NBC!!!!!! Cánh chim đầu đàn của Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam!!!! Đã đến lúc "bứt phá ngoạn mục"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi namoon, 03/11/2007.

3524 người đang online, trong đó có 125 thành viên. 07:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9953 lượt đọc và 239 bài trả lời
  1. namoon

    namoon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    9.542
    Sau hơn 1 tuần Ha đỏ máu, nhìn lại cái này thấy vẫn chính xác 100%
  2. namoon

    namoon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    9.542
    Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam khai thác và chế biến quặng cromit tại Thanh Hóa, không xuất khẩu quặng thô và tinh quặng



    (Website Chính phủ) - Ngày 25/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Thanh Hóa về việc hợp tác thăm dò, khai thác, chế biến quặng cromit tại tỉnh này.


    Mẫu quặng Cromit Cổ Định, Thanh Hóa - Ảnh minh họa

    Mời bạn đọc nhấn vào đây để xem toàn văn ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.

    Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp địa phương của tỉnh Thanh Hóa hợp tác với Công ty ARCHIPELAGO RESOURCES (Anh) lập Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến quặng cromit tại Thanh Hóa trên cơ sở diện tích 16,6 km2 đã cấp cho Công ty Kim loại màu Thái Nguyên thuộc Tập đoàn.

    Phó Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam chủ trì, tổ chức khai thác và chế biến quặng cromit đến tinh quặng để cung cấp cho các cơ sở chế biến ferro crome hiện có và đang đầu tư, không xuất khẩu quặng thô, tinh quặng.

    Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Dự án này, đề xuất việc lựa chọn hình thức hợp tác đầu tư cụ thể, phù hợp với Luật Đầu tư hiện hành, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    Phó Thủ tướng cũng đồng ý Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam chủ trì thăm dò mỏ cromit đối với phần diện tích còn lại (23 km2) tại khu Tĩnh Mễ - An Thượng, tỉnh Thanh Hóa. Bộ Tài Nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ Công Thương xem xét những vấn đề cụ thể liên quan đến đề án thăm dò mỏ cromit trên diện tích này để cấp giấy phép thăm dò theo đúng quy định hiện hành. Việc cấp giấy phép khai thác chỉ được xem xét sau khi Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt Báo cáo thăm dò, trữ lượng mỏ cromit tại khu vực Tĩnh Mễ - An Thượng.

    Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Công ty Cổ phần Cromit Thanh Hóa thống nhất với các doanh nghiệp liên quan của tỉnh việc liên kết, hợp tác, trên cơ sở cơ cấu lại vốn của Công ty Cổ phần Cromit Thanh Hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của tỉnh tham gia với tư cách là các cổ đông để đầu tư hoặc hợp tác với đối tác nước ngoài đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến sâu quặng cromit của toàn bộ vùng mỏ



    Nguồn: website CP

  3. than_y

    than_y Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Danh mục dài hạn rất nên có NBC

  4. namoon

    namoon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    9.542
    thanks bác, với những dự án về khoáng sản như thế này NBC sẽ trở thành BMC, SD7 vào một ngày ko xa đấy ạ
  5. than_y

    than_y Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Đã được thích:
    0
    trong ngắn hạn mình nghĩ kh có đột biến, còn trogn dài hạn thì ko phải nghĩ đâu

    Quá ổn đinh, các dự án đầu tư hứa hẹn rất nhiều tiềm năng: khai thác crôm ở Thanh Hoá, khai thác khoáng sản ở Lào (biết đâu đào đuợc titan và vàng), du lịch ở Trà Cổ

  6. tranhung911

    tranhung911 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Đã được thích:
    0
    NBC đã có đoàn khảo sát khoảng sản cùng với nước bạn Lào từ đầu năm 2007, đến nay đang chờ tin chính thức. Múc dần là được rồi.
  7. namoon

    namoon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    9.542
    - Bao giờ mới có công nghiệp chế biến crômit?

    Mỏ crômít của Thanh Hoá chẳng những là mỏ duy nhất ở Việt Nam, mà còn là mỏ có trữ lượng vào loại lớn ở Đông Nam Á. Mặc dù vậy cho đến nay chúng ta vẫn chưa có cơ sở khai thác chế biến crômit nào đáng kể.


    Crômít nằm ở 2 huyện Như Thanh và Triệu Sơn, trong đó 80% trữ lượng tập trung vào 3 xã Tân Minh, Thái Hoà và Vân Sơn (Triệu Sơn), một ít ở huyện Nông Cống. 20% còn lại ở 2 xã Phú Nhuận và Mậu Lâm (Như Thanh).



    Lộn xộn hoạt động khai thác tài nguyên.



    Hoạt động khai thác crômít do Công ty kim loại màu Thái Nguyên (CTKLMTN), trực thuộc Tổng công ty khoáng sản Việt Nam, khai thác crômít từ năm 1966, trên diện tích được giao 3.300 ha. Nhưng trong thực tế, công ty này không quản lý được diện tích lớn, nên UBND tỉnh Thanh Hoá đã đề nghị Bộ Công nghiệp xem xét lại việc giao đất mỏ.

    Năm 1997, Bộ CN đã rút bớt diện tích của CTKLMTN xuống còn 1.660 ha. Năm 1998, Bộ CN cấp cho Công ty cổ phần khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản Thanh Hoá 140 ha. Tỉnh cấp giấy phép khai thác tận thu cho 4 đơn vị có đủ tư cách pháp nhân, tổng cộng 38 ha. Trong số đó, Đoàn địa chất 401 (trực thuộc Cục địa chất khoáng sản Việt Nam) được 12 ha, Đoàn mỏ địa chất (trực thuộc Sở CN Thanh Hoá) 2 ha, Công ty phụ gia xi măng Thanh Hoá 12 ha, và Công ty cổ phần thương mại Nông Cống 12 ha.

    UBND huyện Triệu Sơn cũng đề nghị tỉnh cho phép nhân dân địa phương được khai thác tận thu ngoài các diện tích nói trên, để giải quyết khó khăn về đời sống. Crômít phân bố không tập trung vào một số nơi nhất định, mà rải rác khắp 5-6 xã. Vì thế, việc khai thác hầu như bằng thủ công diễn ra trên một diện rộng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, không đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, ảnh hưởng đến an ninh xã hội, đồng thời tiêu hao nguồn tài nguyên quý hiếm.

    Hoạt động khai thác crômít bắt đầu rộ lên từ năm 1994, khi các doanh nghiệp Trung Quốc tăng giá mua. Người dân tràn vào cả diện tích của DNNN để khai thác, nhưng tỉnh kịp thời ngăn chặn. Vì thế, suốt 10 năm khai thác, dù lộn xộn, từ năm 1992-1993 đến năm 2003, sản lượng chỉ là trên 1 triệu tấn.

    Nhưng từ cuối năm 2003, đầu năm 2004 ở Trung Quốc cấm khai thác crômít thì có nhiều doanh nhân Trung Quốc vào Thanh Hoá. Họ đội giá mua 1 tấn quặng crômít từ 300 NDT (giữa năm 2003) lên trên 1.000 NDT, và trên 2.000 NDT (đầu năm 2004). Thế là nhân dân ào vào khu vực quặng crômít của CTKLMTN và của các đơn vị khác. Tình hình trở nên cực kỳ hỗn loạn. Người ta không chỉ khai thác quặng vào mùa mưa có nước, mà mua sắm máy bơm để khai thác cả vào mùa khô cuối năm 2003, đầu 2004.

    >>>>>>>>>>>> nghe chẳng khác gì Titan của BMC nhỉ
  8. than_y

    than_y Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác namoon ơi, NBC nhảy vào đây là ngon rồi nhể
    NBC đầu tư dài hạn quá ổn , 1-2 năm ko lãi gấp ít nhất 100% mới lạ
    Quá thích hợp để gửi tiết kiệm

  9. namoon

    namoon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Đã được thích:
    9.542
    Trong kế hoạch đa dạng hoá ngành nghề, ngoài thăm dò khai thác than tại Lào, Núi Béo cũng sẽ quan tâm tới việc đầu tư khai thác các khoáng sản khác và hướng tới trồng rừng... Trong nước, Công ty đã góp vốn thành lập Công ty cổ phần để tham gia khai thác, chế biến quặng cromit ở Cổ Định ?" Thanh Hoá và hướng tới làm du lịch, trước mắt là đầu tư khu nghỉ mát tại Trà Cổ với diện tích 14.000m2. Về lĩnh vực cơ khí, Công ty sẽ liên doanh, liên kết để sản xuất ra các mặt hàng cơ khí phục vụ công nghiệp trong và ngoài ngành than.
  10. tranhung911

    tranhung911 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Đã được thích:
    0
    xếp hạng các kim loại siêu cứng và hiếm: Số 1 là Titan, số 2 là Crôm.

Chia sẻ trang này