảm năng suất.

    HOÀNG TÁO
    Morningstar1122 thích bài này.
  7. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.308
    ...........................
    Quốc gia giàu hàng đầu Đông Nam Á phải nhập khẩu năng lượng từ láng giềng, có thể có dự án của Việt Nam
    Chuyên mục:
    Hàng hóa

    An ninh tiền tệ | Hôm nay 06:29

    Chiến lược Hydrogen Quốc gia của Singapore kêu gọi sử dụng năng lượng hydro như một "con đường khử carbon chính" để giúp nước này đạt được mục tiêu net zero vào năm 2050.

    [​IMG]

    Khi phần lớn thế giới đang chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Singapore đang phải đối mặt với một câu hỏi lớn về việc đầu tư vào năng lượng hydro. Singapore đang đặt nhiều hy vọng vào việc sản xuất hydro để giúp hạn chế khí thải, nhưng vẫn đang có cuộc tranh luận về loại hydro mà họ sẽ sử dụng.

    Gốc rễ của vấn đề nằm ở loại nhiên liệu mà Singapore lựa chọn cho ngành điện của mình. Khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 95% nhiên liệu cần thiết để sản xuất điện. Năng lượng tái tạo chỉ chiếm chưa đến 3% cơ cấu năng lượng của Singapore. Chỉ vài năm trước, khí đốt được coi là "nhiên liệu sạch" nhưng nghiên cứu hiện nay cho thấy điều ngược lại.

    Khí đốt, khi được sử dụng cho ngành điện, vẫn thải ra ít nhất một nửa lượng khí thải carbon dioxide so với than. Lượng khí thải có hại từ các dự án điện chạy bằng khí đốt cũng gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

    Nhưng thiệt hại không dừng lại ở đó. Nhiên liệu này cũng có vấn đề rò rỉ khí mê-tan trên toàn bộ chuỗi giá trị khí đốt, từ khai thác đến sản xuất, đến vận chuyển dọc theo đường ống hoặc bằng tàu chở hàng trên biển, tại các nhà máy điện và cuối cùng là người dùng cuối. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, khí mê-tan tác động đến hiện tượng nóng lên toàn cầu mạnh hơn carbon dioxide gấp 25 lần. Đáng chú ý, khoảng 40% lượng khí thải của Singapore đến từ ngành điện.

    Singapore đã xây dựng Chiến lược Hydrogen Quốc gia vào năm 2022 để giúp bù đắp sự phụ thuộc quá mức vào khí đốt. Kế hoạch này kêu gọi sử dụng hydro carbon thấp như một "con đường khử carbon chính" để giúp nước này đạt được mục tiêu net zero vào năm 2050.

    Tuy nhiên, chiến lược này không rõ ràng: hydro sạch là xanh lá (green hydrogen) hay xanh dương (blue hydrogen). Hydro xanh lá được sản xuất bằng năng lượng tái tạo và không thải ra carbon dioxide, trong khi hydro xanh dương được sản xuất bằng nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là khí đốt và có lượng khí thải đáng kể. Sự mơ hồ về vấn đề này đã dẫn đến các ý kiến chỉ trích từ các nhà phân tích và các tập đoàn môi trường trong và ngoài nước.

    Singapore đang xem xét công nghệ lưu trữ thu giữ carbon (CCS) để giải quyết vấn đề khí thải từ quá trình sản xuất hydro xanh dương. Tuy nhiên, việc phát triển CCS ngày càng bị coi là một phần của câu chuyện sai lệch về việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. Các vấn đề với công nghệ này ngày càng gia tăng. Công nghệ này tiêu tốn nhiều năng lượng, có lịch sử hủy dự án không đáng tin cậy và đội vốn, trong khi hầu hết các cơ sở CCS đang hoạt động đều không đạt được mục tiêu giảm phát thải tương ứng. Các dự án CCS, thu giữ và lưu trữ carbon dioxide dưới lòng đất, cũng có thể bị rò rỉ.

    Do đó, Singapore nên tập trung nhiều hơn vào hydro xanh lá, trong khi hạn chế sản xuất và nhập khẩu hydro xanh dương trong tương lai. Tuy nhiên, hydro xanh lá là giải pháp lâu dài và vẫn có chi phí cao.

    Ngoài ra, các lựa chọn năng lượng mặt trời và gió của Singapore còn hạn chế vì diện tích đất khả dụng chỉ 709 km2, cùng với tốc độ gió thấp và mật độ đô thị cao. Do đó, thậm chí Singapore có thể không sản xuất được hydro xanh lá, ít nhất là với số lượng đủ đùng. Thay vào đó, Singapore sẽ phải dựa vào nhập khẩu hydro xanh lá, có thể trong nhiều năm nữa.

    Thủy điện cũng không phải là một lựa chọn vì Singapore không có nguồn tài nguyên sông đáng kể. Tương tự như vậy, các nguồn năng lượng sáng tạo khác cũng không được đưa vào sử dụng. Năng lượng sóng không thể sử dụng được vì hầu hết bờ biển Singapore đã được sử dụng cho các cảng biển, trong khi năng lượng thủy triều cũng không khả thi vì có biên độ thủy triều thấp.


    Con đường phía trước sẽ phải bao gồm nhiều thỏa thuận cung cấp năng lượng sạch hơn với các nước láng giềng. Để đạt được mục đích đó, Singapore đang thực hiện những bước đi đầu tiên với một số thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

    Sembcorp Utilities, một đơn vị của Sembcorp Singapore, và công ty con của PetroVietnam là PetroVietnam Technical Services Corporation, đã được Singapore đã trao giấy phép nhập khẩu điện có điều kiện cho Dự án Điện gió ngoài khơi. Nếu thỏa thuận thành công, giai đoạn đầu tiên sẽ nhập khẩu điện từ một dự án điện gió ngoài khơi bờ biển miền Nam Việt Nam.

    Indonesia cũng là một nguồn năng lượng sạch đầy hứa hẹn. Vào tháng 9, Cơ quan thị trường năng lượng Singapore đã cấp phép có điều kiện cho năm công ty nhập khẩu 2 gigawatt điện carbon thấp từ Indonesia. Các dự án đang được xem xét tại Indonesia bao gồm một nhà máy điện mặt trời và các nhà máy sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng pin. Hoạt động có thể bắt đầu sớm nhất là vào năm 2027.

    Việc nhập khẩu điện được sản xuất sạch từ các nước láng giềng trong khu vực sẽ giúp Singapore đạt được mục tiêu phi carbon hóa cũng như tạo cho các nước xuất khẩu năng lượng tái tạo động lực và nguồn vốn để thúc đẩy các ngành năng lượng tái tạo của riêng họ. Nó cũng sẽ là cơ hội cho Đông Nam Á - vốn vẫn phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất điện từ than và khí đốt - một cách để chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn. Đây sẽ là tình huống đôi bên cùng có lợi cho tất cả các bên tham gia và quan trọng hơn, nó sẽ giúp Singapore quản lý được tình thế khó khăn về nguồn cung năng lượng của mình.

    Theo Nikkei Asia

    Nhã Mi
  8. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.308
    ....................
    Nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng khoảng 4% vào năm 2024
    Báo cáo cập nhật giữa năm về điện của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) được công bố vào tháng 7/2024.
    Cụ thể, nhu cầu điện toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 4% vào năm 2024, cao hơn mức tăng trưởng 2,5% của năm 2023. Đây cũng là tốc độ tăng trưởng hằng năm cao nhất kể từ năm 2007.

    Các nguồn điện tái tạo cũng sẽ mở rộng quy mô nhanh chóng trong năm nay và năm tới, với tỷ lệ của chúng trong nguồn cung điện toàn cầu dự kiến tăng từ 30% vào năm 2023 lên mức 35% vào năm 2025.
    Lượng điện tạo ra từ năng lượng tái tạo trên toàn thế giới vào năm 2025 được dự báo sẽ lần đầu tiên vượt qua lượng điện tạo ra từ than. Riêng năng lượng Mặt trời dự kiến sẽ đáp ứng khoảng một nửa mức tăng trưởng nhu cầu điện toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2025.

    Mặc dù có sự gia tăng mạnh mẽ của năng lượng tái tạo, sản lượng điện toàn cầu từ than khó có thể giảm trong năm nay do nhu cầu tăng mạnh, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ.
    Quốc Hùng và nhóm tác giả
    https://khoahocphattrien.vn/thoi-su...oi-vao-nam-2027/20240725095117671p882c919.htm
    Morningstar1122 thích bài này.
  9. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.308
    ...............................
    Việt Nam cho phép các công ty lớn mua năng lượng sạch trực tiếp vì mục tiêu khí hậu
    09:39 | 26/07/2024

    |

    (PetroTimes) - Theo một bài viết trên hãng tin Mỹ AP ra ngày 25/7 cho biết, Việt Nam sẽ cho phép các nhà máy tiêu thụ nhiều điện mua điện từ các nhà sản xuất năng lượng gió và mặt trời, giúp các công ty lớn như Samsung Electronics đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và giảm bớt áp lực lên lưới điện đang bị quá tải của đất nước.
    [​IMG]
    Các tấm pin mặt trời hoạt động tại Quy Nhơn, ngày 11/6/2023. (Ảnh: AP/Minh Hoang)
    Nghị định của Chính phủ cho phép các thỏa thuận mua điện trực tiếp, gọi tắt là DPPA, đã được phê duyệt vào đầu tháng này. Nghị định này dỡ bỏ quy định yêu cầu tất cả người tiêu dùng điện chỉ được dựa vào tập đoàn điện lực nhà nước Việt Nam (EVN) và các công ty con của họ, phân phối điện theo mức giá do Chính phủ ấn định.

    Các nhà đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam với tư cách là một nước xuất khẩu lớn đã kêu gọi sự thay đổi này.

    Giles Cooper, đối tác của công ty luật quốc tế Allens có trụ sở tại Hà Nội, chuyên về chính sách năng lượng, cho biết: “DPPA sẽ thay đổi đáng kể hiện trạng này”.

    Nếu không có sự thay đổi như vậy, các công ty sẽ “khó, nếu không muốn nói là không thể” thực hiện được cam kết giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Ông Cooper cho biết, với việc ngày càng nhiều quốc gia đánh thuế ô nhiễm carbon, các công ty có thể chứng minh rằng nhà máy của họ sử dụng năng lượng sạch có thể nhận được “lợi thế cạnh tranh đáng kể” ở một số thị trường.

    “Việc nới lỏng quyền kiểm soát việc bán điện của nhà nước đã được lên kế hoạch từ năm 2019. Ở hầu hết các nước Đông Nam Á, thị trường điện có xu hướng tập trung. Nhưng DPPA cho phép các công ty mua năng lượng trực tiếp từ các nhà sản xuất điện đang gia tăng”, Kyeongho Lee, người đứng đầu Bộ phận Nghiên cứu Năng lượng châu Á - Thái Bình Dương tại Wood Mackenzie, nói.

    Ông Lee cho biết thêm rằng, lượng điện sản xuất theo các thỏa thuận như vậy đã tăng từ 15 gigawatt vào năm 2021 lên 26 gigawatt vào năm 2023, mức tăng trưởng tập trung ở Ấn Độ, Úc và Đài Loan, chiếm hơn 80% tổng công suất theo hợp đồng.

    Động thái của Việt Nam nhằm giải quyết mối lo ngại của các nhà đầu tư về khả năng tiếp cận nguồn năng lượng sạch và ổn định. Đây là ưu tiên hàng đầu của một quốc gia được coi là giải pháp thay thế đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc.

    Theo các nhà phân tích, việc tự do hóa thị trường cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc xây dựng nhiều hơn các trang trại năng lượng mặt trời và gió mới.

    Theo cuộc khảo sát do Bộ Công Thương Việt Nam thực hiện, khoảng 20 công ty lớn quan tâm đến việc mua năng lượng sạch trực tiếp từ các nhà sản xuất, với tổng nhu cầu ước tính gần 1 gigawatt năng lượng.

    Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam, Samsung, là một trong những công ty đầu tiên bắt đầu làm việc với chính phủ về cơ chế này. Công ty đặt mục tiêu chuyển đổi tất cả các cơ sở kinh doanh sang năng lượng tái tạo vào năm 2027 và Việt Nam là cơ sở sản xuất điện thoại di động lớn nhất của họ, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng.

    Công ty đa quốc gia Hàn Quốc nói với Associated Press trong một email rằng họ hoan nghênh việc phê duyệt “nghị định mang tính bước ngoặt này”.

    Các nhà máy của họ đã chuyển đổi sang năng lượng tái tạo vào năm 2022 bằng cách mua chứng chỉ năng lượng tái tạo. “Giờ đây, với cơ chế DPPA, chúng tôi có nhiều lựa chọn hơn để mua năng lượng tái tạo và mong muốn được hợp tác với Chính phủ Việt Nam để tiếp tục phát triển và thực hiện thêm các DPPA”, công ty cho biết.

    Apple Inc., công ty đã chuyển một số hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam khi phải chịu sự gián đoạn trong hoạt động sản xuất sau đại dịch COVID-19, cũng hoan nghênh những cải cách này như một “bước quan trọng hướng tới một lưới điện sạch hơn”.

    Bessma Aljarbou, người đứng đầu Giải pháp carbon dành cho nhà cung cấp của Apple nói trong một tuyên bố rằng, kế hoạch này mang đến cho các nhà cung cấp một “cơ hội có ý nghĩa” để hỗ trợ mục tiêu đạt được trung hòa carbon của Việt Nam vào năm 2050, đồng thời đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2030.

    Sự thành công của DPPA sẽ phụ thuộc vào việc Việt Nam có thể nâng cấp lưới điện hạn chế của mình nhanh đến mức nào, như trường hợp ở nhiều nơi trên thế giới, đã không theo kịp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong sản xuất điện sạch. Chính phủ Việt Nam cho biết cần 15 tỷ USD để củng cố lưới điện.

    Đây có thể là trở ngại đối với các nhà máy không thể xây dựng trang trại điện mặt trời hoặc gió gần đó, tức là các công ty chỉ có thể mua năng lượng sạch “ảo”, mua năng lượng từ tập đoàn điện lực nhà nước Việt Nam (EVN). Cơ quan sẽ mua điện từ trang trại điện mặt trời hoặc gió, trong đó người mua sẽ phải chịu bất kỳ khoản chênh lệch nào về chi phí giữa tỷ giá của chính phủ và mức giá đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.

    “Trong mô hình này, không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa người tiêu dùng và người phát điện. Trên thực tế, họ có thể cách nhau hàng trăm km”, Cooper giải thích và nói thêm rằng mặc dù công ty vẫn mua điện từ cơ quan nhà nước EVN, nhưng giờ đây họ đã có bằng chứng hợp đồng về việc sử dụng năng lượng tái tạo.

    Chỉ thị mới có hai cơ chế để các nhà máy trực tiếp mua năng lượng tái tạo. Đầu tiên là mô hình dây dẫn trực tiếp, trong đó một số người tiêu dùng điện lớn có thể được kết nối với một nhà máy điện tái tạo gần đó thông qua đường dây truyền tải trực tiếp. Sau đó, họ có thể mua điện với mức giá đã thỏa thuận. Điều này đảm bảo nguồn điện sẽ hoàn toàn là năng lượng sạch mà không có sự tham gia của EVN.

    Việt Nam đã tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời và gió lên gấp 10 lần trong giai đoạn 2015-2023 và năng lượng từ những nguồn sạch như vậy hiện chiếm khoảng 13% tổng sản lượng điện.

    Trong khi đó, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm, vốn đang có xu hướng giảm, đã tăng lên 53,6% tổng sản lượng điện vào năm 2023 từ mức 49,7% của năm trước, theo dữ liệu từ tổ chức tư vấn năng lượng Ember có trụ sở tại Vương quốc Anh.

    Nhà phân tích chính sách điện cao cấp khu vực Đông Nam Á Dinita Setyawati tại Ember, giải thích chỉ thị mới có thể giúp đảo ngược xu hướng này bằng cách tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các nhà sản xuất năng lượng do đảm bảo được sẽ có người mua các dự án năng lượng mặt trời và gió. “Vì vậy, có nhiều sự chắc chắn hơn từ triển vọng kinh doanh”, bà nói.

    Bà nói thêm rằng, luật mới này có thể “mở khóa” rất nhiều mối quan tâm trong việc xây dựng các trang trại điện mặt trời hoặc gió ở Việt Nam.

    “Chúng ta có thể mong đợi sẽ có thêm nhiều công suất năng lượng tái tạo được lắp đặt nếu kế hoạch này thành công”, theo bà Setyawati.
    https://khoahocphattrien.vn/thoi-su...oi-vao-nam-2027/20240725095117671p882c919.htm
    Morningstar1122 thích bài này.
  10. NiemTinBatDiet

    NiemTinBatDiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2022
    Đã được thích:
    7.308
    .....................................
    Thủ tướng: 'Thần tốc, thần tốc hơn nữa', quyết tâm hoàn thành đường dây 500kv mạch 3 trong dịp 2/9
    23/07/2024 06:55

    Chia sẻ
    (Chinhphu.vn) - Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, đơn vị "đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; đã hiệu quả càng hiệu quả hơn nữa", "thần tốc, thần tốc hơn nữa", phấn đấu hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 sắp tới.
    [​IMG]
    [​IMG]


    Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thành kính dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

    Chiều 22/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình triển khai thi công công trình đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

    Cùng tham dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Truyền tải điện (EVNNPT). Cuộc họp được kết nối trực tuyến đến trụ sở UBND 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh.

    Đây là cuộc họp thứ 4 của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương trong vòng 6 tháng qua để thúc đẩy triển khai công trình đường dây 500 kV mạch 3. Thủ tướng Chính phủ cũng nhiều lần trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, động viên các lực lượng thi công trên công trường.

    Mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin về công tác chuẩn bị lễ Quốc tang và cùng các đại biểu thành kính dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân.
    Trước đó, tại Công điện số 71/CĐ-TTg, ngày 21/7/2024, trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, biến đau thương thành hành động, thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

    Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối dài khoảng 519 km, đi qua 9 tỉnh, có tổng mức đầu tư khoảng 22.000 tỷ đồng, khởi công tháng 1/2024.

    Theo báo cáo của EVN, đến nay, việc bàn giao toàn bộ vị trí móng cột (1177/1177 vị trí) và hành lang tuyến (513/513 khoảng néo) đã hoàn thành. Đã hoàn thành việc xây dựng các trạm biến áp và đúc móng cho toàn bộ 1177/1177 vị trí. Hoàn thành lắp dựng 1029/1177 vị trí cột, đang lắp dựng 148/1177 vị trí cột còn lại. Việc thi công và đóng điện dự án 500 kV Nam Định 1- Thanh Hoá đã hoàn thành vào cuối tháng 6 vừa qua.

    [​IMG]


    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

    Thủ tướng: Những kết quả đạt được rất đáng trân trọng
    Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là công trình trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa lớn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

    Nhìn lại những kết quả đạt được rất đáng trân trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan, EVN, EVNNPT, các nhà thầu đã tích cực triển khai dự án, đặc biệt là cảm ơn, khâm phục những người thợ điện, kỹ sư, công nhân trên công trường đã thực hiện các công việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là ở miền Trung "túi mưa, chảo lửa", mưa làm lở đất, nắng nóng làm nhiệt độ trên công trình nhiều lúc lên đến 50-60 độ…

    Trong khi đó, đường dây 500 kV dài 519 km gồm 2 mạch với 24 dây (gấp đôi các đường dây 500 kV mạch đơn), thi công trên địa hình đồi núi hiểm trở, trung bình mỗi cột nặng 100 tấn, cột nặng nhất tới 426 tấn…

    Thủ tướng đánh giá, với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm", làm việc xuyên lễ, xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ, đến nay, đã cơ bản hoàn thành các công việc quan trọng như xây dựng xong các trạm biến áp, hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng tuyến, cung cấp đầy đủ các thiết bị vật tư để dựng cột, kéo dây.

    Thủ tướng cũng cho rằng, với việc triển khai dự án này, hình ảnh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và những người thợ điện có những thay đổi theo hướng tích cực đối với người dân.
    [​IMG]


    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

    6 bài học kinh nghiệm quý báu
    Nhấn mạnh "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân", Thủ tướng chỉ rõ 6 bài học kinh nghiệm quý báu để triển khai tiếp công việc của dự án này và làm các công trình khác.

    Thứ nhất, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, khoa học, bài bản và tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, động viên, chia sẻ, không để ban quản lý dự án, nhà thầu, công nhân kỹ sư cô đơn trên công trường; phân công công việc rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt điểm việc đó.

    Thứ hai, huy động sức mạnh tổng lực của cả hệ thống chính trị, nguồn lực tại chỗ ở các địa phương cho các công trình lớn, trọng điểm quốc gia, theo đúng tinh thần "tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt" mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã căn dặn.

    Thứ ba, làm tốt công tác dân vận, vận động người dân tự nguyện nhường mặt bằng cho dự án, không xảy ra khiếu kiện, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.

    Thứ tư, sự quyết tâm, vào cuộc quyết liệt của EVN, EVNPNT, các ban quản lý dự án, các nhà thầu, các doanh nghiệp; các nhà thầu chính phải hợp tác, giúp đỡ, tạo điều kiện để doanh nghiệp địa phương nâng cao năng lực, trưởng thành.

    Thứ năm, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan, các lực lượng, các cấp, các ngành.

    Thứ sáu, phải tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi, hăng say lao động trên công trường.

    [​IMG]


    Thủ tướng chỉ rõ 6 bài học kinh nghiệm quý báu để triển khai tiếp công việc của dự án này và làm các công trình khác - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

    Thủ tướng chỉ đạo "thần tốc, thần tốc hơn nữa", phấn đấu hoàn thành công trình trong dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Thủ tướng yêu cầu tiếp tục phát huy những bài học kinh nghiệm này để làm nốt phần việc còn lại với trách nhiệm cao nhất, phấn đấu hoàn thành công trình trong dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 sắp tới, đồng thời thể hiện tình cảm, thành kính tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Theo Thủ tướng, phần công việc còn lại không nhiều như những việc đã làm nhưng rất khó khăn, thách thức do thi công ở những nơi có địa hình hiểm trở, thời tiết vẫn diễn biến xấu, phức tạp.

    Mặt khác, Thủ tướng lưu ý vấn đề đặt ra là tất cả các lực lượng cùng vào cuộc, tập trung vào một số địa điểm thì càng phải tổ chức công việc một cách khoa học, không chồng chéo để đạt hiệu quả cao nhất.

    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu EVN, EVNNPT xây dựng lại đường găng tiến độ theo mục tiêu mới, tổ chức phân công công việc thật khoa học, rõ ràng, hiệp đồng chặt chẽ hơn nữa giữa các lực lượng, các cấp, các ngành trên công trường, thúc đẩy thi công dự án, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh, an toàn lao động.

    Đồng thời, quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức với tinh thần "bàn làm, không bàn lùi", "khó đến mấy cũng phải làm"; tiếp tục tuyên truyền, tạo khí thế, động lực, cảm hứng, niềm tin lan tỏa trong cả nước, nhất là với các công trình, dự án trọng điểm; cùng với tổ chức thi công, làm công tác hoàn nguyên, vệ sinh môi trường, chuẩn bị cho nghiệm thu theo đúng quy định của pháp luật.

    [​IMG]


    Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

    Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương, đơn vị "đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; đã hiệu quả càng hiệu quả hơn nữa", "thần tốc, thần tốc hơn nữa", với tinh thần, trách nhiệm cao nhất hoàn thành mục tiêu đề ra.

    Trong đó, các đơn vị đẩy mạnh thi công công trình với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương". Các địa phương huy động lực lượng tại chỗ chăm lo về lương thực, thực phẩm, nơi ăn, nghỉ, bảo đảm sức khỏe cho bên thi công. Các tổ chức chính trị xã hội như thanh niên, phụ nữ… cùng lực lượng quân đội, ******* hỗ trợ đơn vị thi công trong vận chuyển vật liệu, xây dựng lán trại, hoàn nguyên, vệ sinh môi trường… Các doanh nghiệp địa phương có năng lực thực hiện những phần việc trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

    Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tích cực hướng dẫn chủ đầu tư, các đơn vị về các vấn đề liên quan, như Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về công tác hoàn nguyên môi trường.

    Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực, các chủ đầu tư triển khai nhanh các nhà máy điện có trong Quy hoạch Điện VIII. Bộ Quốc phòng, các Tập đoàn Dầu khí, Viettel phối hợp Tập đoàn Điện lực để huy động lực lượng công binh, máy móc thiết bị hạng nặng hỗ trợ thi công công trình, nhất là kéo dây qua sông.

    Lực lượng ******* phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự, không để xảy ra các vấn đề phức tạp trên công trình với tinh thần tất cả vì nhân dân phục vụ, tạo khí thế, phong trào, tạo niềm tin, phối hợp chặt chẽ, hiệp đồng giữa các lực lượng.

    Lãnh đạo các địa phương tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo, thăm hỏi, động viên đơn vị, cán bộ, kỹ sư, công nhân trên công trường, nhất là quan tâm điều kiện ăn ở, sinh hoạt, phục vụ trên công trường. Đồng thời, các địa phương giải quyết tốt việc bồi thường, tái định cư cho người dân, bảo đảm họ di dời đến nơi ở mới có cuộc sống ít nhất bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Các địa phương cùng với Chính phủ, các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn; quan tâm đời sống tinh thần của anh em kỹ sư, công nhân trên công trình.

    Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục theo dõi, chỉ đạo Tập đoàn Điện lực, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia tháo gỡ khó khăn trên công trình này; rà soát, làm tốt công tác nghiệm thu, chuẩn bị tổng kết, rút kinh nghiệm, phối hợp làm tốt công tác thi đua khen thưởng kịp thời./.
    https://xaydungchinhsach.chinhphu.v...0kv-mach-3-trong-dip-2-9-1192407222016258.htm
    Morningstar1122 thích bài này.
    NiemTinBatDiet đã loan bài này

Chia sẻ trang này