NBP: Với tin này thì các cổ đông toác mồm rùi!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi AK2000, 23/09/2010.

3062 người đang online, trong đó có 224 thành viên. 00:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3420 lượt đọc và 76 bài trả lời
  1. AK2000

    AK2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Giá điện sẽ được “thả” [​IMG][​IMG] Ngày 22/9, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM kết hợp với Tổng Công ty Điện lực TPHCM tổ chức hội thảo “Chính sách tiết kiệm điện và phát triển năng lượng tái tạo ở TPHCM”.

    Theo báo cáo, tình hình tiết kiệm điện đã được triển khai nhiều năm nhưng hiệu quả chưa cao. Đầu tư ứng dụng năng lượng tái tạo cũng chưa được quan tâm đúng mức.
    Điều chỉnh giá theo thị trường

    Theo Tổng Công ty Điện lực TPHCM, giá điện ở VN còn thấp so với các nước nên nhà đầu tư nước ngoài chọn VN xây dựng nhà máy sản xuất để hưởng lợi. Thiết bị, máy móc của họ chủ yếu là công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng lớn. Còn theo Bộ Công Thương, các nhà máy sản xuất có công nghệ thấp tiêu tốn điện nhiều như xi măng, sắt thép, hóa chất từ các nước đang chuyển sang Việt Nam ngày càng nhiều.

    Ông Trần Tuệ Quang, đại diện Cục Điều tiết Điện lực - Bộ Công Thương, cho biết sắp tới giá điện sẽ được điều chỉnh theo cơ chế thị trường. Giá điện sẽ được tách bạch thành giá của các khâu phát điện, truyền tải, điều hành - quản lý và cả dịch vụ phụ trợ, phân phối...
    Giá mua bán điện của các nhà máy điện được thực hiện theo cơ chế đàm phán giá minh bạch trong phạm vi khung giá của Bộ Công Thương ban hành hằng năm. Sắp tới, giá điện không chỉ điều chỉnh theo năm mà trong năm cũng sẽ được điều chỉnh giá nhiều lần khi có biến động về tỉ giá ngoại tệ, nhiên liệu.
    Cũng theo ông Quang, theo cơ chế thị trường, các tổng công ty điện lực của các địa phương được quyền tính toán giá bán điện tại địa bàn của mình. Trong cơ chế giá điện mới, bậc thang đầu tiên cho giá điện sinh hoạt sẽ được giảm còn 50 KWh/tháng bảo đảm bù chéo đúng cho các đối tượng hộ nghèo, thu nhập thấp.

    Tiết kiệm điện: Thiếu thực tế

    Nhiều đại biểu cho rằng hiện giá điện vẫn còn thấp nên các đối tượng sử dụng điện vẫn chưa có ý thức tiết kiệm, nhiều người sẵn sàng bỏ ra 3 triệu đồng mỗi tháng để được xài điện thoải mái.

    Ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, cho rằng Nhà nước đã có nhiều văn bản pháp lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Khung pháp lý có nhiều nhưng khi triển khai vào thực tế thì chưa có quy trình cụ thể. Một số chính sách, giải pháp hỗ trợ còn quá ít, chưa đủ để khuyến khích các nhà đầu tư và người dân tham gia.
    Chẳng hạn, các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất năng lượng sạch sẽ được hưởng mức ưu đãi cao nhất nhưng ưu đãi đó là gì thì không được nêu cụ thể như thuế, phí sử dụng đất, vốn vay... Với biểu giá năng lượng chưa phù hợp, các doanh nghiệp sẽ không quan tâm. Tiết kiệm điện và giá điện phải song hành, nếu không chỉ có lợi cho người giàu.

    Còn theo Bộ Công Thương, Nhà nước đã có chủ trương phát triển ngành điện theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, cơ chế thị trường sẽ không bảo đảm phát triển năng lượng tái tạo thành công do đầu tư lớn, khó thu hồi vốn. Ở các nước, việc phát triển năng lượng tái tạo được hỗ trợ từ chính phủ.
    Theo GS-TS Phan Đình Tuấn, Trường ĐH Bách khoa TPHCM, tạo ra năng lượng sinh học với khối lượng lớn để có giá thành tốt nhất cũng không đơn giản do nguồn nguyên liệu không đủ đáp ứng. Đơn cử một loại nguyên liệu dồi dào là mỡ cá tra, ba sa (mỗi năm có đến 300.000 tấn) cũng xuất khẩu hết. Do đó, cần phải có chính sách về xây dựng nguồn nguyên liệu, bảo đảm nguồn hàng cho sản xuất.
    Nguyễn Hải



  2. AK2000

    AK2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2007
    Đã được thích:
    0


    BẦU ĐỨC ĐI ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN

    Bầu Đức: Sản xuất thủy điện có khi "ngon" hơn bất động sản
    [​IMG]Ngày 31/08/2010, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã tổ chức lễ công bố phát hành trái phiếu cho đối tác chiến lược Temasek Holding và số tiền này đã được chuyển về cho HALG.

    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Ngày 31/08/2010, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) đã tổ chức lễ công bố phát hành thành công 1,1 triệu trái phiếu chuyển đổi (tương đương 1.100 tỷ đồng) cho đối tác chiến lược Temasek Holding và số tiền này đã được chuyển về cho HALG.

    Giá chuyển đổi 67.375 đồng/CP tức mỗi 67.375 đồng trái phiếu được chuyển đổi thành 1 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng. Nếu thực hiện chuyển đổi hết thì lượng cổ phiếu dự kiến phát hành thêm là 16,32 triệu cổ phiếu, tương đương 5,58% lượng đang lưu hành. Giá chuyển đổi sẽ được điều chỉnh khi bị pha loãng (nếu có).

    Temasek có quyền thực hiện quyền chuyển đổi cổ phiếu sau một năm với lãi suất trái phiếu trong trường hợp này là 0%. Nếu Temasek từ chối chuyển đổi trái phiếu, lãi suất sẽ được xác định bằng lãi suất tiền gửi +3%/năm (lãi suất tiền gửi được tính bằng trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm thời hạn 1 năm của ngân hàng ACB, Sacombank, Techcombank và Eximbank).


    HAGL tin chắc rằng giá cổ phiếu HAGL sau 1 năm sẽ tăng và Temasek sẽ thực hiện quyền chuyển đổi. Lợi nhuận này sẽ tương xứng với lợi thế vô hình mà Temasek đem lại cho HAGL.

    Còn Temasek đem lại lợi ích gì cho HAGL, có mang lại lợi ích cho cổ đông nhỏ hay không, ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch HĐQT HAGL cho rằng, HAGL luôn làm mọi cách tốt nhất cho các cổ đông hiện hữu. Việc đưa Temasek làm nhà đầu tư chiến lược bởi HAGL muốn cơ cấu lại cổ đông muốn đầu tư dài hạn chứ ko phải một số cá nhân muốn lướt sóng đầu tư lấy lãi.




    Trong buổi lễ, chủ tịch HĐQT HAGL ông Đoàn Nguyên Đức cũng giành thời gian để trả lời nhiều câu hỏi của nhà đầu tư xoay quanh việc tái cấu trúc tập đoàn và các chiến lược đầu tư vào các ngành nghề trong giai đoạn 2010 – 2012.
    Thủy điện "ngon" hơn Bất động sản


    Như các thông tin đã đưa trong Nghị quyết Đại hội cổ đông của HAGL về việc tái cấu trúc Tập đoàn thành công ty mẹ và 5 tổng công ty sở hữu và quản lý 5 ngành nghề kinh doanh chính bao gồm: cao su, khoáng sản, bất động sản, thủy điện và sản xuất gỗ đá. Đây cũng là thứ tự ưu tiên từ trên xuống của Tập đoàn đối với từng ngành.

    Tuy nhiên trả lời câu hỏi của một NĐT về hai ngành khai khoáng và thủy điện của HAGL có khả năng gặp khá nhiều rủi ro, với việc đàm phán điện với EVN chỉ 700 đồng/Kwh, liệu hiệu suất thu hồi vốn có thấp, ông Đức cho rằng ngành thủy điện có khi “ngon” hơn bất động sản.

    Theo ông Đức, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy điện đa số là doanh nghiệp nhà nước, HAG là tập đoàn sở hữu thủy điện tư nhân nhiều nhất nước, vấn đề hiệu quả hay không là ở suất đầu tư. HAGL hiện đang sở hữu 17 dự án tại Tây Nguyên, Thanh Hóa và Lào với tổng công suất 420 MW, đây là nguồn tài nguyên quý được tạo ra từ những dòng sông có thác ghềnh và không thể tái tạo và không phải ở đâu cũng có. Với vốn đầu tư cho 17 dự án này khoảng 6300 tỷ đồng, tính ra để đầu tư 1 MW HAGL mất 15 tỷ đồng, nếu so sánh với các doanh nghiệp khác đầu tư 1MW 30 tỷ thì rõ ràng lợi thế hơn hẳn.

    Ngoài ra, trong tương lai, Nhà nước sẽ xóa độc quyền kinh doanh điện và thực hiện cơ chế cạnh tranh, giá điện sẽ được xác lập theo thị trường, khi đó lợi nhuận từ các công ty thủy điện sẽ rất lớn.

    Tiếp theo, trả lời câu hỏi của một NĐT về lo lắng hạn hán trong năm thì các doanh nghiệp thủy điện có thể phải “bỏ không” nửa năm, theo ông Đức, dự toán của một nhà máy thủy điện một năm chạy tối đa 5.000 giờ và chạy tối thiểu 4.000 giờ, mỗi năm bao giờ cũng có mùa mưa và mùa khô, trong dự toán lúc nào cũng tính độ an toàn, dao động chạy từ 4000 – 5000 giờ và phòng ngừa chuyện dự trữ nước.


    Còn đối với ngành khai khoáng, ông Đức đưa ra giá thành sản xuất 1 tấn quặng tinh hàm lượng 65% của HAGL chưa tới 25$/tấn (đối với mỏ ở Việt Nam) và 35$/tấn (đối với mỏ tại Campuchia – do còn tiền vận chuyển…) trong khi giá quặng trung bình thế giới khoảng 145 -150$/tấn thì không lý do gì làm không hiệu quả.

    Tuy nhiên theo ông Đức, HAGL sẽ không vội bán quặng sắt ngay trong năm nay do không còn chịu áp lực về vấn đề hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm (3.000 tỷ đồng). “Việc có bán quặng sắt trong năm nay hay năm sau chúng tôi sẽ xem xét lại trong hội đồng”, ông Đức nói.

    BĐS chưa ra phía Bắc vì chưa có "duyên"


    Trả lời câu hỏi về việc tại sao HAGL chỉ tập trung mảng BĐS ở phía Nam mà không ra phía Bắc, ông Đức cho rằng việc này là do chưa có “duyên”. HAGL chưa ra chứ không phải không ra. Tuy nhiên Tập đoàn đang tận dụng lợi thế quỹ đất rẻ đã mua từ 5 – 10 năm trước trong TP.HCM.

    Giá thành xây dựng khoảng 5,2 triệu đồng/m2 cho các dự án có mức giá bán trên 1.000USD/m2 và 4,6 triệu đồng cho các dự án có mức giá bán dưới 1.000USD/m2 thì tỷ lệ lãi gộp cả các dự án luôn cao hơn mức 50%. Theo ông Đức, việc kinh doanh BĐS tại TP.HCM vẫn đem lại hiệu quả cao hơn.

    Phân bổ tỷ lệ nợ hợp lý

    Một nhà đầu tư hỏi về việc nợ ngắn hạn và dài hạn của HAGL ở mức cao, và việc phân bổ tỷ lệ nợ cho các công ty con sau khi tái cấu trúc tập đoàn như thế nào.

    Trả lời câu hỏi này, ông Võ Trường Sơn, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính đã cho biết, các nhà đầu tư không nên nhìn vào nợ “gross” mà nên nhìn vào nợ “net” (tức là nợ đã trừ đi số dư tiền mà doanh nghiệp đang nắm giữ vào cuối kỳ). Theo ông Sơn, căn cứ vào báo cáo kiểm toán ngày 30/06/2010, tổng tài sản của HAGL là 14.000 tỷ, Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn là 4.300 tỷ, vốn chủ sở hữu 6.900 tỷ, nếu tính nợ net, 30/06 số dư tiền là 1.200 tỷ đồng, số tiền nợ net là 3.100 tỷ, con số này ko phải là cao.

    Việc tái cấu trúc tập đoàn đối với ngành cao su sẽ phân bổ nợ theo suất đầu tư của ngành nhân với quy mô đầu tư, ví dụ 51.000 ha cao su thì vốn cần khoảng 3500 tỷ thì sẽ chia theo tỷ lệ 50:50 (vốn 1750 tỷ và nợ 1750 tỷ); còn trong ngành BĐS vốn chủ khoảng 2.000 tỷ đồng thì phần nợ vay áp dụng chính sách linh hoạt hơn đó là xây dựng phần móng, doanh nghiệp sẽ gặp ngân hàng nếu trong trường hợp thị trường đóng băng, còn trong trường hợp thị trường tốt xong phần móng bán được ngay thì ko cần vay lớn; đối với ngành thủy điện cơ cấu nợ vay cũng tương tự, việc cơ cấu nợ đảm bảo một tỷ lệ an toàn và dựa trên nguyên tắc đòn bẩy là đảm bảo thanh khoản và quản lý rủi ro tài chính thật tốt.

    Phương Mai
    Theo HAG





  3. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    BẦU ĐỨC - BẦU TÂM luôn là tấm gương sách cho mọi người noi theo :D
  4. rfvn

    rfvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2006
    Đã được thích:
    17
    Lên được bao nhiêu vậy bác?
  5. sonhk

    sonhk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2010
    Đã được thích:
    0
    24.400
  6. AK2000

    AK2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Anh Tâm bỏ 7 tỷ $ đầu tư dự án Điện Kiên Lương .


    Cùng năm 2008, Chính phủ đồng ý cho Tập đoàn Tân Tạo làm chủ siêu dự án Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương (Kiên Giang) với qui mô 4.400MW - 5.200MW và cảng trung chuyển nước sâu tại quần đảo Nam Du, tổng vốn đầu tư khoảng 7,7 tỷ USD.
    Các hợp đồng đã được Tập đoàn Tân Tạo ký kết ngày 8-4-2008 tại Hà Nội với các đối tác: Cty Black & Veatch (Mỹ - về nhiệt điện), Cty FHDI (Trung Quốc - về cảng biển) và Cty Tư vấn xây dựng điện 2 (PECC 2). Đây là dự án nhiệt điện lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay, được Chính phủ giao cho một doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Dự án nằm trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015, có xét đến năm 2025.
    Giới phân tích thời điểm đó cho rằng, Tập đoàn Tân Tạo đã mở ra một hướng đi mới trong việc giải bài toán thiếu điện. Đó là các doanh nghiệp tư nhân tham gia các dự án lớn trong quy hoạch chung, thúc đẩy khai thác các nguồn lực xã hội. Còn người dân ĐBSCL kỳ vọng, dự án tổng hợp điện-cảng biển này sẽ thắp sáng nền kinh tế cực Nam tổ quốc.
    Theo giới thiệu, Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương được xây dựng trên diện tích 555,9 ha, trong đó diện tích khu vực nhà máy chính là 203,5ha; diện tích mặt nước cảng biển 300,6ha và diện tích bãi thải xỉ 51,8ha. Cảng biển xây dựng tại quần đảo Nam Du để trung chuyển than cung cấp cho nhà máy với lượng than tiêu thụ mỗi năm 10-11 triệu tấn. Giai đoạn 1 sẽ vận hành vào năm 2013-2014, giai đoạn 2 vận hành vào năm 2015-2016 và giai đoạn cuối vận hành năm 2017-2018.
    Trung tâm điện lực Kiên Lương dự kiến khởi công cuối năm 2009, sau đó lại dời sang dịp 30-4-2010, nhưng đến nay vẫn chưa được khởi công. Trong quá trình chuẩn bị khởi công, Tập đoàn Tân Tạo xin thay đổi vị trí đặt nhà máy nhiệt điện và được tỉnh Kiên Giang chấp thuận, cho lấn thêm 300 ha mặt nước biển.
  7. sonhk

    sonhk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Bốc phét, có thằng nào đủ 7 tỷ $ ~ 140.000 tỷ VND (tập đoàn Vinashin cũng tầm 5 tỷ đô là hết). Đếm toàn VN có được mấy DN như thế!
    Chém gió vừa thôi! 2tỷ $ là nổ lắm rồi, chú còn nâng lên nữa thì thả tay!
    Nói rõ 2 tỷ $ để làm dự án Điện Kiên Lương, còn lại là cảng nghe gà!
  8. AK2000

    AK2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2007
    Đã được thích:
    0
    CHỊ THANH -REE- CŨNG ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN


    TBC: REE đã mua 2,93 triệu cổ phiếu, đăng ký mua tiếp 2 triệu đơn vị [​IMG]Giao dịch mua 2 triệu cổ phiếu dự kiến thực hiện từ 6/8 đến 6/10/2010.

    Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà (mã CK: TBC) thông báo kết quả giao dịch và giao dịch tiếp của ổ đông lớn.
    Theo đó, Công ty Cổ phần Cơ điện Lạnh (mã CK: REE) đã mua 2.930.070 cổ phiếu trong số 3 triệu cổ phiếu đăng ký trước đó nâng lượng cổ phiếu nắm giữ từ 8,35 triệu đơn vị lên 11.280.070 đơn vị. Giao dịch thực hiện từ 12/7 đến 30/7/2010.

    REE đăng ký mua tiếp 2 triệu cổ phiếu để nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 13.280.070 đơn vị. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 6/8 đến 6/10/2010.

  9. AK2000

    AK2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2007
    Đã được thích:
    0

    A. Chú này láo, dám bảo A. Tâm bốc phét à. Anh cho vào cũi cùng Phóng viên HL bây h


    Ký kết các hợp đồng triển khai Dự án Kiên Lương với tổng vốn đầu tư khoảng 7,3 tỷ USD


    ItaExpress
    03/04/2008 9:20 am

    [​IMG]


    17h30 ngày 8/4/2008, Tập đoàn Tân Tạo sẽ tổ chức buổi lễ ký kết hợp đồng triển khai Dự án Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương với Công ty BLACK & VEATCH (Mỹ); Công ty FHDI và Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 2 tại Sofitel Plaza, số 1 đường Thanh Niên - Hà Nội.

    Sau một thời gian ngắn khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và được sự thống nhất về mặt chủ trương của UBND tỉnh Kiên Giang giao cho Tập đoàn Tân Tạo làm chủ đầu tư Trung tâm Nhiệt điện, Khu công nghiệp và đô thị Kiên Lương. Tập đoàn Tân Tạo đã cùng các nhà tư vấn hàng đầu trong và ngoài nước nhanh chóng hoàn tất việc lập dự án quy hoạch Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương và đã thông qua Bộ công thương ngày 27/2/2008.
    Ngày 8/4/2008, Tập đoàn Tân Tạo sẽ long trọng tổ chức buổi lễ ký kết các hợp đồng, nhằm khẩn trương thực hiện Dự án Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương công suất 4.400MW với vốn đầu tư dự kiến 6,7 tỷ USD và Cảng trung chuyển nước sâu tại quần đảo Nam Du để làm cảng cung cấp than cho Trung tâm Nhiệt điện với vốn đầu tư dự kiến 600 triệu USD. Lễ ký kết được thực hiện giữa Tập đoàn Tân Tạo với Công ty BLACK & VEATCH, là công ty hàng đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực tư vấn cho các dự án điện và nước; công ty FHDI, một trong năm mươi công ty hàng đầu thế giới về cảng biển (Trung Quốc) và Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2).
    Thu Giang
    http://www.itaexpress.com.vn/tin_it...kien_l_ng_v_i_t_ng_v_n_d_u_t_kho_ng_7_3_t_usd
  10. sonhk

    sonhk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Tin cũ quá từ 03/04/2008
    Bi giờ 23/09/2010, 2 năm rưỡi rồi, nhiều sự thay đổi lắm gà ơi!
    Tôi nói lại 2 tỷ!

Chia sẻ trang này